Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Cao (họ)

Mục lục Cao (họ)

Cao là một họ của người thuộc vùng Văn hóa Đông Á. Họ này có mặt ở Việt Nam, Triều Tiên (Hangul: 고, Romaja quốc ngữ: Go), Nhật Bản (Kanji: 高; Romaji: Taka) và Trung Quốc (chữ Hán: 高, bính âm: Gao).

123 quan hệ: An Dương Vương, Đào Hồng Cẩm, Đông Minh Vương, Đại tướng, Đạo Cao Đài, Đường Minh Hoàng, Bách gia tính, Bính âm Hán ngữ, Bắc phủ binh, Bắc Tề, Bắc Tề Văn Tuyên Đế, Bắc Yên (định hướng), Bộ Công an (Việt Nam), Bộ Công Thương (Việt Nam), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng, Cao Đức Phát, Cao Đăng Chiếm, Cao Bá Nhạ, Cao Bá Quát, Cao Bái, Cao Cán (Tam Quốc), Cao Câu Ly, Cao Cầu, Cao Cừ Di, Cao Hành Kiện, Cao Hoài Sang, Cao Huy Diệu, Cao Huy Thuần, Cao Kiệt, Cao Lan, Cao Lãm, Cao Lực Sĩ, Cao Lỗ, Cao Lăng Úy, Cao Ly, Cao Lương Bằng, Cao Ngạc, Cao Ngọc Anh, Cao Ngọc Oánh, Cao Ngọc Phương Trinh, Cao Nhã Chi, Cao Quang Ánh, Cao Quỳnh Cư, Cao Sĩ Kiêm, Cao Thắng, Cao Thị Bảo Vân, Cao Thăng Thái, Cao Thuận, Cao Tiên Chi, ..., Cao Tiệm Ly, Cao Tường, Cao Vân, Cao Văn Bổn, Cao Văn Khánh, Cao Văn Lầu, Cao Văn Luận, Cao Văn Phường, Cao Văn Viên, Cao Việt Bách, Cao Xuân Dục, Cao Xuân Hạo, Cao Xuân Huy, Cao Xuân Tiếu, Cộng hòa Miền Nam Việt Nam, Chữ Hán, Dạ cổ hoài lang, Gia Khánh, Giáo sư, Giáo sư (Việt Nam), Giải Nobel Văn học, Hangul, Họ, Hồng lâu mộng, Judo, Kanji, Kinh Kha, Lã Bố, Loạn 12 sứ quân, Lưu Chương, Minh Tư Tông, Nam-Bắc triều, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngũ Hồ thập lục quốc, Nguyễn Văn Do, Người Mỹ gốc Việt, Nhà Đường, Nhà Minh, Nhà Tấn, Nhà Tống, Nhà Thanh, Nhật Bản, Ninh Bình, Phan Đình Phùng, Quốc hội Hoa Kỳ, Quốc sử quán (triều Nguyễn), Romaja quốc ngữ, Súng trường, Tam Quốc, Tào Ngụy, Tần Thủy Hoàng, Tứ trụ triều đình (Việt Nam), Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới, Tổng thống Trung Hoa Dân quốc, Thế vận hội Mùa hè 1996, Thục Hán, Thống đốc, Thiếu tướng, Tiến sĩ, Trịnh (nước), Triều Tiên, Trung Quốc, Trung tướng, Trường Đại học Bình Dương, Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh, Tướng nhà Đinh, Vùng văn hóa Đông Á, Việt Nam, Vương quốc Đại Lý, Xuân Thu, 1870, 1940, 2006. Mở rộng chỉ mục (73 hơn) »

An Dương Vương

An Dương Vương, tên thật là Thục Phán (蜀泮), là một vị vua đã lập nên đất nước Âu Lạc và cũng là vị vua duy nhất cai trị nhà nước này.

Mới!!: Cao (họ) và An Dương Vương · Xem thêm »

Đào Hồng Cẩm

Nhà viết kịch Đào Hồng Cẩm Đào Hồng Cẩm (4 tháng 1 năm 1924 - 16 tháng 1 năm 1990) là nhà viết kịch, nhà văn Việt Nam.

Mới!!: Cao (họ) và Đào Hồng Cẩm · Xem thêm »

Đông Minh Vương

Cao Chu Mông (tiếng Triều Tiên: 주몽, 朱蒙 Go Jumong), hay Đông Minh Vương (東明聖王 Dongmyeongseongwong hay 東明王 Dongmyeongwong) (58 - 19 TCN, trị vì 37 - 19 TCN) là vị vua sáng lập của Cao Câu Ly (Goguryeo), vương quốc phía bắc trong thời Tam quốc Triều Tiên Ông còn được gọi là Chu Mông Vương.

Mới!!: Cao (họ) và Đông Minh Vương · Xem thêm »

Đại tướng

Cấp hiệu cầu vai Đại tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam Đại tướng là quân hàm sĩ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang chính quy của nhiều quốc gia.

Mới!!: Cao (họ) và Đại tướng · Xem thêm »

Đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài là một tôn giáo được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, năm 1926.

Mới!!: Cao (họ) và Đạo Cao Đài · Xem thêm »

Đường Minh Hoàng

Đường Minh Hoàng (chữ Hán: 唐明皇, bính âm: Táng Míng Huáng), hay Đường Huyền Tông (chữ Hán: 唐玄宗,;, 8 tháng 9, 685 - 3 tháng 5, 762), tên thật là Lý Long Cơ, còn được gọi là Võ Long Cơ trong giai đoạn 690 - 705, là vị Hoàng đế thứ 7 hoặc thứ 9Cả hai vị Hoàng đế trước ông là Đường Trung Tông và Đường Duệ Tông đều ở ngôi hai lần không liên tục của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Huyền Tông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế đáng chú ý nhất của nhà Đường, danh tiếng không thua kém tằng tổ phụ của ông là Đường Thái Tông Lý Thế Dân, tạo nên giai đoạn thịnh trị tột bậc cho triều đại này. Thời niên thiếu của ông chứng kiến những biến động to lớn của dòng họ, từ việc tổ mẫu Võ thái hậu soán ngôi xưng đế cho đến Vi hoàng hậu mưu đoạt ngai vàng. Năm 710, sau khi bác ruột là Đường Trung Tông bị mẹ con Vi hoàng hậu và Công chúa An Lạc ám hại, ông liên kết với cô mẫu là Trưởng công chúa Thái Bình, tiến hành chính biến Đường Long, tiêu diệt bè đảng Vi thị, tôn hoàng phụ tức Duệ Tông Lý Đán trở lại ngôi hoàng đế. Sau đó, Lý Long Cơ được phong làm Hoàng thái tử. Năm 712, Long Cơ được vua cha nhường ngôi,. Sau khi đăng cơ, Đường Minh Hoàng thanh trừng các phe cánh chống đối của công chúa Thái Bình, chấm dứt gần 30 năm đầy biến động của nhà Đường với liên tiếp những người phụ nữ nối nhau bước lên vũ đài chánh trị. Sau đó, ông bắt tay vào việc xây dựng đất nước, trọng dụng các viên quan có năng lực như Diêu Sùng, Tống Cảnh, Trương Duyệt, đề xướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trọng dụng nhân tài, ngăn chặn quan liêu lãng phí, tăng cường uy tín của Trung Quốc với lân bang, mở ra thời kì Khai Nguyên chi trị (開元之治) kéo dài hơn 30 năm. Tuy nhiên về cuối đời, Đường Minh Hoàng sinh ra mê đắm trong tửu sắc, không chú ý đến nền chính trị ngày càng bại hoại suy vi, bên trong sủng ái Dương Quý Phi, bỏ bê việc nước, bên ngoài trọng dụng gian thần Lý Lâm Phủ, Dương Quốc Trung khiến cho nền thống trị ngày càng xuống dốc. Các phiên trấn do người dân tộc thiểu số cai quản được trọng dụng quá mức, trong đó có mạnh nhất là An Lộc Sơn ở đất Yên. Năm 755, An Lộc Sơn chính thức phát động loạn An Sử sau đó nhanh chóng tiến về kinh đô Trường An. Sự kiện này cũng mở đầu cho giai đoạn suy tàn của triều đại nhà Đường. Trước bờ vực của sự diệt vong, Minh Hoàng và triều đình phải bỏ chạy khỏi kinh thành Trường An, đi đến Thành Đô. Cùng năm 756, con trai ông là thái tử Lý Hanh xưng đế, tức là Đường Túc Tông, Minh Hoàng buộc phải thừa nhận ngôi vị của Túc Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Cuối năm 757, khi quân Đường giành lại được kinh đô Trường An, Thái thượng hoàng đế được đón về kinh đô nhưng không còn quyền lực và bị hoạn quan Lý Phụ Quốc ức hiếp. Những ngày cuối cùng của ông sống trong u uất và thất vọng cho đến lúc qua đời vào ngày 3 tháng 5 năm 762, ở tuổi 78.

Mới!!: Cao (họ) và Đường Minh Hoàng · Xem thêm »

Bách gia tính

Bách gia tính (chữ Hán: 百家姓, nghĩa là họ của trăm nhà) là một văn bản ghi lại các họ phổ biến của người Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Bách gia tính · Xem thêm »

Bính âm Hán ngữ

Phương án bính âm Hán ngữ (giản thể: 汉语拼音方案, phồn thể: 漢語拼音方案, Hán Việt: Hán ngữ bính âm phương án, bính âm: pīnyīn), nói tắt là bính âm hoặc phanh âm, là cách thức sử dụng chữ cái Latinh để thể hiện cách phát âm các chữ Hán trong tiếng phổ thông Trung Quốc, tác giả là Chu Hữu Quang.

Mới!!: Cao (họ) và Bính âm Hán ngữ · Xem thêm »

Bắc phủ binh

Bắc phủ binh (chữ Hán: 北府兵) hay Bắc phủ quân (北府军) là đội quân do danh tướng nhà Đông Tấn là Tạ Huyền chủ trì việc thành lập, vào buổi đầu giai đoạn nắm quyền ngắn ngủi của sĩ tộc họ Tạ ở Trần Quận, sau mấy lần đổi chủ, trở thành quân đội chủ lực của Nam triều.

Mới!!: Cao (họ) và Bắc phủ binh · Xem thêm »

Bắc Tề

Tây Lương. Bắc Tề (tiếng Trung: 北齊; Běiqí) là một trong năm triều đại thuộc Bắc triều trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Bắc Tề · Xem thêm »

Bắc Tề Văn Tuyên Đế

Bắc Tề Văn Tuyên Đế (北齊文宣帝) (526–559), tên húy là Cao Dương (高洋), tên tự Tử Tiến (子進), miếu hiệu là Hiển Tổ, là vị hoàng đế khai quốc của triều đại Bắc Tề trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Bắc Tề Văn Tuyên Đế · Xem thêm »

Bắc Yên (định hướng)

Bắc Yên có thể là tên của.

Mới!!: Cao (họ) và Bắc Yên (định hướng) · Xem thêm »

Bộ Công an (Việt Nam)

Trụ sở Bộ Công An trên đường Phạm Văn Đồng được xây dựng theo kiến trúc hiện đại Bộ Công an trực thuộc Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về an ninh trật tự, an toàn xã hội; phản gián; điều tra phòng chống tội phạm; phòng cháy chữa cháy và cứu hộ; thi hành án hình sự, thi hành án không phải phạt tù, tạm giữ, tạm giam; bảo vệ, hỗ trợ tư pháp; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của B. Bộ Công an là cơ quan quản lý Lực lượng Công an nhân dân Việt Nam.

Mới!!: Cao (họ) và Bộ Công an (Việt Nam) · Xem thêm »

Bộ Công Thương (Việt Nam)

Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: cơ khí, luyện kim, điện, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, dầu khí, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và công nghiệp chế biến khác, thương mại và thị trường trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới, phát triển thị trường ngoài nước, quản lý thị trường, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử, dịch vụ thương mại, hội nhập kinh tế quốc tế, quản lý cạnh tranh, áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, chống trợ cấp, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của B.

Mới!!: Cao (họ) và Bộ Công Thương (Việt Nam) · Xem thêm »

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, thủy sản, chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

Mới!!: Cao (họ) và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn · Xem thêm »

Bộ trưởng

Bộ trưởng (tiếng Anh: Minister) là một chính trị gia, giữ một công vụ quan trọng trong chính quyền cấp quốc gia, xây dựng và triển khai các quyết định về chính sách một cách phối hợp cùng các bộ trưởng khác.

Mới!!: Cao (họ) và Bộ trưởng · Xem thêm »

Cao Đức Phát

Cao Đức Phát (sinh 25 tháng 5 năm 1956) là một chính khách Việt Nam.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Đức Phát · Xem thêm »

Cao Đăng Chiếm

Cao Đăng Chiếm (1921-2007) là một chính khách và là sĩ quan an ninh cao cấp Việt Nam.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Đăng Chiếm · Xem thêm »

Cao Bá Nhạ

Cao Bá Nhạ (? - ?) là một nhà thơ ở thế kỷ 19 trong văn học Việt Nam.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Bá Nhạ · Xem thêm »

Cao Bá Quát

Cao Bá Quát (1809 – 1855), biểu tự Chu Thần (周臣), hiệu Mẫn Hiên (敏軒), lại có hiệu Cúc Đường (菊堂), là quân sư trong cuộc nổi dậy Mỹ Lương, và là một nhà thơ nổi danh ở giữa thế kỷ 19 trong lịch sử văn học Việt Nam.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Bá Quát · Xem thêm »

Cao Bái

Cao Bái (chữ Hán: 高沛; bính âm: Gao Pei; ???-212) là một viên chỉ huy quân sự phục vụ dưới trướng của lãnh chúa Lưu Chương thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Bái · Xem thêm »

Cao Cán (Tam Quốc)

Cao Cán (chữ Hán: 高幹; ?-206) là tướng tham gia cuộc chiến tranh quân phiệt thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Cán (Tam Quốc) · Xem thêm »

Cao Câu Ly

Cao Câu Ly,, (năm thành lập theo truyền thống là năm 37 trước Công nguyên, có lẽ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên – 668) là một vương quốc ở phía bắc bán đảo Triều Tiên và Mãn Châu.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Câu Ly · Xem thêm »

Cao Cầu

Cao Cầu (tiếng Trung: 高俅, ?-1126) là một sủng thần của Tống Huy Tông.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Cầu · Xem thêm »

Cao Cừ Di

Cao Cừ Di (?-694 TCN), là đại phu nước Trịnh thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Cừ Di · Xem thêm »

Cao Hành Kiện

Cao Hành Kiện Cao Hành Kiện (chữ Hán: 高行健; bính âm: Gāo Xíngjiàn; sinh 4 tháng 1 năm 1940) là một nhà văn, nhà viết kịch, nhà phê bình người Trung Quốc đầu tiên và là công dân Pháp thứ 13 được trao Giải Nobel Văn học trong suốt 100 năm qua.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Hành Kiện · Xem thêm »

Cao Hoài Sang

Cao Hoài Sang (1901-1971) là Thượng Sanh chủ chi Thế Hiệp Thiên Đài của đạo Cao Đài, lãnh đạo tôn giáo Cao Đài từ năm 1957 đến khi quy thiên năm 1971.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Hoài Sang · Xem thêm »

Cao Huy Diệu

Cao Huy Diệu (? - ?), tự Cửu Chiếu, hiệu Hồng Quế Hiên, là một danh sĩ thời Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Huy Diệu · Xem thêm »

Cao Huy Thuần

Cao Huy Thuần là người Pháp gốc Việt, hiện là giáo sư về ngành chính trị học tại đại học Picardie, Pháp.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Huy Thuần · Xem thêm »

Cao Kiệt

Cao Kiệt (chữ Hán: 高傑, ? – 1645), tên tự là Anh Ngô, người Mễ Chi, Thiểm Tây, đồng hương của Lý Tự Thành.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Kiệt · Xem thêm »

Cao Lan

Cao Lan có thể chỉ đến một trong các khái niệm sau.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Lan · Xem thêm »

Cao Lãm

Cao Lãm (chữ Hán: 高覽; bính âm: Gao Lan) là một viên tướng dưới trướng của lãnh chúa Viên Thiệu trong thời kỳ Tam Quốc của lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Lãm · Xem thêm »

Cao Lực Sĩ

Cao Lực Sĩ (chữ Hán: 高力士; bính âm: Gāo Lìshì; 684-762) là hoạn quan nổi tiếng thời nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Lực Sĩ · Xem thêm »

Cao Lỗ

Cao Lỗ (? - 179 trước Công nguyên) (còn gọi là Cao Nỗ, Cao Thông, Đô Lỗ, Thạch Thần, hay Đại Than Đô Lỗ Thạch Thần) là một tướng tài của Thục Phán An Dương Vương, quê quán tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh ngày nay.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Lỗ · Xem thêm »

Cao Lăng Úy

Cao Lăng Úy (1870-1940) là quyền Đại Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc từ 13/06/1923 đến 10/10/1923.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Lăng Úy · Xem thêm »

Cao Ly

Cao Ly (Goryeo hay Koryŏ, 고려, 高麗), tên đầy đủ là Vương quốc Cao Ly, là một vương quốc có chủ quyền ở bán đảo Triều Tiên được thành lập vào năm 918 bởi vua Thái Tổ sau khi thống nhất các vương quốc thời Hậu Tam Quốc và bị thay thế bởi nhà Triều Tiên vào năm 1392.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Ly · Xem thêm »

Cao Lương Bằng

Cao Lương Bằng (1945-2016), Thiếu tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam, Uỷ viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Lương Bằng · Xem thêm »

Cao Ngạc

Cao Ngạc (khoảng 1738 - 1815), tự là Lan Thự, cũng tự là Vân Sĩ, biệt hiệu là Hồng Lâu ngoại sĩ (người ở ngoài lầu hồng).

Mới!!: Cao (họ) và Cao Ngạc · Xem thêm »

Cao Ngọc Anh

Cao Ngọc Anh (1878-1970) là một nhà thơ Việt Nam ở thế kỷ XX.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Ngọc Anh · Xem thêm »

Cao Ngọc Oánh

Cao Ngọc Oánh (sinh năm 1954) là một Trung tướng Công an Nhân dân Việt Nam.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Ngọc Oánh · Xem thêm »

Cao Ngọc Phương Trinh

Cao Ngọc Phương Trinh (sinh 4 tháng 8 năm 1972), Olympicreference.com là một nữ vận động viên Judo của Việt Nam, người đã ba lần liên tiếp vô địch SEA Games 16, 17 và 18.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Ngọc Phương Trinh · Xem thêm »

Cao Nhã Chi

Cao Nhã Chi (chữ Hán: 高雅之, ? – 404), tướng lĩnh Bắc phủ binh nhà Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Nhã Chi · Xem thêm »

Cao Quang Ánh

Joseph Cao Quang Ánh (sinh ngày 13 tháng 3 năm 1967) là cựu dân biểu thuộc Đảng Cộng hòa đại diện cho khu bầu cử quốc hội số 2 của tiểu bang Louisiana trong Hạ viện Hoa Kỳ từ năm 2009 đến 2011.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Quang Ánh · Xem thêm »

Cao Quỳnh Cư

Cao Quỳnh Cư (1888–1929) là Thượng phẩm chủ Chi Đạo chức sắc Hiệp Thiên Đài của đạo Cao Đài.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Quỳnh Cư · Xem thêm »

Cao Sĩ Kiêm

Cao Sĩ Kiêm (sinh 1941) là một nhà kinh tế và chính khách Việt Nam.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Sĩ Kiêm · Xem thêm »

Cao Thắng

Cao Thắng (1864-1893) là một trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng, và là một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong lịch sử Việt Nam ở cuối thế kỷ 19.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Thắng · Xem thêm »

Cao Thị Bảo Vân

Tiến sĩ Cao Thị Bảo Vân (sinh năm 1962) là người đoạt giải WIPO dành cho nhà sáng chế nữ xuất sắc nhất năm 2007 với công trình: "Nghiên cứu giải mã bộ gen virus cúm gà A/H5N1 lưu hành ở Việt Nam trên mẫu bệnh phẩm người và gia cầm năm 2004-2005".

Mới!!: Cao (họ) và Cao Thị Bảo Vân · Xem thêm »

Cao Thăng Thái

Cao Thăng Thái (chữ Hán: 高升泰, ?-1096) là vị hoàng đế duy nhất của vương triều Đại Trung trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Thăng Thái · Xem thêm »

Cao Thuận

Cao Thuận (chữ Hán: 高顺; bính âm: Gao Shun; ? - 199) là một viên võ tướng phục vụ dưới trướng của lãnh chúa Lã Bố trong suốt thời nhà Hán của Lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Thuận · Xem thêm »

Cao Tiên Chi

Cao Tiên Chi (chữ Hán: 高仙芝; ?-756) là tướng nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Tiên Chi · Xem thêm »

Cao Tiệm Ly

Cao Tiệm Ly (chữ Hán: 高漸離) là người nước Yên, một nước chư hầu ở Trung Quốc thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Tiệm Ly · Xem thêm »

Cao Tường

Cao Tường (chữ Hán: 高祥/详/翔, ? - ?) người Nam Quận, Kinh Châu, là tướng lĩnh nhà Thục Hán thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Tường · Xem thêm »

Cao Vân

Bắc Yên Huệ Đế, tên thật là Cao Vân (chữ Hán: 高雲, Chosŏn'gŭl: 고운l; romaja: Ko Un, ? - 409), hay Mộ Dung Vân (慕容雲), tự là Tử Vũ (子雨), là vua nước Bắc Yên thời Ngũ Hồ thập lục quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Vân · Xem thêm »

Cao Văn Bổn

Cao Văn Bổn là Bộ trưởng Bộ kinh tế tài chính của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam thời kỳ 1969-1976.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Văn Bổn · Xem thêm »

Cao Văn Khánh

Cao Văn Khánh (1917-1980) là một tướng lĩnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, hàm Trung tướng, nguyên Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Văn Khánh · Xem thêm »

Cao Văn Lầu

Cao Văn Lầu thường gọi Sáu Lầu, (22 tháng 12 năm 1890 - 13 tháng 8 năm 1976) là một nhạc sĩ và là tác giả bài "Dạ cổ hoài lang", một bài ca độc đáo và nổi tiếng nhất trong nghệ thuật cải lương Việt Nam.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Văn Lầu · Xem thêm »

Cao Văn Luận

Phaolô Cao Văn Luận (1908-1986) là một giáo sư, linh mục Công giáo, người tham gia sáng lập và là viện trưởng Viện Đại học Huế, tác giả hồi ký Bên giòng lịch sử 1940-1965.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Văn Luận · Xem thêm »

Cao Văn Phường

Viện sĩ, Tiến sĩ Khoa học Cao Văn Phường (born 1940) là một nhà giáo Việt Nam.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Văn Phường · Xem thêm »

Cao Văn Viên

Cao Văn Viên (1921-2008), nguyên là một tướng lĩnh Bộ binh của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, cấp bậc Đại tướng.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Văn Viên · Xem thêm »

Cao Việt Bách

Cao Việt Bách (10 tháng 10 năm 1940) là một nhạc sĩ sáng tác và nhạc trưởng Việt Nam.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Việt Bách · Xem thêm »

Cao Xuân Dục

Cao Xuân Dục trong bộ triều phục đại triều Cao Xuân Dục (chữ Hán: 高春育; tự là Tử Phát, hiệu Long Cương Cổ Hoan Đông Cao; 1843–1923) là một quan đại thần của triều đình nhà Nguyễn, Việt Nam, từng làm tổng đốc, thượng thư và Đông các đại học sĩ, tổng tài Quốc sử quán.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Xuân Dục · Xem thêm »

Cao Xuân Hạo

Cao Xuân Hạo (1930-2007) là một nhà ngôn ngữ học người Việt với nhiều đóng góp trong việc định hình phương pháp phân tích cấu trúc câu tiếng Việt.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Xuân Hạo · Xem thêm »

Cao Xuân Huy

Giáo sư Cao Xuân Huy (1900-1983) Giáo sư Cao Xuân Huy (1900 - 1983) là một nhà nghiên cứu chuyên về lịch sử tư tưởng triết học phương Đông, từng được gọi là "nhà đạo học" ngay từ thuở mới khoảng 30 tuổi.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Xuân Huy · Xem thêm »

Cao Xuân Tiếu

200px Phó bảng Cao Xuân Tiếu (高春肖, 1865 - 1939), quê làng Thịnh Mỹ, tổng Cao Xá, huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, làm quan nhà Nguyễn đến chức Thượng thư, Hiệp biện đại học sĩ kiêm Tổng tài Quốc sử quán.

Mới!!: Cao (họ) và Cao Xuân Tiếu · Xem thêm »

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (hay Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam) là tên gọi của chính thể do Đại hội Quốc dân Miền Nam nòng cốt Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình Việt Nam thành lập ở miền Nam Việt Nam để tạo uy thế chính trị trên bình diện quốc tế, chống lại quân đội Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng hòa.

Mới!!: Cao (họ) và Cộng hòa Miền Nam Việt Nam · Xem thêm »

Chữ Hán

Từ "Hán tự" được viết bằng chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Chữ Hán · Xem thêm »

Dạ cổ hoài lang

Dạ cổ hoài lang là bản nhạc cổ do nhạc sĩ Cao Văn Lầu sáng tác, nói về tâm sự người vợ nhớ chồng lúc về đêm.

Mới!!: Cao (họ) và Dạ cổ hoài lang · Xem thêm »

Gia Khánh

Thanh Nhân Tông (chữ Hán: 清仁宗, 13 tháng 11, năm 1760 – 2 tháng 9, năm 1820), Hãn hiệu Tát Y Thập Nhã Nhĩ Đồ Y Lỗ Cách Nhĩ Đồ hãn (萨伊什雅尔图伊鲁格尔图汗; Сайшаалт ерөөлт хаан), Tây Tạng tôn hiệu Văn Thù hoàng đế (文殊皇帝), là vị Hoàng đế thứ 7 của nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc Mãn Châu.

Mới!!: Cao (họ) và Gia Khánh · Xem thêm »

Giáo sư

Giáo sư hay Professor (viết tắt tiếng Anh là prof.) là một học hàm ở các trường đại học, các cơ sở giáo dục, các học viện và trung tâm nghiên cứu ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Mới!!: Cao (họ) và Giáo sư · Xem thêm »

Giáo sư (Việt Nam)

Giáo sư Việt Nam hoặc đơn giản là Giáo sư là tên gọi một học hàm, hoặc chức danh hoặc chức vụ khoa học dành cho các cán bộ giảng dạy cao cấp ở các bộ môn thuộc trường đại học hoặc viện nghiên cứu, được nhà nước Việt Nam phong tặng vì đáp ứng đủ các tiêu chí do luật định trong các hoạt động (lĩnh vực) đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Mới!!: Cao (họ) và Giáo sư (Việt Nam) · Xem thêm »

Giải Nobel Văn học

Huy chương giải Nobel văn chương Giải Nobel Văn học (tiếng Thụy Điển: Nobelpriset i litteratur) là một trong sáu nhóm giải thưởng của Giải Nobel, giải được trao hàng năm cho một tác giả từ bất cứ quốc gia nào có, theo cách dùng từ trong di chúc của Alfred Nobel, tác phẩm xuất sắc nhất theo khuynh hướng duy tâm (nguyên văn tiếng Thụy Điển: "den som inom litteraturen har producerat det utmärktaste i idealisk riktning").

Mới!!: Cao (họ) và Giải Nobel Văn học · Xem thêm »

Hangul

Chosŏn'gŭl – tiếng Triều Tiên: 조선글(âm Việt: Chô-Xon-KưL; tiếng Hán: 朝鮮言 - Triều Tiên ngôn); Latinh cải tiến: Joseon(-)geul; McCune-Reischauer: Chosŏn'gŭl, tức Hangul – tiếng Hàn: 한글 (âm Việt: Han-KưL; Latinh cải tiến: Han(-)geul; McCune-Reischauer: Han'gŭl; Hanja: 諺文– là bảng chữ cái tượng thanh của người Triều Tiên dùng để viết tiếng Triều Tiên, khác với hệ thống chữ tượng hình Hancha mượn từ chữ Hán. Về các cách phát âm La tinh khác của "Hangul", xin xem mục Tên gọi dưới đây. Thoạt nhìn, Chosŏn'gŭl trông có vẻ như kiểu chữ biểu ý (hay có thể xem là tượng hình), thực sự nó là chữ biểu âm. Mỗi đơn vị âm tiết Chosŏn'gŭl bao gồm ít nhất hai trong số 24 tự mẫu (chamo): 14 phụ âm và 10 nguyên âm. Trong lịch sử, bảng chữ cái tiếng Triều Tiên có một số nguyên âm và phụ âm nữa. (Xem Chamo không dùng nữa.) Để tìm hiểu về cách phát âm các chữ cái này, xin xem Âm vị học. Từ ''hangul'' (Latinh cải tiến) được viết bằng Chosŏn'gŭl.

Mới!!: Cao (họ) và Hangul · Xem thêm »

Họ

Họ là một phần trong tên gọi đầy đủ của một người để chỉ ra rằng người đó thuộc về dòng họ nào.

Mới!!: Cao (họ) và Họ · Xem thêm »

Hồng lâu mộng

Hồng lâu mộng hay tên gốc Thạch đầu ký là một trong Tứ đại danh tác của Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Hồng lâu mộng · Xem thêm »

Judo

là môn võ thuật của người Nhật Bản do võ sư đồng thời là giáo sư môn thể chất Kano Jigoro (嘉納治五郎) (1860-1938) sáng lập ra vào năm 1882 trên nền tảng môn võ cổ truyền Jūjitsu (柔術, Nhu thuật) của Nhật Bản.

Mới!!: Cao (họ) và Judo · Xem thêm »

Kanji

, là loại chữ tượng hình mượn từ chữ Hán, được sử dụng trong hệ thống chữ viết tiếng Nhật hiện đại cùng với hiragana và katakana.

Mới!!: Cao (họ) và Kanji · Xem thêm »

Kinh Kha

Kinh Kha hành thích hụt Tần Thuỷ Hoàng Kinh Kha (tiếng Trung Quốc: 荊軻; bính âm: Jīng Kē; Wade-Giles: Ching K'o) là môn khách của Thái tử Đan nước Yên và là người rất nổi tiếng vì đã ám sát bất thành Tần Thuỷ Hoàng (cai trị từ 221 TCN đến 210 TCN).

Mới!!: Cao (họ) và Kinh Kha · Xem thêm »

Lã Bố

Lã Bố (chữ Hán: 呂布; 160-199) còn gọi là Lữ Bố tự là Phụng Tiên, là tướng nhà Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Lã Bố · Xem thêm »

Loạn 12 sứ quân

Loạn 12 sứ quân (chữ Hán: 十二使君之亂; Thập nhị sứ quân chi loạn), hay còn gọi là Thập nhị sứ quân tranh trưởng (十二使君爭長), là một giai đoạn các vùng cát cứ quân sự giao tranh với nhau và tạo ra loạn lạc trong lịch sử Việt Nam mà đỉnh điểm của nó xen giữa thời kỳ nhà Ngô và nhà Đinh, được chép trong phần Bản kỷ Ngô Sứ quân Ngô Xương Xí.

Mới!!: Cao (họ) và Loạn 12 sứ quân · Xem thêm »

Lưu Chương

Lưu Chương trong Tiếng Việt có thể là những nhân vật sau.

Mới!!: Cao (họ) và Lưu Chương · Xem thêm »

Minh Tư Tông

Minh Tư Tông (chữ Hán: 明思宗; 6 tháng 2 năm 1611 - 25 tháng 4 năm 1644) tức Sùng Trinh Đế (崇禎帝), là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Minh và cũng là vị hoàng đế người Hán cuối cùng cai trị Trung Quốc trước khi triều đình rơi vào tay nhà Thanh của người Mãn Châu.

Mới!!: Cao (họ) và Minh Tư Tông · Xem thêm »

Nam-Bắc triều

Nam-Bắc triều là tên gọi chỉ một giai đoạn lịch sử một quốc gia phong kiến có sự phân tranh giữa hai triều đại Nam-Bắc, có thể chỉ.

Mới!!: Cao (họ) và Nam-Bắc triều · Xem thêm »

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là ngân hàng trung ương của Việt Nam trực thuộc Chính phủ Việt Nam là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương mại nhà nước.

Mới!!: Cao (họ) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam · Xem thêm »

Ngũ Hồ thập lục quốc

Thập lục quốc, còn gọi là Ngũ Hồ loạn Hoa, là một tập hợp gồm nhiều quốc gia có thời gian tồn tại ngắn ở bên trong và tại các vùng lân cận Trung Quốc từ năm 304 đến 439 kéo theo sự rút lui của nhà Tấn về miền nam Trung Quốc đến khi Bắc triều thống nhất toàn bộ phương bắc, mở ra cục diện mới là Nam Bắc triều.

Mới!!: Cao (họ) và Ngũ Hồ thập lục quốc · Xem thêm »

Nguyễn Văn Do

Nguyễn Văn Do (1855 – 1926), tên tục là Bảy Do, đạo hiệu Ngọc Thanh, là một nhân vật lịch sử, hoạt động trong Phong trào hội kín Nam Kỳ chống lại chính quyền thực dân Pháp tại Việt Nam đầu thế kỷ 20.

Mới!!: Cao (họ) và Nguyễn Văn Do · Xem thêm »

Người Mỹ gốc Việt

Người Mỹ gốc Việt (tiếng Anh: Vietnamese American) là những người định cư tại Hoa Kỳ có nguồn gốc dân tộc Việt.

Mới!!: Cao (họ) và Người Mỹ gốc Việt · Xem thêm »

Nhà Đường

Nhà Đường (Hán Việt: Đường triều;; tiếng Hán trung đại: Dâng) (18 tháng 6, 618 - 1 tháng 6, 907) là một Triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và sau nó là thời kì Ngũ Đại Thập Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Nhà Đường · Xem thêm »

Nhà Minh

Nhà Minh (chữ Hán: 明朝, Hán Việt: Minh triều; 23 tháng 1 năm 1368 - 25 tháng 4 năm 1644) là triều đại cuối cùng do người Hán kiến lập trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Nhà Minh · Xem thêm »

Nhà Tấn

Nhà Tấn (266–420 theo dương lịch), là một trong Lục triều trong lịch sử, sau thời Tam Quốc và trước thời Nam Bắc triều ở Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Nhà Tấn · Xem thêm »

Nhà Tống

Nhà Tống (Wade-Giles: Sung Ch'ao, Hán-Việt: Tống Triều) là một triều đại cai trị ở Trung Quốc từ năm 960 đến 1279, họ đã thành công trong việc thống nhất Trung Quốc trong thời kỳ Ngũ Đại Thập Quốc, và được thay thế bởi nhà Nguyên.

Mới!!: Cao (họ) và Nhà Tống · Xem thêm »

Nhà Thanh

Nhà Thanh (tiếng Mãn: 15px daicing gurun; Манж Чин Улс; chữ Hán:; bính âm: Qīng cháo; Wade-Giles: Ch'ing ch'ao; âm Hán-Việt: Thanh triều) là một triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La (Aisin Gioro) ở Mãn Châu thành lập.

Mới!!: Cao (họ) và Nhà Thanh · Xem thêm »

Nhật Bản

Nhật Bản (日本 Nippon hoặc Nihon; tên chính thức hoặc Nihon-koku, "Nhật Bản Quốc") là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam.

Mới!!: Cao (họ) và Nhật Bản · Xem thêm »

Ninh Bình

Ninh Bình là một tỉnh nằm ở cửa ngõ cực nam miền Bắc Việt Nam, thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng dù chỉ có 2 huyện duyên hải là Yên Khánh và Kim Sơn có địa hình bằng phẳng.

Mới!!: Cao (họ) và Ninh Bình · Xem thêm »

Phan Đình Phùng

Phan Đình Phùng (chữ Hán: 潘廷逢; 1847-1895), hiệu Châu Phong (珠峰), tự Tôn Cát, thụy Trang Lạng, là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Cao (họ) và Phan Đình Phùng · Xem thêm »

Quốc hội Hoa Kỳ

Quốc hội Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Congress) là cơ quan lập pháp của Chính quyền Liên bang Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Mới!!: Cao (họ) và Quốc hội Hoa Kỳ · Xem thêm »

Quốc sử quán (triều Nguyễn)

Nguyễn triều Quốc sử quán là cơ quan biên soạn lịch sử chính thức duy nhất tại Việt Nam từ năm 1821 tới năm 1945.

Mới!!: Cao (họ) và Quốc sử quán (triều Nguyễn) · Xem thêm »

Romaja quốc ngữ

Romaja quốc ngữ là tên của phương pháp chuyển tự tiếng Triều Tiên sang ký tự Latin được Hàn Quốc áp dụng kể từ ngày 7 tháng 7 năm 2000.

Mới!!: Cao (họ) và Romaja quốc ngữ · Xem thêm »

Súng trường

Mosin Nagant M44 Súng trường (tiếng Anh: Rifle), là loại súng cá nhân gọn nhẹ với nòng súng được chuốt rãnh xoắn, có báng súng và ốp lót tay hoàn chỉnh để phục vụ mục đích bắn điểm xạ.

Mới!!: Cao (họ) và Súng trường · Xem thêm »

Tam Quốc

Đông Ngô Thời kỳ Tam Quốc (phồn thể: 三國, giản thể: 三国, Pinyin: Sānguó) là một thời kỳ trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Tam Quốc · Xem thêm »

Tào Ngụy

Tào Ngụy (曹魏) là một trong 3 quốc gia thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa, kinh đô ở Lạc Dương.

Mới!!: Cao (họ) và Tào Ngụy · Xem thêm »

Tần Thủy Hoàng

Tần Thủy Hoàng (tiếng Hán: 秦始皇)(tháng 1 hoặc tháng 12, 259 TCN – 10 tháng 9, 210 TCN) Wood, Frances.

Mới!!: Cao (họ) và Tần Thủy Hoàng · Xem thêm »

Tứ trụ triều đình (Việt Nam)

Đền Tứ trụ ở Tràng An thờ 4 vị tứ trụ triều Đinh Tứ trụ triều đình là danh xưng để chỉ 4 vị quan lớn nhất, có vai trò trụ cột của triều đình phong kiến.

Mới!!: Cao (họ) và Tứ trụ triều đình (Việt Nam) · Xem thêm »

Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới

Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (tiếng Anh: World Intellectual Property Organization – WIPO; tiếng Pháp: Organisation mondiale de la propriété intellectuelle) là một trong những cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc, được thành lập vào năm 1967 có mục tiêu chính là "đẩy mạnh hoạt động trí tuệ sáng tạo và tạo điều kiện chuyển giao công nghệ liên quan đến sở hữu trí tuệ sang các nước đang phát triển nhằm mục tiêu đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xã hội và văn hoá" (điều 1 của Hiệp ước giữa UN và WIPO năm 1974) và phạm vi hoạt động là "khuyến khích sự sáng tạo của nhân loại và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới.

Mới!!: Cao (họ) và Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới · Xem thêm »

Tổng thống Trung Hoa Dân quốc

Tổng thống Trung Hoa Dân quốc (chữ Hán: 中華民國總統, phiên âm Hán Việt: Trung Hoa Dân quốc Tổng thống, còn gọi là Tổng thống Đài Loan) là nguyên thủ quốc gia của chính quyền Trung Hoa Dân quốc, chịu trách nhiệm chính trị tối cao về mặt đối ngoại và đối nội, động thời là Tổng tư lệnh tối cao Quốc quân Trung Hoa Dân quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Tổng thống Trung Hoa Dân quốc · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 1996

Thế vận hội Mùa hè 1996 là sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức tại Atlanta, Georgia, Hoa Kỳ.

Mới!!: Cao (họ) và Thế vận hội Mùa hè 1996 · Xem thêm »

Thục Hán

Thục Hán (221 - 263) là một trong ba quốc gia trong thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa, thuộc vùng Tây Nam Trung Quốc (khu vực Tứ Xuyên ngày nay).

Mới!!: Cao (họ) và Thục Hán · Xem thêm »

Thống đốc

Thống đốc, ở một số quốc gia còn được gọi là Tỉnh trưởng hoặc Chủ tịch tỉnh là người đứng đầu cơ quan hành chính hoặc nhánh hành pháp ở một địa phương và cũng là người đại diện cao nhất của địa phương.

Mới!!: Cao (họ) và Thống đốc · Xem thêm »

Thiếu tướng

Thiếu tướng là quân hàm sĩ quan cao cấp trong quân đội nhiều quốc gia.

Mới!!: Cao (họ) và Thiếu tướng · Xem thêm »

Tiến sĩ

Tranh khắc mô tả hình ảnh một tiến sĩ thần học ở Viện Đại học Oxford, trong áo choàng có hai màu đỏ và đen tương ứng với học vị của mình; in trong cuốn ''History of Oxford'' của Rudolph Ackermann, năm 1814. Tại một số quốc gia ở Mỹ và châu Âu, tiến sĩ là một học vị do trường đại học cấp cho nghiên cứu sinh sau đại học, công nhận luận án nghiên cứu của họ đã đáp ứng tiêu chuẩn bậc tiến sĩ, là hoàn toàn mới chưa từng có ai làm qua.

Mới!!: Cao (họ) và Tiến sĩ · Xem thêm »

Trịnh (nước)

Trịnh quốc (Phồn thể: 鄭國; giản thể: 郑国) là một nước chư hầu nhà Chu thời Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc, lãnh thổ quốc gia này nằm trên tỉnh Hà Nam, Trung Quốc hiện nay.

Mới!!: Cao (họ) và Trịnh (nước) · Xem thêm »

Triều Tiên

Vị trí Triều Tiên Cảnh Phúc Cung Triều Tiên (theo cách sử dụng tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên: 조선, Chosǒn) hay Hàn Quốc (theo cách sử dụng tại Đại Hàn Dân quốc: 한국, Hanguk) hay Korea (theo cách sử dụng quốc tế và có gốc từ "Cao Ly") là một nền văn hóa và khu vực địa lý nằm tại bán đảo Triều Tiên tại Đông Á. Khu vực này giáp liền với Trung Quốc về hướng tây bắc và Nga về hướng đông bắc, với Nhật Bản ở đông nam qua eo biển Triều Tiên.

Mới!!: Cao (họ) và Triều Tiên · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Cao (họ) và Trung Quốc · Xem thêm »

Trung tướng

Trung tướng là quân hàm sĩ quan cao cấp trong quân đội nhiều quốc gia.

Mới!!: Cao (họ) và Trung tướng · Xem thêm »

Trường Đại học Bình Dương

Trường Đại học Bình Dương với tên gọi ban đầu là Trường Đại học Dân lập Bình Dương, được thành lập theo quyết định số 791/TTg ngày 24 tháng 09 năm 1997 của Thủ tướng Chính phủ. Ngày 29/5/2006, Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm đã ký quyết định số 122/2006/QĐ-TTg, cho phép Trường Đại học Dân lập Bình Dương chuyển sang loại hình trường đại học tư thục và hoạt động theo quy chế trường đại học tư thục.

Mới!!: Cao (họ) và Trường Đại học Bình Dương · Xem thêm »

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh

Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Ho Chi Minh City Open University) là một trường đại học đa ngành có thương hiệu tại miền Nam Việt Nam.

Mới!!: Cao (họ) và Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh · Xem thêm »

Tướng nhà Đinh

Tướng nhà Đinh là những nhân vật lịch sử đã theo giúp Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân và làm quan dưới triều đại nhà Đinh.

Mới!!: Cao (họ) và Tướng nhà Đinh · Xem thêm »

Vùng văn hóa Đông Á

Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc/Triều Tiên và Việt Nam và các nước có liên hệ văn hóa với văn hóa Trung Quốc. Vùng văn hóa chữ Hán hay Vùng Văn hóa Đông Á hay Văn hóa quyển Đông Á, chỉ cộng đồng các nước ở khu vực Đông Á đã từng sử dụng chữ Hán và ngôn ngữ hiện nay vay mượn rất nhiều từ ngữ từ tiếng Hán.

Mới!!: Cao (họ) và Vùng văn hóa Đông Á · Xem thêm »

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Mới!!: Cao (họ) và Việt Nam · Xem thêm »

Vương quốc Đại Lý

Tây Liêu Vương quốc Đại Lý (大理 pinyin: Dàlǐ) là một vương quốc của người Bạch đã từng tồn tại từ năm 937 cho đến năm 1253, nằm trong khu vực mà ngày nay là tỉnh Vân Nam, Quý Châu và tây nam tỉnh Tứ Xuyên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và một phần phía tây của Bắc Bộ Việt Nam.

Mới!!: Cao (họ) và Vương quốc Đại Lý · Xem thêm »

Xuân Thu

Bản đồ Xuân Thu thế kỷ thứ 5 trước công nguyên Xuân Thu (chữ Trung Quốc: 春秋時代; Hán Việt: Xuân Thu thời đại, bính âm: Chūnqiū Shídài) là tên gọi một giai đoạn lịch sử từ 771 đến 476 TCN trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Cao (họ) và Xuân Thu · Xem thêm »

1870

1870 (số La Mã: MDCCCLXX) là một năm bắt đầu từ ngày thứ Bảy của lịch Gregory hay bắt đầu từ ngày thứ Năm, chậm hơn 12 ngày, theo lịch Julius.

Mới!!: Cao (họ) và 1870 · Xem thêm »

1940

1940 (số La Mã: MCMXL) là một năm nhuận bắt đầu vào thứ Hai trong lịch Gregory.

Mới!!: Cao (họ) và 1940 · Xem thêm »

2006

2006 (số La Mã: MMVI) là một năm thường bắt đầu vào chủ nhật trong lịch Gregory.

Mới!!: Cao (họ) và 2006 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Họ Cao, Ko (họ người Triều Tiên).

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »