Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Henry Kissinger

Mục lục Henry Kissinger

Henry Alfred Kissinger ((tên khai sinh: Heinz Alfred Kissinger; 27 tháng 5 năm 1923 –) là một nhà ngoại giao người Mỹ gốc Đức. Ông từng giữ chức cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ và sau đó kiêm luôn chức thư ký liên bang (Secretary of State, hay là Bộ trưởng Ngoại giao) dưới thời tổng thống Richard Nixon và Gerald Ford. Với thành tích thỏa thuận ngừng bắn tại Việt Nam (mặc dù không thành công), Kissinger giành giải Nobel Hòa bình năm 1973 với nhiều tranh cãi (hai thành viên trong hội đồng trao giải đã từ chức để phản đối). Là người đề xuất chính sách "Realpolitik", Kissinger đóng một vai trò then chốt trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ giai đoạn 1969 - 1977. Trong suốt thời gian này, ông mở ra chính sách détente với Liên Xô nhằm giải tỏa bớt mối quan hệ căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô, nối lại quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, đàm phán tại Hiệp định Paris, kết thúc sự có mặt của Mỹ tại Chiến tranh Việt Nam. Chính sách Realpolitik của Kissinger dẫn đến các chính sách gây tranh cãi như việc hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Pakistan, mặc dù chính quyền này đã có hành động diệt chủng trong chiến tranh với Bangladesh. Ông là người sáng lập và chủ tịch của Kissinger Associates, một công ty tư vấn quốc tế. Kissinger cũng đã viết hơn mười cuốn sách về chính trị và quan hệ quốc tế. Những đánh giá về Henry Kissinger có sự khác biệt rất lớn. Nhiều học giả đã xếp Kissinger là Ngoại trưởng Mỹ hiệu quả nhất của Hoa Kỳ kể từ năm 1965, trong khi các nhà hoạt động nhân quyền và các luật sư nhân quyền khác nhau đã tìm cách truy tố ông về cáo buộc gây tội ác chiến tranh.

34 quan hệ: Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ), Đức, Bayern, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ, Chính trị, Chiến tranh Việt Nam, Christopher Hitchens, Cyrus Vance, Diệt chủng, Do Thái giáo, Fürth, Foreign Policy, Gerald Ford, Giải Nobel Hòa bình, Hiệp định Paris 1973, Liên Xô, Quan hệ quốc tế, Richard Nixon, The Economist, The New York Times, Trung Quốc, William P. Rogers, 1923, 1949, 1964, 1969, 1973, 1974, 1975, 1977, 20 tháng 1, 22 tháng 9, 27 tháng 5.

Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ)

Đảng Cộng hòa (tiếng Anh: Republican Party, thường được gọi là GOP, viết tắt của "Grand Old Party") là một trong hai đảng chính trị lớn trong hệ thống đa đảng của chính trị Hoa Kỳ, cùng với Đảng Dân chủ.

Mới!!: Henry Kissinger và Đảng Cộng hòa (Hoa Kỳ) · Xem thêm »

Đức

Đức (Deutschland), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (Bundesrepublik Deutschland), là một nước cộng hòa nghị viện liên bang nằm tại Trung-Tây Âu.

Mới!!: Henry Kissinger và Đức · Xem thêm »

Bayern

Bayern (tiếng Đức: Freistaat Bayern; tiếng Anh: Bavaria) là bang lớn nhất nằm cực nam của Đức ngày nay, với diện tích 70.553 km² và dân số 12,4 triệu người (đứng hàng thứ hai sau Nordrhein-Westfalen).

Mới!!: Henry Kissinger và Bayern · Xem thêm »

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ

Thư từ chức của Tổng thống Richard Nixon gửi đến Ngoại trưởng Henry Kissinger. Các nơi công du của các ngoại trưởng Hoa Kỳ lúc đang tại chức. Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Secretary of State) (hay được gọi đúng theo từ ngữ chuyên môn là Ngoại Trưởng Mỹ, cách gọi Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ là sai bản chất vì đây là chức vụ ngang Bộ trưởng Ngoại giao ở nhiều nước nhưng đã được đổi cả chức năng, nhiệm vụ lẫn tên gọi từ Secretary of Foreign Affairs thành Secretary of State) là người lãnh đạo Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, lo về vấn đề đối ngoại.

Mới!!: Henry Kissinger và Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ · Xem thêm »

Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ

Trợ lý Tổng thống về các vấn đề an ninh quốc gia, thường được gọi là Cố vấn An ninh Quốc gia, là cố vấn trưởng cho Tổng thống Hoa Kỳ về các vấn đề an ninh quốc gia.

Mới!!: Henry Kissinger và Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ · Xem thêm »

Chính trị

Chính trị (tiếng Anhː Politics) là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích Từ khi xuất hiện, chính trị đã có ảnh hưởng to lớn tới quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại.

Mới!!: Henry Kissinger và Chính trị · Xem thêm »

Chiến tranh Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh trên chiến trường Đông Dương (1945–1979), bắt đầu ngày 1 tháng 11 năm 1955 khi Phái bộ Cố vấn và Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ (MAAG) được thành lập ở Miền Nam Việt Nam và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Mới!!: Henry Kissinger và Chiến tranh Việt Nam · Xem thêm »

Christopher Hitchens

Christopher Eric Hitchens (13 tháng 4 năm 1949 - 15 tháng 12 năm 2011) là tác giả và nhà báo người Anh có sách, tiểu luận, và báo chí sự nghiệp kéo dài hơn bốn thập kỷ.

Mới!!: Henry Kissinger và Christopher Hitchens · Xem thêm »

Cyrus Vance

Cyrus Roberts Vance (Clarksburg, West Virginia, 27 tháng 3 năm 1917 – 12 tháng 1 năm 2002) là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Jimmy Carter từ năm 1977 đến năm 1980.

Mới!!: Henry Kissinger và Cyrus Vance · Xem thêm »

Diệt chủng

Nạn nhân diệt chủng Rwanda Diệt chủng được định nghĩa là "sự phá hủy có chủ ý và có hệ thống, toàn bộ hoặc một phần, của một dân tộc, chủng tộc, tôn giáo, hay quốc gia", mặc dù những gì tạo đủ của một "phần" để hội đủ điều kiện như nạn diệt chủng đã là chủ đề nhiều cuộc tranh luận của các học giả pháp lý McGill Faculty of Law (McGill University).

Mới!!: Henry Kissinger và Diệt chủng · Xem thêm »

Do Thái giáo

Do Thái giáo (tiếng Hebrew יהודה, YehudahShaye J.D. Cohen 1999 The Beginnings of Jewishness: Boundaries, Varieties, Uncertainties, Berkeley: University of California Press; p. 7, "Judah" theo tiếng Latin và tiếng Hy Lạp) là một tôn giáo độc thần cổ đại thuộc nhóm các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham đặt nền tảng trên Kinh Torah (là một phần của Kinh Tanakh hay Kinh Thánh Hebrew), gắn liền với lịch sử dân tộc Do Thái, như đã được diễn giải trong Kinh Talmud và các sách khác.

Mới!!: Henry Kissinger và Do Thái giáo · Xem thêm »

Fürth

Thành phố Fürth (Đức phát âm) nằm ở phía bắc Bayern, Đức trong khu vực hành chính (Regierungsbezirk) Trung Franconia.

Mới!!: Henry Kissinger và Fürth · Xem thêm »

Foreign Policy

Foreign Policy (chính sách đối ngoại) là một tạp chí Hoa Kỳ hai tháng ra một số, được lập ra vào năm 1970.

Mới!!: Henry Kissinger và Foreign Policy · Xem thêm »

Gerald Ford

Gerald Rudolph Ford, Jr. (tên sinh Leslie Lynch King, Jr.; 14 tháng 7 năm 1913 – 26 tháng 12 năm 2006) là Tổng thống thứ 38 của Hoa Kỳ (1974–1977) và là Phó tổng thống thứ 40 (1973–1974).

Mới!!: Henry Kissinger và Gerald Ford · Xem thêm »

Giải Nobel Hòa bình

Huy chương Giải Nobel Giải Nobel Hòa bình (tiếng Thụy Điển và tiếng Na Uy: Nobels fredspris) là một trong năm nhóm giải thưởng ban đầu của Giải Nobel.

Mới!!: Henry Kissinger và Giải Nobel Hòa bình · Xem thêm »

Hiệp định Paris 1973

Hiệp định Paris về Việt Nam hoặc hiệp định Paris 1973 (ở miền Nam còn gọi là Hiệp định Ba Lê) là hiệp định chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam do 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27 tháng 1 năm 1973.

Mới!!: Henry Kissinger và Hiệp định Paris 1973 · Xem thêm »

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Mới!!: Henry Kissinger và Liên Xô · Xem thêm »

Quan hệ quốc tế

Genève (Thụy Sĩ) là thành phố có nhiều tổ chức quốc tế đặt trụ sở cao nhất trên thế giới.fr François Modoux, "La Suisse engagera 300 millions pour rénover le Palais des Nations", ''Le Temps'', Friday ngày 28 tháng 6 năm 2013, page 9. Quan hệ quốc tế là một ngành của chính trị học, nghiên cứu về ngoại giao và các vấn đề toàn cầu giữa các nước thông qua những hệ thống quốc tế, bao gồm các quốc gia, tổ chức đa chính phủ (IGO), tổ chức phi chính phủ (NGO), và các công ty đa quốc gia (MNC).

Mới!!: Henry Kissinger và Quan hệ quốc tế · Xem thêm »

Richard Nixon

Richard Milhous Nixon (9 tháng 1 năm 1913 – 22 tháng 4 năm 1994) là tổng thống thứ 37 của Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Mới!!: Henry Kissinger và Richard Nixon · Xem thêm »

The Economist

The Economist là một ấn bản tin tức và các vấn đề quốc tế bằng tiếng Anh được phát hành hàng tuần, The Economist được sở hữu bởi The Economist Newspaper Ltd.

Mới!!: Henry Kissinger và The Economist · Xem thêm »

The New York Times

Tòa soạn cũ của ''The New York Times'' tại số 229 Đường 43 Tây ở Thành phố New York The New York Times (tên tiếng Việt: Thời báo Niu-Oóc, Thời báo Nữu Ước hay Nữu Ước Thời báo) là một nhật báo được xuất bản tại Thành phố New York bởi Arthur O. Sulzberger Jr. và được phân phối ở khắp Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới.

Mới!!: Henry Kissinger và The New York Times · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Henry Kissinger và Trung Quốc · Xem thêm »

William P. Rogers

William Pierce Rogers (ngày 23 tháng 6 năm 1913 - ngày 02 tháng 1 năm 2001) là một chính trị gia Mỹ, người từng giữ nhiều chức vụ quan trọng (Ngoại trưởng và Tổng chưởng lý) trong nội các chính quyền của hai đời tổng thống Hoa Kỳ.

Mới!!: Henry Kissinger và William P. Rogers · Xem thêm »

1923

1923 (số La Mã: MCMXXIII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Hai trong lịch Gregory.

Mới!!: Henry Kissinger và 1923 · Xem thêm »

1949

1949 (số La Mã: MCMXLIX) là một năm thường bắt đầu vào thứ Bảy trong lịch Gregory.

Mới!!: Henry Kissinger và 1949 · Xem thêm »

1964

1964 (số La Mã: MCMLXIV) là một năm nhuận bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Gregory.

Mới!!: Henry Kissinger và 1964 · Xem thêm »

1969

Theo lịch Gregory, năm 1969 (số La Mã: MCMLXIX) là một năm nhuận bắt đầu từ ngày thứ tư.

Mới!!: Henry Kissinger và 1969 · Xem thêm »

1973

Theo lịch Gregory, năm 1973 (số La Mã: MCMLXXIII) là một năm bắt đầu từ ngày thứ hai.

Mới!!: Henry Kissinger và 1973 · Xem thêm »

1974

Theo lịch Gregory, năm 1974 (số La Mã: MCMLXXIV) là một năm bắt đầu từ ngày thứ ba.

Mới!!: Henry Kissinger và 1974 · Xem thêm »

1975

Theo lịch Gregory, năm 1975 (số La Mã: MCMLXXV) là năm thường bắt đầu từ ngày Thứ tư.

Mới!!: Henry Kissinger và 1975 · Xem thêm »

1977

Theo lịch Gregory, năm 1977 (số La Mã: MCMLXXVII) là một năm bắt đầu từ ngày thứ bảy.

Mới!!: Henry Kissinger và 1977 · Xem thêm »

20 tháng 1

Ngày 20 tháng 1 là ngày thứ 20 trong lịch Gregory.

Mới!!: Henry Kissinger và 20 tháng 1 · Xem thêm »

22 tháng 9

Ngày 22 tháng 9 là ngày thứ 265 (266 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Henry Kissinger và 22 tháng 9 · Xem thêm »

27 tháng 5

Ngày 27 tháng 5 là ngày thứ 147 (148 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Henry Kissinger và 27 tháng 5 · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »