Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Chiến dịch Blau

Mục lục Chiến dịch Blau

Chiến dịch Blau (tiếng Đức: Fall Blau) là mật danh của Kế hoạch tổng tấn công từ mùa hè năm 1942 của quân đội Đức Quốc xã trên toàn bộ cánh Nam của mặt trận Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, (blau có nghĩa là "xanh" trong tiếng Đức).

134 quan hệ: Adolf Hitler, Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy, Alfred Jodl, Andrey Ivanovich Yeryomenko, Armavir, Nga, Astrakhan, Avalon Hill, Azov, Đế quốc Nhật Bản, Đức, Đức Quốc Xã, Ý, Bagdad, Bataysk, Benito Mussolini, Biển Azov, Biển Đen, Biển Caspi, Blitzkrieg, Boris Mikhailovich Shaposhnikov, Bryansk, Cherkessk, Chiến dịch Barbarossa, Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya, Chiến dịch Bão Mùa đông, Chiến dịch Braunschweig, Chiến dịch Cái Vòng (1943), Chiến dịch Donets, Chiến dịch Hoa nhung tuyết, Chiến dịch Kavkaz, Chiến dịch Krym-Sevastopol (1941-1942), Chiến dịch Ngôi Sao, Chiến dịch Ostrogozhsk-Rossosh, Chiến dịch Sao Thổ, Chiến dịch Sao Thiên Vương, Chiến dịch Voronezh (1942), Chiến dịch Voronezh-Kastornoye, Chiến tranh Thái Bình Dương, Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh Xô-Đức, Croatia, Cuộc đột kích Tatsinskaya, Dãy núi Kavkaz, Dietrich von Choltitz, Dnipro, Elbrus, Erich von Manstein, Filipp Ivanovich Golikov, Friedrich Kirchner, Friedrich Paulus, ..., Georgi Konstantinovich Zhukov, Georgiyevsk, Gerd von Rundstedt, Gotthard Heinrici, Heinrich Eberbach, Hermann Hoth, Hungary, Iosif Vissarionovich Stalin, Iran, Kavkaz, Kế hoạch Barbarossa, Kislovodsk, Kliment Yefremovich Voroshilov, Konstantin Konstantinovich Rokossovsky, Krasnodar, Kropotkin, Krasnodar Krai, Liên Xô, Luhansk, Maykop, Nalchik, Nevinnomyssk, Nguyên soái, Nikolai Fyodorovich Vatutin, Nikolai Nikolayevich Voronov, Novocherkassk, Novoshakhtinsk, Paul Ludwig Ewald von Kleist, Phát xít Ý, Phe Trục, Phương diện quân Bắc Kavkaz, Phương diện quân Voronezh, Poltava, Pyatigorsk, Rodion Yakovlevich Malinovsky, România, Rostov trên sông Đông, Sankt-Peterburg, Sông Đông (Nga), Sông Kuban, Semyon Konstantinovich Timoshenko, Semyon Mikhailovich Budyonny, Sergei Fedorovich Bondarchuk, Shakhty, Smolensk, Stavropol, Thổ Nhĩ Kỳ, Tiếng Đức, Tiếng Nga, Tikhoretsk, Trận El Alamein (định hướng), Trận Moskva (1941), Trận Stalingrad, Trận Vòng cung Kursk, Trục, Trung tướng, Vasily Grigoryevich Zaytsev, Vasily Ivanovich Chuikov, Velikiye Luki, Vladikavkaz, Voronezh, Wilhelm List, Yartsevo, Yeysk, Zaporizhia, 1 tháng 8, 11 tháng 4, 11 tháng 7, 15 tháng 7, 18 tháng 11, 19 tháng 11, 1942, 1943, 20 tháng 12, 20 tháng 6, 22 tháng 6, 22 tháng 7, 23 tháng 3, 23 tháng 7, 25 tháng 9, 28 tháng 6, 5 tháng 4, 6 tháng 7, 7 tháng 5, 7 tháng 7. Mở rộng chỉ mục (84 hơn) »

Adolf Hitler

Adolf Hitler ((phiên âm: A-đôn-phơ Hít-le)(20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934. Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust). Thời trẻ, khi còn ở Áo, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, và được nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng. Thất bại của Đế chế Đức làm cho ông cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở München. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Đảo chính nhà hàng bia". Sau khi thất bại, Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng thì Hitler được phóng thích. Năm 1928, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, thì chính đảng này thừa cơ phát triển lên. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng và sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị xử tử mà không cần xét xử. Trong vài năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi và họ tin rằng ông ta sẽ thay đổi cả nước Đức. Sau đó, Hitler đã đưa nước Đức vào con đường xâm lược bên ngoài, dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939. Trên thực tế, Hitler không cần dùng vũ lực đã đạt được tham vọng lãnh thổ đầu tiên của mình. Khi đó, Anh và Pháp đang bị khốn đốn bởi các vấn đề kinh tế, một mực xin hòa. Hitler hủy bỏ Hòa ước Versailles, tổ chức, chỉnh đốn lại quân đội Đức. Năm 1936, quân Đức chiếm đánh khu vực Rheiland và thiết lập phòng thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực xâm lược nước Áo. Hai nước Anh và Pháp không có sự can thiệp nào đối với hành động đó của Hitler, thậm chí khi ông chỉ đạo quân đội tiến hành thôn tính khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp cũng ngầm thừa nhận. Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Tháng 6 năm ấy, Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler tự ý bãi bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của họ; nhưng không tiêu diệt được quân đội của Liên Xô. Theo tác giả Panphilov (Giáo viên lịch sử Liên Xô của trường MGIMO Maxcva - Liên Xô) viết trong một cuốn sách của mình như là một sử gia đã từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thì trước khi quyết định xâm lược Liên Bang Xô Viết thì Hitler đã viết một bức thư cho trùm phát xít Ý là Benito Mussolini, qua đó cho rằng quyết định tấn công Liên Bang Xô Viết là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của ông vì Liên Xô là một quốc gia khổng lồ. Vì lẽ đó nếu như năm 1941 khi tấn công Liên Xô theo kế hoạch của chiến dịch Barbarosa, kể cả khi Hitler đồng ý với ý kiến của các tướng lĩnh dưới quyền tấn công thẳng đến Moskva thì cũng không nhanh chóng đánh gục được Liên Xô bởi vì Ban Lãnh đạo Liên Xô lúc đó sẽ nhanh chóng sơ tán về miền Đông dãy Uran để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Đức. Sự sai lầm dẫn tới thất bại của Hitler khi tấn công Liên Xô là hắn đã quá tự cao tự đại, coi thường người đồng minh trong phe của mình là Đế quốc Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản đã không đưa quân lên phía Bắc, hiệp đồng với Quân đội Đức để tấn công Liên Xô ở mặt trận phía Đông mà dồn quân xuống phía Nam chiếm vùng Đông Á, để mặc một mình Hitler cố gắng xâm chiếm Liên Xô rộng lớn. Những nhà tình báo vĩ đại đã nắm được ý đồ đơn phương tiến hành chiến tranh của Hitler và giúp cho Ban Lãnh đạo Liên Xô có những phương án thích ứng để đối phó với Hitler. Hitler và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Yōsuke Matsuoka, tại một cuộc họp ở Berlin tháng 3 năm 1941. Trong bối cảnh là Joachim von Ribbentrop. Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong 2 chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ 2. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu; mặc dù thất bại là không tránh khỏi, nhưng Hitler kiên quyết không đầu hàng. Sau trận đánh tại Stalingrad, Hitler hạ lệnh cho làm lễ quốc tang 4 ngày. Nhưng ông còn kéo dài cuộc chiến hơn hai năm nữa. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, quân Liên Xô đánh vào Berlin, Adolf Hitler tự tử ở boong-ke của mình. Sau đó, quân đội Đức Quốc xã và Nhật đều tuyên bố đầu hàng, Thế chiến thứ 2 kết thúc. Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời trước tuổi 30 của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hiếm thấy. Từng có truyền đơn nổi tiếng của Đức Quốc xã coi Adolf Hitler là chính khách mới nhất trong chuỗi một loạt các chính khác tài năng của nước Đức kể từ thời vua Friedrich II Đại Đế, tới Thủ tướng Otto von Bismarck, rồi lại đến Tổng thống Hindenburg. Bản thân ông cũng luôn ví mình với vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786), nhân dân Phổ có truyền thống lịch sử hào hùng gắn liền với chủ nghĩa anh hùng của vị vua này. Adolf Hitler cũng rất vui khi ông ta nghe nói rằng vua Friedrich II Đại Đế cứng rắn với các võ quan, từ đó ông có lý lẽ để biện minh cho những hành vi của chính mình. Thực chất, chế độ Đức Quốc xã không hề là sự nối tiếp của truyền thống Phổ. Những người lên nắm quyền thường phải tự bảo mình là "con cháu người xưa" để có được quyền thống trị hợp pháp. Đảng Quốc xã đọc về lịch sử vinh quang của nước Phổ, của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế cũng thường không đến nơi đến chốn, móp méo. Vị vua này bị những người Quốc xã phóng đại.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Adolf Hitler · Xem thêm »

Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy

Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy (tiếng Nga: Алекса́ндр Миха́йлович Василе́вский) (1895-1977) là một chỉ huy Hồng quân nổi tiếng, từ năm 1943 là Nguyên soái Liên bang Xô viết.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Aleksandr Mikhaylovich Vasilevskiy · Xem thêm »

Alfred Jodl

Alfred Jodl (10 tháng 5 1890 – 16 tháng 10 1946) là sĩ quan chỉ huy cao cấp của quân đội Đức Quốc xã, giữ chức tư lệnh hành quân của bộ tư lệnh quân đội Đức, phụ tá Wilhelm Keitel.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Alfred Jodl · Xem thêm »

Andrey Ivanovich Yeryomenko

Andrei Ivanovich Yeryomenko hoặc Yeremenko, Eremenko (tiếng Nga: Андрей Иванович Ерёменко) (sinh ngày 14 tháng 10 năm 1892, mất ngày 19 tháng 11 năm 1970) là một tướng lĩnh cao cấp của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai và sau đó là Nguyên soái Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Andrey Ivanovich Yeryomenko · Xem thêm »

Armavir, Nga

Armavir (tiếng Nga: Армавир) là một thành phố Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Armavir, Nga · Xem thêm »

Astrakhan

Vị trí của tỉnh Astrakhan. Astrakhan là một thành phố thủ phủ tỉnh Astrakhan Oblast, một tỉnh thuộc vùng liên bang phía Nam của Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Astrakhan · Xem thêm »

Avalon Hill

Avalon Hill Games, Inc. là một công ty trò chơi chuyên sản xuất các trò chơi chiến tranh và chiến thuật trên bàn.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Avalon Hill · Xem thêm »

Azov

Azov (tiếng Nga: Азов) là một thành phố Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Azov · Xem thêm »

Đế quốc Nhật Bản

Đế quốc Nhật Bản. Cho tới trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thuộc địa của Nhật tại vùng Đông Á đã tăng gấp gần '''5 lần''' diện tích quốc gia Đế quốc Nhật Bản hay Đại Nhật Bản Đế quốc (Kanji mới: 大日本帝国, Kanji cũ: 大日本帝國, だいにっぽんていこく, だいにほんていこく, Dai Nippon Teikoku) là một quốc gia dân tộc trong lịch sử Nhật Bản tồn tại từ cuộc cách mạng Minh Trị năm 1868 cho đến khi Hiến pháp Nhật Bản được ban hành vào năm 1947 Quá trình công nghiệp hóa và quân phiệt hóa nhanh chóng dưới khẩu hiệu Fukoku Kyōhei (富國強兵, phú quốc cường binh) đã giúp Nhật Bản nổi lên như một cường quốc và kèm theo đó là sự thành lập của một đế quốc thực dân.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Đế quốc Nhật Bản · Xem thêm »

Đức

Đức (Deutschland), tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Đức (Bundesrepublik Deutschland), là một nước cộng hòa nghị viện liên bang nằm tại Trung-Tây Âu.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Đức · Xem thêm »

Đức Quốc Xã

Đức Quốc Xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế Thứ ba (Drittes Reich), là nước Đức trong thời kỳ 1933-1945 đặt dưới một chế độ độc tài chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP).

Mới!!: Chiến dịch Blau và Đức Quốc Xã · Xem thêm »

Ý

Ý hay Italia (Italia), tên chính thức: Cộng hoà Ý (Repubblica italiana), tên cũ Ý Đại Lợi là một nước cộng hoà nghị viện nhất thể tại châu Âu.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Ý · Xem thêm »

Bagdad

Bản đồ Iraq Bagdad (tiếng Ả Rập:بغداد Baġdād) (thường đọc là "Bát-đa") là thủ đô của Iraq và là thủ phủ của tỉnh Bagdad.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Bagdad · Xem thêm »

Bataysk

Cảnh Bataysk 250px Bataysk (tiếng Nga: Батайск) là một thành phố Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Bataysk · Xem thêm »

Benito Mussolini

Benito Amilcare Andrea Mussolini (phiên âm tiếng Việt: Bê-ni-tô Mu-xô-li-ni; phát âm tiếng Ý:; 29 tháng 7 năm 1883 – 28 tháng 4 năm 1945) là thủ tướng độc tài cai trị phát xít Ý với một thể chế quốc gia, quân phiệt và chống Cộng sản dựa trên hệ thống tuyên truyền và kềm kẹp khắc nghiệt.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Benito Mussolini · Xem thêm »

Biển Azov

Biển Azov (Азо́вское мо́ре, Azóvskoje móre; Азо́вське мо́ре, Azóvśke móre; Azaq deñizi, Азакъ денъизи, ازاق دﻩﯕىزى) là một biển Đông Âu.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Biển Azov · Xem thêm »

Biển Đen

Bản đồ biển Đen Biển Đen hay Hắc Hải là một biển nội địa nằm giữa Đông Nam châu Âu và vùng Tiểu Á. Biển Đen được nối với Địa Trung Hải qua eo biển Bosporus và biển Marmara.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Biển Đen · Xem thêm »

Biển Caspi

Bản đồ biển Caspi, khu màu vàng chỉ vùng trũng Caspi. Biển Caspi (cũng được phiên âm là: Caxpi, Hán Việt: Lý Hải) là hồ nước lớn nhất trên thế giới tính về cả diện tích và thể tích.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Biển Caspi · Xem thêm »

Blitzkrieg

Hình ảnh tiêu biểu của các binh đoàn cơ động Ðức Quốc xã trong Thế chiến thứ 2, bao gồm xe tăng, bộ binh cơ giới hoá và các binh chủng hỗ trợ. Blitzkrieg, (hay được dịch là chiến tranh chớp nhoáng) là một từ tiếng Đức mô tả cách thức tiến hành chiến tranh của Quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ 2, nhắm đến mục tiêu nhanh chóng bao vây tiêu diệt chủ lực đối phương bằng các mũi vận động thọc sâu của các đơn vị xe tăng - cơ giới hoá hợp thành tập trung sau khi đã phá vỡ phòng tuyến với sự hỗ trợ của không quân.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Blitzkrieg · Xem thêm »

Boris Mikhailovich Shaposhnikov

Boris Mikhailovitch Shaposhnikov (tiếng Nga: Борис Михайлович Шапошников) (sinh ngày 2 tháng 10, lịch cũ 20 tháng 9 năm 1882, mất ngày 26 tháng 3 năm 1945) là một chỉ huy cao cấp của Hồng quân được phong hàm Nguyên soái Liên Xô trong đợt thứ 2 năm 1940.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Boris Mikhailovich Shaposhnikov · Xem thêm »

Bryansk

Bryansk (tiếng Nga: Брянск) là một thành phố ở Nga, nằm cách 379 km (235 dặm) về phía tây nam Moskva.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Bryansk · Xem thêm »

Cherkessk

Cherkessk (tiếng Nga: Черкесск) là thủ đô của Cộng hòa Karachay-Cherkess, Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Cherkessk · Xem thêm »

Chiến dịch Barbarossa

Barbarossa (tiếng Đức: Unternehmen Barbarossa) là mật danh của chiến dịch xâm lược Liên bang Xô viết do Quân đội Đức Quốc xã tiến hành trong chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến dịch Barbarossa · Xem thêm »

Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya

Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya (Lozova) (được Thống chế Đức Wilhelm Bodewin Gustav Keitel gọi là Trận Kharkov lần thứ hai) là một hoạt động quân sự lớn của quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã tại sườn phía Nam mặt trận Xô-Đức, chiến trường chính của chiến dịch là khu vực tam giác Barvenkovo-Vovchansk-Krasnograd ở phía Đông Kharkov, trên khu vực nằm giữa hai con sông Bắc Donets và Oskol. Dựa vào ưu thế tương đối về binh lực tại khu vực mặt trận Tây Nam, Phương diện quân Tây Nam đã đệ trình kế hoạch chiến dịch từ cuối tháng 2 năm 1942 với ý đồ chiếm lại Kharkov bằng hai đòn vu hồi từ phía Bắc và phía Nam. Kế hoạch này bị Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô phản đối vì khi tính toán tại thì thấy không được bảo đảm về nhân lực và vật chất. Tuy nhiên, I. V. Stalin lại ủng hộ kế hoạch này và lệnh cho Bộ Tổng tham mưu phải tuân thủ do Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam S. K. Timoshenko cam đoan sẽ thành công. Khởi đầu ngày 12 tháng 5, sau ba ngày tấn công, bốn tập đoàn quân bộ binh và hai quân đoàn xe tăng Liên Xô đã tiến công đến cách phía Bắc và phía Nam Kharkov khoảng 40 đến 60 km. Ngày 14 tháng 5, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) bắt đầu giai đoạn đệm của Chiến dịch Blau với mục đích chiếm một số bàn đạp chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công lớn vào mùa hè tại phía Nam mặt trận Xô-Đức. Sự cố tình trì hoãn việc dừng chiến dịch khi hậu cứ các cánh quân tấn công bị uy hiếp của nguyên soái S. K. Timoshenko đã khiến Phương diện quân Tây Nam (Liên Xô) đã phải trả giá đắt. Hai tập đoàn quân và hai quân đoàn xe tăng bị bốn tập đoàn quân Đức và Tập đoàn quân 2 Hungary bao vây tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Hai tập đoàn quân và hai quân đoàn xe tăng khác bị thiệt hại nặng. Phương diện quân Tây Nam và Phương diện quân Nam (Liên Xô) phải rút lui về sông Oskol. Một tháng sau, với binh lực lên đến 102 sư đoàn, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) được tăng cường Tập đoàn quân xe tăng 4 từ Cụm tập đoàn quân Trung tâm tiếp tục tấn công, đánh chiếm tuyến đường sắt bên hữu ngạn sông Đông, chiếm một loạt các vị trí quan trọng trên bờ Tây sông Đông và mở các chiến dịch Braunschweig tấn công trực diện vào Stalingrad, chiến dịch Edelweiss tràn vào Bắc Kavkaz. Thất bại của quân đội Liên Xô trong Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya vô hình trung đã tạo đà cho quân Đức phát huy thế mạnh các lực lượng tăng - thiết giáp của họ còn đang sung sức để hoàn thành bước đầu Kế hoạch Xanh, bổ đôi mặt trận của Liên Xô, tiến ra sông Volga và tràn đến Bắc Kavkaz, uy hiếp vùng dầu mỏ Baku - Grozny cực kỳ quan trọng đối với Liên Xô. Sau thất bại này, Nguyên soái S. K. Timoshenko phải rời khỏi vị trí tư lệnh Phương diện quân Tây Nam và chỉ còn vài lần được cử ra mặt trận với tư cách đại diện của Đại bản doanh. Kết quả tai hại của chiến dịch này còn làm cho Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô phải đưa đến Phương diện quân Tây Nam một phần lực lượng dự bị mà khó khăn lắm, họ mới dành dụm được trong mùa đông 1941-1942. Tất cả cũng chỉ đủ để cứu vãn cho bốn tập đoàn quân còn lại của Phương diện quân này khỏi bị hợp vây và lập được trận tuyến phòng ngự mới trên tả ngạn sông Đông.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya · Xem thêm »

Chiến dịch Bão Mùa đông

Chiến dịch Bão Mùa đông (Tiếng Đức: Unternehmen Wintergewitter) là tên gọi của cuộc hành quân lớn tại phía Nam Mặt trận Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai do Cụm Tập đoàn quân Sông Đông (Đức) dưới quyền chỉ huy của Thống chế Erich von Manstein tiến hành từ ngày 12 đến ngày 29 tháng 12 năm 1942.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến dịch Bão Mùa đông · Xem thêm »

Chiến dịch Braunschweig

Chiến dịch Braunschweig là một hoạt động quân sự của quân đội phát xít Đức, mở màn vào ngày 23 tháng 7 năm 1943.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến dịch Braunschweig · Xem thêm »

Chiến dịch Cái Vòng (1943)

Chiến dịch Cái Vòng (Операция Кольцо) là một hoạt động quân sự chiến lược lớn của Quân đội Liên Xô chống lại Quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai đồng thời là giai đoạn cuối cùng của Trận Stalingrad. Được khởi đầu ngày 1 tháng 12 và kết thúc ngày 2 tháng 2 năm 1943, mục đích của chiến dịch là tiêu diệt hoàn toàn cụm quân Đức bị bao vây tại khu vực Stalingrad gồm toàn bộ Tập đoàn quân 6, một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) và các đơn vị tàn quân Romania. Chiến dịch này cũng thủ tiêu mối nguy cơ đe dọa phía sau lưng các Phương diện quân Voronezh, Tây Nam và Stalingrad lúc này đã đánh bại các cuộc hành quân giải vây của Cụm tập đoàn quân Sông Đông (Đức) trong Chiến dịch Bão Mùa đông và đang tiến về phía Tây sau thắng lợi của Chiến dịch Sao Thổ; làm tiêu tan ý đồ của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức sử dụng Cụm quân Stalingrad (Đức) như một lực lượng để kìm chân và làm phân tán lực lượng của các phương diện quân Liên Xô để tranh thủ thời gian rút Cụm tập đoàn quân A khỏi Bắc Kavkaz và Kuban, chỉnh đốn lực lượng để tổ chức phòng thủ trên tuyến sông Bắc Donets và Sumy, chờ thời cơ phản công khi mùa hè đến. Chiến dịch Cái Vòng được tiến hành trong ba giai đoạn. Trong đó, giai đoạn thứ nhất bắt đầu ngày 1 tháng 12 và được đình chỉ sau hai tuần thực hiện không thành công. Tiếp theo là thời gian tạm dừng chiến dịch từ này 14 tháng 12 năm 1942 đến ngày 10 tháng 1 năm 1943. Trong thời gian này, quân đội Đức tập trung nỗ lực vào việc mở một cầu hàng không để tiếp tế cho Cụm quân Stalingrad của họ còn quân đội Liên Xô sử dụng các lực lượng phòng không và không quân để ngăn cản cầu hàng không này, thực hiện chiến thuật bóp nghẹt Tập đoàn cứ điểm Stalingrad của quân Đức. Giai đoạn thứ ba bắt đầu ngày 10 tháng 1 khi bức thư kêu gọi đầu hàng của Tư lệnh Phương diện quân Sông Đông (Liên Xô) bị từ chối và kết thúc ngày 2 tháng 2 năm 1943 khi Thống chế Friedrich Paulus dẫn các sĩ quan dưới quyền ra hàng Phương diện quân Sông Đông sau gần một tháng kháng cự ác liệt và lệnh cho các đơn vị Đức và đồng minh của họ hạ vũ khí, chấm dứt chiến sự. Quân số của Đức và đồng minh ra hàng thuộc biên chế của sáu sư đoàn bộ binh (Đức), ba sư đoàn cơ giới (Đức), ba sư đoàn xe tăng (Đức), sư đoàn pháo phòng không tự hành 9, sư đoàn kỵ binh 1 và sư đoàn bộ binh 20 Romania, cuối cùng là trung đoàn Croatia do người Đức chỉ huy. Chiến dịch Cái Vòng là nốt nhấn cuối cùng của toàn bộ chuỗi chiến dịch của hai bên trong Trận Stalingrad kéo dài suốt 6 tháng 20 ngày, đánh dấu bước ngoặt quan trọng nhất của Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của quân đội và nhân dân Liên Xô. Với thất bại nặng nề tại Stalingrad, sự thất bại của nước Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã một lần nữa được báo trước với những âm hưởng rõ rệt hơn.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến dịch Cái Vòng (1943) · Xem thêm »

Chiến dịch Donets

Chiến dịch Donets hay Trận Kharkov lần thứ ba là một chuỗi những chiến dịch phản công của quân đội phát xít Đức nhằm vào Hồng quân Liên Xô tại gần khu vực Kharkov trong chiến tranh Xô-Đức (Харьков; Харків), diễn ra từ ngày 19 tháng 2 đến 15 tháng 3 năm 1943.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến dịch Donets · Xem thêm »

Chiến dịch Hoa nhung tuyết

Chiến dịch Hoa nhung tuyết (Edelweiß) - được đặt theo tên của một loài hoa nổi tiếng mọc trên các khu vực núi cao ở châu Âu - là một chiến dịch do quân đội phát xít Đức tổ chức mới mục tiêu nhằm đánh chiếm khu vực Kavkaz và vựa dầu ở Baku, diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến dịch Hoa nhung tuyết · Xem thêm »

Chiến dịch Kavkaz

Chiến dịch Kavkaz là tên gọi chung cho một chuỗi các chiến dịch tại khu vực Kavkaz diễn ra giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến dịch Kavkaz · Xem thêm »

Chiến dịch Krym-Sevastopol (1941-1942)

Chiến dịch Krym-Sevastopol (1941-1942) bao gồm toàn bộ các trận chiến đấu của quân đội Xô Viết và quân đội Đức Quốc xã cùng với quân Romania tại bán đảo Krym từ tháng 10 năm 1941 cho đến tháng 7 năm 1942 tại ba khu vực mặt trận chủ yếu là khu vực Eupatoria (Yevpatoriya), căn cứ Hải - Lục - Không quân Sevastopol và khu phòng thủ Chiến lũy Thổ Nhĩ Kỳ trên bán đảo Kerch.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến dịch Krym-Sevastopol (1941-1942) · Xem thêm »

Chiến dịch Ngôi Sao

Chiến dịch Ngôi Sao (Tiếng Nga: Oпераций «Звезда») là tên mã của Chiến dịch Belgorod-Kharkov, hoạt động quân sự lớn thứ ba do Phương diện quân Voronezh (Liên Xô) tiến hành tại miền Trung nước Nga trong chuỗi các chiến dịch tổng phản công mùa đông 1942-1943.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến dịch Ngôi Sao · Xem thêm »

Chiến dịch Ostrogozhsk-Rossosh

Chiến dịch Ostrogozhsk–Rossosh (tiếng Nga: Острогожско-Россошанская операция) là tên gọi chính thức trong lịch sử Liên Xô (trước đây) và Liên bang Nga (hiện nay) của cuộc tấn công mùa đông 1942-1943 tại khu vực Ostrogozhsk - Rossosh trên thượng lưu sông Đông.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến dịch Ostrogozhsk-Rossosh · Xem thêm »

Chiến dịch Sao Thổ

Chiến dịch Sao Thổ (tiếng Nga: Операция Сатурн) là mật danh do Bộ Tổng tư lệnh tối cao Quân đội Liên Xô đặt cho cuộc tấn công quy mô lớn thứ hai của Chiến cục mùa đông 1942-1943 tại khu vực phía nam của Mặt trận Xô-Đức và là một phần của chiến dịch Stalingrad trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến dịch này được chuẩn bị như một sự tiếp nối Chiến dịch Sao Thiên Vương, hình thành sau các cuộc trao đổi ý kiến giữa I.V. Stalin, G.K. Zhukov và A.M.Vasilevsky trong tháng 11 năm 1942 và được Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô (Stavka) thông qua ngày 2 tháng 12 năm 1942.A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời (bản tiếng Việt). Nhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1984. trang 182-183 Theo kế hoạch Chiến cục mùa đông 1942-1943 của Liên Xô, sau khi thực hiện xong Chiến dịch Sao Thiên Vương, đánh bại hai tập đoàn quân 3 và 4 của Romania, hoàn thành việc bao vây Tập đoàn quân 6 và một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) tại khu vực Stalingrad; Phương diện quân Sông Đông và các đơn vị phía trong của hai Phương diện quân Tây Nam và Stalingrad sẽ tiếp tục thực hiện Chiến dịch Cái Vòng để thủ tiêu các lực lượng Đức và Romania trong vòng vây. Chủ lực các Phương diện quân Tây Nam và Stalingrad sẽ tiếp tục tấn công trên hướng Tây Nam, tiến về phía Rostov-na-Donu nhằm cô lập các Cụm tập đoàn quân A và Sông Đông (Đức) trong một vòng vây lớn hơn. Đồng thời, các tập đoàn quân tại sườn phía nam của Phương diện quân Voronezh phải đánh bại Tập đoàn quân 8 (Ý), chủ lực Phương diện quân Voronezh và cánh trái của Phương diện quân Bryansk phải kiềm chế Cụm tập đoàn quân B gồm Tập đoàn quân 2 (Đức) và Tập đoàn quân 2 (Hungary), che chở sườn phải cho Phương diện quân Tây Nam. Đó là toàn bộ ý đồ của Chiến dịch Sao Thổ. Nếu thành công, cuộc tấn công này sẽ khiến phần còn lại của Cụm tập đoàn quân Đức ở phía Nam, một phần ba tổng số quân Đức ở Liên Xô, mắc kẹt tại vùng Kavkaz. Tuy nhiên, do việc chậm thanh toán cụm quân Đức đang bị vây tại Stalingrad đã thu hút vào đây 7 tập đoàn quân Liên Xô và do cuộc phản công của Cụm tập đoàn quân Sông Đông (Đức) được triển khai sớm, trước khả năng quân Đức có thể giải vây cụm quân của Friedrich Paulus. Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô đã nhanh chóng chuyển hướng Chiến dịch Sao Thổ thành "Chiến dịch Sao Thổ nhỏ". Mục tiêu tấn công của chiến dịch này không nhằm thẳng về hướng Nam đến Rostov như cũ mà nhằm về hướng Đông Nam, đánh vào sau lưng Cụm tác chiến Hollidt của Đức, đánh bại Tập đoàn quân 8 Ý, buộc Quân đoàn xe tăng 48 Đức phải quay lại đối phó và sau đó, tiêu diệt nốt quân đoàn này, làm sụp đổ toàn bộ cánh Bắc của Cụm tập đoàn quân Sông Đông. Cuối cùng, mới có thể tính đến việc thanh toán Tập đoàn quân 6 (Đức) trong vòng vây và tiếp tục cô lập Cụm tập đoàn quân A (Đức) ở Bắc Kavkaz và Kuban. Chiến dịch được dự kiến bắt đầu ngày 10 tháng 12 nhưng đã phải lùi lại 6 ngày để Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô có thể xác định chắn chắn ý đồ chiến dịch của quân đội Đức và tập trung thêm lực lượng dự bị tại tuyến đầu.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến dịch Sao Thổ · Xem thêm »

Chiến dịch Sao Thiên Vương

Chiến dịch Sao Thiên Vương (Uranus) (tiếng Nga: Операция «Уран», phiên âm La Tinh: Operatsiya Uran; tiếng Đức: Operation Uranus) là mật danh của chiến dịch có tính chiến lược của Liên Xô thời gian cuối năm 1942 trong Thế chiến thứ hai tại khu vực phía Nam mặt trận Xô-Đức, trên hai khúc ngoặt giáp nhau của sông Đông và sông Volga với trung tâm là thành phố Stalingrad. Kết quả của chiến dịch này là việc ba phương diện quân Liên Xô đã bao vây Tập đoàn quân 6 và một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 của quân đội Đức Quốc xã, đánh thiệt hại nặng các Tập đoàn quân 3 và 4 của Romania, tập đoàn quân 8 của Ý và bộ phận bên ngoài vòng vây của Tập đoàn quân xe tăng 4 của Đức. Chiến dịch này là giai đoạn đầu của toàn bộ Chiến dịch Stalingrad với mục đích tiêu diệt các lực lượng Đức ở bên trong và xung quanh Stalingrad, đánh lùi các cuộc tấn công mở vây của Quân đội Đức Quốc xã trong chiến dịch Bão Mùa đông. Việc hoạch định chiến dịch Sao Thiên Vương được khởi xướng vào thượng tuần tháng 9 năm 1942, được triển khai đồng thời với các kế hoạch bao vây và tiêu diệt một bộ phận của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) tại khu vực Rzhev - Vyazma (Chiến dịch Sao Hoả) và các chiến dịch kiềm chế Cụm tập đoàn quân A của Đức tại Kavkaz. Sau hơn 4 tháng triển khai Chiến dịch Blau trên toàn bộ cánh Nam của Mặt trận Xô-Đức, quân đội Đức Quốc xã đã tiến sâu thêm từ 150 km (trên hướng Voronezh) đến hơn 250 km (trên hướng Stalingrad). Đặc biệt, đòn đánh vào Bắc Kavkaz do Cụm tập đoàn quân A (Đức) thực hiện không triệt để, không chiếm được các dải đất liền ven Biển Đen phía Nam Novorossissk đã làm cho toàn bộ chiến tuyến cánh Nam của mặt trận Xô-Đức kéo dài hơn gấp 2 lần, lên đến trên 1000 km. Đến cuối tháng 5 năm 1942, mặc dù có trong tay tổng cộng 102 sư đoàn nhưng hai Cụm tập đoàn quân A và B vẫn không đủ quân để gây áp lực với quân đội Liên Xô. Điều này buộc Bộ Tổng tư lệnh quân Đội Đức Quốc xã phải điều thêm quân từ Trung Âu và Tây Âu để bảo đảm tính liên tục của trận tuyến. Ngoài 28 sư đoàn Đức được điều động từ Tây Âu đang hoàn toàn yên tĩnh, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức còn điều động cho cụm tập đoàn quân B hai tập đoàn quân 3 và 4 của Romania, tập đoàn quân 8 của Ý. Các đơn vị này cùng với tập đoàn quân 6 và tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) phụ trách hướng Stalingrad (hướng chủ yếu). Cụm tác chiến Weichs thuộc Cụm tập đoàn quân B gồm tập đoàn quân 2 (Đức) và tập đoàn quân 2 Hungary có nhiệm vụ giữ tuyến mặt trận Voronezh - Liski - Kantemirovka. Cụm tập đoàn quân A gồm tập đoàn quân xe tăng 1 và tập đoàn quân 17 (Đức) hoạt động tại Bắc Kavkaz với mục tiêu đánh chiếm các mỏ dầu ở Baku hay ít nhất cũng cắt đứt các đường ống dẫn dầu từ Baku về Nga. Tại hướng Stalingrad đã hình thành một thế trận bất lợi cho quân đội Đức. Từ ngày 23 tháng 8, chủ lực cụm tập đoàn quân B gồm Tập đoàn quân 6 và Tập đoàn quân xe tăng 4 tấn công vây bọc Stalingrad từ hai hướng Bắc và bị hút vào các trận đánh trong thành phố để cố chiếm lấy Stalingrad từ tay các tập đoàn quân 62, 63, 64 của Liên Xô. Các tập đoàn quân 3 và 4 (Romania) và tập đoàn quân 8 (Ý) yểm hộ hai bên sườn có binh lực yếu hơn. Các lực lượng Đức tại mặt trận phía Đông đã bị căng ra đến mức tối đa. Quân Đức thiếu các lực lượng dự bị mạnh và rảnh rỗi để điều động đến các địa đoạn xung yếu. Qua phân tích các tin tức tình báo, nghiên cứu hình thế chiến trường và căn cứ vào thực lực các tập đoàn quân dự bị mới được xây dựng, số lượng vũ khí và các phương tiện chiến tranh do nền công nghiệp quốc phòng cung cấp, trung tuần tháng 9 năm 1942, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô vạch kế hoạch bao vây và tiêu diệt cánh Nam (cánh chủ yếu) của Cụm tập đoàn quân B (Đức) tại khu vực Stalingrad. Cuối tháng 9, những nét cơ bản nhất của kế hoạch này đã được hoàn thành với mật danh "Sao Thiên Vương". Mở màn lúc 7 giờ 20 phút (giờ Moskva) vào ngày 19 tháng 11, Phương diện quân Tây Nam ở sườn phía bắc của các lực lượng phe Trục tại Stalingrad bắt đầu mở cuộc tấn công các tập đoàn quân 3 Romania. Sau một ngày, Phương diện quân Stalingrad tấn công ở phía Nam vào tập đoàn quân 4 Romania và tập đoàn quân 8 Ý. Sau 4 ngày tiến công liên tục, các đơn vị đi đầu của Tập đoàn quân xe tăng 5 (Phương diện quân Tây Nam) và Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 (Phương diện quân Stalingrad) đã gặp nhau tại Kalach trên sông Đông, đánh bại các tập đoàn quân 3, 4 Romania và đẩy lùi tập đoàn quân 8 Ý; hoàn thành việc bao vây tập đoàn quân 6 và một phần tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) trong khu vực Stalingrad. Thay vì tìm cách tháo lui, Führer nước Đức Adolf Hitler quyết định giữ nguyên các lực lượng phe Trục ở Stalingrad và tổ chức tiếp tế bằng đường hàng không và hy vọng giải vây cho lực lượng này bằng Chiến dịch Bão Mùa đông do Cụm tập đoàn quân Sông Đông (mới được tổ chức) thực hiện.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến dịch Sao Thiên Vương · Xem thêm »

Chiến dịch Voronezh (1942)

Chiến dịch Voronezh là một trận đánh xảy ra từ ngày 23 tháng 6 đến ngày 6 tháng 7 năm 1942, trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại tại vị trí gần Voronezh, một thành phố có tầm quan trọng chiến lược nằm trên bờ sông Đông cách thủ đô Moskva 450 cây số về phía Nam.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến dịch Voronezh (1942) · Xem thêm »

Chiến dịch Voronezh-Kastornoye

Chiến dịch Voronezh-Kastornoye (từ ngày 24 tháng 1 đến ngày 17 tháng 2 năm 1943) là một hoạt động quân sự chiến thuật của quân đội Liên Xô chống lại 10 sư đoàn Đức và 2 sư đoàn Hungary tại mặt trận Voronezh trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến dịch Voronezh-Kastornoye · Xem thêm »

Chiến tranh Thái Bình Dương

Chiến tranh Thái Bình Dương là tên gọi một phần của Chiến tranh thế giới lần thứ hai diễn ra trên Thái Bình Dương, các hòn đảo thuộc Thái Bình Dương và vùng Đông Á, Đông Nam Á từ ngày 7 tháng 7 năm 1937 đến 14 tháng 8 năm 1945.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến tranh Thái Bình Dương · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Chiến tranh Xô-Đức

Chiến tranh Xô–Đức 1941–1945 là cuộc chiến giữa Liên Xô và Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trải dài khắp Bắc, Nam và Đông Âu từ ngày 22 tháng 6 năm 1941 khi Quân đội Đức Quốc xã (Wehrmacht) theo lệnh Adolf Hitler xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô- Đức và bất ngờ tấn công Liên bang Xô Viết tới ngày 9 tháng 5 năm 1945 khi đại diện Đức Quốc xã ký kết biên bản đầu hàng không điều kiện Quân đội Xô Viết và các lực lượng của Liên minh chống Phát xít sau khi Quân đội Xô Viết đánh chiếm thủ đô Đức Berlin.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Chiến tranh Xô-Đức · Xem thêm »

Croatia

Croatia (Hrvatska, phiên âm Tiếng Việt: Cờ-rô-ây-chi-a), tên chính thức Cộng hoà Croatia (tiếng Croatia: Republika Hrvatska), là một quốc gia ở Trung và Nam Âu bên bờ biển Adriatic.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Croatia · Xem thêm »

Cuộc đột kích Tatsinskaya

Cuộc đột kích Tatsinskaya là một trận đánh nằm trong Chiến dịch Sao Thổ diễn ra từ ngày 24 đến ngày 29 tháng 12 năm 1942.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Cuộc đột kích Tatsinskaya · Xem thêm »

Dãy núi Kavkaz

Dãy núi Kavkaz là một hệ thống núi lục địa Á-Âu nằm trong vùng Kavkaz, một đầu ở Sochi bên bờ biển Đen và đầu kia ở Baku bên bờ biển Caspi.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Dãy núi Kavkaz · Xem thêm »

Dietrich von Choltitz

Dietrich von Choltitz (9 tháng 11 1894 - 4 tháng 11 1966) là một Thượng tướng Bộ binh quân đội Đức Quốc xã.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Dietrich von Choltitz · Xem thêm »

Dnipro

Dnipro hay Dnepropetrovsk (tiếng Ukraina: Дніпро Dnipro; tiếng Nga: Днипро Dnipro, trước đây là Екатериносла́в Yekaterinoslav; phát âm như "đờ-nhi-pờ-rô-pê-tro-sơ-kơ") là thành phố lớn thứ ba của Ukraina với dân số 1,1 triệu người, diện tích: 397 km².

Mới!!: Chiến dịch Blau và Dnipro · Xem thêm »

Elbrus

Quang cảnh Elbrus nhìn từ Kislovodsk. Đỉnh Elbrus (tiếng Nga: Эльбрус) là một đỉnh núi nằm ở miền tây dãy núi Kavkaz, tại nước cộng hòa tự trị Kabardino-Balkaria thuộc Liên bang Nga, gần biên giới với Gruzia.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Elbrus · Xem thêm »

Erich von Manstein

Erich von Manstein (24 tháng 11 năm 1887 – 10 tháng 7 năm 1973) là một chỉ huy cấp cao của quân đội Đức thời Đệ tam Đế chế.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Erich von Manstein · Xem thêm »

Filipp Ivanovich Golikov

Filipp Ivanovich Golikov trong thời gian làm Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Liên Xô(GRU) Filipp Ivanovich Golikov (Фили́пп Ива́нович Го́ликов, đọc là Philíp Ivannôvích Gôlicốp), (30 tháng 7 năm 1900 - 29 tháng 7 năm 1980) là một sĩ quan chỉ huy của Hồng quân Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Filipp Ivanovich Golikov · Xem thêm »

Friedrich Kirchner

Friedrich Kirchner (sinh ngày 26 tháng 3 năm 1885, mất ngày 6 tháng 4 năm 1960), là một thượng tướng thiết giáp (General der Panzertruppe) của Đức Quốc xã.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Friedrich Kirchner · Xem thêm »

Friedrich Paulus

Friedrich Wilhelm Ernst Paulus (1890 – 1957) là Thống chế quân đội Đức Quốc xã.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Friedrich Paulus · Xem thêm »

Georgi Konstantinovich Zhukov

Georgi Konstantinovich Zhukov (tiếng Nga: Георгий Константинович Жуков, đọc là Ghê-oóc-ghi Can-xtan-chi-nô-vích Giu-cốp; 1 tháng 12 năm 1896 – 18 tháng 6 năm 1974) là danh tướng trong quân đội Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Georgi Konstantinovich Zhukov · Xem thêm »

Georgiyevsk

Georgiyevsk (tiếng Nga: Георгиевск) là một thành phố Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Georgiyevsk · Xem thêm »

Gerd von Rundstedt

Karl von Rundstedt hay Gerd von Rundstedt (12 tháng 12 năm 1875 - 24 tháng 2 năm 1953) là một trong nhiều thống chế của quân đội Đức Quốc xã trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Gerd von Rundstedt · Xem thêm »

Gotthard Heinrici

Gotthardt Heinrici. Gotthardt Heinrici (25 tháng 12 năm 1886 – 13 tháng 12 năm 1971) là một vị tướng bộ binh và thiết giáp của Đệ tam Đế chế Đức, đã được thăng đến cấp Đại tướng.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Gotthard Heinrici · Xem thêm »

Heinrich Eberbach

Heinrich Kurt Alfons Willy Eberbach (24 tháng 11 năm 1895 – 13 tháng 7 năm 1992) là Thượng tướng Thiết giáp quân đội Đức thời Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Heinrich Eberbach · Xem thêm »

Hermann Hoth

Hermann Hoth (1885-1971) là một Đại tướng Lục quân Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Hermann Hoth · Xem thêm »

Hungary

Hungary Phiên âm Hán-Việt là Hung Gia Lợi.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Hungary · Xem thêm »

Iosif Vissarionovich Stalin

Iosif Vissarionovich Stalin (thường gọi tắt là Stalin) (21/12/1879 – 5/3/1953) là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Iosif Vissarionovich Stalin · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Chiến dịch Blau và Iran · Xem thêm »

Kavkaz

khí tự nhiên, và than đá. Kavkaz (phiên âm tiếng Việt: Cáp-ca hay Cáp-ca-dơ, tiếng Anh: Caucasus, tiếng Adygea: Къэфкъас, tiếng Armenia: Կովկաս, tiếng Azerbaijan: Qafqaz, tiếng Gruzia: კავკასია (K'avk'asia), tiếng Nga: Кавка́з, tiếng Ossetia: Кавказ, tiếng Chechnya: Кавказ, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kafkasya) là một khu vực địa lý nằm ở biên giới giữa châu Âu và châu Á. Nơi đây có dãy núi Kavkaz, bao gồm ngọn núi cao nhất châu Âu là núi Elbrus.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Kavkaz · Xem thêm »

Kế hoạch Barbarossa

Kế hoạch Barbarossa là văn kiện quân sự-chính trị có tầm quan trọng đặc biệt do Adolf Hitler và các cộng sự của ông trong Đế chế Thứ Ba vạch ra.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Kế hoạch Barbarossa · Xem thêm »

Kislovodsk

Kislovodsk (tiếng Nga: Кисловодск) là một thành phố Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Kislovodsk · Xem thêm »

Kliment Yefremovich Voroshilov

Kliment Yefremovich Voroshilov (tiếng Nga: Климе́нт Ефре́мович Вороши́лов; 1881 – 1969) là một nhà chỉ huy quân sự và chính trị Xô Viết.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Kliment Yefremovich Voroshilov · Xem thêm »

Konstantin Konstantinovich Rokossovsky

Konstantin Konstantinovich Rokossovsky (tiếng Nga: Константин Константинович Рокоссовский, tiếng Ba Lan: Konstanty Rokossowski), tên khai sinh là Konstantin Ksaveryevich Rokossovsky, (sinh ngày 21 tháng 12 năm 1896, mất ngày 3 tháng 8 năm 1968) là một chỉ huy cao cấp của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Konstantin Konstantinovich Rokossovsky · Xem thêm »

Krasnodar

Krasnodar (tiếng Nga: Краснодар) là một thành phố ở miền Nam nước Nga, bên sông Kuban, cách cảng Novorossiysk ở biển Đen khoảng 80 km (50 dặm) về phía đông bắc.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Krasnodar · Xem thêm »

Kropotkin, Krasnodar Krai

Kropotkin (tiếng Nga: Кропоткин) là một thành phố Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Kropotkin, Krasnodar Krai · Xem thêm »

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Liên Xô · Xem thêm »

Luhansk

Luhansk hay Lugansk (Луганськ); (Луганск), là một thành phố nằm trong tỉnh Luhansk của Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Luhansk · Xem thêm »

Maykop

Maykop (p; Мыекъуапэ, Məyeqwape, nghĩa đen là "thung lũng cây táo") là thủ đô của Cộng hòa Adygea thuộc Nga, tọa lạc cạnh bờ tây của sông Belaya (một phụ lưu của sông Kuban).

Mới!!: Chiến dịch Blau và Maykop · Xem thêm »

Nalchik

Nalchik (tiếng Nga: Нальчик; tiếng Balkar: Нальчик; tiếng Kabardia: Налшык) là một thành phố ở khu vực Kavkaz miền nam nước Nga và là thủ phủ của Cộng hòa Kabardino-Balkar.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Nalchik · Xem thêm »

Nevinnomyssk

Nevinnomyssk (tiếng Nga) là một thành phố Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Nevinnomyssk · Xem thêm »

Nguyên soái

Nguyên soái, tương đương (cao hơn) Thống chế, là danh xưng quân hàm sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội của một số quốc gia, trên cả Thống tướng.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Nguyên soái · Xem thêm »

Nikolai Fyodorovich Vatutin

Nikolai Fyodorovich Vatutin (tiếng Nga: Николай Федорович Ватутин) (sinh ngày 16 tháng 12 năm 1901, mất ngày 14 tháng 4 năm 1944) là một chỉ huy Hồng quân nổi tiếng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Nikolai Fyodorovich Vatutin · Xem thêm »

Nikolai Nikolayevich Voronov

Voronov na fotografii z roku 1940. Nikolai Nikolayevich Voronov (Xanh Pêtécbua – 28 tháng 2 năm 1968, Moskva) là một chỉ huy cấp cao của Hồng quân Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Nikolai Nikolayevich Voronov · Xem thêm »

Novocherkassk

Novocherkassk (tiếng Nga: Новочеркасск) là một thành phố Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Novocherkassk · Xem thêm »

Novoshakhtinsk

Novoshakhtinsk (tiếng Nga: Новошахтинск) là một thành phố Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Novoshakhtinsk · Xem thêm »

Paul Ludwig Ewald von Kleist

Paul Ludwig Ewald von Kleist (8 tháng 8 năm 1881 – 13 tháng 11 1954) là một thống chế Đức quốc xã trong Thế chiến thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Paul Ludwig Ewald von Kleist · Xem thêm »

Phát xít Ý

Phát xít Ý (tiếng Ý: fascismo) là thời kỳ nước Ý nằm dưới quyền thống trị của đảng Phát xít do Benito Mussolini lãnh đạo, từ năm 1922 đến 1943.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Phát xít Ý · Xem thêm »

Phe Trục

Ký kết liên hiệp khối Trục: Saburo Kurusu (đại sứ Nhật tại Đức), Galeazzo Ciano (Ngoại trưởng Ý) và Adolf Hitler (Quốc trưởng Đức) Phe Trục (tiếng Anh: Axis powers, Achsenmächte, 枢軸国 Sūjikukoku, Potenze dell'Asse), hay Khối Trục là từ để chỉ các quốc gia chiến đấu chống lại lực lượng Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Phe Trục · Xem thêm »

Phương diện quân Bắc Kavkaz

Phương diện quân Bắc Kavkaz (tiếng Nga: Северо-Кавказский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Phương diện quân Bắc Kavkaz · Xem thêm »

Phương diện quân Voronezh

Phương diện quân Voronezh (tiếng Nga: Воронежский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Phương diện quân Voronezh · Xem thêm »

Poltava

Rotunda trắng ở quảng trường Sobornaya Poltava (Полта́ва) là một thành phố tỉnh lỵ tỉnh Poltava của Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Poltava · Xem thêm »

Pyatigorsk

Pyatigorsk (tiếng Nga: Пятигорск) là một thành phố Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Pyatigorsk · Xem thêm »

Rodion Yakovlevich Malinovsky

Rodion Yakovlevich Malinovsky (tiếng Nga: Родион Яковлевич Малиновский) (sinh ngày: 23 tháng 11 năm 1898, mất ngày 31 tháng 3 năm 1967) là một chỉ huy cao cấp của Hồng quân trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nguyên soái Liên bang Xô viết từ năm 1944.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Rodion Yakovlevich Malinovsky · Xem thêm »

România

România (tiếng România: România, trong tiếng Việt thường được gọi là Rumani theo tiếng Pháp: Roumanie), là một quốc gia tại đông nam châu Âu, với diện tích 238.391 km².

Mới!!: Chiến dịch Blau và România · Xem thêm »

Rostov trên sông Đông

Rostov trên sông Đông (tiếng Nga: Росто́в-на-Дону́ Rostov-na-Donu, tiếng Anh: Rostov-on-Don) là một thành phố, thủ phủ tỉnh Rostov và Vùng liên bang Phía Nam của Nga, nằm trên sông Don, cách biển Azov 46 km.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Rostov trên sông Đông · Xem thêm »

Sankt-Peterburg

Sankt-Peterburg (tiếng Nga: Санкт-Петербург; đọc là Xanh Pê-téc-bua, tức là "Thành phố Thánh Phêrô") là một thành phố liên bang của Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Sankt-Peterburg · Xem thêm »

Sông Đông (Nga)

Sông Đông đoạn gần Yelets thuộc tỉnh Lipetsk, Nga. Sông Đông (tiếng Nga: Река Дон) là một con sông chính thuộc phần châu Âu của Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Sông Đông (Nga) · Xem thêm »

Sông Kuban

Sông Kuban (p; tiếng Adyghe: Псыжъ hay Псыжь,; Къвбина, Q̇vbina; tiếng Karachay–Balkar: Къобан, Qoban; tiếng Nogai: Кобан, Qoban) là một con sông ở vùng Đông Bắc Kavkaz thuộc Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Sông Kuban · Xem thêm »

Semyon Konstantinovich Timoshenko

Semyon Konstantinovich Timoshenko (tiếng Nga: Семён Константинович Тимошенко) (sinh ngày 18 tháng 2 năm 1895, lịch cũ là 6 tháng 2, mất ngày 31 tháng 3 năm 1970) là một Nguyên soái Liên Xô và là chỉ huy cao cấp của Hồng quân trong thời gian đầu Chiến tranh giữ nước vĩ đại.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Semyon Konstantinovich Timoshenko · Xem thêm »

Semyon Mikhailovich Budyonny

Semyon Mikhailovich Budyonny (tiếng Nga: Семён Михайлович Будённый) (sinh ngày 25 tháng 4, lịch cũ 13 tháng 4 năm 1883, mất ngày 26 tháng 10 năm 1973) là một chỉ huy của Hồng quân Liên Xô và là một trong 5 Nguyên soái Liên Xô đầu tiên.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Semyon Mikhailovich Budyonny · Xem thêm »

Sergei Fedorovich Bondarchuk

Sergey Fyodorovich Bondarchuk (tiếng Ukraina: Сергій Федорович Бондарчук) (25 tháng 9 năm 1920 - 20 tháng 10 năm 1994) là một đạo diễn, diễn viên và biên kịch nổi tiếng người Ukraina của Điện ảnh Xô viết.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Sergei Fedorovich Bondarchuk · Xem thêm »

Shakhty

Shakhty (tiếng Nga: Шахты) là một thành phố Nga, về phía đông bắc Rostov trên sông Đông.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Shakhty · Xem thêm »

Smolensk

Smolensk (phiên âm: Xmô-len) là một thành phố thuộc tỉnh tự trị Smolensk của Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Smolensk · Xem thêm »

Stavropol

Stavropol (tiếng Nga: Ставрополь, tiếng Adyghe: Пхъэгъуалъ, Чэткъал) là một thành phố nằm ở phía tây nam Nga và là trung tâm hành chính của Vùng Stavropol.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Stavropol · Xem thêm »

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye), tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye Cumhuriyeti), là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Tiếng Đức

Tiếng Đức (Deutsch) là một ngôn ngữ German Tây được nói chỉ yếu tại Trung Âu.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Tiếng Đức · Xem thêm »

Tiếng Nga

Tiếng Nga (русский язык; phát âm theo ký hiệu IPA là /ruskʲə: jɪ'zɨk/) là ngôn ngữ được nói nhiều nhất của những ngôn ngữ Slav.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Tiếng Nga · Xem thêm »

Tikhoretsk

Tikhoretsk (tiếng Nga: Тихорецк) là một thành phố Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Tikhoretsk · Xem thêm »

Trận El Alamein (định hướng)

El Alamein là một cứ điểm phía Bắc châu Phi.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Trận El Alamein (định hướng) · Xem thêm »

Trận Moskva (1941)

Trận Moskva là một trong những trận đánh lớn nhất trong Chiến tranh Xô-Đức và Thế chiến thứ hai vào cuối năm 1941 và đầu năm 1942.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Trận Moskva (1941) · Xem thêm »

Trận Stalingrad

Trận Stalingrad là một trận đánh lớn diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức giữa một phe là quân đội phát xít Đức cùng với các chư hầu và phe kia là Hồng quân Liên Xô tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở miền Tây Nam nước Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Trận Stalingrad · Xem thêm »

Trận Vòng cung Kursk

Trận vòng cung Kursk (lịch sử Nga gọi là Chiến dịch phòng ngự - phản công Kursk) là một trong những chiến dịch lớn nhất trên chiến trường Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, kéo dài từ ngày 5 tháng 7 đến 23 tháng 8 năm 1943 giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã tại vùng đồng bằng giữa các thành phố Kursk (tiếng Nga: Курск), Oryol (Орёл), Belgorod (Белгород) và Kharkov (Харьков) thuộc Liên Xô (cũ), nay thuộc miền trung tây nước Nga và đông Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Trận Vòng cung Kursk · Xem thêm »

Trục

Trục trong tiếng Việt có thể có các nghĩa sau.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Trục · Xem thêm »

Trung tướng

Trung tướng là quân hàm sĩ quan cao cấp trong quân đội nhiều quốc gia.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Trung tướng · Xem thêm »

Vasily Grigoryevich Zaytsev

Vasily Grigoryevich Zaytsev (tiếng Nga: Василий Григорьевич Зайцев) (sinh ngày 23 tháng 3 năm 1915, mất ngày 15 tháng 12 năm 1991) là một tay súng bắn tỉa nổi tiếng của Hồng quân trong Chiến tranh giữ nước vĩ đại.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Vasily Grigoryevich Zaytsev · Xem thêm »

Vasily Ivanovich Chuikov

Vasily Ivanovich Chuikov (tiếng Nga: Васи́лий Ива́нович Чуйко́в) (sinh ngày 12 tháng 2 năm 1900, mất ngày 18 tháng 3 năm 1982) là một vị tướng nổi tiếng của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Vasily Ivanovich Chuikov · Xem thêm »

Velikiye Luki

Velikiye Luki (tiếng Nga) là một thành phố Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Velikiye Luki · Xem thêm »

Vladikavkaz

Vladikavkaz (tiếng Nga: Владикавказ) là thủ phủ của Cộng hòa Bắc Ossetia-Alania, Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Vladikavkaz · Xem thêm »

Voronezh

Voronezh (tiếng Nga: Воронеж) là một thành phố lớn ở tây nam Nga, cách Ukraina không xa.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Voronezh · Xem thêm »

Wilhelm List

Siegmund Wilhelm List (14 tháng 5 năm 1880 – 17 tháng 8 năm 1971) là một trong số các thống chế của quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Wilhelm List · Xem thêm »

Yartsevo

Huy hiệu của Yartsevo Yartsevo (Я́рцево) là thị trấn và trung tâm hành chính của huyện Yartsevsky thuộc tỉnh Smolensk, Nga, nằm trên sông sông Vop cách Smolensk 63 km về phía đông bắc.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Yartsevo · Xem thêm »

Yeysk

Yeysk (tiếng Nga: Ейск) là một thành phố cảng và du lịch Nga.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Yeysk · Xem thêm »

Zaporizhia

Zaporizhia hay Zaporozhye (Запоріжжя, chuyển tự Zaporizhzhia hay Zaporizhzhya, Запорожье, chuyển tự tiếng Nga Zaporozh'ye) là thành phố ở đông nam Ukraina, nằm bên hai bờ sông Dnieper.

Mới!!: Chiến dịch Blau và Zaporizhia · Xem thêm »

1 tháng 8

Ngày 1 tháng 8 là ngày thứ 213 (214 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 1 tháng 8 · Xem thêm »

11 tháng 4

Ngày 11 tháng 4 là ngày thứ 101 trong mỗi năm thường (ngày thứ 102 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Chiến dịch Blau và 11 tháng 4 · Xem thêm »

11 tháng 7

Ngày 11 tháng 7 là ngày thứ 192 (193 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 11 tháng 7 · Xem thêm »

15 tháng 7

Ngày 15 tháng 7 là ngày thứ 196 (197 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 15 tháng 7 · Xem thêm »

18 tháng 11

Ngày 18 tháng 11 là ngày thứ 322 (323 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 18 tháng 11 · Xem thêm »

19 tháng 11

Ngày 19 tháng 11 là ngày thứ 323 (324 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 19 tháng 11 · Xem thêm »

1942

1942 (số La Mã: MCMXLII) là một năm thường bắt đầu vào thứ năm trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 1942 · Xem thêm »

1943

1943 (số La Mã: MCMXLIII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Sáu trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 1943 · Xem thêm »

20 tháng 12

Ngày 20 tháng 12 là ngày thứ 354 (355 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 20 tháng 12 · Xem thêm »

20 tháng 6

Ngày 20 tháng 6 là ngày thứ 171 (172 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 20 tháng 6 · Xem thêm »

22 tháng 6

Ngày 22 tháng 6 là ngày thứ 173 (174 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 22 tháng 6 · Xem thêm »

22 tháng 7

Ngày 22 tháng 7 là ngày thứ 203 (204 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 22 tháng 7 · Xem thêm »

23 tháng 3

Ngày 23 tháng 3 là ngày thứ 82 trong mỗi năm thường (ngày thứ 83 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Chiến dịch Blau và 23 tháng 3 · Xem thêm »

23 tháng 7

Ngày 23 tháng 7 là ngày thứ 204 (205 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 23 tháng 7 · Xem thêm »

25 tháng 9

Ngày 25 tháng 9 là ngày thứ 268 (269 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 25 tháng 9 · Xem thêm »

28 tháng 6

Ngày 28 tháng 6 là ngày thứ 179 (180 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 28 tháng 6 · Xem thêm »

5 tháng 4

Ngày 5 tháng 4 là ngày thứ 95 trong mỗi năm thường (ngày thứ 96 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Chiến dịch Blau và 5 tháng 4 · Xem thêm »

6 tháng 7

Ngày 6 tháng 7 là ngày thứ 187 (188 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 6 tháng 7 · Xem thêm »

7 tháng 5

Ngày 7 tháng 5 là ngày thứ 127 (128 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 7 tháng 5 · Xem thêm »

7 tháng 7

Ngày 7 tháng 7 là ngày thứ 188 (189 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Blau và 7 tháng 7 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Chiến cục 1942-1943 (Liên Xô), Chiến dịch Blue, Kế hoạch Xanh.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »