Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Chiến dịch Donets

Mục lục Chiến dịch Donets

Chiến dịch Donets hay Trận Kharkov lần thứ ba là một chuỗi những chiến dịch phản công của quân đội phát xít Đức nhằm vào Hồng quân Liên Xô tại gần khu vực Kharkov trong chiến tranh Xô-Đức (Харьков; Харків), diễn ra từ ngày 19 tháng 2 đến 15 tháng 3 năm 1943.

75 quan hệ: Đức Quốc Xã, Belgorod, Bryansk, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina, Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya, Chiến dịch Bão Mùa đông, Chiến dịch Büffel, Chiến dịch Cái Vòng (1943), Chiến dịch Kharkov (1941), Chiến dịch Ngôi Sao, Chiến dịch Ostrogozhsk-Rossosh, Chiến dịch phản công Belgorod-Kharkov, Chiến dịch Sao Thổ, Chiến dịch Voronezh-Kastornoye, Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh Xô-Đức, Dnipro, Erhard Raus, Erich von Manstein, Filipp Ivanovich Golikov, Friedrich Kirchner, Günther von Kluge, Gotthard Heinrici, Hồng Quân, Heinz Guderian, Hermann Hoth, Ivan Danilovich Chernyakhovsky, Joachim Peiper, Joseph Goebbels, Junkers Ju 87, Kavkaz, Kharkiv, Kharkiv (tỉnh), Konotop, Konstantin Konstantinovich Rokossovsky, Krasnohrad, Kremenchuk, Kursk, Liên Xô, Lozova, Mariupol, Merefa, Na Uy, Nikolai Fyodorovich Vatutin, Oryol, Panzer III, Panzer IV, Paul Ludwig Ewald von Kleist, Pavlohrad, Phương diện quân Bryansk, ..., Phương diện quân Sông Đông, Phương diện quân Trung Tâm, Phương diện quân Voronezh, Pokrovsk, Ukraina, Polohy, Poltava, Rodion Yakovlevich Malinovsky, Rostov trên sông Đông, Sông Đông (Nga), Sông Desna, Sloviansk, Starobilsk, Stavka, Taganrog, Trận Stalingrad, Trận Vòng cung Kursk, Walter Model, Wehrmacht, Wilhelm Keitel, Xe tăng T-34, Xe tăng Tiger I, Zaporizhia, 15 tháng 3, 19 tháng 2, 1943. Mở rộng chỉ mục (25 hơn) »

Đức Quốc Xã

Đức Quốc Xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế Thứ ba (Drittes Reich), là nước Đức trong thời kỳ 1933-1945 đặt dưới một chế độ độc tài chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP).

Mới!!: Chiến dịch Donets và Đức Quốc Xã · Xem thêm »

Belgorod

Belgorod (tiếng Nga: Белгород) là một thành phố ở phía tây nước Nga, nằm trên sông Donets Seversky chỉ cách 40 km về phía bắc biên giới với Ukraina, tại.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Belgorod · Xem thêm »

Bryansk

Bryansk (tiếng Nga: Брянск) là một thành phố ở Nga, nằm cách 379 km (235 dặm) về phía tây nam Moskva.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Bryansk · Xem thêm »

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina

Không có mô tả.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina · Xem thêm »

Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya

Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya (Lozova) (được Thống chế Đức Wilhelm Bodewin Gustav Keitel gọi là Trận Kharkov lần thứ hai) là một hoạt động quân sự lớn của quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã tại sườn phía Nam mặt trận Xô-Đức, chiến trường chính của chiến dịch là khu vực tam giác Barvenkovo-Vovchansk-Krasnograd ở phía Đông Kharkov, trên khu vực nằm giữa hai con sông Bắc Donets và Oskol. Dựa vào ưu thế tương đối về binh lực tại khu vực mặt trận Tây Nam, Phương diện quân Tây Nam đã đệ trình kế hoạch chiến dịch từ cuối tháng 2 năm 1942 với ý đồ chiếm lại Kharkov bằng hai đòn vu hồi từ phía Bắc và phía Nam. Kế hoạch này bị Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô phản đối vì khi tính toán tại thì thấy không được bảo đảm về nhân lực và vật chất. Tuy nhiên, I. V. Stalin lại ủng hộ kế hoạch này và lệnh cho Bộ Tổng tham mưu phải tuân thủ do Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam S. K. Timoshenko cam đoan sẽ thành công. Khởi đầu ngày 12 tháng 5, sau ba ngày tấn công, bốn tập đoàn quân bộ binh và hai quân đoàn xe tăng Liên Xô đã tiến công đến cách phía Bắc và phía Nam Kharkov khoảng 40 đến 60 km. Ngày 14 tháng 5, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) bắt đầu giai đoạn đệm của Chiến dịch Blau với mục đích chiếm một số bàn đạp chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công lớn vào mùa hè tại phía Nam mặt trận Xô-Đức. Sự cố tình trì hoãn việc dừng chiến dịch khi hậu cứ các cánh quân tấn công bị uy hiếp của nguyên soái S. K. Timoshenko đã khiến Phương diện quân Tây Nam (Liên Xô) đã phải trả giá đắt. Hai tập đoàn quân và hai quân đoàn xe tăng bị bốn tập đoàn quân Đức và Tập đoàn quân 2 Hungary bao vây tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Hai tập đoàn quân và hai quân đoàn xe tăng khác bị thiệt hại nặng. Phương diện quân Tây Nam và Phương diện quân Nam (Liên Xô) phải rút lui về sông Oskol. Một tháng sau, với binh lực lên đến 102 sư đoàn, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) được tăng cường Tập đoàn quân xe tăng 4 từ Cụm tập đoàn quân Trung tâm tiếp tục tấn công, đánh chiếm tuyến đường sắt bên hữu ngạn sông Đông, chiếm một loạt các vị trí quan trọng trên bờ Tây sông Đông và mở các chiến dịch Braunschweig tấn công trực diện vào Stalingrad, chiến dịch Edelweiss tràn vào Bắc Kavkaz. Thất bại của quân đội Liên Xô trong Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya vô hình trung đã tạo đà cho quân Đức phát huy thế mạnh các lực lượng tăng - thiết giáp của họ còn đang sung sức để hoàn thành bước đầu Kế hoạch Xanh, bổ đôi mặt trận của Liên Xô, tiến ra sông Volga và tràn đến Bắc Kavkaz, uy hiếp vùng dầu mỏ Baku - Grozny cực kỳ quan trọng đối với Liên Xô. Sau thất bại này, Nguyên soái S. K. Timoshenko phải rời khỏi vị trí tư lệnh Phương diện quân Tây Nam và chỉ còn vài lần được cử ra mặt trận với tư cách đại diện của Đại bản doanh. Kết quả tai hại của chiến dịch này còn làm cho Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô phải đưa đến Phương diện quân Tây Nam một phần lực lượng dự bị mà khó khăn lắm, họ mới dành dụm được trong mùa đông 1941-1942. Tất cả cũng chỉ đủ để cứu vãn cho bốn tập đoàn quân còn lại của Phương diện quân này khỏi bị hợp vây và lập được trận tuyến phòng ngự mới trên tả ngạn sông Đông.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya · Xem thêm »

Chiến dịch Bão Mùa đông

Chiến dịch Bão Mùa đông (Tiếng Đức: Unternehmen Wintergewitter) là tên gọi của cuộc hành quân lớn tại phía Nam Mặt trận Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai do Cụm Tập đoàn quân Sông Đông (Đức) dưới quyền chỉ huy của Thống chế Erich von Manstein tiến hành từ ngày 12 đến ngày 29 tháng 12 năm 1942.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Chiến dịch Bão Mùa đông · Xem thêm »

Chiến dịch Büffel

Chiến dịch Con Trâu hay Cuộc hành quân Con Trâu (tiếng Đức: Büffel Bewegung) là tên gọi của một chiến dịch quân sự diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức, kéo dài từ ngày 1 đến ngày 22 tháng 3 năm 1943.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Chiến dịch Büffel · Xem thêm »

Chiến dịch Cái Vòng (1943)

Chiến dịch Cái Vòng (Операция Кольцо) là một hoạt động quân sự chiến lược lớn của Quân đội Liên Xô chống lại Quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai đồng thời là giai đoạn cuối cùng của Trận Stalingrad. Được khởi đầu ngày 1 tháng 12 và kết thúc ngày 2 tháng 2 năm 1943, mục đích của chiến dịch là tiêu diệt hoàn toàn cụm quân Đức bị bao vây tại khu vực Stalingrad gồm toàn bộ Tập đoàn quân 6, một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) và các đơn vị tàn quân Romania. Chiến dịch này cũng thủ tiêu mối nguy cơ đe dọa phía sau lưng các Phương diện quân Voronezh, Tây Nam và Stalingrad lúc này đã đánh bại các cuộc hành quân giải vây của Cụm tập đoàn quân Sông Đông (Đức) trong Chiến dịch Bão Mùa đông và đang tiến về phía Tây sau thắng lợi của Chiến dịch Sao Thổ; làm tiêu tan ý đồ của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức sử dụng Cụm quân Stalingrad (Đức) như một lực lượng để kìm chân và làm phân tán lực lượng của các phương diện quân Liên Xô để tranh thủ thời gian rút Cụm tập đoàn quân A khỏi Bắc Kavkaz và Kuban, chỉnh đốn lực lượng để tổ chức phòng thủ trên tuyến sông Bắc Donets và Sumy, chờ thời cơ phản công khi mùa hè đến. Chiến dịch Cái Vòng được tiến hành trong ba giai đoạn. Trong đó, giai đoạn thứ nhất bắt đầu ngày 1 tháng 12 và được đình chỉ sau hai tuần thực hiện không thành công. Tiếp theo là thời gian tạm dừng chiến dịch từ này 14 tháng 12 năm 1942 đến ngày 10 tháng 1 năm 1943. Trong thời gian này, quân đội Đức tập trung nỗ lực vào việc mở một cầu hàng không để tiếp tế cho Cụm quân Stalingrad của họ còn quân đội Liên Xô sử dụng các lực lượng phòng không và không quân để ngăn cản cầu hàng không này, thực hiện chiến thuật bóp nghẹt Tập đoàn cứ điểm Stalingrad của quân Đức. Giai đoạn thứ ba bắt đầu ngày 10 tháng 1 khi bức thư kêu gọi đầu hàng của Tư lệnh Phương diện quân Sông Đông (Liên Xô) bị từ chối và kết thúc ngày 2 tháng 2 năm 1943 khi Thống chế Friedrich Paulus dẫn các sĩ quan dưới quyền ra hàng Phương diện quân Sông Đông sau gần một tháng kháng cự ác liệt và lệnh cho các đơn vị Đức và đồng minh của họ hạ vũ khí, chấm dứt chiến sự. Quân số của Đức và đồng minh ra hàng thuộc biên chế của sáu sư đoàn bộ binh (Đức), ba sư đoàn cơ giới (Đức), ba sư đoàn xe tăng (Đức), sư đoàn pháo phòng không tự hành 9, sư đoàn kỵ binh 1 và sư đoàn bộ binh 20 Romania, cuối cùng là trung đoàn Croatia do người Đức chỉ huy. Chiến dịch Cái Vòng là nốt nhấn cuối cùng của toàn bộ chuỗi chiến dịch của hai bên trong Trận Stalingrad kéo dài suốt 6 tháng 20 ngày, đánh dấu bước ngoặt quan trọng nhất của Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của quân đội và nhân dân Liên Xô. Với thất bại nặng nề tại Stalingrad, sự thất bại của nước Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã một lần nữa được báo trước với những âm hưởng rõ rệt hơn.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Chiến dịch Cái Vòng (1943) · Xem thêm »

Chiến dịch Kharkov (1941)

Chiến dịch Kharkov (1941), theo cách gọi của Wilhelm Keitel là Trận Kharkov lần thứ nhất, còn theo lịch sử của Nga là Chiến dịch phòng thủ Sumy-Kharkov, diễn ra từ ngày 1 tháng 10 đến ngày 29 tháng 10 năm 1941 tại các khu công nghiệp Donbass và trọng điểm là thành phố Kharkov và các vùng phụ cận trong giai đoạn cuối của Chiến dịch Barbarossa.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Chiến dịch Kharkov (1941) · Xem thêm »

Chiến dịch Ngôi Sao

Chiến dịch Ngôi Sao (Tiếng Nga: Oпераций «Звезда») là tên mã của Chiến dịch Belgorod-Kharkov, hoạt động quân sự lớn thứ ba do Phương diện quân Voronezh (Liên Xô) tiến hành tại miền Trung nước Nga trong chuỗi các chiến dịch tổng phản công mùa đông 1942-1943.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Chiến dịch Ngôi Sao · Xem thêm »

Chiến dịch Ostrogozhsk-Rossosh

Chiến dịch Ostrogozhsk–Rossosh (tiếng Nga: Острогожско-Россошанская операция) là tên gọi chính thức trong lịch sử Liên Xô (trước đây) và Liên bang Nga (hiện nay) của cuộc tấn công mùa đông 1942-1943 tại khu vực Ostrogozhsk - Rossosh trên thượng lưu sông Đông.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Chiến dịch Ostrogozhsk-Rossosh · Xem thêm »

Chiến dịch phản công Belgorod-Kharkov

Chiến dịch phản công Belgorod-Kharkov là một chuỗi các hoạt động quân sự lớn do hai phương diện quân Voronezh và Thảo nguyên của Quân đội Liên Xô làm chủ lực, có sự hỗ trợ của Phương diện quân Tây Nam, thực hiện các đòn phản công vào cánh Bắc của Cụm tập đoàn quân Nam (Đức).

Mới!!: Chiến dịch Donets và Chiến dịch phản công Belgorod-Kharkov · Xem thêm »

Chiến dịch Sao Thổ

Chiến dịch Sao Thổ (tiếng Nga: Операция Сатурн) là mật danh do Bộ Tổng tư lệnh tối cao Quân đội Liên Xô đặt cho cuộc tấn công quy mô lớn thứ hai của Chiến cục mùa đông 1942-1943 tại khu vực phía nam của Mặt trận Xô-Đức và là một phần của chiến dịch Stalingrad trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến dịch này được chuẩn bị như một sự tiếp nối Chiến dịch Sao Thiên Vương, hình thành sau các cuộc trao đổi ý kiến giữa I.V. Stalin, G.K. Zhukov và A.M.Vasilevsky trong tháng 11 năm 1942 và được Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô (Stavka) thông qua ngày 2 tháng 12 năm 1942.A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời (bản tiếng Việt). Nhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1984. trang 182-183 Theo kế hoạch Chiến cục mùa đông 1942-1943 của Liên Xô, sau khi thực hiện xong Chiến dịch Sao Thiên Vương, đánh bại hai tập đoàn quân 3 và 4 của Romania, hoàn thành việc bao vây Tập đoàn quân 6 và một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) tại khu vực Stalingrad; Phương diện quân Sông Đông và các đơn vị phía trong của hai Phương diện quân Tây Nam và Stalingrad sẽ tiếp tục thực hiện Chiến dịch Cái Vòng để thủ tiêu các lực lượng Đức và Romania trong vòng vây. Chủ lực các Phương diện quân Tây Nam và Stalingrad sẽ tiếp tục tấn công trên hướng Tây Nam, tiến về phía Rostov-na-Donu nhằm cô lập các Cụm tập đoàn quân A và Sông Đông (Đức) trong một vòng vây lớn hơn. Đồng thời, các tập đoàn quân tại sườn phía nam của Phương diện quân Voronezh phải đánh bại Tập đoàn quân 8 (Ý), chủ lực Phương diện quân Voronezh và cánh trái của Phương diện quân Bryansk phải kiềm chế Cụm tập đoàn quân B gồm Tập đoàn quân 2 (Đức) và Tập đoàn quân 2 (Hungary), che chở sườn phải cho Phương diện quân Tây Nam. Đó là toàn bộ ý đồ của Chiến dịch Sao Thổ. Nếu thành công, cuộc tấn công này sẽ khiến phần còn lại của Cụm tập đoàn quân Đức ở phía Nam, một phần ba tổng số quân Đức ở Liên Xô, mắc kẹt tại vùng Kavkaz. Tuy nhiên, do việc chậm thanh toán cụm quân Đức đang bị vây tại Stalingrad đã thu hút vào đây 7 tập đoàn quân Liên Xô và do cuộc phản công của Cụm tập đoàn quân Sông Đông (Đức) được triển khai sớm, trước khả năng quân Đức có thể giải vây cụm quân của Friedrich Paulus. Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô đã nhanh chóng chuyển hướng Chiến dịch Sao Thổ thành "Chiến dịch Sao Thổ nhỏ". Mục tiêu tấn công của chiến dịch này không nhằm thẳng về hướng Nam đến Rostov như cũ mà nhằm về hướng Đông Nam, đánh vào sau lưng Cụm tác chiến Hollidt của Đức, đánh bại Tập đoàn quân 8 Ý, buộc Quân đoàn xe tăng 48 Đức phải quay lại đối phó và sau đó, tiêu diệt nốt quân đoàn này, làm sụp đổ toàn bộ cánh Bắc của Cụm tập đoàn quân Sông Đông. Cuối cùng, mới có thể tính đến việc thanh toán Tập đoàn quân 6 (Đức) trong vòng vây và tiếp tục cô lập Cụm tập đoàn quân A (Đức) ở Bắc Kavkaz và Kuban. Chiến dịch được dự kiến bắt đầu ngày 10 tháng 12 nhưng đã phải lùi lại 6 ngày để Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô có thể xác định chắn chắn ý đồ chiến dịch của quân đội Đức và tập trung thêm lực lượng dự bị tại tuyến đầu.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Chiến dịch Sao Thổ · Xem thêm »

Chiến dịch Voronezh-Kastornoye

Chiến dịch Voronezh-Kastornoye (từ ngày 24 tháng 1 đến ngày 17 tháng 2 năm 1943) là một hoạt động quân sự chiến thuật của quân đội Liên Xô chống lại 10 sư đoàn Đức và 2 sư đoàn Hungary tại mặt trận Voronezh trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Chiến dịch Voronezh-Kastornoye · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Chiến tranh Xô-Đức

Chiến tranh Xô–Đức 1941–1945 là cuộc chiến giữa Liên Xô và Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trải dài khắp Bắc, Nam và Đông Âu từ ngày 22 tháng 6 năm 1941 khi Quân đội Đức Quốc xã (Wehrmacht) theo lệnh Adolf Hitler xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô- Đức và bất ngờ tấn công Liên bang Xô Viết tới ngày 9 tháng 5 năm 1945 khi đại diện Đức Quốc xã ký kết biên bản đầu hàng không điều kiện Quân đội Xô Viết và các lực lượng của Liên minh chống Phát xít sau khi Quân đội Xô Viết đánh chiếm thủ đô Đức Berlin.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Chiến tranh Xô-Đức · Xem thêm »

Dnipro

Dnipro hay Dnepropetrovsk (tiếng Ukraina: Дніпро Dnipro; tiếng Nga: Днипро Dnipro, trước đây là Екатериносла́в Yekaterinoslav; phát âm như "đờ-nhi-pờ-rô-pê-tro-sơ-kơ") là thành phố lớn thứ ba của Ukraina với dân số 1,1 triệu người, diện tích: 397 km².

Mới!!: Chiến dịch Donets và Dnipro · Xem thêm »

Erhard Raus

Erhard Raus (sinh ngày 8 Tháng 1 năm 1889 mất ngày 3 tháng 4 năm 1956), là Đại tướng của quân đội Đức Quốc xã.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Erhard Raus · Xem thêm »

Erich von Manstein

Erich von Manstein (24 tháng 11 năm 1887 – 10 tháng 7 năm 1973) là một chỉ huy cấp cao của quân đội Đức thời Đệ tam Đế chế.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Erich von Manstein · Xem thêm »

Filipp Ivanovich Golikov

Filipp Ivanovich Golikov trong thời gian làm Giám đốc Cục Tình báo Trung ương Liên Xô(GRU) Filipp Ivanovich Golikov (Фили́пп Ива́нович Го́ликов, đọc là Philíp Ivannôvích Gôlicốp), (30 tháng 7 năm 1900 - 29 tháng 7 năm 1980) là một sĩ quan chỉ huy của Hồng quân Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Filipp Ivanovich Golikov · Xem thêm »

Friedrich Kirchner

Friedrich Kirchner (sinh ngày 26 tháng 3 năm 1885, mất ngày 6 tháng 4 năm 1960), là một thượng tướng thiết giáp (General der Panzertruppe) của Đức Quốc xã.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Friedrich Kirchner · Xem thêm »

Günther von Kluge

Günther "Hans" von Kluge (30 tháng 10 năm 1882 – 19 tháng 8 năm 1944) là một thống chế trong quân đội Đức.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Günther von Kluge · Xem thêm »

Gotthard Heinrici

Gotthardt Heinrici. Gotthardt Heinrici (25 tháng 12 năm 1886 – 13 tháng 12 năm 1971) là một vị tướng bộ binh và thiết giáp của Đệ tam Đế chế Đức, đã được thăng đến cấp Đại tướng.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Gotthard Heinrici · Xem thêm »

Hồng Quân

Hồng Quân là cách gọi vắn tắt của Hồng quân Công Nông (tiếng Nga: Рабоче-крестьянская Красная армия; dạng ký tự Latin: Raboche-krest'yanskaya Krasnaya armiya, viết tất: RKKA), tên gọi chính thức của Lục quân và Không quân Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Hồng Quân · Xem thêm »

Heinz Guderian

Heinz Wilhelm Guderian (17 tháng 6 năm 1888 tại Tây Phổ – 14 tháng 5 năm 1954 tại Bayern) là Đại tướng Lục quân Đức thời Đệ tam Đế chế.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Heinz Guderian · Xem thêm »

Hermann Hoth

Hermann Hoth (1885-1971) là một Đại tướng Lục quân Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Hermann Hoth · Xem thêm »

Ivan Danilovich Chernyakhovsky

Ivan Danilovich Chernyakhovsky hay Cherniakhovsky (tiếng Nga: Ива́н Дани́лович Черняхо́вский) (sinh ngày 29 tháng 6, lịch cũ ngày 16 tháng 6 năm 1906, hy sinh ngày 18 tháng 2 năm 1945) là một chỉ huy Hồng quân trong Thế chiến thứ hai, Anh hùng Liên bang Xô viết.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Ivan Danilovich Chernyakhovsky · Xem thêm »

Joachim Peiper

Peiper Joachim Peiper (30 tháng 1 năm 1915 tại Berlin - 13 tháng 7 năm 1976 tại Traves, Pháp), còn được biết dưới tên Joachim "Jochen" Peiper vì Jochen là tên gọi thân mật cho Joachim, là một sĩ quan và lãnh đạo cao cấp của Waffen-SS (lực lượng vũ trang SS), Đức Quốc xã.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Joachim Peiper · Xem thêm »

Joseph Goebbels

Paul Joseph Goebbels ((phiên âm: Giô-xép Gơ-ben) (29 tháng 10 năm 1897 – 1 tháng 5 năm 1945) là một chính trị gia người Đức giữ chức Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã từ 1933 đến 1945. Goebbels là một trong số những trợ lý gần gũi và thuộc hạ tận tâm nhất của Adolf Hitler; ông được biết đến với những lần diễn thuyết trước công chúng cùng tư tưởng bài Do Thái sâu sắc và hiểm độc của mình, bởi vậy Goebbels đã ủng hộ việc tận diệt người Do Thái trong vụ Holocaust. Goebbels có mong muốn trở thành một tác giả, ông giành được tấm bằng Tiến sĩ Triết học tại Đại học Heidelberg vào năm 1921. Ba năm sau, Goebbels gia nhập đảng Quốc xã và cộng tác với Gregor Strasser tại chi nhánh phía Bắc của họ. Năm 1926 Goebbels được bổ nhiệm làm Gauleiter (lãnh đạo địa bàn) của Berlin, tại đây ông bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng biện pháp tuyên truyền để giúp nâng cao vị thế và xúc tiến các kế hoạch của đảng. Sau khi những người Quốc xã lên nắm quyền vào năm 1933, Bộ Tuyên truyền của Goebbels đã nhanh chóng giành lấy và thực thi quyền giám sát quản lý các phương tiện truyền thông, nghệ thuật, và thông tin tại Đức. Goebbels tỏ ra đặc biệt thông thạo trong việc sử dụng các phương thức tương đối mới mẻ như phát thanh và phim ảnh để phục vụ cho mục đích tuyên truyền. Đề tài tuyên truyền gồm có bài Do Thái, công kích Giáo hội Cơ đốc, và sau sự bùng nổ của Thế chiến thứ hai là nỗ lực định hướng tinh thần. Vào năm 1943, Goebbels bắt đầu gây áp lực lên Hitler nhằm giới thiệu các biện pháp tạo nên "chiến tranh toàn diện", trong đó có việc đóng cửa các doanh nghiệp không cần thiết, buộc phụ nữ gia nhập lực lượng lao động khổ sai, và tận dụng những nam giới thuộc các ngành nghề được miễn trước đây để cho nhập ngũ. Hitler về sau bổ nhiệm Goebbels làm Toàn quyền Chiến tranh toàn diện vào ngày 23 tháng 7 năm 1944, nhờ đó Goebbels đã tiến hành các biện pháp, đa phần thất bại, nhằm làm tăng quân số phục vụ trong ngành sản xuất vũ khí và quân đội (Wehrmacht). Khi cuộc chiến gần khép lại cũng là lúc Đức Quốc xã đối mặt với thất bại, thời điểm đó Goebbels đoàn tụ với vợ Magda và những đứa con của mình tại Berlin. Từ ngày 22 tháng 4 năm 1945 gia đình họ trú ẩn dưới Vorbunker, một phần tổ hợp boongke dưới mặt đất của Hitler. Hitler tự sát vào ngày 30 tháng 4. Theo như bản di chúc của Hitler, Goebbels lên kế nhiệm ông trong vai trò Thủ tướng Đức. Goebbels giữ chức vụ này trong vòng một ngày, trước khi cùng vợ hạ độc sáu đứa con rồi tự sát.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Joseph Goebbels · Xem thêm »

Junkers Ju 87

Junkers Ju 87 còn gọi là Stuka (từ tiếng Đức Sturzkampfflugzeug, "máy bay ném bom bổ nhào") là máy bay ném bom bổ nhào hai người (một phi công và một xạ thủ ngồi phía sau) của lực lượng không quân Đức Quốc xã thời Chiến tranh thế giới thứ hai, do Hermann Pohlmann thiết kế.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Junkers Ju 87 · Xem thêm »

Kavkaz

khí tự nhiên, và than đá. Kavkaz (phiên âm tiếng Việt: Cáp-ca hay Cáp-ca-dơ, tiếng Anh: Caucasus, tiếng Adygea: Къэфкъас, tiếng Armenia: Կովկաս, tiếng Azerbaijan: Qafqaz, tiếng Gruzia: კავკასია (K'avk'asia), tiếng Nga: Кавка́з, tiếng Ossetia: Кавказ, tiếng Chechnya: Кавказ, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kafkasya) là một khu vực địa lý nằm ở biên giới giữa châu Âu và châu Á. Nơi đây có dãy núi Kavkaz, bao gồm ngọn núi cao nhất châu Âu là núi Elbrus.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Kavkaz · Xem thêm »

Kharkiv

Kharkiv hay Kharkov (tiếng Ukraina: Ха́рків; tiếng Nga: Ха́рьков) là thành phố lớn thứ hai của Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Kharkiv · Xem thêm »

Kharkiv (tỉnh)

Tỉnh Kharkiv (Харківська область, chuyển tự Kharkivs’ka oblast’; cũng viết Kharkivshchyna – Харківщина) là một tỉnh ở phía đông của Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Kharkiv (tỉnh) · Xem thêm »

Konotop

Konotop (tiếng Ukraina) là một thành phố nằm trong tỉnh Sumi của Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Konotop · Xem thêm »

Konstantin Konstantinovich Rokossovsky

Konstantin Konstantinovich Rokossovsky (tiếng Nga: Константин Константинович Рокоссовский, tiếng Ba Lan: Konstanty Rokossowski), tên khai sinh là Konstantin Ksaveryevich Rokossovsky, (sinh ngày 21 tháng 12 năm 1896, mất ngày 3 tháng 8 năm 1968) là một chỉ huy cao cấp của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Konstantin Konstantinovich Rokossovsky · Xem thêm »

Krasnohrad

Krasnohrad (tiếng Ukraina: Красноград) là một thành phố của Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Krasnohrad · Xem thêm »

Kremenchuk

Kremenchuk (tiếng Ukraina: Кременчук) là một thành phố thuộc tỉnh Poltava, Ukraiana.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Kremenchuk · Xem thêm »

Kursk

Kursk là một thành phố ở miền trung nước Nga.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Kursk · Xem thêm »

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Liên Xô · Xem thêm »

Lozova

Lozova (tiếng Ukraina: Лозова) là một thành phố của Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Lozova · Xem thêm »

Mariupol

Mariupol (tiếng Ukraina: Маріуполь) là một thành phố nằm trong tỉnh Donetsk của Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Mariupol · Xem thêm »

Merefa

Merefa (tiếng Ukraina: Мерефа) là một thành phố của Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Merefa · Xem thêm »

Na Uy

Na Uy (Bokmål: Norge; Nynorsk: Noreg), tên chính thức là Vương quốc Na Uy (Bokmål: Kongeriket Norge; Nynorsk: Kongeriket Noreg), là một quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến tại Bắc Âu chiếm phần phía tây Bán đảo Scandinavie.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Na Uy · Xem thêm »

Nikolai Fyodorovich Vatutin

Nikolai Fyodorovich Vatutin (tiếng Nga: Николай Федорович Ватутин) (sinh ngày 16 tháng 12 năm 1901, mất ngày 14 tháng 4 năm 1944) là một chỉ huy Hồng quân nổi tiếng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Nikolai Fyodorovich Vatutin · Xem thêm »

Oryol

Oryol hoặc Orel (tiếng Nga: Орёл) là một thành phố ở Nga, trung tâm hành chính của tỉnh Oryol.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Oryol · Xem thêm »

Panzer III

Panzer-III là tên một loại xe tăng hạng trung do Đức phát triển vào những năm 1930 và sử dụng trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Panzer III · Xem thêm »

Panzer IV

Panzerkampfwagen IV (Pz.Kpfw. IV) thường được gọi là Panzer IV là một chiếc xe tăng hạng trung của Đức Quốc xã được thiết kế vào cuối những năm 1930 và được sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Panzer IV · Xem thêm »

Paul Ludwig Ewald von Kleist

Paul Ludwig Ewald von Kleist (8 tháng 8 năm 1881 – 13 tháng 11 1954) là một thống chế Đức quốc xã trong Thế chiến thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Paul Ludwig Ewald von Kleist · Xem thêm »

Pavlohrad

Pavlohrad (tiếng Ukraina: Павлоград, tiếng Nga) là một thành phố Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Pavlohrad · Xem thêm »

Phương diện quân Bryansk

Phương diện quân Bryansk (tiếng Nga: Брянский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Phương diện quân Bryansk · Xem thêm »

Phương diện quân Sông Đông

Phương diện quân Sông Đông (tiếng Nga: Донской фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Phương diện quân Sông Đông · Xem thêm »

Phương diện quân Trung Tâm

Phương diện quân Trung tâm (tiếng Nga: Центральный фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Phương diện quân Trung Tâm · Xem thêm »

Phương diện quân Voronezh

Phương diện quân Voronezh (tiếng Nga: Воронежский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Phương diện quân Voronezh · Xem thêm »

Pokrovsk, Ukraina

Pokrovsk (Покровськ), cho đến năm 2016: Krasnoarmiisk (Красноармі́йськ; Красноармейск; cho đến năm 1938: Гришино; chuyển tự Grishino) là một thành phố thuộc tỉnh Donetsk, Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Pokrovsk, Ukraina · Xem thêm »

Polohy

Polohy (tiếng Ukraina: Пологи) là một thành phố của Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Polohy · Xem thêm »

Poltava

Rotunda trắng ở quảng trường Sobornaya Poltava (Полта́ва) là một thành phố tỉnh lỵ tỉnh Poltava của Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Poltava · Xem thêm »

Rodion Yakovlevich Malinovsky

Rodion Yakovlevich Malinovsky (tiếng Nga: Родион Яковлевич Малиновский) (sinh ngày: 23 tháng 11 năm 1898, mất ngày 31 tháng 3 năm 1967) là một chỉ huy cao cấp của Hồng quân trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nguyên soái Liên bang Xô viết từ năm 1944.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Rodion Yakovlevich Malinovsky · Xem thêm »

Rostov trên sông Đông

Rostov trên sông Đông (tiếng Nga: Росто́в-на-Дону́ Rostov-na-Donu, tiếng Anh: Rostov-on-Don) là một thành phố, thủ phủ tỉnh Rostov và Vùng liên bang Phía Nam của Nga, nằm trên sông Don, cách biển Azov 46 km.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Rostov trên sông Đông · Xem thêm »

Sông Đông (Nga)

Sông Đông đoạn gần Yelets thuộc tỉnh Lipetsk, Nga. Sông Đông (tiếng Nga: Река Дон) là một con sông chính thuộc phần châu Âu của Nga.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Sông Đông (Nga) · Xem thêm »

Sông Desna

Sông Desna (tiếng Nga: Деснa) là một con sông tại Nga và Ukraina, sông nhánh phía tả ngạn của sông Dnepr, đồng thời cũng là sông nhánh dài nhất của sông Dnepr.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Sông Desna · Xem thêm »

Sloviansk

Sloviansk (tiếng Ukraina: Слов'янськ) hay Slavyansk (tiếng Nga: Славянск) là một thành phố ở phía đông Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Sloviansk · Xem thêm »

Starobilsk

Starobilsk (tiếng Ukraina: Старобільськ) là một thành phố của Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Starobilsk · Xem thêm »

Stavka

Stavka (Ставка), thường được chuyển ngữ sang tiếng Việt là Đại bản doanh hoặc Tổng hành dinh, là thuật ngữ thường dùng trong tiếng Nga để chỉ cơ quan lãnh đạo tối cao của lực lượng vũ trang của Đế quốc Nga và Liên Xô trong thời gian chiến tranh.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Stavka · Xem thêm »

Taganrog

Taganrog (p) là một thành phố hải cảng Nga.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Taganrog · Xem thêm »

Trận Stalingrad

Trận Stalingrad là một trận đánh lớn diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức giữa một phe là quân đội phát xít Đức cùng với các chư hầu và phe kia là Hồng quân Liên Xô tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở miền Tây Nam nước Nga.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Trận Stalingrad · Xem thêm »

Trận Vòng cung Kursk

Trận vòng cung Kursk (lịch sử Nga gọi là Chiến dịch phòng ngự - phản công Kursk) là một trong những chiến dịch lớn nhất trên chiến trường Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, kéo dài từ ngày 5 tháng 7 đến 23 tháng 8 năm 1943 giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã tại vùng đồng bằng giữa các thành phố Kursk (tiếng Nga: Курск), Oryol (Орёл), Belgorod (Белгород) và Kharkov (Харьков) thuộc Liên Xô (cũ), nay thuộc miền trung tây nước Nga và đông Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Trận Vòng cung Kursk · Xem thêm »

Walter Model

nhỏ Otto Moritz Walter Model (24 tháng 1 năm 1891 - 21 tháng 4 năm 1945) là một thống chế của quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Walter Model · Xem thêm »

Wehrmacht

Wehrmacht (viết bằng tiếng Đức, tạm dịch: Lực lượng Vệ quốcFrom wehren, "to defend" and Macht, "power, force". See the Wiktionary article for more information.) là tên thống nhất của các lực lượng vũ trang quân đội Đức Quốc xã từ năm 1935 đến năm 1945.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Wehrmacht · Xem thêm »

Wilhelm Keitel

Wilhelm Bodewin Gustav Keitel (22 tháng 9 1882 – 16 tháng 10 1946) là thống chế, chỉ huy trưởng Bộ tư lệnh tối cao (OKW) của quân đội Đức Quốc xã và bộ trưởng bộ chiến tranh của Đức.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Wilhelm Keitel · Xem thêm »

Xe tăng T-34

Xe tăng T–34 là một xe tăng hạng trung sản xuất bởi Liên Xô từ năm 1940 đến năm 1958, chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh Xô-Đức (1941-1945).

Mới!!: Chiến dịch Donets và Xe tăng T-34 · Xem thêm »

Xe tăng Tiger I

Tiger I (phiên âm từ tiếng Đức: Thi-gờ) là một loại xe tăng hạng nặng của Đức được sử dụng trong Thế chiến II, được sản xuất từ cuối năm 1942 như một phương án đương đầu với sự kháng cự mạnh không ngờ của lực lượng thiết giáp Liên Xô trong những tháng đầu của Chiến dịch Barbarossa, đặc biệt là chiếc T-34 và KV-1.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Xe tăng Tiger I · Xem thêm »

Zaporizhia

Zaporizhia hay Zaporozhye (Запоріжжя, chuyển tự Zaporizhzhia hay Zaporizhzhya, Запорожье, chuyển tự tiếng Nga Zaporozh'ye) là thành phố ở đông nam Ukraina, nằm bên hai bờ sông Dnieper.

Mới!!: Chiến dịch Donets và Zaporizhia · Xem thêm »

15 tháng 3

Ngày 15 tháng 3 là ngày thứ 74 (75 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Donets và 15 tháng 3 · Xem thêm »

19 tháng 2

Ngày 19 tháng 2 là ngày thứ 50 trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Donets và 19 tháng 2 · Xem thêm »

1943

1943 (số La Mã: MCMXLIII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Sáu trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Donets và 1943 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Chiến dịch Kharkov (1943), Trận Kharkov lần thứ ba.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »