Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Đế quốc Đức

Mục lục Đế quốc Đức

Hohenzollern. Bản đồ Đế quốc Đức thumb Các thuộc địa Đế quốc Đức Đế quốc Đức (Đức ngữ: Deutsches Reich) hay Đế chế thứ hai hay Đệ nhị Đế chế (Zweites Reich) được tuyên bố thiết lập vào ngày 18 tháng 1 năm 1871 sau khi thống nhất nước Đức và vài tháng sau đó chấm dứt Chiến tranh Pháp-Phổ.

90 quan hệ: Adolf Hitler, Anh, Anh hùng dân tộc, Áo, Đan Mạch, Đông Phổ, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, Đế quốc, Đế quốc Áo-Hung, Đế quốc La Mã Thần thánh, Đế quốc Nga, Đức Quốc Xã, Ba Lan, Bayern, Biển Baltic, Brandenburg, Cách mạng Đức, Chính trị, Chủ nghĩa tự do, Chiến tranh Pháp-Phổ, Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh thế giới thứ nhất, Cung điện Versailles, Elbe, Frankfurt am Main, Friedrich Ebert, Friedrich I của Phổ, Friedrich II của Phổ, Friedrich III, Hoàng đế Đức, Friedrich Wilhelm I của Phổ, Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg, Gia tộc Habsburg, Giáo hội Công giáo Rôma, Giáo hội Luther, Gott mit uns, Hannover, Heil dir im Siegerkranz, Hessen, Hiệp sĩ Teuton, Hoàng đế, Hoàng đế Đức, Kinh tế, Kurfürst, Lịch sử, Liên bang, Lied der Deutschen, Mein Kampf, Napoléon III, Ngôn ngữ chính thức, Nghị viện, ..., Ngoại giao, Nhà Hohenzollern, Otto von Bismarck, Paul von Hindenburg, Pháp, Quân đội Phổ, Quân chủ lập hiến, Quân sự, Rhein, Sachsen, Silesia, Thái tử, Tháng chín, Tháng tám, Thế kỷ 11, Thủ tướng, Thống nhất nước Đức, Tiếng Đan Mạch, Tiếng Đức, Tiếng Ba Lan, Tiếng Pháp, Trận Königgrätz, Trận Sedan, Trận Tannenberg, Viên, Vua, Vương quốc Phổ, Wilhelm I, Hoàng đế Đức, Wilhelm II, Hoàng đế Đức, 1410, 18 tháng 1, 1866, 1870, 1871, 1888, 1890, 1914, 1918, 1991, 9 tháng 11. Mở rộng chỉ mục (40 hơn) »

Adolf Hitler

Adolf Hitler ((phiên âm: A-đôn-phơ Hít-le)(20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934. Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust). Thời trẻ, khi còn ở Áo, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, và được nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng. Thất bại của Đế chế Đức làm cho ông cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở München. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Đảo chính nhà hàng bia". Sau khi thất bại, Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng thì Hitler được phóng thích. Năm 1928, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, thì chính đảng này thừa cơ phát triển lên. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng và sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị xử tử mà không cần xét xử. Trong vài năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi và họ tin rằng ông ta sẽ thay đổi cả nước Đức. Sau đó, Hitler đã đưa nước Đức vào con đường xâm lược bên ngoài, dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939. Trên thực tế, Hitler không cần dùng vũ lực đã đạt được tham vọng lãnh thổ đầu tiên của mình. Khi đó, Anh và Pháp đang bị khốn đốn bởi các vấn đề kinh tế, một mực xin hòa. Hitler hủy bỏ Hòa ước Versailles, tổ chức, chỉnh đốn lại quân đội Đức. Năm 1936, quân Đức chiếm đánh khu vực Rheiland và thiết lập phòng thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực xâm lược nước Áo. Hai nước Anh và Pháp không có sự can thiệp nào đối với hành động đó của Hitler, thậm chí khi ông chỉ đạo quân đội tiến hành thôn tính khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp cũng ngầm thừa nhận. Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Tháng 6 năm ấy, Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler tự ý bãi bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của họ; nhưng không tiêu diệt được quân đội của Liên Xô. Theo tác giả Panphilov (Giáo viên lịch sử Liên Xô của trường MGIMO Maxcva - Liên Xô) viết trong một cuốn sách của mình như là một sử gia đã từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thì trước khi quyết định xâm lược Liên Bang Xô Viết thì Hitler đã viết một bức thư cho trùm phát xít Ý là Benito Mussolini, qua đó cho rằng quyết định tấn công Liên Bang Xô Viết là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của ông vì Liên Xô là một quốc gia khổng lồ. Vì lẽ đó nếu như năm 1941 khi tấn công Liên Xô theo kế hoạch của chiến dịch Barbarosa, kể cả khi Hitler đồng ý với ý kiến của các tướng lĩnh dưới quyền tấn công thẳng đến Moskva thì cũng không nhanh chóng đánh gục được Liên Xô bởi vì Ban Lãnh đạo Liên Xô lúc đó sẽ nhanh chóng sơ tán về miền Đông dãy Uran để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Đức. Sự sai lầm dẫn tới thất bại của Hitler khi tấn công Liên Xô là hắn đã quá tự cao tự đại, coi thường người đồng minh trong phe của mình là Đế quốc Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản đã không đưa quân lên phía Bắc, hiệp đồng với Quân đội Đức để tấn công Liên Xô ở mặt trận phía Đông mà dồn quân xuống phía Nam chiếm vùng Đông Á, để mặc một mình Hitler cố gắng xâm chiếm Liên Xô rộng lớn. Những nhà tình báo vĩ đại đã nắm được ý đồ đơn phương tiến hành chiến tranh của Hitler và giúp cho Ban Lãnh đạo Liên Xô có những phương án thích ứng để đối phó với Hitler. Hitler và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Yōsuke Matsuoka, tại một cuộc họp ở Berlin tháng 3 năm 1941. Trong bối cảnh là Joachim von Ribbentrop. Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong 2 chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ 2. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu; mặc dù thất bại là không tránh khỏi, nhưng Hitler kiên quyết không đầu hàng. Sau trận đánh tại Stalingrad, Hitler hạ lệnh cho làm lễ quốc tang 4 ngày. Nhưng ông còn kéo dài cuộc chiến hơn hai năm nữa. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, quân Liên Xô đánh vào Berlin, Adolf Hitler tự tử ở boong-ke của mình. Sau đó, quân đội Đức Quốc xã và Nhật đều tuyên bố đầu hàng, Thế chiến thứ 2 kết thúc. Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời trước tuổi 30 của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hiếm thấy. Từng có truyền đơn nổi tiếng của Đức Quốc xã coi Adolf Hitler là chính khách mới nhất trong chuỗi một loạt các chính khác tài năng của nước Đức kể từ thời vua Friedrich II Đại Đế, tới Thủ tướng Otto von Bismarck, rồi lại đến Tổng thống Hindenburg. Bản thân ông cũng luôn ví mình với vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786), nhân dân Phổ có truyền thống lịch sử hào hùng gắn liền với chủ nghĩa anh hùng của vị vua này. Adolf Hitler cũng rất vui khi ông ta nghe nói rằng vua Friedrich II Đại Đế cứng rắn với các võ quan, từ đó ông có lý lẽ để biện minh cho những hành vi của chính mình. Thực chất, chế độ Đức Quốc xã không hề là sự nối tiếp của truyền thống Phổ. Những người lên nắm quyền thường phải tự bảo mình là "con cháu người xưa" để có được quyền thống trị hợp pháp. Đảng Quốc xã đọc về lịch sử vinh quang của nước Phổ, của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế cũng thường không đến nơi đến chốn, móp méo. Vị vua này bị những người Quốc xã phóng đại.

Mới!!: Đế quốc Đức và Adolf Hitler · Xem thêm »

Anh

Anh (England) là một quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Mới!!: Đế quốc Đức và Anh · Xem thêm »

Anh hùng dân tộc

Anh hùng dân tộc là một danh từ chung dùng để chỉ người có công lao kiệt xuất trong cuộc đấu tranh cho sự trường tồn và phát triển của một dân tộc, được nhân dân suy tôn và cả lịch sử dân tộc ghi nhận.

Mới!!: Đế quốc Đức và Anh hùng dân tộc · Xem thêm »

Áo

Áo (Österreich), tên chính thức là Cộng hòa Áo (Republik Österreich), là một cộng hòa liên bang và quốc gia không giáp biển với hơn 8,7 triệu người dân tại Trung Âu.

Mới!!: Đế quốc Đức và Áo · Xem thêm »

Đan Mạch

Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Danmark) là một quốc gia thuộc vùng Scandinavia ở Bắc Âu và là thành viên chính của Vương quốc Đan Mạch.

Mới!!: Đế quốc Đức và Đan Mạch · Xem thêm »

Đông Phổ

Tỉnh Đông Phổ (đỏ), thuộc Vương quốc Phổ, nằm trong Đế quốc Đức, 1871. Đông Phổ là phần chính của các khu vực Phổ dọc theo phía đông nam bờ biển Baltic từ thế kỷ 13 đến cuối chiến tranh thế giới thứ II tháng 5 năm 1945.

Mới!!: Đế quốc Đức và Đông Phổ · Xem thêm »

Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa

Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (tiếng Đức: Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei; viết tắt: NSDAP; gọi tắt: Nazi; gọi tắt trong tiếng Việt: Đảng Quốc Xã) là đảng cầm quyền Đức trong thời kỳ Đức Quốc Xã.

Mới!!: Đế quốc Đức và Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa · Xem thêm »

Đế quốc

Đế quốc thông thường là chỉ các quốc gia lớn mạnh, có tầm ảnh hưởng quốc tế sâu rộng, thống trị nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn hoặc chi phối được nhiều quốc gia.

Mới!!: Đế quốc Đức và Đế quốc · Xem thêm »

Đế quốc Áo-Hung

Đế quốc Áo-Hung, còn gọi là Nền quân chủ kép, Quốc gia kép là quốc gia phong kiến theo chế độ quân chủ ở Trung Âu, từ năm 1867 đến năm 1918, bao gồm đế quốc Áo (thủ đô Viên) và vương quốc Hungary (thủ đô Budapest), do hoàng đế Áo thuộc dòng họ Habsburg gốc Đức trị vì. Đế quốc Áo-Hung được thành lập dựa trên sự hợp nhất đế quốc Áo và vương quốc Hungary vào năm 1867 và lãnh thổ của đế quốc này bao gồm toàn bộ lưu vực sông Donau mà bây giờ là lãnh thổ của nhiều quốc gia ngày nay như Áo, Cộng hoà Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, Croatia và một phần lãnh thổ của Serbia, România, Ba Lan, bao gồm 73 triệu dân. Trước năm 1914, đế quốc Áo-Hung có diện tích đứng thứ hai châu Âu (sau đế quốc Nga) và dân số đứng thứ ba châu Âu (sau đế quốc Nga và đế quốc Đức). Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Áo-Hung tham gia phe Liên minh. Chiến tranh kết thúc, phe Liên minh bại trận và đế quốc Áo-Hung tan rã vào tháng 11 năm 1918. Sự kiện này cũng đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của nhà Habsburg ở châu Âu.

Mới!!: Đế quốc Đức và Đế quốc Áo-Hung · Xem thêm »

Đế quốc La Mã Thần thánh

Karl IV Đế quốc La Mã Thần Thánh (tiếng Latinh: Sacrum Romanum Imperium; tiếng Đức: Heiliges Römisches Reich; tiếng Ý: Sacro Romano Impero; tiếng Anh: Holy Roman Empire) còn được gọi là Thánh chế La Mã, là một phức hợp lãnh thổ rộng lớn đa sắc tộc, mà chủ yếu là người Đức, tồn tại từ cuối thời sơ kỳ Trung cổ cho đến năm 1806.

Mới!!: Đế quốc Đức và Đế quốc La Mã Thần thánh · Xem thêm »

Đế quốc Nga

Không có mô tả.

Mới!!: Đế quốc Đức và Đế quốc Nga · Xem thêm »

Đức Quốc Xã

Đức Quốc Xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế Thứ ba (Drittes Reich), là nước Đức trong thời kỳ 1933-1945 đặt dưới một chế độ độc tài chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP).

Mới!!: Đế quốc Đức và Đức Quốc Xã · Xem thêm »

Ba Lan

Ba Lan (tiếng Ba Lan: Polska), tên chính thức là Cộng hòa Ba Lan (tiếng Ba Lan: Rzeczpospolita Polska), là một quốc gia ở Trung Âu, tiếp giáp với các nước Đức, Slovakia, Cộng hòa Séc, Ukraina, Belarus, Litva, Nga và biển Baltic; diện tích 312.685 km², dân số 38,56 triệu gần như thuần chủng người Ba Lan, đa phần (95%) theo đạo Công giáo Rôma được truyền bá vào đây khi nhà nước Ba Lan đầu tiên hình thành vào thế kỷ thứ X. Lãnh thổ Ba Lan trong lịch sử có nhiều thay đổi, biên giới hiện nay có từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai theo Thoả thuận Yalta.

Mới!!: Đế quốc Đức và Ba Lan · Xem thêm »

Bayern

Bayern (tiếng Đức: Freistaat Bayern; tiếng Anh: Bavaria) là bang lớn nhất nằm cực nam của Đức ngày nay, với diện tích 70.553 km² và dân số 12,4 triệu người (đứng hàng thứ hai sau Nordrhein-Westfalen).

Mới!!: Đế quốc Đức và Bayern · Xem thêm »

Biển Baltic

Bản đồ biển Baltic Biển Baltic nằm ở Bắc Âu từ 53 đến 66 độ vĩ bắc và 20 đến 26 độ kinh đông, được bao bọc bởi bán đảo Scandinavia, khu vực Trung Âu và Đông Âu và quần đảo Đan Mạch.

Mới!!: Đế quốc Đức và Biển Baltic · Xem thêm »

Brandenburg

Brandenburg là một bang trong miền đông-bắc của nước Cộng hòa Liên bang Đức.

Mới!!: Đế quốc Đức và Brandenburg · Xem thêm »

Cách mạng Đức

Trong lịch sử Đức, Cách mạng Đức có thể là.

Mới!!: Đế quốc Đức và Cách mạng Đức · Xem thêm »

Chính trị

Chính trị (tiếng Anhː Politics) là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dân tộc và các quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích Từ khi xuất hiện, chính trị đã có ảnh hưởng to lớn tới quá trình tồn tại và phát triển của mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia, dân tộc và toàn nhân loại.

Mới!!: Đế quốc Đức và Chính trị · Xem thêm »

Chủ nghĩa tự do

Chủ nghĩa tự do là một hệ tư tưởng, quan điểm triết học, và truyền thống chính trị dựa trên các giá trị chính trị cơ sở về tự do và bình đẳng.

Mới!!: Đế quốc Đức và Chủ nghĩa tự do · Xem thêm »

Chiến tranh Pháp-Phổ

Chiến tranh Pháp - Phổ (19 tháng 7 năm 1870 - 10 tháng 5 năm 1871), sau khi chiến tranh kết thúc thì còn gọi là Chiến tranh Pháp - Đức (do sự nhất thống của nước Đức ở thời điểm ấy), hay Chiến tranh Pháp - Đức (1870 - 1871), Chiến tranh Pháp - Đức lần thứ nhất, thường được biết đến ở Pháp là Chiến tranh 1870, là một cuộc chiến giữa hai nước Pháp và Phổ.

Mới!!: Đế quốc Đức và Chiến tranh Pháp-Phổ · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.

Mới!!: Đế quốc Đức và Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đệ Nhất thế chiến hay Thế chiến 1, diễn ra từ 28 tháng 7 năm 1914 đến 11 tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Đế quốc Đức và Chiến tranh thế giới thứ nhất · Xem thêm »

Cung điện Versailles

Cung điện Versailles (tiếng Pháp: Château de Versailles) là nơi ở của các vua (và hoàng hậu) Pháp Louis XIII, Louis XIV, Louis XV và Louis XVI.

Mới!!: Đế quốc Đức và Cung điện Versailles · Xem thêm »

Elbe

Elbe (Elbe; tiếng Hạ Đức: Elv) là một trong số các sông chính của Trung Âu.

Mới!!: Đế quốc Đức và Elbe · Xem thêm »

Frankfurt am Main

Frankfurt am Main, thường chỉ được viết là Frankfurt, với dân số hơn 670.000 người là thành phố lớn nhất của bang Hessen (Đức) và là thành phố lớn thứ năm của Đức sau Berlin, Hamburg, München (Munich) và Köln (Cologne).

Mới!!: Đế quốc Đức và Frankfurt am Main · Xem thêm »

Friedrich Ebert

Friedrich Ebert (phiên âm: Phi-đrích E-be) (4 tháng 2 năm 1871 28 tháng 2 năm 1925) là một chính trị gia của đảng SPD là tổng thống đầu tiên của Đức từ năm 1919 cho tới khi ông ta mất vào năm 1925.

Mới!!: Đế quốc Đức và Friedrich Ebert · Xem thêm »

Friedrich I của Phổ

Friedrich I, còn viết là Frederic (đọc là Frêđêrich) (11 tháng 7 năm 1657 – 25 tháng 2 năm 1713) là một thành viên của Nhà Hohenzollern.

Mới!!: Đế quốc Đức và Friedrich I của Phổ · Xem thêm »

Friedrich II của Phổ

Friedrich II (24 tháng 1 năm 1712 – 17 tháng 8 năm 1786) là vua nước Phổ, trị vì từ ngày 31 tháng 5 năm 1740 đến khi qua đời vào ngày 17 tháng 8 năm 1786.

Mới!!: Đế quốc Đức và Friedrich II của Phổ · Xem thêm »

Friedrich III, Hoàng đế Đức

Friedrich III (18 tháng 10 năm 1831 tại Potsdam – 15 tháng 6 năm 1888 tại Potsdam) là vua nước Phổ, đồng thời là Hoàng đế thứ hai của Đế quốc Đức, trị vì trong vòng 99 ngày vào năm 1888 – Năm Tam đế trong lịch sử Đức.

Mới!!: Đế quốc Đức và Friedrich III, Hoàng đế Đức · Xem thêm »

Friedrich Wilhelm I của Phổ

Friedrich Wilhelm I, tên thật là Friedrich Wilhelm von Hohenzollern, (14 tháng 8 năm 1688 – 31 tháng 5 năm 1740), phiên âm tiếng Việt là Phriđrích I Vinhem là một thành viên của Hoàng tộc nhà Hohenzollern.

Mới!!: Đế quốc Đức và Friedrich Wilhelm I của Phổ · Xem thêm »

Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg

Friedrich Wilhelm I, còn viết là Frederick William I (16 tháng 2 năm 1620 – 29 tháng 4 năm 1688) là vị Tuyển hầu tước thứ 11 của xứ Brandenburg, và cũng là Quận công của xứ Phổ ("Phổ-Brandenburg"), trị vì từ năm 1640 đến khi qua đời năm 1688.

Mới!!: Đế quốc Đức và Friedrich Wilhelm I xứ Brandenburg · Xem thêm »

Gia tộc Habsburg

Cờ của hoàng tộc Habsburg Huy hiệu của hoàng tộc Habsburg Lâu đài Habsburg nguyên thủy, nơi phát tích gia tộc Habsburg, nay thuộc Thụy Sĩ Họ Habsburg là tên của một hoàng tộc ở châu Âu, được xem là một trong những hoàng tộc có thế lực nhất trong lịch sử châu Âu vào thời kì cận đại.

Mới!!: Đế quốc Đức và Gia tộc Habsburg · Xem thêm »

Giáo hội Công giáo Rôma

Giáo hội Công giáo (cụ thể hơn gọi là Giáo hội Công giáo Rôma) là một giáo hội thuộc Kitô giáo, hiệp thông hoàn toàn với vị Giám mục Giáo phận Rôma, hiện nay là Giáo hoàng Phanxicô.

Mới!!: Đế quốc Đức và Giáo hội Công giáo Rôma · Xem thêm »

Giáo hội Luther

Hoa hồng Luther Cộng đồng các Giáo hội Luther hình thành từ phong trào cải cách bên trong Cơ Đốc giáo, khởi nguồn từ những quan điểm thần học của Martin Luther được thể hiện qua các tác phẩm của ông.

Mới!!: Đế quốc Đức và Giáo hội Luther · Xem thêm »

Gott mit uns

Một Prussian thế kỷ thứ nhất Chiến tranh thế giới Prus enlisted của vành đai Gott mit uns ("Thiên Chúa với chúng ta") là một cụm từ thường được sử dụng trong chiến dịch truyền giáo của Phổ (từ năm 1701) và sau đó là do quân đội Đức trải qua các thời kỳ trải dài Đế quốc Đức (1871-1918), Third Reich (1933-1945), và những năm đầu của Tây Đức (1949 đến năm 1962).

Mới!!: Đế quốc Đức và Gott mit uns · Xem thêm »

Hannover

Hannover (theo tiếng Đức) hoặc Hanover (theo tiếng Anh) nằm trên dòng sông Leine, là thủ phủ của bang Niedersachsen, Đức.

Mới!!: Đế quốc Đức và Hannover · Xem thêm »

Heil dir im Siegerkranz

Heil dir im Siegerkranz (Tiếng Việt: Vẫy chào người đội vòng hoa chiến thắng) là quốc ca chính thức của Đế quốc Đức từ lúc thành lập 1871 đến khi giải thể vào năm 1918.

Mới!!: Đế quốc Đức và Heil dir im Siegerkranz · Xem thêm »

Hessen

Hessen là một bang của Đức ngày nay, với diện tích 21.114 km² và dân số 6,1 triệu người.

Mới!!: Đế quốc Đức và Hessen · Xem thêm »

Hiệp sĩ Teuton

Huynh đệ Teuton nhân danh Thánh Mẫu tại Hierosolymitanorum (tên chính thức tiếng Latin: Ordo domus Sanctæ Mariæ Theutonicorum Hierosolymitanorum; tiếng Đức: Orden der Brüder vom Deutschen Haus St. Mariens in Jerusalem), thường gọi tắt Huynh đệ Teuton (Deutscher Orden, Deutschherrenorden hay Deutschritterorden) là một giáo binh đoàn gốc Đức thời Trung Cổ được thành lập vào cuối thế kỷ 12 ở Acre, vùng Levant với mục đích trợ giúp các Kitô hữu hành hương tới Thánh Địa và thiết lập các bệnh xá.

Mới!!: Đế quốc Đức và Hiệp sĩ Teuton · Xem thêm »

Hoàng đế

Hoàng đế (chữ Hán: 皇帝, tiếng Anh: Emperor, La Tinh: Imperator) là tước vị tối cao của một vị vua (nam), thường là người cai trị của một Đế quốc.

Mới!!: Đế quốc Đức và Hoàng đế · Xem thêm »

Hoàng đế Đức

Hoàng đế Đức, đôi khi cũng gọi là Đức hoàng (tiếng Đức: Deutscher Kaiser) là tước hiệu chính thức của nguyên thủ quốc gia hay nói cách khác là vua của Đế quốc Đức - tức "Đế chế thứ hai" của người ĐứcPeter Viereck, Metapolitics: From Wagner and the German Romantics to Hitler, trang 126, mở đầu với sự đăng quang của Hoàng đế Wilhelm I (còn gọi là Wilhelm Đại Đế) trong cuộc Chiến tranh Pháp-Phổ vào ngày 18 tháng 1 năm 1871 tại cung điện Versailles, và kết thúc với sự kiện Hoàng đế Wilhelm II chính thức thoái vị vào ngày 18 tháng 11 năm 1918.

Mới!!: Đế quốc Đức và Hoàng đế Đức · Xem thêm »

Kinh tế

Kinh tế là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người trong một xã hội với một nguồn lực có giới hạn.

Mới!!: Đế quốc Đức và Kinh tế · Xem thêm »

Kurfürst

Trong Codex Balduineus (khoảng 1340) là hình của hội đồng Tuyển hầu, từ trái qua phải: Tổng giám mục Cologne, Tổng giám mục Mainz, Tổng giám mục Trier, Bá quân xứ Rhein, Công quân xứ Saxony, Hầu quân xứ Brandenburg và Quốc vương xứ Bohemia. Kurfürst (Prince-Elector hay gọi tắt là '''Elector'''.; Princeps Elector.; Tuyển đế hầu, Tuyển hầu tước), là tước hiệu dưới thời đại Đế quốc La Mã Thần thánh, dành để gọi những người trong hội đồng bầu cử của Đế quốc.

Mới!!: Đế quốc Đức và Kurfürst · Xem thêm »

Lịch sử

''Lịch sử'' - tranh của Nikolaos Gysis (1892) Lịch sử là Bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người.

Mới!!: Đế quốc Đức và Lịch sử · Xem thêm »

Liên bang

Bản đồ thể hiện các liên bang chính thức hiện nay. Liên bang (tiếng Latinh: foedus, federation) là hình thức nhà nước bao gồm một số các thành viên cá thể có chính phủ riêng tập hợp lại dưới một chính phủ liên bang thống nhất.

Mới!!: Đế quốc Đức và Liên bang · Xem thêm »

Lied der Deutschen

Lied der Deutschen (Bài hát người Đức) là quốc ca của Đức từ năm 1922.

Mới!!: Đế quốc Đức và Lied der Deutschen · Xem thêm »

Mein Kampf

Phiên bản tiếng Pháp của ''Mein Kampf'' Mein Kampf (nghĩa là "Cuộc tranh đấu của tôi" trong tiếng Đức) là tựa đề tiếng Đức của quyển sách do Adolf Hitler làm tác giả bắt đầu từ năm 1924, trình bày tư tưởng và cương lĩnh của ông về Đế chế Đức một khi ông ta lên nắm quyền.

Mới!!: Đế quốc Đức và Mein Kampf · Xem thêm »

Napoléon III

Napoléon III, cũng được biết như Louis-Napoléon Bonaparte (tên đầy đủ là Charles Louis-Napoléon Bonaparte) (20 tháng 4 năm 1808 – 9 tháng 1 năm 1873) là tổng thống đầu tiên của nền cộng hòa Pháp và hoàng đế duy nhất của Đế chế Pháp thứ nhì.

Mới!!: Đế quốc Đức và Napoléon III · Xem thêm »

Ngôn ngữ chính thức

Ngôn ngữ chính thức là ngôn ngữ đã được xác nhận tình trạng pháp lý riêng tại mỗi quốc gia, mỗi tiểu bang, lãnh thổ hay tổ chức.

Mới!!: Đế quốc Đức và Ngôn ngữ chính thức · Xem thêm »

Nghị viện

Các quốc gia không có cơ quan lập pháp. Nghị viện là cơ quan lập pháp, đặc biệt tại các quốc gia có hệ thống chính quyền dựa trên kiểu hệ thống Westminster như Vương quốc Anh.

Mới!!: Đế quốc Đức và Nghị viện · Xem thêm »

Ngoại giao

New York là một tổ chức ngoại giao lớn nhất. Ger van Elk, ''Symmetry of Diplomacy'', 1975, Groninger Museum. Ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia.

Mới!!: Đế quốc Đức và Ngoại giao · Xem thêm »

Nhà Hohenzollern

Lâu đài Hohenzollern, Hechingen nhìn từ Maria Zell Nhà Hohenzollern là một dòng họ quý tộc, vua chúa gồm những tuyển hầu tước, vua và hoàng đế của Brandenburg, Phổ, Đức, và Romania.

Mới!!: Đế quốc Đức và Nhà Hohenzollern · Xem thêm »

Otto von Bismarck

Otto Eduard Leopold von Bismarck (1 tháng 4 năm 1815 – 30 tháng 7 năm 1898) là một chính khách, chính trị gia đến từ Phổ và Đức, nổi bật vì đã chi phối nước Đức và châu Âu bằng chính sách đối ngoại thực dụng từ năm 1862 đến năm 1890, khi bị vua Wilhelm II ép thôi việc.

Mới!!: Đế quốc Đức và Otto von Bismarck · Xem thêm »

Paul von Hindenburg

Paul Ludwig Hans Anton von Beneckendorff und von Hindenburg, còn được biết đến ngắn gọn là Paul von Hindenburg (phiên âm: Pô vôn Hin-đen-bua) (2 tháng 10 năm 1847 - 2 tháng 8 năm 1934) là một Thống chế và chính khách người Đức.

Mới!!: Đế quốc Đức và Paul von Hindenburg · Xem thêm »

Pháp

Pháp (tiếng Pháp: France), tên chính thức là nước Cộng hòa Pháp (République française), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại.

Mới!!: Đế quốc Đức và Pháp · Xem thêm »

Quân đội Phổ

Quân đội Hoàng gia Phổ (Königlich Preußische Armee) là lực lượng quân sự của Vương quốc Phổ (nguyên là lãnh địa Tuyển hầu tước Brandenburg trước năm 1701).

Mới!!: Đế quốc Đức và Quân đội Phổ · Xem thêm »

Quân chủ lập hiến

Các chế độ quân chủ lập hiến với hệ thống nghị viện đại diện được tô '''đỏ'''. Các chế độ quân chủ lập hiến khác (màu '''tím''') có vua/ nữ hoàng vẫn còn một ảnh hưởng chính trị nhất định nào đó. Quân chủ lập hiến hay quân chủ đại nghị là một hình thức tổ chức nhà nước giữ nguyên vai trò của vua hay quốc vương từ thời phong kiến nhưng vị quân vương không nắm thực quyền, mà quyền lực chủ yếu thuộc quốc hội do đảng chiếm đa số ghế lãnh đạo; đảng này cũng có quyền tự chấp chính, hoặc liên minh với đảng khác để thành lập Chính phủ.

Mới!!: Đế quốc Đức và Quân chủ lập hiến · Xem thêm »

Quân sự

Quân sự theo nghĩa rộng: là lĩnh vực hoạt động đặc biệt của xã hội liên quan đến đấu tranh vũ trang, chiến tranh và quân đội hay các lực lượng vũ trang.

Mới!!: Đế quốc Đức và Quân sự · Xem thêm »

Rhein

Sông Rhein là một trong những con sông quan trọng nhất châu Âu. Thượng lưu sông Rhein và các phụ lưu của nó ở đấy. Sông Rhine hay Sông Rhein (tiếng Anh: Rhine; tiếng Đức: Rhein; tiếng Hà Lan: Rijn; tiếng Pháp: Rhin; tiếng Ý: Reno; tiếng Romansh: Rain) thường được phiên âm trong tiếng Việt với tên sông Ranh là một trong những con sông lớn và quan trọng nhất châu Âu, dài 1.233 km có lưu lượng trung bình hơn 2.000 mét khối trên một giây.

Mới!!: Đế quốc Đức và Rhein · Xem thêm »

Sachsen

Bang tự do Sachsen (Freistaat Sachsen; Swobodny stat Sakska) là một bang nằm trong nội địa của Đức.

Mới!!: Đế quốc Đức và Sachsen · Xem thêm »

Silesia

Huy hiệu xứ Silesia từ năm 1645. Lịch sử Silesia, chồng lên biên giới các quốc gia hiện nay: Đường biên màu xanh tính đến 1538, đường biên màu vàng của năm 1815. Silesia (tiếng Séc: Slezsko, tiếng Ba Lan: Śląsk, tiếng Đức: Schlesien) là một vùng cổ của Trung Âu.

Mới!!: Đế quốc Đức và Silesia · Xem thêm »

Thái tử

Thái tử (chữ Hán: 太子), gọi đầy đủ là Hoàng thái tử (皇太子), là danh vị dành cho Trữ quân kế thừa của Hoàng đế.

Mới!!: Đế quốc Đức và Thái tử · Xem thêm »

Tháng chín

Tháng chín là tháng thứ chín theo lịch Gregorius, với 30 ngày.

Mới!!: Đế quốc Đức và Tháng chín · Xem thêm »

Tháng tám

Tháng tám là tháng thứ tám theo lịch Gregorius, có 31 ngày.

Mới!!: Đế quốc Đức và Tháng tám · Xem thêm »

Thế kỷ 11

Thế kỷ 11 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1001 đến hết năm 1100, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Mới!!: Đế quốc Đức và Thế kỷ 11 · Xem thêm »

Thủ tướng

Thủ tướng là người đứng đầu ngành hành pháp, nhân vật lãnh đạo chính trị cao nhất trong chính phủ của một quốc gia theo chính thể nghị viện, hay chức vị hành chính cao nhất trong chính phủ của một quốc gia theo chính thể cộng hòa.

Mới!!: Đế quốc Đức và Thủ tướng · Xem thêm »

Thống nhất nước Đức

Sự chính thức nhất thống của nước Đức thành một quốc gia hợp nhất về chính trị và hành chính chính thức diễn ra vào ngày 18 tháng 1 năm 1871 tại Phòng Gương của Cung điện Versailles ở Pháp.

Mới!!: Đế quốc Đức và Thống nhất nước Đức · Xem thêm »

Tiếng Đan Mạch

Tiếng Đan Mạch (dansk; dansk sprog) là một ngôn ngữ German Bắc nói bởi khoảng 5,5 đến 6 triệu người, chủ yếu tại Đan Mạch và vùng Nam Schleswig ở miền bắc Đức, nơi nó được công nhận như một ngôn ngữ thiểu số.

Mới!!: Đế quốc Đức và Tiếng Đan Mạch · Xem thêm »

Tiếng Đức

Tiếng Đức (Deutsch) là một ngôn ngữ German Tây được nói chỉ yếu tại Trung Âu.

Mới!!: Đế quốc Đức và Tiếng Đức · Xem thêm »

Tiếng Ba Lan

Tiếng Ba Lan (język polski, polszczyzna) là ngôn ngữ chính thức của Ba Lan.

Mới!!: Đế quốc Đức và Tiếng Ba Lan · Xem thêm »

Tiếng Pháp

Tiếng Pháp (le français hoặc la langue française), trước đây còn được gọi là tiếng Tây, tiếng Lang Sa, là một ngôn ngữ Rôman (thuộc hệ Ấn-Âu).

Mới!!: Đế quốc Đức và Tiếng Pháp · Xem thêm »

Trận Königgrätz

Trận Königgrätz, còn gọi là Trận Sadowa hay Trận Sadová theo tiếng Tiệp Khắc, là trận đánh then chốt của cuộc Chiến tranh Áo-Phổ, diễn ra vào ngày 3 tháng 7 năm 1866, và chấm dứt bằng việc quân đội Phổ do Vua Wilhelm I và Tổng tham mưu trưởng Helmuth von Moltke chỉ huy đánh bại hoàn toàn liên quân Áo-Sachsen do tướng Ludwig von Benedeck chỉ huy.Robert Cowley, Geoffrey Parker, The Reader's Companion to Military History, trang 387 Với quy mô vượt mức trận Leipzig năm 1813, đây được xem là cuộc đọ sức lớn nhất của các lực lượng quân sự trong thế giới phương Tây trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, với quy mô vượt mức trận Leipzig năm 1813.Robert Cowley, Geoffrey Parker, The Reader's Companion to Military History, các trang 245-246.John Gooch, Armies in Europe, các trang 91-93. Kết quả trận này đã xác định hoàn toàn phần thắng của Phổ trong cuộc chiến, dù đây là diều trái ngược với dự đoán của đa số dư luận trước chiến tranh.Paul M. Kennedy, The rise and fall of the great powers: economic change and military conflict from 1500 to 2000, trang 260 Trận Königgrätz còn được giới sử học đánh giá là một kiệt tác chiến trận khẳng định ưu thế vượt trội về tổ chức và trang bị của quân đội Phổ so với các nước khắc ở Bắc Đức.Michael Detlef Krause, R. Cody Phillips, Historical Perspectives of the Operational Art, trang 113Albert Seaton, Michael Youens, The Army of the German Empire, 1870-1888, trang 11 Trận đánh xuất phát từ một kế hoạch của Bộ Tổng tham mưu Phổ, đứng đầu là Moltke, nhằm huy động ba tập đoàn quân lớn hành quân độc lập từ nhiều hướng, tập kết về Königgrätz để bao vây, tiêu diệt quân đội Áo-Sachsen. Sau nhiều thắng lợi ban đầu, quân Phổ áp sát phòng tuyến chính của quân Áo gần Königgrätz. Trận đánh bùng nổ khi quân Phổ thuộc Tập đoàn quân số 1 (Thân vương Friedrich Karl chỉ huy) và Tập đoàn quân Elbe (tướng Herwarth von Bittenfeld chỉ huy) xông lên phá trận. Do tuyến điện báo bị hỏng, Tập đoàn quân số 2 (Phổ) do Thái tử Friedrich Wilhelm chỉ huy còn xa chiến trường mà lại không nhận được lệnh tiến công. Đến trưa, quân Áo với ưu thế về quân số và pháo binh đã bẻ gãy cá mũi tấn công của địch. Cùng lúc đó, các sứ giả của Moltke cuối cùng đã đưa được lệnh tới Tập đoàn quân số 2, khiến cánh quân này phải hành quân gấp qua những đoạn đường lầy lội và vào chiều, họ đã nhập trận và đánh tan cánh phải mỏng manh của địch. Pháo binh dự bị của Quân đoàn Vệ binh Phổ do Vương tước Hohenhole chỉ huy cũng nghiền nát trung quân Áo. Thừa thắng, vua Phổ Wilhelm I hạ lệnh tổng tấn công trên mọi hướng.Geoffrey Wawro, Warfare and Society in Europe, 1792-1914, các 87-trang 89. Bị thiệt hại gấp 6 lần địch và buộc phải hy sinh lực lượng pháo binh và đoàn xe tiếp tế của mình trên trận tuyến, quân chủ lực Áo-Sachsen tháo chạy về pháo đài Königgrätz trong tình trạng vô cùng hỗn loạn và không còn sức kháng cự hiệu quả. Thắng lợi mau lẹ của quân đội Phổ trước Áo gây cho cả châu Âu hết sức choáng ngợp. Mặc dù sự tồi tệ của giới chỉ huy quân sự Áo đã là một nhân tố quan trọng dẫn đến sự thất trận của họ, điều mà mọi quan sát viên đều chú ý trong chiến dịch Königgrätz là hiệu quả đáng gờm của súng trường Dreyse, loại súng tối tân có tốc độ bắn vượt xa súng trường nạp trước của Áo và thuận lợi cho phía Phổ cả khi công lẫn thủ.Siegfried Herrmann, Time and history, trang 13Joseph Howard Tyson, Hitler's Mentor: Dietrich Eckart, His Life, Times, & Milieu, trang 62 Trong khi đó, phương pháp tác chiến theo các toán quân lẻ của Moltke đã phần nào làm giảm ưu thế về pháo lực của đối phương. Giờ đây, con đường đến đã rộng mở cho người Phổ đánh chiếm đế đô Viên, đẩy triều đại nhà Habsburg đến bờ vực diệt vong. Song, vì mục đích chính trị lâu dài của mình, Thủ tướng Bismarck đã khuyên giải vua Phổ chấm dứt cuộc tiến công và khai mạc đàm phán với chính quyền Viên – vốn cũng không còn cách nào khác ngoài nhượng bộ. Hòa ước được ký kết ở Praha đầu tháng 8, dẫn đến sự thành lập Liên bang Bắc Đức với minh chủ là Vương triều Phổ. Bằng việc xác lập vai trò của nước Phổ dưới trào Bismarck như một trong những cường quốc hàng châu Âu và kết liễu sự bá quyền của nước Áo tại Đức, trận chến Königgrätz đã đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử.Geoffrey Wawro, The Franco-Prussian War: The German Conquest of France in 1870-1871, trang 16.

Mới!!: Đế quốc Đức và Trận Königgrätz · Xem thêm »

Trận Sedan

Trận Sedan là tên gọi của hai trận đánh quan trọng trong lịch sử các cuộc chiến tranh Pháp-Đức.

Mới!!: Đế quốc Đức và Trận Sedan · Xem thêm »

Trận Tannenberg

Trận Tannenberg (Tiếng Đức:Schlacht bei Tannenberg, Tiếng Nga:Битва при Танненберге) là trận đánh diễn ra giữa Đế quốc Nga và Đế quốc Đức tại Mặt trận phía Đông trong Chiến tranh thế giới thứ nhất từ ngày 26 tháng 8 đến ngày 30 tháng 8 năm 1914 gần Allenstein thuộc Đông Phổ.

Mới!!: Đế quốc Đức và Trận Tannenberg · Xem thêm »

Viên

Viên (tiếng Đức: Wien, tiếng Anh: Vienna, tiếng Pháp: Vienne) là thủ đô và đồng thời cũng là một tiểu bang của nước Áo.

Mới!!: Đế quốc Đức và Viên · Xem thêm »

Vua

Vua (tiếng Anh: Monarch, tiếng Trung: 君主) là người đứng đầu tối cao, thực tế hoặc biểu tượng, của một chính quyền; trực tiếp hoặc gián tiếp có danh dự, quyền cai trị, cầm quyền ở một quốc gia Một quốc gia mà cấu trúc chính quyền có vua đứng đầu được gọi là nước quân chủ.

Mới!!: Đế quốc Đức và Vua · Xem thêm »

Vương quốc Phổ

Vương quốc Phổ (Königreich Preußen) là một vương quốc trong lịch sử Đức tồn tại từ năm 1701 đến 1918.

Mới!!: Đế quốc Đức và Vương quốc Phổ · Xem thêm »

Wilhelm I, Hoàng đế Đức

Wilhelm I (tên thật là Wilhelm Friedrich Ludwig; 22 tháng 3 năm 1797 – 9 tháng 3 năm 1888), là quốc vương Phổ từ ngày 2 tháng 1 năm 1861, chủ tịch Liên bang Bắc Đức từ ngày 1 tháng 7 năm 1867, và trở thành hoàng đế đầu tiên của đế quốc Đức vào ngày 18 tháng 1 năm 1871.

Mới!!: Đế quốc Đức và Wilhelm I, Hoàng đế Đức · Xem thêm »

Wilhelm II, Hoàng đế Đức

Friedrich Wilhelm Viktor Abert von Hohenzollern, Wilhelm II của Phổ và Đức, (27 tháng 1 năm 1859 – 4 tháng 6 năm 1941) là vị Hoàng đế (Kaiser) cuối cùng của Đế quốc Đức, đồng thời cũng là vị Quốc vương cuối cùng của Vương quốc Phổ, trị vì từ năm 1888 cho đến năm 1918.

Mới!!: Đế quốc Đức và Wilhelm II, Hoàng đế Đức · Xem thêm »

1410

Năm 1410 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Đế quốc Đức và 1410 · Xem thêm »

18 tháng 1

Ngày 18 tháng 1 là ngày thứ 18 trong lịch Gregory.

Mới!!: Đế quốc Đức và 18 tháng 1 · Xem thêm »

1866

1866 (số La Mã: MDCCCLXVI) là một năm thường bắt đầu vào thứ Hai trong lịch Gregory.

Mới!!: Đế quốc Đức và 1866 · Xem thêm »

1870

1870 (số La Mã: MDCCCLXX) là một năm bắt đầu từ ngày thứ Bảy của lịch Gregory hay bắt đầu từ ngày thứ Năm, chậm hơn 12 ngày, theo lịch Julius.

Mới!!: Đế quốc Đức và 1870 · Xem thêm »

1871

1871 (số La Mã: MDCCCLXXI) là một năm bắt đầu từ ngày Chủ Nhật của lịch Gregory hay bắt đầu từ ngày thứ Sáu, chậm hơn 12 ngày, theo lịch Julius.

Mới!!: Đế quốc Đức và 1871 · Xem thêm »

1888

Năm 1888 (số La Mã: MDCCCLXXXVIII) là một năm nhuận bắt đầu vào Chủ Nhật trong lịch Gregory hay một năm nhuận bắt đầu vào ngày Thứ Sáu theo lịch Julius, chậm hơn 12 ngày.

Mới!!: Đế quốc Đức và 1888 · Xem thêm »

1890

Năm 1890 (MDCCCXC) là một năm thường bắt đầu vào Thứ tư (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong Lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào Thứ tư trong Lịch Julius chậm hơn 12 ngày).

Mới!!: Đế quốc Đức và 1890 · Xem thêm »

1914

1914 (số La Mã: MCMXIV) là một năm thường bắt đầu vào thứ Năm trong lịch Gregory.

Mới!!: Đế quốc Đức và 1914 · Xem thêm »

1918

1918 (số La Mã: MCMXVIII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Ba trong lịch Gregory.

Mới!!: Đế quốc Đức và 1918 · Xem thêm »

1991

Theo lịch Gregory, năm 1991 (số La Mã: MCMXCI) là một năm bắt đầu từ ngày thứ ba.

Mới!!: Đế quốc Đức và 1991 · Xem thêm »

9 tháng 11

Ngày 9 tháng 11 là ngày thứ 313 (314 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Đế quốc Đức và 9 tháng 11 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Đế Quốc Đức, Đế chế thứ hai (Đức), Đế chế Đức, Đệ nhị Đế chế (Đức), Đệ nhị Đế chế Đức.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »