Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Các nước Bắc Âu

Mục lục Các nước Bắc Âu

Các nước Bắc Âu bao gồm Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy và Thụy Điển cùng các lãnh thổ phụ thuộc là Quần đảo Faroe, Greenland, Svalbard và Quần đảo Åland.

45 quan hệ: Đan Mạch, Đan Mạch-Na Uy, Đế quốc Nga, Åland, Copenhagen, Euro, Greenland, Hội đồng Bắc Âu, Helsinki, Iceland, Krona Thụy Điển, Krone Đan Mạch, Krone Na Uy, Liên minh Kalmar, Mariehamn, Na Uy, Ngữ chi Sami, Ngữ hệ Eskimo-Aleut, Ngữ hệ Ural, Ngữ tộc German, Người Đan Mạch, Người Faroe, Người Iceland, Người Na Uy, Người Phần Lan, Người Sami, Người Thụy Điển, Nuuk, Oslo, Phần Lan, Quần đảo Faroe, Reykjavík, Scandinavie, Stockholm, Svalbard, Tórshavn, Thụy Điển, Tiếng Anh, Tiếng Đan Mạch, Tiếng Faroe, Tiếng Greenland, Tiếng Iceland, Tiếng Na Uy, Tiếng Phần Lan, Tiếng Thụy Điển.

Đan Mạch

Đan Mạch (tiếng Đan Mạch: Danmark) là một quốc gia thuộc vùng Scandinavia ở Bắc Âu và là thành viên chính của Vương quốc Đan Mạch.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Đan Mạch · Xem thêm »

Đan Mạch-Na Uy

Đan Mạch-Na Uy, (tiếng Đan Mạch: Danmark-Norge) là một nhà nước đa quốc gia và đa ngôn ngữ thời kỳ đầu hiện đại bao gồm Vương quốc Đan Mạch, Vương quốc Na Uy (bao gồm Na Uy khu vực Quần đảo Faroe, Iceland, Greenland, vân vân), Lãnh địa Schleswig, và công quốc Holstein.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Đan Mạch-Na Uy · Xem thêm »

Đế quốc Nga

Không có mô tả.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Đế quốc Nga · Xem thêm »

Åland

Quần đảo Åland hay chỉ đơn giản Åland (Åland,; Ahvenanmaa) là một quần đảo thuộc Phần Lan nằm ở cửa vào vịnh Bothnia tại biển Balt.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Åland · Xem thêm »

Copenhagen

Copenhagen (phiên âm tiếng Việt: Cô-pen-ha-ghen; tiếng Đan Mạch: København, IPA) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Đan Mạch, đồng thời là thành phố lớn thứ hai trong khu vực Bắc Âu (chỉ thua thành phố Stockholm - thủ đô của Thuỵ Điển).

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Copenhagen · Xem thêm »

Euro

Euro (€; mã ISO: EUR, còn gọi là Âu kim hay Đồng tiền chung châu Âu) là đơn vị tiền tệ của Liên minh Tiền tệ châu Âu, là tiền tệ chính thức trong 18 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Ý, Slovenia, Malta, Cộng hòa Síp, Estonia, Latvia, Litva) và trong 6 nước và lãnh thổ không thuộc Liên minh châu Âu.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Euro · Xem thêm »

Greenland

Grönland Greenland (tiếng Greenland: Kalaallit Nunaat, nghĩa "vùng đất của con người"; tiếng Đan Mạch: Grønland, phiên âm tiếng Đan Mạch: Grơn-len, nghĩa "Vùng đất xanh") là một quốc gia tự trị thuộc Vương quốc Đan Mạch.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Greenland · Xem thêm »

Hội đồng Bắc Âu

300px Ngôn ngữ làm việc Tiếng Đan MạchTiếng Na UyTiếng Thụy Điển Trụ sởCopenhagen Tổng Thư kýJan-Erik Enestam Diện tích - Thành viên - Gồm cả GreenlandHạng 191.318.412 km²3.493.000 km² (thứ 7)¹ Dân số - Tổng - Mật độHạng 4524.299.61018,7/km² (6,9/km²)¹ Thành lập1952 (1971)² Tiền tệkrone Đan Mạchkrone Na Uykróna Icelandkrona Thụy Điểneuro (Phần Lan) Múi giờUTC 0 đến +2 (-3)¹ ¹ Gồm cả Greenland² Hội đồng các bộ trưởng Bắc Âu Hội đồng Bắc Âu là một cơ quan hợp tác liên nghị viện của các nước Bắc Âu và là cơ quan sánh đôi với Hội đồng bộ trưởng Bắc Âu, một cơ quan hợp tác liên chính phủ các nước Bắc Âu.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Hội đồng Bắc Âu · Xem thêm »

Helsinki

Một số hình ảnh Helsinki Helsinki (phiên âm tiếng Việt: Hen-xin-ki; trong tiếng Phần Lan), Helsingfors (trong tiếng Thụy Điển) là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Phần Lan.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Helsinki · Xem thêm »

Iceland

Iceland (phiên âm tiếng Việt: Ai-xơ-len) hay Băng Đảo, là một đảo quốc thuộc khu vực châu Âu theo thể chế cộng hòa đại nghị.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Iceland · Xem thêm »

Krona Thụy Điển

Krona Thụy Điển (viết tắt: kr; mã ISO 4217: SEK) là đơn vị tiền của Thụy Điển từ năm 1873 (dạng số nhiều là kronor).

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Krona Thụy Điển · Xem thêm »

Krone Đan Mạch

krone Đan Mạch (ký hiệu: kr; mã ISO 4217: DKK) là đơn vị tiền tệ của Đan Mạch bao gồm cả các lãnh thổ tự trị Greenland và Quần đảo Faroe.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Krone Đan Mạch · Xem thêm »

Krone Na Uy

Krone Na Uy là đơn vị tiền tệ của Na Uy (dạng số nhiều là kroner).

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Krone Na Uy · Xem thêm »

Liên minh Kalmar

Liên minh Kalmar (tiếng Đan Mạch, tiếng Na Uy, tiếng Thụy Điển: Kalmarunionen) là liên minh giữa 3 vương quốc Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển dưới quyền cai trị của một quốc vương duy nhất từ năm 1397 tới năm 1523.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Liên minh Kalmar · Xem thêm »

Mariehamn

Mariehamn (Maarianhamina) là thủ phủ của Åland, một lãnh thổ tự trị thuộc Phần Lan.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Mariehamn · Xem thêm »

Na Uy

Na Uy (Bokmål: Norge; Nynorsk: Noreg), tên chính thức là Vương quốc Na Uy (Bokmål: Kongeriket Norge; Nynorsk: Kongeriket Noreg), là một quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến tại Bắc Âu chiếm phần phía tây Bán đảo Scandinavie.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Na Uy · Xem thêm »

Ngữ chi Sami

Ngữ chi Sami là một nhóm thuộc ngữ hệ Ural được nói bởi người Sami tại Bắc Âu (phần miền bắc Phần Lan, Na Uy, Thụy Điển và miền viễn tây bắc Nga).

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Ngữ chi Sami · Xem thêm »

Ngữ hệ Eskimo-Aleut

Ngữ hệ Eskimo-Aleut hoặc Eskaleut là ngữ hệ bản xứ tại Alaska, Bắc Canada, Nunavik, Nunatsiavut, Greenland và bán đảo Chukotka ở cực đông Siberia, Nga.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Ngữ hệ Eskimo-Aleut · Xem thêm »

Ngữ hệ Ural

Ngữ hệ Ural là một ngữ hệ gồm khoảng 38 ngôn ngữ được sử dụng bởi chừng 25 triệu người, phần lớn ở Miền Bắc lục địa Á-Âu.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Ngữ hệ Ural · Xem thêm »

Ngữ tộc German

Ngữ tộc German (phiên âm tiếng Việt: Giéc-manh) là một nhánh của ngữ hệ Ấn-Âu, là các ngôn ngữ mẹ đẻ của hơn 500 triệu người chủ yếu ở Bắc Mỹ, châu Đại Dương, Nam Phi, và Trung, Tây và Bắc Âu.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Ngữ tộc German · Xem thêm »

Người Đan Mạch

Người Đan Mạch là những người có tổ tiên bản địa ở Đan Mạch đang sinh sống ở Đan Mạch hay ở quốc gia và vùng lãnh thổ khác.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Người Đan Mạch · Xem thêm »

Người Faroe

Người Faroe (Føroyingar) là một dân tộc German và là dân tộc bản địa quần đảo Faroe.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Người Faroe · Xem thêm »

Người Iceland

Người Iceland (Íslendingar) là một dân tộc German, bản địa Iceland, với ngôn ngữ dân tộc là tiếng Iceland.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Người Iceland · Xem thêm »

Người Na Uy

Người Na Uy (nordmenn) là một dân tộc tạo nên một quốc gia và có nguồn gốc bản địa Na Uy.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Người Na Uy · Xem thêm »

Người Phần Lan

Người Phần Lan (suomalaiset, finnar) là một dân tộc Finn, cư dân bản địa của Phần Lan.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Người Phần Lan · Xem thêm »

Người Sami

Người Sami (cũng gọi là Sámi hay Saami, từng được gọi là người Lapp hay người Lapland) là một dân tộc Finn-Ugri cư ngụ tại vùng Bắc Cực thuộc Sápmi, ngày nay bao gồm phần miền bắc của Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, và bán đảo Kola (Nga).

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Người Sami · Xem thêm »

Người Thụy Điển

Người Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: svenskar)là dân tộc đa số tại Thụy Điển trong số 9 triệu dân Thụy Điển cũng như ở Các nước Bắc Âu và một số quốc gia khác.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Người Thụy Điển · Xem thêm »

Nuuk

Nuuk (Godthåb) là thủ phủ và thành phố lớn nhất của Greenland.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Nuuk · Xem thêm »

Oslo

Oslo (hay) là một khu tự quản, thủ đô và cũng là thành phố đông dân nhất Na Uy.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Oslo · Xem thêm »

Phần Lan

Phần Lan, tên chính thức là Cộng hòa Phần Lan (tiếng Phần Lan: Suomen tasavalta, tiếng Thụy Điển: Republiken Finland), là một quốc gia thuộc khu vực Bắc Âu.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Phần Lan · Xem thêm »

Quần đảo Faroe

Quần đảo Faroe hay Quần đảo Faeroe (phiên âm: "Pha-rô"; Føroyar; Færøerne,; tiếng Ireland: Na Scigirí) là một nhóm đảo nằm trong vùng biển Na Uy, phía Bắc Đại Tây Dương, ở giữa Iceland, Na Uy và Scotland.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Quần đảo Faroe · Xem thêm »

Reykjavík

Reykjavík (phiên âm: Rây-ki-a-vích) là thủ đô của Iceland, là thành phố lớn nhất của quốc gia này và có vĩ độ 64°08' vĩ Bắc, là thủ đô quốc gia cực Bắc thế giới.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Reykjavík · Xem thêm »

Scandinavie

Scandinavie Scandinavie (tiếng Pháp, được phát âm trong tiếng Việt như Xcan-đi-na-vi hoặc Xcăng-đi-na-vi) là khái niệm chỉ một phần hay toàn bộ vùng Bắc Âu.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Scandinavie · Xem thêm »

Stockholm

(phiên âm tiếng Việt: Xtốc-khôm;; UN/LOCODE: SE STO() là thủ đô của Thụy Điển và là thành phố đông dân nhất trong các nước Bắc Âu; 949.761 người sống tại khu tự quản này, khoảng 1,5 triệu người trong đô thị, và 2,3 triệu người tại vùng đô thị. Thành phố trải dài trên mười bốn hòn đảo nơi hồ Mälaren chảy vào Biển Baltic. Ngay bên ngoài thành phố và dọc theo bờ biển là chuỗi đảo của Quần đảo Stockholm. Khu vực này đã được định cư từ Thời đại đồ đá, trong thiên niên kỷ 6 TCN, và được thành lập là một thành phố năm 1252 bởi một chính khách Thụy Điển có tên Birger Jarl. Nó cũng là thủ phủ của Hạt Stockholm. Stockholm là trung tâm văn hóa, truyền thông, chính trị và kinh tế của Thụy Điển. Chỉ riêng vùng Stockholm chiếm hơn một phần ba tổng GDP của quốc gia, và trong tốp 10 vùng ở châu Âu theo GDP đầu người. Nó là một thành phố toàn cầu quan trọng, và là trung tâm chính của cơ quan đầu não đoàn thể của vùng bắc Âu. Thành phố này có một số trường đại học hàng đầu của châu Âu, chẳng hạn như Trường Kinh tế Stockholm, Viện Karolinska và Học viện Công nghệ Hoàng gia (KTH). Nó tổ chức lễ trao giải Nobel và tiệc thường niên tại phòng hoà nhạc Stockholm và Tòa thị chính Stockholm. Một trong những bảo tàng được đánh giá cao nhất của thành phố, bảo tàng Vasa, là bảo tàng phi nghệ thuật được ghé thăm nhiều nhất Scandinavia. Tàu điện ngầm Stockholm, mở cửa năm 1950, nổi tiếng với sự trang trí của các nhà ga; nó đã được gọi là phòng trưng bày nghệ thuật dài nhất trên thế giới. Đấu trường bóng đá quốc gia của Thụy Điển nằm ở phía bắc thành phố, tại Solna. Đấu trường trong nhà quốc gia, Ericsson Globe, nằm ở phía nam thành phố. Thành phố này là chủ nhà tổ chức Thế vận hội Mùa hè 1912, và tổ chức phần đua ngựa của Thế vận hội Mùa hè 1956 thay cho Melbourne, Victoria, Úc. Stockholm là nơi có trụ sở của Chính phủ Thụy Điển và hầu hết các cơ quan của nó, bao gồm tòa án tối cao nhất trong bộ máy tư pháp, và nơi ở của Vua Thụy Điển và thủ tướng Thụy Điển. Chính phủ có trụ sở tại tòa nhà Rosenbad, Riksdag (quốc hội Thụy Điển) có trụ sở tại Nhà Quốc hội, và nơi ở của Thủ tướng cạnh đó tại Nhà Sager. Cung điện Stockholm là nơi ở chính thức và nơi làm việc của vua Thụy Điển, trong khi Cung điện Drottningholm, một di sản thế giới ở ngoại ô Stockholm, được sử dụng làm nơi ở riêng tư của hoàng gia Thụy Điển.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Stockholm · Xem thêm »

Svalbard

Svalbard là một quần đảo tại vùng Bắc Cực, là phần cực bắc của Na Uy.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Svalbard · Xem thêm »

Tórshavn

Thành phố Tórshavn nằm ở phía đông của đảo Streymoy, là thủ phủ và là trung tâm kinh tế, văn hóa của quần đảo Faroe.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Tórshavn · Xem thêm »

Thụy Điển

Thụy Điển (tiếng Thụy Điển: Sverige), tên chính thức là Vương quốc Thụy Điển (tiếng Thuỵ Điển: Konungariket Sverige), là một vương quốc ở Bắc Âu giáp Na Uy ở phía Tây và Phần Lan ở phía Đông Bắc, nối với Đan Mạch bằng cầu Öresund ở phía Nam, phần biên giới còn lại giáp Biển Baltic và Biển Kattegat.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Thụy Điển · Xem thêm »

Tiếng Anh

Tiếng Anh (English) là một ngôn ngữ German Tây, được nói từ thời sơ kỳ Trung cổ tại Anh và nay là lingua franca toàn cầu.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Tiếng Anh · Xem thêm »

Tiếng Đan Mạch

Tiếng Đan Mạch (dansk; dansk sprog) là một ngôn ngữ German Bắc nói bởi khoảng 5,5 đến 6 triệu người, chủ yếu tại Đan Mạch và vùng Nam Schleswig ở miền bắc Đức, nơi nó được công nhận như một ngôn ngữ thiểu số.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Tiếng Đan Mạch · Xem thêm »

Tiếng Faroe

Tiếng Faroe (føroyskt) là một ngôn ngữ German Bắc, là ngôn ngữ thứ nhất của khoảng 66.000 người, 45.000 trong đó cư ngụ trên quần đảo Faroe và 21.000 còn lại ở những nơi khác, chủ yếu là Đan Mạch.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Tiếng Faroe · Xem thêm »

Tiếng Greenland

Tiếng Greenland là một ngôn ngữ Eskimo–Aleut được sử dụng bởi chừng 57.000 người Inuit Greenland tại Greenland.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Tiếng Greenland · Xem thêm »

Tiếng Iceland

Tiếng Iceland (íslenska) là một ngôn ngữ German và là ngôn ngữ chính thức của Iceland.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Tiếng Iceland · Xem thêm »

Tiếng Na Uy

Tiếng Na Uy (norsk) là một ngôn ngữ thuộc nhánh phía Bắc của nhóm ngôn ngữ German trong hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Tiếng Na Uy · Xem thêm »

Tiếng Phần Lan

Tiếng Phần Lan (hay suomen kieli) là ngôn ngữ được nói bởi phần lớn dân số Phần Lan và bởi người Phần Lan cư trú tại nơi khác.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Tiếng Phần Lan · Xem thêm »

Tiếng Thụy Điển

Tiếng Thụy Điển là một ngôn ngữ German Bắc, được dùng như tiếng mẹ đẻ bởi 10,5 triệu người sinh sống chủ yếu ở Thụy Điển và vài khu vực thuộc Phần Lan.

Mới!!: Các nước Bắc Âu và Tiếng Thụy Điển · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »