Chúng tôi đang làm việc để khôi phục ứng dụng Unionpedia trên Google Play Store
Lối raIncoming
🌟Chúng tôi đã đơn giản hóa thiết kế của mình để điều hướng tốt hơn!
Instagram Facebook X LinkedIn

Như Lai

Mục lục Như Lai

Như Lai (zh. 如來, sa., pi. tathāgata) là một danh hiệu của Phật được dịch từ tathāgata của tiếng Phạn.

Mục lục

  1. 20 quan hệ: Đại thừa, Bát-nhã, Chân như, Giác ngộ, Kinh Kim Cương, Mật tông, Ngũ trí Như Lai, Ngộ, Pháp (Phật giáo), Phật, Phật giáo, Phật giáo Tây Tạng, Phật tính, Tam thân, Tính Không, Tất-đạt-đa Cồ-đàm, Thập hiệu, Thập lực, Tiếng Phạn, Vô ngã.

  2. Phật
  3. Phật tính

Đại thừa

Chạm trổ Bồ Tát Quan Âm tại Trung Quốc. Nhiều cánh tay của Bồ Tát tượng trưng cho khả năng cứu giúp chúng sinh vô tận. Phật giáo Bắc Tông (zh.北傳佛教) hay Đại thừa (大乘, sa. mahāyāna), dịch âm Hán-Việt là Ma-ha-diễn-na (摩訶衍那) hay Ma-ha-diễn (摩訶衍), tức là "cỗ xe lớn" hay còn gọi là Đại Thặng tức là "bánh xe lớn" là một trong hai trường phái lớn của đạo Phật - phái kia là Tiểu thừa hay Tiểu Thặng, nghĩa là "cỗ xe nhỏ" hay "bánh xe nhỏ" (sa.

Xem Như Lai và Đại thừa

Bát-nhã

Bát-nhã (般 若, prajñā, pañña) là danh từ phiên âm có nghĩa là Trí huệ, Huệ, Nhận thức.

Xem Như Lai và Bát-nhã

Chân như

Chân Như (zh. 真如, sa., pi. tathatā, bhūtatathatā) là một khái niệm quan trọng của Đại thừa Phật giáo, chỉ thể tính tuyệt đối cuối cùng của vạn sự.

Xem Như Lai và Chân như

Giác ngộ

Giác ngộ (zh. 覺悟, sa., pi. bodhi), danh từ được dịch nghĩa từ chữ bodhi (bồ-đề) của Phạn ngữ, chỉ trạng thái tỉnh thức, lúc con người bỗng nhiên trực nhận tính Không (sa. śūnyatā), bản thân nó là Không cũng như toàn thể vũ trụ cũng là Không.

Xem Như Lai và Giác ngộ

Kinh Kim Cương

Kim cương bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh (zh. 金剛般若波羅密多經, sa. vajracchedikā-prajñāpāramitā-sūtra), là một bộ kinh quan trọng thuộc hệ Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh, được lưu truyền rộng rãi vùng Đông Á.

Xem Như Lai và Kinh Kim Cương

Mật tông

Mandala Mật tông (zh. 密宗 mì-zōng) là từ gốc Hán dùng để gọi pháp môn bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa, được hình thành vào khoảng thế kỷ 5,6 tại Ấn Đ.

Xem Như Lai và Mật tông

Ngũ trí Như Lai

Tranh vẽ Ngũ phật trên vải Ngũ Phật còn gọi là Ngũ Trí Như Lai, Ngũ Trí Phật, Ngũ Phương phật, hay còn được gọi  Ngũ Thiền Định Phật; là tên gọi chỉ năm vị Phật trong Mật Tông, lấy Đại Nhật Như Lai làm chủ tôn, có sự khu biệt giữa Ngũ Phật giới Kim Cương và Ngũ Phật giới Thai Tạng.

Xem Như Lai và Ngũ trí Như Lai

Ngộ

Ngộ (zh. wù 悟, ja. satori 悟 り), là một thuật ngữ của Thiền tông, được dùng để chỉ sự "nhận thức", "trực nhận", "thấu hiểu xuyên suốt".

Xem Như Lai và Ngộ

Pháp (Phật giáo)

Pháp (zh. fă 法, ja. hō, sa. dharma, pi. dhamma), cũng được dịch theo âm Hán-Việt là Đạt-ma (zh. 達磨, 達摩), Đàm-ma (zh. 曇摩), Đàm-mô (zh. 曇無), Đàm (曇).

Xem Như Lai và Pháp (Phật giáo)

Phật

Tượng Phật tại Borobudur, Indonesia Phật (chữ Hán: 佛) trong Phật giáo thường dùng để chỉ đến một con người, chính xác hơn là một chúng sinh đã đạt đến sự tinh khiết và hoàn thiện trong đạo đức, trí tuệ thông qua nỗ lực của bản thân trong việc thực hiện các pháp Ba-la-mật ở rất nhiều kiếp sống, tâm trí của chúng sinh ấy đã vắng mặt hoàn toàn vô minh - gốc rễ gây ra sinh tử, do đó chúng sinh ấy cũng có những khả năng siêu vượt và hoàn hảo như Lục thông ở mức độ cao nhất, một trí tuệ vĩ đại (Nhất thiết trí) cùng với sự từ bi vô hạn với mọi chúng sinh khác, không phân biệt đối tượng.

Xem Như Lai và Phật

Phật giáo

Bánh xe Pháp Dharmacakra, biểu tượng của Phật giáo, tượng trưng cho giáo pháp, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một loại tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇).

Xem Như Lai và Phật giáo

Phật giáo Tây Tạng

Các sư Tây Tạng (lama) trong một buổi lễ ở Sikkim Phật giáo Tây Tạng (zh. 西藏佛教), gọi một cách không chính thức là Lạt-ma giáo, là một hệ phái Phật giáo quan trọng thuộc Phật giáo Kim cương thừa, được truyền bá nhiều nơi gần Hy Mã Lạp Sơn, đặc biệt ở Tây Tạng.

Xem Như Lai và Phật giáo Tây Tạng

Phật tính

Phật tính (zh. fóxìng 佛性, ja. busshō, sa. buddhatā, buddha-svabhāva) là thể bất sinh bất diệt của mọi loài theo quan điểm Đại thừa.

Xem Như Lai và Phật tính

Tam thân

Tam thân (zh. 三身, sa. trikāya) là một thuật ngữ được dùng trong Phật giáo Đại thừa (sa. mahāyāna), chỉ ba loại thân của một vị Phật.

Xem Như Lai và Tam thân

Tính Không

Tính Không (zh. 空, 空 性, sa. śūnya, tính từ, sa. śūnyatā, danh từ, bo. stong pa nyid སྟོང་པ་ཉིད་), có nghĩa là "trống rỗng", "trống không", là một khái niệm trung tâm của đạo Phật, quan trọng nhất và cũng trừu tượng nhất.

Xem Như Lai và Tính Không

Tất-đạt-đa Cồ-đàm

Siddhartha Gautama (Siddhārtha Gautama; Devanagari: सिद्धार्थ गौतम; Siddhattha Gotama) hay Tất-đạt-đa Cồ-đàm, Cù-đàm (phiên âm Hán Việt từ tiếng Phạn: 悉達多 瞿曇), còn được người đương thời và các tín đồ đạo Phật sau này tôn xưng là Shakyamuni (Śākyamuni; Devanagari: शाक्यमुनि; phiên âm Hán Việt từ tiếng Phạn: 释迦牟尼), nghĩa là Bậc thức giả tộc Thích Ca, hay gọi đơn giản là Phật (Buddha; Devanagari: बुद्ध; phiên âm Hán Việt từ tiếng Phạn: 佛) (c.

Xem Như Lai và Tất-đạt-đa Cồ-đàm

Thập hiệu

Thập hiệu (zh. 十號) là mười danh hiệu của một vị Phật, thường được nhắc đến trong những bài kinh, luận.

Xem Như Lai và Thập hiệu

Thập lực

Thập lực (zh. 十力, sa. daśabala, pi. dasabala) chỉ mười năng lực hiểu biết siêu nhiên, mười trí đặc biệt của một vị Phật.

Xem Như Lai và Thập lực

Tiếng Phạn

Tiếng Phạn (zh. Phạm/Phạn ngữ 梵語; sa. saṃskṛtā vāk संस्कृता वाक्, hoặc ngắn hơn là saṃskṛtam संस्कृतम्) là một cổ ngữ của Ấn Độ còn gọi là bắc Phạn để phân biệt với tiếng Pali là nam Phạn và là một ngôn ngữ tế lễ của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo Bắc Tông và Jaina giáo.

Xem Như Lai và Tiếng Phạn

Vô ngã

Vô ngã (無我, sa. anātman, pi. anattā), là một trong Ba pháp ấn (sa. trilakṣaṇa) (Tam Pháp Ấn) của sự vật theo Phật giáo.

Xem Như Lai và Vô ngã

Xem thêm

Phật

Phật tính

Còn được gọi là Tathāgata.