Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Ngôn ngữ tại Ấn Độ

Mục lục Ngôn ngữ tại Ấn Độ

Phân bố các ngôn ngữ thứ nhất ở Ấn Độ theo tiểu bang. Phân bố các nhóm ngôn ngữ ở Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan theo địa lý. Phân bố các nhóm ngôn ngữ Indo-Aryan theo địa lý. Phân bố các nhóm ngôn ngữ Dravidian theo địa lý. Các ngôn ngữ tại Ấn Độ thuộc một số ngữ hệ khác nhau, trong đó có ngữ chi Indo-Arya (được 72% người Ấn Độ sử dụng) và ngữ hệ Dravida (được 25% người Ấn Độ sử dụng).

50 quan hệ: Ấn Độ, Chữ Tạng, Devanagari, Ethnologue, Hệ chữ viết, Ngôn ngữ, Ngôn ngữ chính thức, Ngữ chi Ấn-Arya, Ngữ hệ, Ngữ hệ Andaman, Ngữ hệ Dravida, Ngữ hệ Hán-Tạng, Ngữ hệ Nam Á, Ngữ hệ Tai-Kadai, Tiếng Anh, Tiếng Assam, Tiếng Đức, Tiếng Ả Rập, Tiếng Bodo, Tiếng Chhattisgarh, Tiếng Dogri, Tiếng Garo, Tiếng Gujarat, Tiếng Hindi, Tiếng Kannada, Tiếng Kashmir, Tiếng Khasi, Tiếng Konkan, Tiếng Latinh, Tiếng Lepcha, Tiếng Maithil, Tiếng Malayalam, Tiếng Marathi, Tiếng Meitei, Tiếng Mizo, Tiếng Nepal, Tiếng Newar, Tiếng Oriya, Tiếng Pháp, Tiếng Phạn, Tiếng Punjab, Tiếng Santal, Tiếng Shompen, Tiếng Sikkim, Tiếng Sindh, Tiếng Tamil, Tiếng Tạng tiêu chuẩn, Tiếng Telugu, Tiếng Urdu, Trung Quốc.

Ấn Độ

n Độ (tiếng Hindi: भारत(Bhārata), India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ, là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,33 tỷ người.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Ấn Độ · Xem thêm »

Chữ Tạng

Hệ chữ Tạng là một hệ chữ abugida được dùng để viết các ngôn ngữ Tạng như tiếng Tạng, cũng như tiếng Dzongkha, tiếng Sikkim, tiếng Ladakh, và đôi khi tiếng Balti.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Chữ Tạng · Xem thêm »

Devanagari

Devanagari, từ ghép của "deva" (देव) và "nágari" (नगर)), cũng được gọi là Nagari (nguyên là tên của hệ thống chữ viết là khởi nguồn của Devanagari) là một hệ thống chữ cái của Ấn Độ và Nepal. Hệ thống chữ viết này được ghi từ trái sang phải, không có các chữ cái đặc biệt, và được công nhận (cùng với hầu hết các chữ viết Bắc Ấn khác, như Gujarat và Oriya) là những loại chữ viết có đầy đủ các chữ cái. Devanagari là thứ chữ viết chính dùng để ghi lại tiếng Hindi chuẩn, tiếng Marath và tiếng Nepal. Từ thế kỷ 19, nó trở thành kiểu chữ viết thông dụng nhất để viết tiếng Phạn. Devanagari cũng được sử dụng trong tiếng Bhojpur, tiếng Gujarat, tiếng Pahar (Garhwal và Kumaon), Konkan, Magah, Maithili, Marwar, Bhili, Newar, Santhal, Tharu và thỉnh thoảng trong tiếng Sindh, tiếng Dogri, tiếng Sherpa và tiếng Kashmir. Đây cũng là kiểu chữ viết trước đây của tiếng Gujarat.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Devanagari · Xem thêm »

Ethnologue

Ethnologue: Languages of the World là một xuất bản phẩm điện tử với nội dung là các số liệu thống kê về ngôn ngữ và phương ngữ trên thế giới.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Ethnologue · Xem thêm »

Hệ chữ viết

b Bị giới hạn. tượng hình) Hệ chữ viết là là một phương pháp lưu trữ thông tin và chuyển giao tin nhắn (thể hiện suy nghĩ hoặc ý tưởng) được tổ chức (thông thường được chuẩn hóa) trong một ngôn ngữ bằng cách mã hóa và giải mã theo cách trực quan (hoặc có thể gián tiếp).

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Hệ chữ viết · Xem thêm »

Ngôn ngữ

Ngôn ngữ là hệ thống phức tạp con người sử dụng để liên lạc hay giao tiếp với nhau cũng như chỉ chính năng lực của con người có khả năng sử dụng 1 hệ thống như vậy.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Ngôn ngữ · Xem thêm »

Ngôn ngữ chính thức

Ngôn ngữ chính thức là ngôn ngữ đã được xác nhận tình trạng pháp lý riêng tại mỗi quốc gia, mỗi tiểu bang, lãnh thổ hay tổ chức.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Ngôn ngữ chính thức · Xem thêm »

Ngữ chi Ấn-Arya

Ngữ chi Indo-Arya (hay Ấn-Iran) là nhóm các ngôn ngữ chính của tiểu lục địa Ấn Độ, được nói phần lớn bởi những người Indo-Arya.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Ngữ chi Ấn-Arya · Xem thêm »

Ngữ hệ

Phân bố ngữ hệ trên thế giới. Các ngôn ngữ được các nhà ngôn ngữ học xếp vào các ngữ hệ (còn gọi là họ ngôn ngữ).

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Ngữ hệ · Xem thêm »

Ngữ hệ Andaman

Các ngôn ngữ Andaman là những ngôn ngữ bản địa của quần đảo Andaman, được nói bởi các tộc người Negrito tại đây.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Ngữ hệ Andaman · Xem thêm »

Ngữ hệ Dravida

Ngữ hệ Dravida là một ngữ hệ được nói chủ yếu ở Nam Ấn Độ, một số phần tại Đông và Trung Ấn Độ, cũng như tại miền Bắc Sri Lanka và vài khu vực nhỏ ở Pakistan, Nam Afghanistan, Nepal, Bangladesh, và các cộng đồng hải ngoại ở Malaysia và Singapore.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Ngữ hệ Dravida · Xem thêm »

Ngữ hệ Hán-Tạng

Ngữ hệ Hán-Tạng, trong vài nguồn được gọi là ngữ hệ Tạng-Miến hay Liên Himalaya, là một ngữ hệ gồm hơn 400 ngôn ngữ được sử dụng tại Đông Á, Đông Nam Á, và Nam Á. Hệ này chỉ đứng sau ngữ hệ Ấn-Âu về số lượng người nói bản ngữ. Những ngôn ngữ Hán-Tạng với lượng người nói lớn nhất là các dạng tiếng Trung Quốc (1,3 tỉ người nói), tiếng Miến Điện (33 triệu người nói) và nhóm Tạng (8 triệu người nói). Nhiều ngôn ngữ Hán-Tạng chỉ được sử dụng trong những cộng đồng nhỏ tại vùng núi hẻo lánh và rất thiếu thông tin. Nhiều phân nhóm cấp thấp đã được xác lập rõ ràng, nhưng cấu trúc cấp cao hơn vẫn chưa rõ ràng. Dù hệ này này thường được chia thành hai nhánh Hán và Tạng-Miến, các nhà nghiên cứu chưa bao giờ xác định được nguồn gốc chung của nhóm phi Hán.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Ngữ hệ Hán-Tạng · Xem thêm »

Ngữ hệ Nam Á

Ngữ hệ Nam Á, thường gọi là Môn–Khmer (khi không bao gồm nhóm Munda), là một ngữ hệ lớn ở Đông Nam Á lục địa, và cũng phân bố rải rác ở Ấn Độ, Bangladesh, Nepal và miền nam Trung Quốc, với chừng 117 triệu người nói.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Ngữ hệ Nam Á · Xem thêm »

Ngữ hệ Tai-Kadai

Ngữ hệ Tai-Kadai, (các tên gọi khác bao gồm: họ ngôn ngữ Tai-Kadai, ngữ hệ Kradai, họ ngôn ngữ Kradai, ngữ hệ Kra-Dai, ngữ hệ Thái-Kadai, ngữ hệ Thái-Kadai, ngữ hệ Tráng-Đồng, ngữ hệ Thái-Tạp Đại v.v), là một ngữ hệ bao gồm khoảng 70 ngôn ngữ tập trung tại Đông Nam Á và miền nam Trung Quốc.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Ngữ hệ Tai-Kadai · Xem thêm »

Tiếng Anh

Tiếng Anh (English) là một ngôn ngữ German Tây, được nói từ thời sơ kỳ Trung cổ tại Anh và nay là lingua franca toàn cầu.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Anh · Xem thêm »

Tiếng Assam

Tiếng Assam hay tiếng Asamiya (tiếng Assam: অসমীয়া, Ôxômiya) là một ngôn ngữ Ấn-Arya miền đông chủ yếu nói tại bang Assam, nơi nó là một ngôn ngữ chính thức.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Assam · Xem thêm »

Tiếng Đức

Tiếng Đức (Deutsch) là một ngôn ngữ German Tây được nói chỉ yếu tại Trung Âu.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Đức · Xem thêm »

Tiếng Ả Rập

Tiếng Ả Rập (العَرَبِيَّة, hay عَرَبِيّ) là một ngôn ngữ Trung Semit đã được nói từ thời kỳ đồ sắt tại tây bắc bán đảo Ả Rập và nay là lingua franca của thế giới Ả Rập.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Ả Rập · Xem thêm »

Tiếng Bodo

Tiếng Bodo (chữ Devanagari:बोडो) là một ngôn ngữ thuộc Ngữ tộc Tạng-Miến.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Bodo · Xem thêm »

Tiếng Chhattisgarh

Chhattisgarh (Devanagari:छत्तीसगढ़ी) là ngôn ngữ chính thức tại Ấn Độ và được xấp xỉ 11,5 triệu người sử dụng.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Chhattisgarh · Xem thêm »

Tiếng Dogri

Những khu vực sử dụng tiếng Dogri và các phương ngữ tại Ấn Độ và Pakistan Tiếng Dogri (डोगरी hay ڈوگرى) là một ngôn ngữ thuộc ngữ chi Indo-Arya.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Dogri · Xem thêm »

Tiếng Garo

Garo (cũng được viết là Garrow, hay tên tự gọi, Mande) là một ngôn ngữ chính của những người dân tại Vùng đồi Garo tại bang Meghalaya của Ấn Đ. Tiếng Garo cũng được sử dụng tại các quận Kamrup, Dhubri, Goalpara và Darrang của Assam, Ấn Độ cũng như tại nước Bangladesh láng giềng.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Garo · Xem thêm »

Tiếng Gujarat

Tiếng Gujarat (ગુજરાતી Gujrātī?) là một ngôn ngữ thuộc Ngữ chi Indo-Arya, Ngữ tộc Indo-Iran của Hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Gujarat · Xem thêm »

Tiếng Hindi

Hindi (Devanagari: हिन्दी, IAST: Hindī), or Modern Standard Hindi (Devanagari: मानक हिन्दी, IAST: Mānak Hindī) là dạng được tiêu chuẩn hóa và Phạn hóa của tiếng Hindustan.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Hindi · Xem thêm »

Tiếng Kannada

Tiếng Kannada (ಕನ್ನಡ Kannaḍa) là một trong các ngôn ngữ chính của Ấn Độ, thuộc ngữ hệ Dravida chủ yếu được sử dụng ở bang Karnataka.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Kannada · Xem thêm »

Tiếng Kashmir

Tiếng Kashmir (कॉशुर, کأشُر Koshur) là một ngôn ngữ trong ngữ chi Indo-Arya thuộc ngữ tộc Indo-Iran của Ngữ hệ Ấn-Âu.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Kashmir · Xem thêm »

Tiếng Khasi

Khasi là một ngôn ngữ Nam Á được người Khasi sử dụng tại bang Meghalaya của Ấn Đ. Tiếng Khasi là một phần của Ngữ tộc Khasi-Khơ Mú, và có họ hàng xa với nhóm ngôn ngữ Munda của Ngữ hệ Nam Á, tồn tại ở đông-trung Ấn Đ. Mặc dù hầu hết 865.000 người nói tiếng Khasi là tiểu bang Meghalaya, ngôn ngữ này cũng được sử dụng tại một số quận vùng núi tại bang Assam láng giềng của Meghalayavà một số người khá lớn sống tại Bangladesh, gần biên giới Ấn Đ.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Khasi · Xem thêm »

Tiếng Konkan

Tiếng Konkan (chữ Devanagari: कोंकणी, Kōṅkaṇī, chữ Latinh: Konknni, koṅṇi, chữ Kannada: ಕೊಂಕಣಿ, konkaṇi, chữ Malayalam: കൊങ്കണി, konkaṇi) là một ngôn ngữ thuộc nhóm Ấn-Arya của Ngữ hệ Ấn-Âu.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Konkan · Xem thêm »

Tiếng Latinh

Tiếng Latinh hay Latin (tiếng Latinh: lingua latīna) là ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Ý của ngữ hệ Ấn-Âu, được dùng ban đầu ở Latium, vùng xung quanh thành Roma (còn gọi là La Mã).

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Latinh · Xem thêm »

Tiếng Lepcha

Tiếng Lepcha hay tiếng Róng (chữ Lepcha: ᰛᰩᰵ་ᰛᰧᰶᰵ; Róng ríng) là một ngôn ngữ Hán-Tạng, ngôn ngữ dân tộc của người Lepcha ở Sikkim và rải rác ở Tây Bengal, Nepal và Bhutan.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Lepcha · Xem thêm »

Tiếng Maithil

Tiếng Maithil (मैथिली, মৈথিলী, Maithilī) là một ngôn ngữ ở miền đông Ấn Độ, chủ yếu là các bang Bihar, Jharkhand và nhiều nơi ở bang Tây Bengal, trung tâm văn hóa và ngôn ngữ là các thành phố Madhubai và Darbhanga.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Maithil · Xem thêm »

Tiếng Malayalam

Tiếng Malayalam là một ngôn ngữ được nói tại Ấn Độ, chủ yếu ở bang Kerala.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Malayalam · Xem thêm »

Tiếng Marathi

Marathi (मराठी Marāṭhī) là một ngôn ngữ Ấn-Arya chủ yếu được người người Marathi ở Maharashtra nói.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Marathi · Xem thêm »

Tiếng Meitei

Tiếng Meitei là ngôn ngữ chính và chiếm ưu thế tại bang Manipur ở đông bắc Ấn Đ. Tiếng Meitei cũng là ngôn ngữ chính thức của bang Manipur, ngoài ra ngôn ngữ này còn được sử dụng tại các bang Assam và Tripura, Bangladesh và Myanmar.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Meitei · Xem thêm »

Tiếng Mizo

Tiếng Mizo (Mizo ṭawng) là ngôn ngữ bản địa của người Mizo tại bang Mizoram của Ấn Độ, bang Chin của Myanmar, và dãy đồi Chittagong của Bangladesh.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Mizo · Xem thêm »

Tiếng Nepal

Tiếng Nepal (नेपाली) là ngôn ngữ của người Nepal, và là ngôn ngữ chính thức trên thực tế của Nepal.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Nepal · Xem thêm »

Tiếng Newar

Tiếng Newar (hay Nepal Bhasa नेपाल भाषा, hoặc Newari) là một trong những ngôn ngữ phổ biến ở Nepal, ngôn ngữ này cũng được sử dụng ở Ấn Độ, đặc biệt là ở Sikkim.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Newar · Xem thêm »

Tiếng Oriya

Tiếng Oriya hay tiếng Odia (ଓଡ଼ିଆ) là một ngôn ngữ Ấn Độ, thuộc nhánh Ấn-Arya của Ngữ hệ Ấn-Âu.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Oriya · Xem thêm »

Tiếng Pháp

Tiếng Pháp (le français hoặc la langue française), trước đây còn được gọi là tiếng Tây, tiếng Lang Sa, là một ngôn ngữ Rôman (thuộc hệ Ấn-Âu).

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Pháp · Xem thêm »

Tiếng Phạn

Tiếng Phạn (zh. Phạm/Phạn ngữ 梵語; sa. saṃskṛtā vāk संस्कृता वाक्, hoặc ngắn hơn là saṃskṛtam संस्कृतम्) là một cổ ngữ của Ấn Độ còn gọi là bắc Phạn để phân biệt với tiếng Pali là nam Phạn và là một ngôn ngữ tế lễ của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo Bắc Tông và Jaina giáo.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Phạn · Xem thêm »

Tiếng Punjab

Tiếng Punjab (Shahmukhi: پنجابی; Gurmukhi: ਪੰਜਾਬੀ) là một ngôn ngữ Ấn-Arya được nói bởi hơn 100 triệu người bản ngữ toàn cầu, khiến nó trở thành ngôn ngữ được nói phổ biến thứ 11 (2015) trên thế giới.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Punjab · Xem thêm »

Tiếng Santal

Tiếng Santal là một ngôn ngữ trong phân họ Santali của ngữ hệ Nam Á, có liên quan đến tiếng Ho, tiếng Mundari.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Santal · Xem thêm »

Tiếng Shompen

Tiếng Shompen (Shom Peng) là ngôn ngữ của người Shompen trên đảo Nicobar Lớn thuộc quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Đ. Một phần do dân cư bản địa trên quần đảo Andaman và Nicobar được chính quyền bảo vệ khỏi sự tác độ của người ngoài, rất ít thông tin về tiếng Shompen đã được ghi nhận, với đa phần tài liệu công bố rải rác trong giai đoạn thế kỷ 19-21.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Shompen · Xem thêm »

Tiếng Sikkim

Tiếng Sikkim, cũng được gọi là "Tạng Sikkim", "Bhutia", "Drenjongké" ("ngôn ngữ thung lũng lúa"), Dranjoke, Denjongka, Denzongpeke, và Denzongke, là một ngôn ngữ Tạng.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Sikkim · Xem thêm »

Tiếng Sindh

Tiếng Sindh (tiếng Sindh: سنڌي, chữ Devanagari: सिन्धी, Sindhī) là ngôn ngữ của vùng Sindh của Pakistanvà là một trong 23 ngôn ngữ được công nhận theo Hiến pháp Ấn Đ. Tiếng Sindh ước tính có khoảng 34.410.910 người sử dụng ở Pakistan.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Sindh · Xem thêm »

Tiếng Tamil

Tiếng Tamil là một ngôn ngữ Dravida được nói chủ yếu bởi người Tamil tại Ấn Độ và Sri Lanka, và cũng bởi kiều dân Tamil, người Moor Sri Lanka, Burgher, Dougla, và Chindian.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Tamil · Xem thêm »

Tiếng Tạng tiêu chuẩn

Tiếng Tạng chuẩn là dạng ngôn ngữ Tạng được nói phổ biến nhất.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Tạng tiêu chuẩn · Xem thêm »

Tiếng Telugu

Tiếng Telugu (తెలుగు) là một ngôn ngữ Dravdia bản địa.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Telugu · Xem thêm »

Tiếng Urdu

Tiếng Urdu (اُردُو ALA-LC:, hay tiếng Urdu chuẩn hiện đại) là ngữ tầng (register) chuẩn hóa và Ba Tư hóa của tiếng Hindustan.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Tiếng Urdu · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Ngôn ngữ tại Ấn Độ và Trung Quốc · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »