Mục lục
47 quan hệ: Động vật có dây sống, Động vật có màng ối, Động vật Chân khớp, Động vật lưỡng cư, Động vật miệng thứ sinh, Động vật nửa dây sống, Động vật thân lỗ, Động vật thân mềm, Bùng nổ kỷ Cambri, Cohort, Giới (sinh học), Giun đất, Giun dẹp, Hoa, Lớp (sinh học), Lớp Cá vây thùy, Lớp Cá vây tia, Lớp Dây gắm, Lớp Tuế, Miêu tả theo nhánh học, Ngành Bạch quả, Ngành Da gai, Ngành Dương xỉ, Ngành Giun đốt, Ngành Giun tròn, Ngành Rêu, Ngành Rêu sừng, Ngành Rêu tản, Ngành Thích ty bào, Ngành Thông, Nhện, Phân loại sinh học, Phân thứ bộ Cua, Phân thứ lớp Cá xương thật, Priapulida, Sứa, Sinh học, Tảo đỏ, Tảo lục, Thạch tùng, Thực vật, Thực vật có hoa, Thực vật có mạch, Tiếng Hy Lạp, Vi khuẩn lam, 2006, 5 tháng 7.
Động vật có dây sống
Động vật có dây sống hay ngành Dây sống (danh pháp khoa học Chordata) là một nhóm động vật bao gồm động vật có xương sống (Vertebrata), cùng một vài nhóm động vật không xương sống có quan hệ họ hàng gần.
Xem Ngành (sinh học) và Động vật có dây sống
Động vật có màng ối
Động vật có màng ối, tên khoa học Amniota, là một nhóm các động vật bốn chân (hậu duệ của động vật bốn chân tay và động vật có xương sống) có một quả trứng có một màng ối (amnios), một sự thích nghi để đẻ trứng trên đất chứ không phải trong nước như anamniota (bao gồm loài ếch nhái) thường làm.
Xem Ngành (sinh học) và Động vật có màng ối
Động vật Chân khớp
Động vật Chân khớp hay Động vật Chân đốt là những động vật không có xương sống, có một bộ xương ngoài (bộ xương vĩnh viễn), một cơ thể chia đốt và những đốt phụ.
Xem Ngành (sinh học) và Động vật Chân khớp
Động vật lưỡng cư
Động vật lưỡng cư (danh pháp khoa học: Amphibia) là một lớp động vật có xương sống máu lạnh.
Xem Ngành (sinh học) và Động vật lưỡng cư
Động vật miệng thứ sinh
Động vật miệng thứ sinh (danh pháp: Deuterostomia) là một liên ngành động vật đa bào chính thức đối xứng hai bên có xoang cơ thể, có miệng và hậu môn với miệng hình thành từ phía đối diện của miệng phôi, hậu môn hình thành ở chỗ miệng phôi.
Xem Ngành (sinh học) và Động vật miệng thứ sinh
Động vật nửa dây sống
Ngành Động vật nửa dây sống (danh pháp khoa học: Hemichordata) là một ngành chứa các động vật miệng thứ sinh giống như giun, sống trong lòng đại dương, nói chung được coi là nhóm có quan hệ họ hàng với động vật da gai (Echinodermata).
Xem Ngành (sinh học) và Động vật nửa dây sống
Động vật thân lỗ
Động vật thân lỗ (Porifera) hay bọt biển, hải miên là một ngành động vật đa bào nguyên thuỷ, có cấu trúc tế bào tách biệt và phần lớn là sinh sống ở biển.
Xem Ngành (sinh học) và Động vật thân lỗ
Động vật thân mềm
sên biển Một số loài ốc nón (Limpet) Ngành Thân mềm (Mollusca, còn gọi là nhuyễn thể hay thân nhuyễn) là một ngành trong phân loại sinh học có các đặc điểm như cơ thể mềm, có thể có vỏ đá vôi che chở và nâng đỡ, tùy lối sống mà vỏ và cấu tạo cơ thể có thể thay đổi.
Xem Ngành (sinh học) và Động vật thân mềm
Bùng nổ kỷ Cambri
Bùng nổ kỷ Cambri là sự xuất hiện một cách tương đối nhanh chóng hầu hết các giới động vật chính được ghi nhận lại từ các hóa thạch vào khoảng 542 triệu năm trước trong kỷ Cambri.
Xem Ngành (sinh học) và Bùng nổ kỷ Cambri
Cohort
Cohort (Tiếng La-tinh: cohors, số nhiều: cohortes) là một phân cấp chiến thuật cơ bản trong quân đội La Mã xuất hiện sau cuộc cải cách quân sự của Gaius Marius năm 107 TCN.
Xem Ngành (sinh học) và Cohort
Giới (sinh học)
Hệ thống cấp bậc trong phân loại khoa học Trong phân loại sinh học, một giới (kingdom hay regnum) là một đơn vị phân loại ở cấp cao nhất (theo lịch sử), hoặc là cấp ngay dưới lãnh giới (trong hệ thống ba lãnh giới mới).
Xem Ngành (sinh học) và Giới (sinh học)
Giun đất
Giun đất là tên thông thường của các thành viên lớn nhất của phân lớp Oligochaeta (thuộc một lớp hoặc phân lớp tùy theo tác giả phân loại) trong ngành Annelida.
Xem Ngành (sinh học) và Giun đất
Giun dẹp
Giun dẹp (ngành Platyhelminthes từ tiếng Hy Lạp πλατύ, platy, dẹp, và ἕλμινς (ban đầu: ἑλμινθ-), helminth-, giun) là một ngành động vật không xương sống.
Xem Ngành (sinh học) và Giun dẹp
Hoa
Ráy Hoa hay bông là một chồi rút ngắn mang những lá biến thái làm chức năng sinh sản của cây.
Lớp (sinh học)
Hệ thống cấp bậc trong phân loại khoa học Trong phân loại sinh học, một lớp là một cấp bậc nằm dưới ngành và trên b. Ví dụ Mammalia là một lớp được sử dụng trong phân loại các loài chó, mèo mà ngành của nó là Chordata (các động vật có dây sống) và bộ chứa chúng là Carnivora (các động vật có vú và ăn thịt).
Xem Ngành (sinh học) và Lớp (sinh học)
Lớp Cá vây thùy
Lớp Cá vây thùy (danh pháp khoa học: Sarcopterygii) (từ tiếng Hy Lạp sarx: mập mạp (nhiều thịt) và pteryx: vây) là một lớp cá có vây thùy theo truyền thống, bao gồm cá có phổi và cá vây tay.
Xem Ngành (sinh học) và Lớp Cá vây thùy
Lớp Cá vây tia
Lớp Cá vây tia (danh pháp khoa học: Actinopterygii) là một lớp chứa các loài cá xương có vây tia.
Xem Ngành (sinh học) và Lớp Cá vây tia
Lớp Dây gắm
Ngành Dây gắm (danh pháp khoa học: Gnetophyta) là một ngành của thực vật hạt trần chứa ba họ có quan hệ họ hàng trong một nhóm đa ngành của thực vật có hạt.
Xem Ngành (sinh học) và Lớp Dây gắm
Lớp Tuế
Lớp Tuế, tên khoa học Cycadopsida, là nhóm thực vật có hạt đặc trưng bởi thân gỗ mập mạp với lá cứng thường xanh tạo thành một tán lớn.
Xem Ngành (sinh học) và Lớp Tuế
Miêu tả theo nhánh học
Miêu tả theo nhánh học là một cách tiếp cận để phân loại sinh học trong đó các sinh vật được phân nhóm lại với nhau dựa trên cơ sở dù chúng có hay không có một hoặc nhiều điểm chung đơn nhất đến từ tổ tiên chung cuối cùng của nhóm và không hiện diện trong tổ tiên xa xưa hơn.
Xem Ngành (sinh học) và Miêu tả theo nhánh học
Ngành Bạch quả
Ngành Bạch quả (danh pháp khoa học: Ginkgophyta) là ngành thực vật hạt trần với lớp duy nhất là lớp Bạch quả (Ginkgoopsida).
Xem Ngành (sinh học) và Ngành Bạch quả
Ngành Da gai
Ngành Da gai hay Động vật da gai, danh pháp khoa học Echinodermata, là một ngành động vật biển, chúng sống ở nhiều độ sâu khác nhau từ đới gian triều đến đới biển sâu.
Xem Ngành (sinh học) và Ngành Da gai
Ngành Dương xỉ
Ngành Dương xỉ (danh pháp khoa học: Pteridophyta) là một nhóm gồm khoảng 12.000 loàiChapman Arthur D. (2009).
Xem Ngành (sinh học) và Ngành Dương xỉ
Ngành Giun đốt
Ngành Giun đốt (Annelida, từ tiếng Latinh anellus, "vòng nhỏ"), là một ngành động vật, với hơn 22,000 loài con sinh tồn.
Xem Ngành (sinh học) và Ngành Giun đốt
Ngành Giun tròn
Giun tròn là nhóm các động vật thuộc ngành Nematoda.
Xem Ngành (sinh học) và Ngành Giun tròn
Ngành Rêu
Ngành Rêu là một đơn vị phân loại thực vật gồm các loài thực vật mềm, có kích thước 1–10 cm, dù có một số loài lớn hơn như ''Dawsonia'', cây rêu cao nhất có thể lên đến 50 cm.
Xem Ngành (sinh học) và Ngành Rêu
Ngành Rêu sừng
Rêu sừng là một ngành Rêu hay thực vật không mạch có danh pháp khoa học Anthocerotophyta.
Xem Ngành (sinh học) và Ngành Rêu sừng
Ngành Rêu tản
Ngành Rêu tản, hay còn gọi là ngành Địa tiền (danh pháp khoa học Marchantiophyta) là một phân loại thực vật trên cạn thuộc nhóm rêu không mạch.
Xem Ngành (sinh học) và Ngành Rêu tản
Ngành Thích ty bào
Ngành Sứa lông châm, còn gọi là ngành Gai chích hay ngành Thích ty bào (danh pháp khoa học: Cnidaria hoặc Ruột khoang/ Coelenterata nghĩa hẹp) là một ngành gồm hơn 10.000 loài động vật sinh sống trong môi trường nước, chủ yếu là môi trường biển.
Xem Ngành (sinh học) và Ngành Thích ty bào
Ngành Thông
Ngành Thông (danh pháp khoa học: Pinophyta) nhiều tài liệu tiếng Việt cũ còn gọi là ngành Hạt trần (Gymnospermae), gồm các loài cây thân gỗ lớn hoặc nhỡ, ít khi là cây bụi hoặc dây leo thân g.
Xem Ngành (sinh học) và Ngành Thông
Nhện
Nhện là một bộ động vật săn mồi, không xương sống thuộc lớp hình nhện; cơ thể chỉ có hai phần, tám chân, miệng không hàm nhai, không cánh - cùng lớp Arachnid với bọ cạp, ve bét....
Phân loại sinh học
150px Phân loại sinh học là một phương pháp theo đó các nhà sinh học gom nhóm và phân loại các loài sinh vật.
Xem Ngành (sinh học) và Phân loại sinh học
Phân thứ bộ Cua
Phân thứ bộ Cua hay cua thực sự (danh pháp khoa học: Brachyura) là nhóm chứa các loài động vật giáp xác, thân rộng hơn bề dài, mai mềm, mười chân có khớp, hai chân trước tiến hóa trở thành hai càng, vỏ xương bọc ngoài thịt, phần bụng nằm bẹp dưới hoàn toàn được che bởi phần ngực.
Xem Ngành (sinh học) và Phân thứ bộ Cua
Phân thứ lớp Cá xương thật
Phân thứ lớp Cá xương thật (Teleostei) là một trong ba nhóm cá thuộc lớp Cá vây tia (Actinopterygii).
Xem Ngành (sinh học) và Phân thứ lớp Cá xương thật
Priapulida
Priapulida (từ tiếng Hy Lạp πριάπος, priāpos 'Priapus' + Lat. -ul-, nhỏ) và một ngành gồm các loài giun biển.
Xem Ngành (sinh học) và Priapulida
Sứa
Sứa (danh pháp: Scyphozoa) là 1 lớp nhuyễn thể, thân mềm, sống ở môi trường nước, thuộc giới động vật, ngành Thích ty bào (Cnidaria).
Sinh học
Sinh học hay là Sinh vật học là một môn khoa học về sự sống (từ tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học).
Xem Ngành (sinh học) và Sinh học
Tảo đỏ
Tảo đỏ là những sinh vật quang tự dưỡng thuộc ngành Rhodophyta.
Xem Ngành (sinh học) và Tảo đỏ
Tảo lục
Tảo lục là một nhóm lớn các loài tảo, mà thực vật có phôi (Embryophyta) (hay thực vật bậc cao) đã phát sinh ra từ đó.
Xem Ngành (sinh học) và Tảo lục
Thạch tùng
Thạch tùng hay còn gọi là thông đá, rau rồng tua, (danh pháp khoa học: Lycopodium clavatum) là một loài thực vật có mạch trong Họ Thạch tùng.
Xem Ngành (sinh học) và Thạch tùng
Thực vật
Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật.
Xem Ngành (sinh học) và Thực vật
Thực vật có hoa
Thực vật có hoa còn gọi là thực vật hạt kín hay thực vật bí tử, là một nhóm chính của thực vật.
Xem Ngành (sinh học) và Thực vật có hoa
Thực vật có mạch
Thực vật có mạch là các nhóm thực vật có các mô hóa gỗ để truyền dẫn nước, khoáng chất và các sản phẩm quang hợp trong cơ thể.
Xem Ngành (sinh học) và Thực vật có mạch
Tiếng Hy Lạp
Tiếng Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp hiện đại: ελληνικά, elliniká, hoặc ελληνική γλώσσα, ellinikí glóssa) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, bản địa tại Hy Lạp, tây và đông bắc Tiểu Á, nam Ý, Albania và Síp.
Xem Ngành (sinh học) và Tiếng Hy Lạp
Vi khuẩn lam
Vi khuẩn lam (danh pháp khoa học: Cyanobacteria), từng thường bị gọi sai là tảo lam hay tảo lục lam (nhưng một số tác giả cho rằng tên gọi này là sai lầm, do vi khuẩn lam là sinh vật nhân sơ trong khi tảo thật sự là sinh vật nhân chuẩn, mặc dù một số định nghĩa khác về tảo lại bao gồm cả các sinh vật nhân sơ), là một ngành vi khuẩn có khả năng quang hợp.
Xem Ngành (sinh học) và Vi khuẩn lam
2006
2006 (số La Mã: MMVI) là một năm thường bắt đầu vào chủ nhật trong lịch Gregory.
5 tháng 7
Ngày 5 tháng 7 là ngày thứ 186 (187 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.
Xem Ngành (sinh học) và 5 tháng 7
Còn được gọi là Liên ngành, Ngành (sinh vật), Phylum.