Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Hạnh Thục ca

Mục lục Hạnh Thục ca

Hạnh Thục ca, tên đầy đủ là Loan dư Hạnh Thục quốc âm ca, do Nguyễn Thị Bích (hay Nguyễn Nhược Thị Bích, 1830-1909) sáng tác bằng chữ Nôm, dài 1036 câu, theo thể thơ lục bát, phần lớn kể lại mọi biến cố xảy ra từ khi quân Pháp sang lấy Việt Nam cho tới lúc Thành Thái lên nối ngôi vua.

52 quan hệ: Đồng Khánh, Đường Minh Hoàng, Bính Tuất, Bắc Kỳ, Chữ Hán, Chữ Nôm, Chữ Quốc ngữ, Dục Đức, Dương Quảng Hàm, Gia Long, Hà Nội, Hàm Nghi, Hiệp Hòa, Huế, Khai Trí Tiến Đức, Kiến Phúc, Lịch sử, Loạn An Sử, Nam Kỳ, Nghiêu, Nguyễn Hữu Độ, Nguyễn Thị Bích (nhà thơ), Nguyễn Văn Tường, Nhà Tây Sơn, Phan Đình Bình, Phan Đình Phùng, Pháp, Phạm Thế Ngũ, Phong trào Cần Vương, Quảng Trị, Tôn Thất Thuyết, Từ Dụ, Tự Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành Tân Sở, Thành Thái, Tháng bảy, Thuấn, Thuận An (định hướng), Trần Tiễn Thành, Trần Trọng Kim, Trận Kinh thành Huế 1885, , Viện Viễn Đông Bác cổ, Việt Nam, 1810, 1830, 1885, 1892, 1900, ..., 1909, 1950. Mở rộng chỉ mục (2 hơn) »

Đồng Khánh

Đồng Khánh (chữ Hán: 同慶; 19 tháng 2 năm 1864 – 28 tháng 1 năm 1889), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Thị (阮福膺豉) và Nguyễn Phúc Ưng Đường (阮福膺禟, lên ngôi lấy tên là Nguyễn Phúc Biện (阮福昪), là vị Hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Đồng Khánh nguyên là con nuôi của vua Tự Đức. Năm 1885, sau khi triều đình Huế bị thất bại trước quân đội Pháp trong trận Kinh Thành Huế, vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết bỏ chạy ra Quảng Trị, người Pháp đã lập ông lên làm vua, lập ra chính quyền Nam triều bù nhìn dưới sự Bảo hộ của Pháp. Trong thời gian trị vì của ông, thực dân Pháp bắt đầu những công việc đầu tiên để thiết lập nền đô hộ kéo dài hơn 60 năm ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, trong khi triều đình Huế tỏ thái độ thần phục và hòa hoãn, không dám gây xích mích với người Pháp. Đồng Khánh chủ trương tiếp thu nền văn minh Pháp, dùng các mặt hàng Tây phương và từng được người Pháp trao tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh. Cũng vì nguyên do đó mà các sử sách của Việt Nam sau thời Nguyễn thường đánh giá ông như một ông vua phản động, vì quyền lợi của riêng mình mà cam tâm làm bù nhìn, tay sai cho ngoại bang. Đầu năm 1889, Đồng Khánh nhuốm bệnh nặng và qua đời khi còn khá trẻ, chỉ trị vì được 4 năm, miếu hiệu là Nguyễn Cảnh Tông (阮景宗)Đại Nam thực lục, tập 9, trang 542 (bản điện tử). Kế nhiệm ông là vua Thành Thái.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Đồng Khánh · Xem thêm »

Đường Minh Hoàng

Đường Minh Hoàng (chữ Hán: 唐明皇, bính âm: Táng Míng Huáng), hay Đường Huyền Tông (chữ Hán: 唐玄宗,;, 8 tháng 9, 685 - 3 tháng 5, 762), tên thật là Lý Long Cơ, còn được gọi là Võ Long Cơ trong giai đoạn 690 - 705, là vị Hoàng đế thứ 7 hoặc thứ 9Cả hai vị Hoàng đế trước ông là Đường Trung Tông và Đường Duệ Tông đều ở ngôi hai lần không liên tục của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Huyền Tông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế đáng chú ý nhất của nhà Đường, danh tiếng không thua kém tằng tổ phụ của ông là Đường Thái Tông Lý Thế Dân, tạo nên giai đoạn thịnh trị tột bậc cho triều đại này. Thời niên thiếu của ông chứng kiến những biến động to lớn của dòng họ, từ việc tổ mẫu Võ thái hậu soán ngôi xưng đế cho đến Vi hoàng hậu mưu đoạt ngai vàng. Năm 710, sau khi bác ruột là Đường Trung Tông bị mẹ con Vi hoàng hậu và Công chúa An Lạc ám hại, ông liên kết với cô mẫu là Trưởng công chúa Thái Bình, tiến hành chính biến Đường Long, tiêu diệt bè đảng Vi thị, tôn hoàng phụ tức Duệ Tông Lý Đán trở lại ngôi hoàng đế. Sau đó, Lý Long Cơ được phong làm Hoàng thái tử. Năm 712, Long Cơ được vua cha nhường ngôi,. Sau khi đăng cơ, Đường Minh Hoàng thanh trừng các phe cánh chống đối của công chúa Thái Bình, chấm dứt gần 30 năm đầy biến động của nhà Đường với liên tiếp những người phụ nữ nối nhau bước lên vũ đài chánh trị. Sau đó, ông bắt tay vào việc xây dựng đất nước, trọng dụng các viên quan có năng lực như Diêu Sùng, Tống Cảnh, Trương Duyệt, đề xướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trọng dụng nhân tài, ngăn chặn quan liêu lãng phí, tăng cường uy tín của Trung Quốc với lân bang, mở ra thời kì Khai Nguyên chi trị (開元之治) kéo dài hơn 30 năm. Tuy nhiên về cuối đời, Đường Minh Hoàng sinh ra mê đắm trong tửu sắc, không chú ý đến nền chính trị ngày càng bại hoại suy vi, bên trong sủng ái Dương Quý Phi, bỏ bê việc nước, bên ngoài trọng dụng gian thần Lý Lâm Phủ, Dương Quốc Trung khiến cho nền thống trị ngày càng xuống dốc. Các phiên trấn do người dân tộc thiểu số cai quản được trọng dụng quá mức, trong đó có mạnh nhất là An Lộc Sơn ở đất Yên. Năm 755, An Lộc Sơn chính thức phát động loạn An Sử sau đó nhanh chóng tiến về kinh đô Trường An. Sự kiện này cũng mở đầu cho giai đoạn suy tàn của triều đại nhà Đường. Trước bờ vực của sự diệt vong, Minh Hoàng và triều đình phải bỏ chạy khỏi kinh thành Trường An, đi đến Thành Đô. Cùng năm 756, con trai ông là thái tử Lý Hanh xưng đế, tức là Đường Túc Tông, Minh Hoàng buộc phải thừa nhận ngôi vị của Túc Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Cuối năm 757, khi quân Đường giành lại được kinh đô Trường An, Thái thượng hoàng đế được đón về kinh đô nhưng không còn quyền lực và bị hoạn quan Lý Phụ Quốc ức hiếp. Những ngày cuối cùng của ông sống trong u uất và thất vọng cho đến lúc qua đời vào ngày 3 tháng 5 năm 762, ở tuổi 78.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Đường Minh Hoàng · Xem thêm »

Bính Tuất

Bính Tuất (chữ Hán: 丙戌) là kết hợp thứ 23 trong hệ thống đánh số Can Chi của người Á Đông.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Bính Tuất · Xem thêm »

Bắc Kỳ

Nụ cười cô gái Bắc Kỳ, 1905. Bắc Kỳ (chữ Hán: 北圻) là địa danh do vua Minh Mạng ấn định vào năm 1834 để mô tả lãnh địa từ tỉnh Ninh Bình trở ra cực Bắc Đại Nam, thay cho địa danh Bắc Thành đã tỏ ra kém phù hợp.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Bắc Kỳ · Xem thêm »

Chữ Hán

Từ "Hán tự" được viết bằng chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Chữ Hán · Xem thêm »

Chữ Nôm

Chữ Nôm (字喃), còn gọi là Quốc âm, là một hệ chữ ngữ tố từng được dùng để viết tiếng Việt, gồm các từ Hán-Việt và các từ vựng khác.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Chữ Nôm · Xem thêm »

Chữ Quốc ngữ

chữ La - tinh, bên phải là chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ là hệ chữ viết chính thức trên thực tế (De facto) hiện nay của tiếng Việt.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Chữ Quốc ngữ · Xem thêm »

Dục Đức

Dục Đức (chữ Hán: 育德, 23 tháng 2 năm 1852 – 6 tháng 10 năm 1883), tên thật là Nguyễn Phúc Ưng Ái, sau đổi thành Nguyễn Phúc Ưng Chân (阮福膺禛), là vị Hoàng đế thứ năm của triều đại nhà Nguyễn.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Dục Đức · Xem thêm »

Dương Quảng Hàm

Dương Quảng Hàm, tự Hải Lượng (海量), là nhà nghiên cứu văn học, nhà giáo dục Việt Nam.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Dương Quảng Hàm · Xem thêm »

Gia Long

Gia Long (8 tháng 2 năm 1762 – 3 tháng 2 năm 1820), húy là Nguyễn Phúc Ánh (阮福暎), thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh (阮暎), là vị hoàng đế đã sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Gia Long · Xem thêm »

Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cũng là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến Việt trước đây.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Hà Nội · Xem thêm »

Hàm Nghi

Hàm Nghi (chữ Hán: 咸宜; 3 tháng 8 năm 1872 – 4 tháng 1 năm 1943), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch (阮福膺𧰡), là vị Hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Hàm Nghi · Xem thêm »

Hiệp Hòa

Hiệp Hòa (chữ Hán: 協和; 1 tháng 11 năm 1847 – 29 tháng 11 năm 1883), tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật (阮福洪佚), là vị Hoàng đế thứ sáu của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Hiệp Hòa · Xem thêm »

Huế

Huế là thành phố trực thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Huế · Xem thêm »

Khai Trí Tiến Đức

Học giả Phạm Quỳnh Hội Khai Trí Tiến Đức, còn được gọi là hội AFIMA (viết tắt nguyên tên tiếng Pháp của hội l'Association pour la Formation Intellectuelle et Morale des Annamites) là một hiệp hội tư lập với chủ trương giao lưu văn hóa giữa trào lưu Tây học và học thuật truyền thống Việt Nam vào đầu thế kỷ 20 (1919-1945).

Mới!!: Hạnh Thục ca và Khai Trí Tiến Đức · Xem thêm »

Kiến Phúc

Kiến Phúc (chữ Hán: 建福, 12 tháng 2 năm 1869 – 31 tháng 7 năm 1884), thụy hiệu đầy đủ là Thiệu Đức Chí Hiếu Uyên Duệ Nghị hoàng đế, tên thật Nguyễn Phúc Ưng Đăng (阮福膺登), là vị Hoàng đế thứ bảy của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Kiến Phúc · Xem thêm »

Lịch sử

''Lịch sử'' - tranh của Nikolaos Gysis (1892) Lịch sử là Bộ môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Lịch sử · Xem thêm »

Loạn An Sử

Loạn An Sử (chữ Hán: 安史之亂: An Sử chi loạn) là cuộc biến loạn xảy ra giữa thời nhà Đường vào thời Đường Huyền Tông Lý Long Cơ trong lịch sử Trung Quốc, kéo dài từ năm 755 đến năm 763, do An Lộc Sơn và Sử Tư Minh cầm đầu.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Loạn An Sử · Xem thêm »

Nam Kỳ

Nam Kỳ (chữ Hán: 南圻) là lãnh thổ cực Nam của nước Đại Nam triều Nguyễn, là một trong ba kỳ hợp thành nước Việt Nam.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Nam Kỳ · Xem thêm »

Nghiêu

Đế Nghiêu (chữ Hán: 帝堯), còn gọi là Đào Đường Thị (陶唐氏) hoặc Đường Nghiêu (唐堯), là một vị vua huyền thoại của Trung Quốc thời cổ đại, một trong Ngũ Đế.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Nghiêu · Xem thêm »

Nguyễn Hữu Độ

Nguyễn Hữu Độ có thể là.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Nguyễn Hữu Độ · Xem thêm »

Nguyễn Thị Bích (nhà thơ)

Nguyễn Thị Bích (1830-1909), còn được gọi là Nguyễn Nhược Thị Bích hay Nguyễn Nhược Thị, tự: Lang Hoàn; là tác giả bài Hạnh Thục ca trong văn học Việt Nam.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) · Xem thêm »

Nguyễn Văn Tường

Nguyễn Văn Tường (chữ Hán: 阮文祥; 1824-1886), là đại thần phụ chính của nhà Nguyễn.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Nguyễn Văn Tường · Xem thêm »

Nhà Tây Sơn

Nhà Tây Sơn (chữ Nôm: 家西山, chữ Hán: 西山朝 / Tây Sơn triều) là một triều đại quân chủ trong lịch sử Việt Nam tồn tại từ năm 1778 đến năm 1802, được thành lập trong bối cảnh tranh chấp quyền lực cuối thời Lê trung hưng (1533–1789).

Mới!!: Hạnh Thục ca và Nhà Tây Sơn · Xem thêm »

Phan Đình Bình

Phan Đình Bình (1831 - 1888) là một danh thần nhà Nguyễn ở cuối thế kỷ XIX-đầu thế kỷ XX trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Phan Đình Bình · Xem thêm »

Phan Đình Phùng

Phan Đình Phùng (chữ Hán: 潘廷逢; 1847-1895), hiệu Châu Phong (珠峰), tự Tôn Cát, thụy Trang Lạng, là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Phan Đình Phùng · Xem thêm »

Pháp

Pháp (tiếng Pháp: France), tên chính thức là nước Cộng hòa Pháp (République française), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Pháp · Xem thêm »

Phạm Thế Ngũ

Phạm Thế Ngũ (1921 - 2000) là nhà giáo, nhà nghiên cứu văn học Việt Nam.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Phạm Thế Ngũ · Xem thêm »

Phong trào Cần Vương

Phong trào Cần Vương nổ ra vào cuối thế kỷ 19 do đại thần nhà Nguyễn là Tôn Thất Thuyết nhân danh vị hoàng đế trẻ Hàm Nghi đề xướng trước nạn xâm lược của thực dân Pháp.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Phong trào Cần Vương · Xem thêm »

Quảng Trị

Quảng Trị là một tỉnh ven biển thuộc vùng cực Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Quảng Trị · Xem thêm »

Tôn Thất Thuyết

Chân dung Tôn Thất Thuyết. Tôn Thất Thuyết (chữ Hán: 尊室説; 1839 – 1913), biểu tự Đàm Phu (談夫), là quan phụ chính đại thần, nhiếp chính dưới triều Dục Đức, Hiệp Hòa, Kiến Phúc và Hàm Nghi của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Tôn Thất Thuyết · Xem thêm »

Từ Dụ

Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (chữ Hán: 儀天章皇后; 20 tháng 6 năm 1810 - 12 tháng 5 năm 1902), hay Từ Dụ hoàng thái hậu (慈裕皇太后) hoặc Nghi Thiên thái hoàng thái hậu (儀天太皇太后), là chính thất Quý phi của Thiệu Trị Hoàng đế, thân mẫu của Tự Đức.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Từ Dụ · Xem thêm »

Tự Đức

Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883), tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (阮福洪任), khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì (阮福時), là vị Hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Tự Đức · Xem thêm »

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh (vẫn còn phổ biến với tên gọi cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và kinh tế, đứng thứ hai về diện tích, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Thành phố Hồ Chí Minh · Xem thêm »

Thành Tân Sở

Thành Tân Sở (dựa theo bản vẽ của A.Delvaux) Thành Tân Sở hay Sơn phòng Tân Sở là tên một tòa thành cổ của nhà Nguyễn; nay thuộc địa phận làng Mai Đàn, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Thành Tân Sở · Xem thêm »

Thành Thái

Thành Thái (chữ Hán: 成泰, 14 tháng 3 năm 1879 – 20 tháng 3 năm 1954), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Lân (阮福寶嶙), là vị Hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Thành Thái · Xem thêm »

Tháng bảy

Tháng bảy là tháng thứ bảy theo lịch Gregorius, có 31 ngày.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Tháng bảy · Xem thêm »

Thuấn

Đế Thuấn (chữ Hán: 帝舜), cũng gọi Ngu Thuấn (虞舜), là một vị vua huyền thoại thời Trung Quốc cổ đại, nằm trong Ngũ Đế.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Thuấn · Xem thêm »

Thuận An (định hướng)

Thuận An có thể là một trong các địa danh sau.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Thuận An (định hướng) · Xem thêm »

Trần Tiễn Thành

Trần Tiễn Thành (chữ Hán: 陳踐誠, 1813-1883), trước có tên là Dưỡng Độn, sau kỵ quốc úy đổi là Thời Mẫn, sau nữa được vua Tự Đức ban tên là Tiễn Thành, hiệu là Tốn Trai; là một đại thần triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Trần Tiễn Thành · Xem thêm »

Trần Trọng Kim

Trần Trọng Kim (chữ Hán: 陳仲金; 1883 – 1953) là một học giả danh tiếngHuỳnh Kim Khánh (1986).

Mới!!: Hạnh Thục ca và Trần Trọng Kim · Xem thêm »

Trận Kinh thành Huế 1885

Trận kinh thành Huế năm 1885 là một sự kiện chính trị, một trận tập kích của quân triều đình nhà Nguyễn do Tôn Thất Thuyết chỉ huy đánh vào lực lượng Pháp.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Trận Kinh thành Huế 1885 · Xem thêm »

Vè là một trong những thể loại văn học dân gian Việt Nam.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Vè · Xem thêm »

Viện Viễn Đông Bác cổ

Viện Viễn Đông Bác cổ (tiếng Pháp: École française d'Extrême-Orient, viết tắt EFEO) là một trung tâm nghiên cứu của Pháp về Đông phương học, chủ yếu trên thực địa.

Mới!!: Hạnh Thục ca và Viện Viễn Đông Bác cổ · Xem thêm »

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Mới!!: Hạnh Thục ca và Việt Nam · Xem thêm »

1810

1810 (số La Mã: MDCCCX) là một năm thường bắt đầu vào thứ Hai trong lịch Gregory.

Mới!!: Hạnh Thục ca và 1810 · Xem thêm »

1830

1830 (số La Mã: MDCCCXXX) là một năm thường bắt đầu vào thứ sáu trong lịch Gregory.

Mới!!: Hạnh Thục ca và 1830 · Xem thêm »

1885

Năm 1885 (MDCCCLXXXV) là một năm thường bắt đầu vào Thứ 5 (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong Lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào Thứ 3 trong Lịch Julius chậm hơn 12 ngày).

Mới!!: Hạnh Thục ca và 1885 · Xem thêm »

1892

Năm 1892 (MDCCCXCII) là một năm thường bắt đầu vào Thứ sáu (liên kết sẽ hiển thị đầy đủ lịch) trong Lịch Gregory (hoặc một năm thường bắt đầu vào Thứ tư trong Lịch Julius chậm hơn 12 ngày).

Mới!!: Hạnh Thục ca và 1892 · Xem thêm »

1900

1900 (số La Mã: MCM) là một năm thường bắt đầu vào thứ Hai trong lịch Gregory.

Mới!!: Hạnh Thục ca và 1900 · Xem thêm »

1909

1909 (số La Mã: MCMIX) là một năm thường bắt đầu vào thứ Sáu trong lịch Gregory.

Mới!!: Hạnh Thục ca và 1909 · Xem thêm »

1950

1950 (số La Mã: MCML) là một năm thường bắt đầu vào Chủ Nhật trong lịch Gregory.

Mới!!: Hạnh Thục ca và 1950 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Hạnh thục ca.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »