Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Danh sách vua Ba Tư

Mục lục Danh sách vua Ba Tư

Danh sách dưới đây bao gồm các vị vua và nữ hoàng của các triều đại chính thức đã từng cai trị trên mảnh đất thuộc về Iran ngày nay.

209 quan hệ: A Lý Bất Ca, Abbas I của Ba Tư, Abbas II của Ba Tư, Abbas III, Abd al-Malik, Adhur Narseh, Afghanistan, Ahmad Shah Qajar, Al-Mamun, Alexandros Đại đế, Alexandros Balas, Alexandros IV của Macedonia, Alp Arslan, Antiochos I Soter, Antiochos II Theos, Antiochos III Đại đế, Antiochos IV Epiphanes, Antiochos V, Antiochos VI Dionysos, Antiokhos VII Sidetes, Antipatros, Ardashir I, Ardashir III, Arsaces I của Parthia, Arsaces II của Parthia, Arses của Ba Tư, Artabanus III của Parthia, Artabanus IV của Parthia, Artabanus V của Parthia, Artaxerxes I, Artaxerxes II, Artaxerxes III, Assyria, Astyages, Azarmidokht, Azerbaijan, Đà Lôi, Đế quốc Akkad, Đế quốc Parthia, Đế quốc Sasanian, Đế quốc Tân Assyria, Đế quốc Tân Babylon, Babylon, Bagdad, Bahram V, Barkiyaruq, Basileus, Bessus, Borandukht, Cambyses I, ..., Cambyses II, Cách mạng Hồi giáo, Chiến dịch Countenance, Ctesiphon, Cyaxares, Cyrus Đại đế, Darius I, Darius II, Darius III, Dã Tốc Cai, Deioces, Demetrios I Soter, Demetrios II Nikator, Diadochi, Elam, Emir, Eshnunna, Fath Ali Shah Qajar, Gilgamesh, Gotarzes I của Parthia, Gotarzes II của Parthia, Harran, Harun Al-Rashid, Hãn quốc Sát Hợp Đài, Hãn quốc Y Nhi, Húc Liệt Ngột, Herat, Hormizd II, Hormizd III, Hormizd VI, Iran, Isfahan (tỉnh), Ismail I, Ismail II, Jafar Khan, Karim Khan, Kassandros, Kavadh II, Khalip, Khả hãn, Khosrau I, Khosrau II, Khosrau III, Lagash, Lịch sử Iran, Lotf Ali Khan, Lugal-Anne-Mundu, Lưỡng Hà, Mahmud của Ghazni, Mahmud I của Đại Seljuk, Mahmud II của Đại Seljuk, Malik Shah I, Mông Kha, Mithridates I của Parthia, Mithridates II, Mithridates III của Parthia, Mithridates IV của Parthia, Mohammad Khan Qajar, Mohammad Reza Pahlavi, Mohammed Khodabanda, Mozaffar al-Din Shah Qajar, Muawiyah I, Muhammad, Muhammad của Ghor, Muhammad I của Khwarezm, Muhammad II của Khwarezm, Musa của Parthia, Nader Shah, Nasser al-Din Shah Qajar, Người Media, Người Parthia, Người Scythia, Nhà Abbas, Nhà Achaemenes, Nhà Ghur, Nhà Ispahbudhan, Nhà Khwarezm-Shah, Nhà Mihran, Nhà Omeyyad, Nhà Pahlavi, Nhà Rashidun, Nhà Safavid, Nhà Sasan, Nhà Seljuk, Oa Khoát Đài, Omar bin Abd al-Aziz, Orodes I của Parthia, Orodes II của Parthia, Osroes I, Osroes II, Othman bin Affan, Pacorus I của Parthia, Pacorus II, Perdiccas, Peroz I, Pharaon, Philippos III của Macedonia, Phraates I của Parthia, Phraates II, Phraates III của Parthia, Phraates IV của Parthia, Phraates V, Phraortes, Phriapatius của Parthia, Polyperchon, Qara Qoyunlu, Quý Do, Reza Shah, Ruhollah Khomeini, Safi của Ba Tư, Samarkand, Sanatruces của Parthia, Sayed Murad Khan, Scythia, Seleukos I Nikator, Seleukos II Kallinikos, Seleukos III Keraunos, Seleukos IV Philopator, Shah, Shahrbaraz, Shamshi-Adad V, Shapur I, Shapur II, Shapur III, Shapur-i Shahrvaraz, Smerdis, Sogdianus, Soltan Hosein, Suleiman I của Ba Tư, Sultan, Susa, Tahmasp I, Tahmasp II, Teispes, Thành Cát Tư Hãn, Thiếp Mộc Nhi, Tigris, Tiridates I của Parthia, Tiridates III của Parthia, Transoxiana, Turkmenistan, Ulugh Beg, Ur, Vardanes I của Parthia, Văn hóa Hy Lạp, Vistahm, Vologases I của Parthia, Vologases III của Parthia, Vologases IV, Vologases V, Vologases VI, Vonones I của Parthia, Vonones II của Parthia, Vương quốc Macedonia, Vương quốc Seleukos, Xerxes I của Ba Tư, Xerxes II, Yazdegerd III, 1387. Mở rộng chỉ mục (159 hơn) »

A Lý Bất Ca

A Lý Bất Ca (chuyển tự Latinh tiếng Mông Cổ: Ariq Böke, chữ Mông Cổ Kirin: Аригбөх,; 1219–1266), là người con trai út của Đà Lôi- một người con trai của Thành Cát Tư Hãn.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và A Lý Bất Ca · Xem thêm »

Abbas I của Ba Tư

Abbās I (tức Abbās Đại đế, 27 tháng 1 năm 1571 tại Herat – 19 tháng 1 năm 1629) là vua thứ năm của vương triều Safavid trong lịch sử Ba Tư.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Abbas I của Ba Tư · Xem thêm »

Abbas II của Ba Tư

Shah Abbas II (1633-1666) là vua Ba Tư từ năm 1642 tới năm 1666.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Abbas II của Ba Tư · Xem thêm »

Abbas III

Abbas III là vị vua cuối cùng của nhà Safavid nước Ba Tư, ở ngôi từ năm 1732 tới 1736.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Abbas III · Xem thêm »

Abd al-Malik

Abd al-Malik bin Marwan (646-705) là khalip thứ năm của nhà Omeyyad.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Abd al-Malik · Xem thêm »

Adhur Narseh

Adhur Narseh (tiếng Ba Tư: آذرنرسه), là con trai của vua Hormizd II và là vua thứ chín của Nhà Sassanid.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Adhur Narseh · Xem thêm »

Afghanistan

Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan (phiên âm tiếng Việt: Áp-ga-ni-xtan; tiếng Pashto: د افغانستان اسلامي جمهوریت Da Afġānistān Islāmī jomhoriyat; tiếng Dari: جمهوری اسلامی افغانستان jomhoriye-e Eslāmī-ye Afġānistān; Hán-Việt: "A Phú Hãn") là một quốc gia nằm giữa lục địa châu Á, có tên cũ là Nhà nước Hồi giáo Afghanistan (د افغانستان اسلامي دول Da Afghanistan Islami Dawlat).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Afghanistan · Xem thêm »

Ahmad Shah Qajar

Ahmad Shah Qajar Ahmad Shah Qajar (21 tháng 1 năm 1898 - 21 tháng 2 năm 1930) là vua cuối cùng của nhà Qajar xứ Ba Tư.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Ahmad Shah Qajar · Xem thêm »

Al-Mamun

Abu Jafar al-Ma'mun bin Harun (cũng được phát âm là Almamon) (13 tháng 9 năm 786 - 9 tháng 8 năm 833) là khalip nhà Abbas từ năm 813 đến 833.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Al-Mamun · Xem thêm »

Alexandros Đại đế

Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế,Kh̉ảo cổ học - Viện kh̉ao cổ học, ̉Uy ban khoa học xã hội Việt Nam, 1984 - trang 69 (tiếng Hy Lạp: Megas Alexandros, tiếng Latinh: Alexander Magnus) (tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN), nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Alexandros Đại đế · Xem thêm »

Alexandros Balas

Alexander Balas và Cleopatra Thea. Alexandros Balas (Tiếng Hy Lạp: Ἀλέξανδρoς Bάλας), là một vị vua Hy lạp hóa của đế chế Seleukos, ông xuất thân từ vùng đất Smyrna và có nguồn gốc khiêm tốn, nhưng đã tự nhận mình là con trai của Antiochus IV Epiphanes và là người thừa kế ngai vàng của nhà Seleukos.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Alexandros Balas · Xem thêm »

Alexandros IV của Macedonia

Alexandros Aegus (hay Alexander IV) (323 - 309 TCN), đôi khi còn được gọi là Aegus, là con trai của Alexandros Đại đế (Alexandros III của Macedonia) với công chúa Roxana, của Bactria.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Alexandros IV của Macedonia · Xem thêm »

Alp Arslan

Alp Arslan (آلپ ارسلان; tên đầy đủ: Diya ad-Dunya wa ad-Din Adud ad-Dawlah Abu Shuja Muhammad Alp Arslan ibn Dawud ابو شجاع محمد آلپ ارسلان ابن داود; 1029 – 15 tháng 12, 1072) là vị sultan thứ hai của nhà Seljuk và là chắt của Seljuk, thủy tổ của triều đại.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Alp Arslan · Xem thêm »

Antiochos I Soter

Antiochos I Soter (tiếng Hy Lạp: Αντίοχος Α' Σωτήρ, tạm dịch là "Antiochos Vi cứu tinh ") là vị vua thứ hai của vương quốc Seleukos, thời Hy Lạp hóa.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Antiochos I Soter · Xem thêm »

Antiochos II Theos

Antiochos II Theos (tiếng Hy Lạp: Αντίοχος Β' Θεός, 286 TCN – 246 TCN) là vị vua thứ ba của vương quốc Seleukos thời Hy Lạp hóa, cai trị từ năm 261 dến năm 246 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Antiochos II Theos · Xem thêm »

Antiochos III Đại đế

Antiochos III Đại đế (Tiếng Hy Lạp:; 241 TCN – 187 TCN, trị vì từ năm 222 TCN đến năm 187 TCN) là hoàng đế (Megas Basileus) thứ sáu của Đế quốc Seleukos thời Hy Lạp hóa.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Antiochos III Đại đế · Xem thêm »

Antiochos IV Epiphanes

Antiochos IV Epiphanes (Ἀντίοχος Δ΄ ὁ Ἐπιφανής, Antíochos D' ho Epiphanḗs, "Hiện thân của Thượng đế" sinh khoảng 215 TCN; mất 164 TCN) trị vì vương quốc Seleukos từ năm 175 TCN cho đến khi mất năm 164 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Antiochos IV Epiphanes · Xem thêm »

Antiochos V

Antiochos V, dòng chữ Hy Lạp ghi ''ΒΑΣΙΛΕΩΣ ANTIOXOY'' (''"của vua Antiokhos''") Antiochos V Eupator (tiếng Hy Lạp: Αντίοχος Ε 'Ευπάτωρ, khoảng 173 TCN – 162 TCN), là vua người Hy Lạp của vương quốc Seleukos, cai trị từ 164 - 162 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Antiochos V · Xem thêm »

Antiochos VI Dionysos

Antiochos VI Dionysos (Khoảng 148 – 138 TCN), là vua của đế chế Seleukos thời Hy Lạp hóa, ông là con trai của Alexandros Balas với Cleopatra Thea, con gái vua Ptolemy VI của Ai Cập.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Antiochos VI Dionysos · Xem thêm »

Antiokhos VII Sidetes

Antiochos VII Euergetes, có ngoại hiệu là Sidetes (đến từ Side), vị vua của đế chế Seleukos thời Hy Lạp hóa, trị vì từ 138 TCN đến 129 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Antiokhos VII Sidetes · Xem thêm »

Antipatros

Antipatros (Tiếng Hy Lạp: Ἀντίπατρος Antipatros; khoảng 397 TCN – 319 TCN) là một vị tướng Macedonia và là người ủng hộ vua Philipos II của Macedonia và Alexandros Đại đế.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Antipatros · Xem thêm »

Ardashir I

Ardashir I (tiếng Ba Tư trung đại:, tiếng Ba Tư mới: اردشیر بابکان, Ardashir-e Bābakān) là người sáng lập ra triều đại Sassanid, là người trị vì của Istakhr (206-241), sau đó là Ba Tư (208-241), và cuối cùng thì là "Vua của các vị vua Iran (Ba Tư)" (226-241).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Ardashir I · Xem thêm »

Ardashir III

Ardashir III (Tiếng Trung Ba Tư:75px, tiếng tân Ba Tư: اردشیر سوم), (sinh khoảng năm 621-27 tháng 4 năm 629) là vua của đế chế Sassanid từ ngày 06 tháng 9 năm 628-27 tháng 4 năm 629.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Ardashir III · Xem thêm »

Arsaces I của Parthia

Arsaces I là vị vua khai quốc của nhà Arsaces ở thế kỉ thứ III TCN, và sau này có khoảng 30 vị vua của Vương quốc Arsaces chính thức mang tên như vậy.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Arsaces I của Parthia · Xem thêm »

Arsaces II của Parthia

Arsaces II, còn gọi là Artabanus I, là vua của vương quốc Parthia, thuộc về triều đại Arsacid, trị vì từ giữa 211 TCN tới 191 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Arsaces II của Parthia · Xem thêm »

Arses của Ba Tư

Artaxerxes IV Arses là vua nhà Achaemenes của Ba Tư (338 TCN – 336 TCN).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Arses của Ba Tư · Xem thêm »

Artabanus III của Parthia

Artabanus II của Parthia cai trị Đế quốc Parthia từ khoảng năm 10-38 SCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Artabanus III của Parthia · Xem thêm »

Artabanus IV của Parthia

Artabanus IV của Parthia là vua của Đế quốc Parthia (khoảng 216-224).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Artabanus IV của Parthia · Xem thêm »

Artabanus V của Parthia

Artabanus V hay Ardavan V (tiếng Parthia: 𐭍𐭐𐭕𐭓) là vua của Đế quốc Parthia (khoảng 216-224).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Artabanus V của Parthia · Xem thêm »

Artaxerxes I

Artakhshathra/Artaxerxes I là vua của Đế quốc Ba Tư từ năm 465 TCN đến 425 TCN (một số sử gia cho rằng triều đại ông bắt đầu năm 475 TCN).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Artaxerxes I · Xem thêm »

Artaxerxes II

Artaxerxes II Mnemon (tiếng Ba Tư:Artakhshathra II) (khoảng 436 TCN - 358 TCN) là vua Ba Tư từ 404 TCN tới khi băng hà.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Artaxerxes II · Xem thêm »

Artaxerxes III

Artaxerxes III Ochus của Ba Tư (khoảng 425-338 TCN; tiếng Ba Tư:اردشير سوم‎; tiếng Ba Tư cổ: 𐎠𐎼𐎫𐎧𐏁𐏂𐎠, phiên âm là Artaxšaçā) là vị hoàng đế thứ 11 của nhà Achaemenes xứ Ba Tư (358-338 TCN) và là vị vua đầu tiên của triều đại thứ 31 của Ai Cập.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Artaxerxes III · Xem thêm »

Assyria

Babylon, Mitanni, Hittites. Tấm tượng quái vật bảo vệ mình bò có cánh, đầu người tại cung điện của Sargon II. Assyria là một vương quốc của người Akkad, nó bắt đầu tồn tại như là một nhà nước từ cuối thế kỷ 25 hoặc đầu thế kỉ 24 trước Công nguyên đến năm 608 trước Công nguyên Georges Roux - Ancient Iraq với trung tâm ở thượng nguồn sông Tigris, phía bắc Lưỡng Hà (ngày nay là miền bắc Iraq), mà đã vươn lên trở thành một đế quốc thống trị khu vực một vài lần trong lịch s. Nó được đặt tên theo kinh đô ban đầu của nó, thành phố cổ Assur (tiếng Akkad: 𒀸 𒋗 𒁺 𐎹 Aššūrāyu; tiếng Aramaic: אתור Aṯur, tiếng Do Thái: אַשּׁוּר Aššûr; tiếng Ả Rập: آشور Āšūr).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Assyria · Xem thêm »

Astyages

Astyages (được Herodotos viết là Ἀστυάγης - Astyages; Ctesias viết là Astyigas; Diodorus Siculus viết là Aspadas; Tiếng Akkad: Ištumegu; Tiếng Kurd: Azhdihak hoặc Ajdihak, ایشتوویگو (Ištovigu)), là vị vua cuối cùng của Đế quốc Media theo ghi nhận của nhà sử học Herodotos, trị vì từ năm 585 TCN cho đến năm 550 TCN, ông là con trai của vua Cyaxares.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Astyages · Xem thêm »

Azarmidokht

Azarmidokht (tiếng Trung Ba Tư: Āzarmīgdukht, tiếng Ba Tư: آزرمیدخت) là nữ hoàng nhà Sassanid của Ba Tư trong giai đoạn 630-631, bà còn là con gái của vua Khosrau II.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Azarmidokht · Xem thêm »

Azerbaijan

Azerbaijan (phiên âm Tiếng Việt: A-déc-bai-gian hoặc A-déc-bai-dan; tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), tên chính thức Cộng hoà Azerbaijan (tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), là một quốc gia vùng Kavkaz ở Âu Á. Nằm trên ngã tư đường giữa Đông Âu và Tây Á, nước này giáp với Biển Caspia ở phía đông, Nga ở phía bắc, Gruzia ở phía tây bắc, Armenia ở phía tây và Iran ở phía nam.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Azerbaijan · Xem thêm »

Đà Lôi

Sorghaghtani, tranh của Rashid al-Din, đầu thế kỷ XIV. Đà Lôi (tiếng Mông Cổ: ᠲᠥᠯᠦᠢ/Толуй/Тулуй; phiên âm Hán: 拖雷; khoảng 1193 – 1232) là con trai út của Thành Cát Tư Hãn với Quang Hiếu hoàng hậu Börte.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Đà Lôi · Xem thêm »

Đế quốc Akkad

Đế quốc Akkad là đế quốc nói tiếng Semit cổ đại đầu tiên của Mesopotamia, trung tâm của nó nằm ở thành phố Akkad ở khu vực Mesopotamia cổ đại và vùng đất xung quanh nó, cũng được gọi là Akkad trong Kinh thánh. Đế quốc này đã thống nhất người Akkad và những cư dân nói tiếng Sumer khác nằm dưới sự cai trị của một vị vua chung. Đế quốc Akkad còn mở rộng ảnh hưởng của nó ra khắp toàn bộ khu vực Mesopotamia, Cận Đông và Anatolia, và tiến hành những cuộc viễn chinh quân sự xa về phía Nam tới tận Dilmun và Magan (ngày nay là Bahrain và Oman) ở bán đảo Ả rậpMish, Frederick C., Editor in Chief. "Akkad" Webster’s Ninth New Collegiate Dictionary. ninth ed. Springfield, MA: Merriam-Webster 1985.).. Vào thiên niên kỷ thứ 3 TCN, giữa người Sumer và Akkad đã có một sự giao thoa văn hoá rất mật thiết bao gồm cả việc sử dụng song ngữ một cách phổ biến. Tiếng Akkad đã dần dần thay thế tiếng Sumer như là một ngôn ngữ nói trong khoảng thời gian từ giữa thiên niên kỷ thứ 3 cho đến thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên (niên đại chính xác hiện vẫn đang được tranh luận) Đế quốc Akkad đạt đến giai đoạn đỉnh cao của nó là vào khoảng thời gian từ thế kỷ 24 cho đến thế kỷ 22 trước Công nguyên, sau những cuộc chinh phạt của vị vua sáng lập nên nó là Sargon của Akkad. Dưới triều đại của Sargon và những vị vua kế vị ông, các quốc gia láng giếng bị họ chinh phục như Elam và Guti đã phải sử dụng tiếng Akkad trong một thời gian ngắn. Đôi khi, Akkad được coi là đế quốc đầu tiên trong lịch sử, mặc dù ý nghĩa của thuật ngữ này không chính xác, và còn có nhiều người cho rằng nó đáng lý phải thuộc về người Sumer trước đó. Sau khi đế quốc Akkad sụp đổ, người dân Mesopotamia cuối cùng cũng được thống nhất lại thành hai cường quốc nói tiếng Akkad: Assyria ở phía Bắc, và một vài thế kỷ sau là Babylonia ở phía Nam.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Đế quốc Akkad · Xem thêm »

Đế quốc Parthia

Đế quốc Parthia hay còn được gọi là Đế quốc Arsaces (247 TCN – 224 CN) là một quốc gia của người Iran ở Trung Đông, có nền chính trị và quân sự phát triển mạnh, và là đối thủ đáng gờm của Đế quốc La Mã trên miền đất này.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Đế quốc Parthia · Xem thêm »

Đế quốc Sasanian

Nhà Sassanid, còn gọi là Sassanian, Sasanid, Sassanid, (tiếng Ba Tư: ساسانیان) hay Tân Đế quốc Ba Tư, là triều đại Hỏa giáo cuối cùng của Đế quốc Ba Tư trước sự nổi lên của đạo Hồi. Đây là một trong hai đế quốc hùng mạnh nhất vùng Tây Á trong vòng 400 năm. Ardashir I đã thành lập triều đại này sau khi ông ta đánh bại vua nhà Arsacid cuối cùng là Artabanus IV Adravan, và kết thúc khi vị Vua của các vua cuối cùng là Yazdegerd III (632–651) thoái vị sau 14 năm kháng chiến chống sự càn quét của người Ả Rập theo Hồi giáo. Lãnh thổ của đế quốc Sassanid bao gồm Iran, Iraq, Armenia, Afghanistan, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ và một phần của Syria, Pakistan, Kavkaz, Trung Á và Ả rập. Dưới triều Khosrau II (590–628) thì Ai Cập, Jordan, Palestine và Liban cũng thuộc Sassanid. Người Sassanid gọi đế quốc họ là Erānshahr (ایرانشهر) tức "Lãnh địa của người Iran". Vương triều Sassanid được xem là một trong những thời đại quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Iran. Thời đại này chứng kiến đỉnh cao của nền văn minh Ba Tư và là đế quốc hùng mạnh cuối cùng của người Ba Tư trước cuộc càn quét của những người Hồi giáo. Ba Tư gây ảnh hưởng rất lớn đến đế quốc La Mã lừng danh trong thời kì Sassanid và La Mã dành cho Ba Tư một vị thế ngang bằng mình, như trong bức thư Hoàng đế La Mã gửi cho Vua của các vua Ba Tư đề là "gửi người anh em". Tầm ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư đã vươn ra ngoài đất nước họ, tác động đến Tây Âu, châu Phi, Ấn Độ và Trung Hoa, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của nghệ thuật châu Á và châu Âu thời Trung Cổ. Khosrau Đại Đế, còn gọi là Chosroes I được coi là vị vua vĩ đại nhất của Vương triều Sassanid, đã tiến hành cải cách lớn lao và thể hiện tài năng quân sự trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Đông La Mã, đồng thời là một nhà xây dựng xuất sắc. Đối với thế giới Islam thì nhiều thứ như văn hóa, kiến trúc hay kĩ năng của họ đều lấy phần lớn là từ thời Sassanid. Chẳng hạn như ngôn ngữ chính của Afghanistan cũng là ngôn ngữ chính của Ba Tư thời Sassanid.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Đế quốc Sasanian · Xem thêm »

Đế quốc Tân Assyria

Đế quốc Tân-Assyria là một đế quốc của người Lưỡng Hà, phát triển trong giai đoạn lịch sử bắt đầu từ 934 TCN và kết thúc năm 609 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Đế quốc Tân Assyria · Xem thêm »

Đế quốc Tân Babylon

Đế quốc Tân Babylon hay còn được gọi là đế quốc Chaldea là một giai đoạn lịch sử Lưỡng Hà bắt đầu từ năm 626 trước Công nguyên và kết thúc vào năm 539 trước Công nguyên.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Đế quốc Tân Babylon · Xem thêm »

Babylon

Một phần tàn tích của Babylon nhìn từ Cung Điện Mùa Hè của Saddam Hussein Babylon (tiếng Hy Lạp: Βαβυλών, tiếng Akkad: Babili, Babilla) là một thành quốc của Lưỡng Hà cổ đại.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Babylon · Xem thêm »

Bagdad

Bản đồ Iraq Bagdad (tiếng Ả Rập:بغداد Baġdād) (thường đọc là "Bát-đa") là thủ đô của Iraq và là thủ phủ của tỉnh Bagdad.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Bagdad · Xem thêm »

Bahram V

Bahram V (𐭥𐭫𐭧𐭫𐭠𐭭 Wahrām, tiếng Ba Tư mới: بهرام پنجم Bahrām) là vị vua Sassanid thứ 14 của Ba Tư (421-438).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Bahram V · Xem thêm »

Barkiyaruq

Abu al-Muzaffar Rukn ud-Din Barkyaruq ibn Malikshah, được biết đến rộng rãi là Barkyaruq, là hoàng đế của Đại Seljuk từ năm 1094 đến 1105.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Barkiyaruq · Xem thêm »

Basileus

Basileus (βασιλεύς) là từ chỉ "Vua".

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Basileus · Xem thêm »

Bessus

Bessus (chết vào mùa hè 329 TCN) là một quan tổng đốc vùng Bactria, về sau lên ngôi vua Ba Tư.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Bessus · Xem thêm »

Borandukht

Borandukht, (còn được phát âm là Boran, Poran, và Purandokht, tiếng Ba Tư: بوراندخت), là con gái của vua Sassanid Khosrau II (từ năm 590-628).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Borandukht · Xem thêm »

Cambyses I

Cambyses I theo tiếng Ba Tư cổ là Kambujiya Già (khoảng 600 TCN ‐ 559 TCN) là vua của Anshan từ khoảng 580 TCN – 559 TCN, là cha của Cyrus Đại Đế.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Cambyses I · Xem thêm »

Cambyses II

Cambyses II (کمبوجيه دوم, 𐎣𐎲𐎢𐎪𐎡𐎹 Kɑmboujie) (mất năm 522 trước Công nguyên), con của Cyrus Đại đế (trị vì: 559–530 trước Công nguyên), là vua của các vua của Đế quốc Achaemenes.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Cambyses II · Xem thêm »

Cách mạng Hồi giáo

Cách mạng Hồi giáo (hay còn được biết với tên Cách mạng Iran hoặc Cách mạng trắng, Cách mạng Hồi giáo Iran, Iran Chamber., MS Encarta., PDF., Tiếng Ba Tư: انقلاب اسلامی, Enghelābe Eslāmi) là cuộc cách mạng đưa Iran từ chế độ quân chủ do Shah Mohammad Reza Pahlavi đứng đầu, thành quốc gia Cộng hòa Hồi giáo dưới sự lãnh đạo của Ayatollah Ruhollah Khomeini, người lãnh đạo cuộc cách mạng và là người khai sinh ra nước Cộng hòa Hồi giáo.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Cách mạng Hồi giáo · Xem thêm »

Chiến dịch Countenance

Sự kiện Anh và Liên Xô tấn công Iran là một cuộc tấn công của phe Đồng Minh - bao gồm Hồng quân Liên Xô, quân đội Vương quốc Anh cùng các lực lượng thuộc Khối thịnh vượng chung Anh - vào Iran dưới triều đại Pahlavi trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Chiến dịch Countenance · Xem thêm »

Ctesiphon

Ctesiphon (تيسفون Tīsfūn; قطيسفون) là thủ đô của Đế quốc Parthia và Đế quốc Sassanid.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Ctesiphon · Xem thêm »

Cyaxares

Cyaxares, Uvaxstra, hay Kayxosrew (trị vì: 625 – 585 TCN) là con trai của vua Phraortes xứ Media, và là một vị Hoàng đế vĩ đại, ông có công đưa Đế quốc Media trở nên hùng mạnh trong lịch sử Iran.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Cyaxares · Xem thêm »

Cyrus Đại đế

Cyrus Đại đế, cũng viết là Kourosh Đại đế, Kyros Đại đếPhilip De Souza, The Greek and Persian Wars, 499-386 BC, trang 19 hay Cyros Đại đế (Tiếng Ba Tư cổ đại: 𐎤𐎢𐎽𐎢𐏁,,, Ba Tư: کوروش بزرگ, Kūrosh-e-Bozorg) (Khoảng 600 TCN hoặc là 576 TCN – Tháng 12 năm 530 TCN), trong tiếng Việt cũng viết là Xyrut II Đại đế cũng được gọi là Cyrus II hoặc là Cyrus của Ba Tư, là vị Hoàng đế khai quốc của Đế quốc Ba Tư dưới Triều đại nhà Achaemenes.Schmitt Achaemenid dynasty (i. The clan and dynasty) Là một vị vua vĩ đại, sau cuộc chinh phạt Đế quốc Tân Babylon, ông xưng làm "Vua của các vị vua".Samuel Willard Crompton, Cyrus the Great, trang 78 Người ta không rõ ông có theo Hỏa giáo hay là không? Dưới Triều đại ông, Đế quốc Ba Tư chiếm được tất cả những nền văn minh trước đây của vùng Cận Đông cổ đại, bành trướng đáng kể và cuối cùng đã chinh phạt phần lớn vùng Tây Nam Á và nhiều phần đất của vùng Trung Á, thậm chí những phần đất của châu Âu và vùng Kavkaz. Từ bờ biển Địa Trung Hải và biển Hellespont ở phía Tây cho tới sông Ấn ở phía Đông, Cyrus đã gầy dựng nên một đế quốc rộng lớn nhất mà trước đây, không có đế quốc nào bì kịp trên thế giới. Ông cũng là vua Ba Tư đầu tiên có danh hiệu "Đại đế" (Bozorg theo tiếng Ba Tư hay the Great theo tiếng Anh). Có khi ông được đánh đồng với vua Kay Khosrow trong huyền sử Ba Tư. Triều đại của ông kéo dài khoảng 29 năm, hoặc là 31 năm. Thoạt đầu, ông khởi lập Đế quốc qua cuộc chinh phạt Đế quốc Media, sau đó chinh phạt người Saka (theo Ctesias), Đế quốc Lydia và cuối cùng, ông chinh phạt Đế quốc Tân Babylon. Có lẽ là trước hoặc là sau khi Đế quốc Babylon sụp đổ, ông tiến hành một cuộc chinh phạt miền Trung Á, và kết quả của những cuộc chinh phạt này là ông đã buộc "tất cả mọi dân tộc phải thần phục, mà không hề có ngoại lệ" - theo Herodotos. Cyrus hy sinh tại Trung Á khi giao chiến với một bộ tộc Scythia (theo Herodotos và Ctesias), hoặc qua đời bình yên tại Ba Tư theo Xenophon, vào khoảng tháng 12 năm 530 TCN.Cyrus's date of death can be deduced from the last two references to his own reign (a tablet from Borsippa dated to 12 August and the final from Babylon 12 September 530 BC) and the first reference to the reign of his son Cambyses (a tablet from Babylon dated to 31 August and or 4 September), but a undocumented tablet from the city of Kish dates the last official reign of Cyrus to 4 December 530 BC; see R.A. Parker and W.H. Dubberstein, Babylonian Chronology 626 B.C. - A.D. 75, 1971. Con ông là Cambyses II lên nối ngôi, theo sử cũ ngoài "Cyropaedia" của Xenophon, ông vua này tiến hành chinh phạt Ai Cập. Tuy là một nhà chinh phạt hùng cường, ông tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của những vùng đất mà ông chiếm lĩnh.Dandamayev Cyrus (iii. Cyrus the Great) Cyrus’ religious policies. Người ta nói rằng, trong lịch sử nhân loại, Cyrus đã đưa Đế quốc Achaemenes trở thành một mẫu mực về việc thiết lập một bộ máy hành chính trung ương và một chính phủ làm việc vì lợi ích và hạnh phúc của trăm họ. Các chính sách dựng nước của ông đã được các vua kế tiếp của Vương triều Achaemenes - xa hơn nữa là các đế quốc Hy Lạp và La Mã cổ noi theo. Trên thực tế, bộ máy hành chính thông qua các quân Tổng trấn và nguyên tắc quan trọng của việc thành lập chính phủ tại kinh thành Pasargadae, đều là những công trạng của ông.The Cambridge Ancient History Vol. IV p. 42. See also: G. Buchaman Gray and D. Litt, The foundation and extension of the Persian empire, Chapter I in The Cambridge Ancient History Vol. IV, 2nd Edition, Published by The University Press, 1927. p. 15. Excerpt: The administration of the empire through satrap, and much more belonging to the form or spirit of the government, was the work of Cyrus... Bên ngoài quốc gia của chính ông ta, Đế quốc Ba Tư (nay là Iran), Cyrus còn để lại một di sản bền vững đối với tôn giáo của người Do Thái thông qua Sắc lệnh Khôi phục của ông; vì những chính sách công minh của ông tại thành Babylon, ông được gọi là Người được xức dầu thánh của Chúa Trời trong kinh Tanakh của người Do Thái. Cyrus cũng được công nhận rộng rãi về những thành tựu của ông về các vấn đề nhân quyền, chính trị, chiến lược quân sự, cũng như ảnh hưởng của ông ta lên cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Đối với nhiều người Iran sau này, Cyrus và danh tiếng lịch sử của ông đã thể hiện rõ bản chất của dân tộc họ. Trong thế giới cổ đại, danh tiếng của Cyrus và cả Vương triều Achaemenes vang xa, đến tận thành Athena, tại đây, nhiều người Athena xem những khía cạnh của Văn hóa Ba Tư triều Achaemenes là của văn hóa của chính họ.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Cyrus Đại đế · Xem thêm »

Darius I

Darius I (Tiếng Ba Tư cổ: Dārayava(h)uš, Tiếng Ba Tư mới: داریوش Dāriush; 550–486 TCN) là vị vua thứ ba của Đế quốc Achaemenes Ba Tư.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Darius I · Xem thêm »

Darius II

Darius II (hay Ochus hoặc Nothus theo tiếng Hy Lạp) là vua của đế quốc Ba Tư từ 423 TCN tới 404 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Darius II · Xem thêm »

Darius III

Darayavaush/Darius III (khoảng 380-330 TCN) là vua cuối cùng của nhà Achaemenid của Ba Tư (336-330 TCN).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Darius III · Xem thêm »

Dã Tốc Cai

Dã Tốc Cai Dã Tốc Cai Bạt Đô hay Dũng sĩ Dã Tốc Cai (tiếng Mông Cổ: Yesügei Baghatur, chữ Hán: 也速該; ??-1171) là thủ lĩnh của tộc Kiyad người Mông Cổ và là cha của Thiết Mộc Chân tức Thành Cát Tư Hãn sau này.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Dã Tốc Cai · Xem thêm »

Deioces

Deioces (tiếng Hy Lạp: Δηιόκης) là vị vua sáng lập vương triều Media theo Herodotus; Daiukku hay Dayukki theo tiếng Assyria, là một tổng đốc tỉnh Mannaean.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Deioces · Xem thêm »

Demetrios I Soter

Demetrios I Soter (tiếng Hy Lạp: Δημήτριος Α' Σωτήρ; khoảng 187 TCN – 150 TCN), là một vị vua Hy Lạp hóa của vương quốc Seleukos.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Demetrios I Soter · Xem thêm »

Demetrios II Nikator

Demetrios II (tiếng Hy Lạp: Δημήτριος Β mất 125 TCN), được gọi là Nicator (tiếng Hy Lạp: "Νικάτωρ", nghĩa là "người chiến thắng") là con trai của Demetrios I Soter.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Demetrios II Nikator · Xem thêm »

Diadochi

Thuộc địa Hy Lạp Diadochi (số ít là Diadochus trong tiếng La Tinh, từ Διάδοχοι, Diadokhoi, "người thừa kế") là những người tranh giành ngôi vị của Alexander Đại đế sau khi ông chết.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Diadochi · Xem thêm »

Elam

Bản đồ khu vực đế quốc Elam (đỏ) và các khu vực phụ cận. Sự bành trướng của vịnh Ba Tư được chỉ rõ. Elam (tiếng Ba Tư: تمدن ایلام) là một trong những nền văn minh được ghi chép cổ nhất của thế giới.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Elam · Xem thêm »

Emir

Một phiên tòa của Đế quốc Durrani ở Afghanistan năm 1839. Emir (أمير), đôi khi được chuyển tự thành Amir, Amier hoặc Ameer, là một danh hiệu quý tộc hoặc chức vụ cao quý của quan chức được sử dụng trong nhiều vùng ở các quốc gia Ả Rập.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Emir · Xem thêm »

Eshnunna

Babylon vào thời của Hammurabi, khoảng 1792-1750 TCN Eshnunna (ngày nay là Tell Asmar ở tỉnh Diyala, Iraq) là một thành phố của người Sumer cổ đại (sau là Akkad) và là thị quốc ở miền trung Lưỡng Hà.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Eshnunna · Xem thêm »

Fath Ali Shah Qajar

Fath Ali Shah Qajar (var.Fathalishah, Fathali Shah, Fath Ali Shah) (5 tháng 9 năm 1772 - 23 tháng 10 năm 1834) là vua nhà Qajar thứ nhì của Ba Tư.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Fath Ali Shah Qajar · Xem thêm »

Gilgamesh

Gilgamesh (Gilgameš, hay Vị Vua, và còn được biết bởi tên Bilgames trong lịch sử người Sumerian) Sử Thi Gilgamesh, dịch bởi Andrew George 1999, Penguin books Ltd, Harmondsworth, p. 141 ISBN 13579108642 là vị vua thứ năm của Vương Triều Uruk, nay là Iraq, triều đại của ông cách đây 2500 Năm TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Gilgamesh · Xem thêm »

Gotarzes I của Parthia

Arsaces, cha đỡ đầu, người chiến thắng). Một đồng tiền xu khác của Gotarzes I. Bảo tàng Anh quốc. Gotarzes I của Parthia cai trị một phần của đế chế Parthia từ 95-90 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Gotarzes I của Parthia · Xem thêm »

Gotarzes II của Parthia

Gotarzes II của Parthia Gotarzes II của Parthia trị vì đế chế Parthia liên tục giữa khoảng năm 40 và 51.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Gotarzes II của Parthia · Xem thêm »

Harran

Harran là một huyện thuộc tỉnh Şanlıurfa, Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Harran · Xem thêm »

Harun Al-Rashid

Hārun Al-Rashīd; cũng được gọi là Harun Ar-Rashid, Haroun Al-Rashid hay Haroon Al Rasheed; 17 tháng 3, 763 – 24 tháng 3, 809) sinh ra ở Rayy gần Tehran, Ba Tư là vị khalip thứ năm của nhà Abbas của Baghdad, tại vị từ năm 786 đến 809. Ông được xem là vị vua kiệt xuất của nhà Abbas, là người đã đưa nền chính trị và văn hóa của đế quốc Ả Rập lên tới tột đỉnh vinh quang. Dưới triều đại ông, Baghdad là trung tâm nghệ thuật của thế giới Hồi giáo.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Harun Al-Rashid · Xem thêm »

Hãn quốc Sát Hợp Đài

Hãn quốc Sát Hợp Đài hay Sát Hợp Đài hãn quốc (tiếng Mông Cổ: Tsagadai Khan Uls/Цагадайн улс) là một hãn quốc Turk-Mông Cổ bao gồm các phần lãnh thổ do Sát Hợp Đài cùng những hậu duệ quản lý, ông là người con trai thứ hai của Thành Cát Tư Hãn.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Hãn quốc Sát Hợp Đài · Xem thêm »

Hãn quốc Y Nhi

Hãn quốc Y Nhi, (tiếng Mông Cổ: Хүлэгийн улс Hülegü-yn Ulus Ilkhanan, سلسله ایلخانی, chữ Hán: 伊兒汗國), là một hãn quốc của người Mông Cổ thành lập tại Ba Tư vào thế kỷ 13, được coi là một phần của đế quốc Mông Cổ.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Hãn quốc Y Nhi · Xem thêm »

Húc Liệt Ngột

Húc Liệt Ngột (Khülegü; Chagatai/; هولاكو; khoảng 1217 - 8/2/1265) là một Hãn vương của Mông Cổ.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Húc Liệt Ngột · Xem thêm »

Herat

Herāt (/hɛˈrɑːt/; Pashto / tiếng Ba Tư: هرات‎) là thành phố tỉnh lỵ tỉnh Herat ở Afghanistan.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Herat · Xem thêm »

Hormizd II

Đồng tiền mang hình Hormizd II Hormizd II (هرمز دوم) là hoàng đế thứ 8 của Vương triều Sassanid thuộc Đế quốc Ba Tư, trị vì 7 năm 5 tháng, từ 302 đến 309.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Hormizd II · Xem thêm »

Hormizd III

Hormizd III, quốc vương Sassanid thứ 16 của Ba Tư, con của Yazdegerd II (438-457) và kế vị vua cha năm 457.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Hormizd III · Xem thêm »

Hormizd VI

Hormizd VI là hoàng đế thứ 28 của nhà Sassanid Ba Tư, là một trong những viên quan trở thành hoàng đế Ba Tư sau khi hoàng đế Khosrau II (590-628) bị ám sát năm 628.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Hormizd VI · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Iran · Xem thêm »

Isfahan (tỉnh)

Tỉnh Isfahan (tiếng Ba Tư: Ostāne Esfahān (Ostān-e Esfahān); cũng chuyển tự thành Esfahan, Espahan, Sepahan hay Isphahan) là một trong 30 tỉnh của Iran.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Isfahan (tỉnh) · Xem thêm »

Ismail I

Shāh Ismā'il Abu'l-Mozaffar bin Sheikh Haydar bin Sheikh Junayd Safawī (17 tháng 7, 1487 – 23 tháng 5, 1524) là Shah của Ba Tư (Iran ngày nay), người đã sáng lập ra triều đại Safavid, trị vì từ năm 1501 đến 1524.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Ismail I · Xem thêm »

Ismail II

Ismail II là vua của triều đại Safavid nước Ba Tư, cầm quyền từ năm 1576 đến 1578.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Ismail II · Xem thêm »

Jafar Khan

Jafar Khan Zand là một vị vua xứ Ba Tư - trị vì từ 18 tháng 2 năm 1785 tới 23 tháng 1 năm 1789.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Jafar Khan · Xem thêm »

Karim Khan

Mohammad Karim Khan Zand, (khoảng 1705 – 1779), cũng được gọi là Karim Khan Đại đế (Bozorg), là một nhà lãnh đạo nắm quyền hành trên thực tế (de facto) của Ba Tư từ năm 1760 tới 1779.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Karim Khan · Xem thêm »

Kassandros

Kassandros (tiếng Hy Lạp: Κάσσανδρος Ἀντιπάτρου, Kassandros con trai của Antipatros; kh. 350 TCN – 297 TCN), còn gọi là Cassander trong ngôn ngữ hiện đại, ông là vua của Macedonia từ năm 305 đến 297 TCN, và là con trai của Antipatros.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Kassandros · Xem thêm »

Kavadh II

Kavadh II (tiếng Ba Tư: قباد Qobād hoặc Qabād), còn được gọi là Sheroya hoặc Shiruya (Siroes, Shiroye), là vua của đế quốc Sassanid, ông chỉ trị vì vài tháng trong năm 628.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Kavadh II · Xem thêm »

Khalip

Khalip (tiếng Ả Rập, tiếng Anh: caliph, tiếng Pháp: calife) là vị chức sắc cao nhất đối với tín đồ Hồi giáo trên thế giới.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Khalip · Xem thêm »

Khả hãn

Khả hãn (chữ Mogol cổ: хаан), hoặc Khắc hãn, Đại hãn, là một tước hiệu thủ lĩnh cao nhất trong ngôn ngữ Mông Cổ và Turk (Đột Quyết), được xem là người đứng đầu của đế quốc.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Khả hãn · Xem thêm »

Khosrau I

Cảnh Khosrau I đi săn Khosrau I (hay Chosroes I, Khosrow I, cũng được biết tới như Anushiravan Công bằng) là người con yêu quý và người kế vị của Kavadh I (488-531), và là vị hoàng đế thứ 20 của nhà Sassanid ở Đế quốc Ba Tư, trị vì từ năm 531 đến 579.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Khosrau I · Xem thêm »

Khosrau II

Khosrau II, hay Khosrow II, Chosroes II hoặc Xosrov II tên hiệu của ông là Apavez, "Người Chiến Thắng" - (tiếng Trung Ba Tư: 𐭧𐭥𐭮𐭫𐭥𐭣𐭩 Husrō (y); còn được gọi là Khusraw Parvez, tiếng Tân Ba Tư: خسرو پرویز Khosrow Parviz), là vị vua có năng lực cuối cùng của nhà Sassanid (Ba Tư), trị vì từ năm 590 đến năm 628.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Khosrau II · Xem thêm »

Khosrau III

Khosrau III (629) là một vị vua Sassanid tự phong, ông đã cai trị vùng đất Khorasan trong một thời gian ngắn vào giai đoạn viên tướng nhà Mihran Shahrbaraz nắm quyền kiểm soát toàn bộ đế chế Sassanid sau khi ông ta vây hãm Ctesiphon.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Khosrau III · Xem thêm »

Lagash

Vào thời của Hammurabi, Lagash nằm gần bờ biển của vịnh Ba Tư. Một cái bình khắc chữ hình nêm của Entemena (Louvre) Gudea của Lagash, tượng bằng diorit được tìm thấy tại Girsu (Louvre) Lagash là một thành phố của người Sumer cổ đại nằm ở phía tây bắc ngã ba của sông Euphrates và Tigris và phía đông Uruk, khoảng 22 km (14 dặm) về phía đông của thành phố ngày nay là Ash Shatrah, Iraq.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Lagash · Xem thêm »

Lịch sử Iran

Lịch sử Iran hay còn được gọi là lịch sử Ba Tư, là lịch sử bao gồm nhiều đế quốc khác nhau trong suốt nhiều thiên niên kỷ qua tại Cao nguyên Iran và các khu vực xung quanh.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Lịch sử Iran · Xem thêm »

Lotf Ali Khan

Lotf Ali Khan Loft Ali Khan (khoảng 1769-1794) là vị vua nhà Zand cuối cùng của Ba Tư (Iran ngày nay), trị vì từ 1789 tới 1794.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Lotf Ali Khan · Xem thêm »

Lugal-Anne-Mundu

Lugal-Anne-Mundu (khoảng thế kỷ 25 trước Công nguyên) là vị vua quan trọng nhất của thành bang Adab tại Sumer.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Lugal-Anne-Mundu · Xem thêm »

Lưỡng Hà

Bản đồ địa lý của khu vực của vương quốc Lưỡng Hà cổ đại Lưỡng Hà hay Mesopotamia (trong Μεσοποταμία " giữa các con sông"; بلاد الرافدين (bilād al-rāfidayn); ܒ(Beth Nahrain, giữa hai con sông) là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Vùng địa lý được cung cấp nước từ hai con sông đó thường được gọi là "Cái nôi của Văn minh", bởi chính tại đây những xã hội tri thức đầu tiên đã phát triển từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Từ Lưỡng Hà (mesopotamia) đã được tạo ra trong giai đoạn Hy Lạp và không hề có biên giới rõ ràng xác định vùng này, để chỉ một vùng địa lý rộng lớn và có lẽ đã được người Seleucid sử dụng. Vùng này đã từng trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã trong một thời gian ngắn ở thời Trajan, với tên gọi Provincia Mesopotamia. Các nhà văn học đã cho rằng thuật ngữ biritum/birit narim trong tiếng Akkad tương ứng với một khái niệm địa lý và phú đã xuất hiện ở thời vùng này đang trải qua giai đoạn Aramaic hoá. Tuy nhiên, một điều cũng được nhiều người chấp nhận rằng những xã hội Lưỡng Hà sớm đơn giản chỉ phản ánh toàn bộ những vùng bồi tích, kalam trong tiếng Sumer (dịch nghĩa "đất đai"). Những thuật ngữ gần đây hơn như "Đại Lưỡng Hà" hay "Lưỡng Hà Syria" đã được chấp nhận với nghĩa chỉ một vùng địa lý rộng hơn tương đương vùng Cận Đông hay Trung Đông. Những tên khác sau này đều là các thuật ngữ do người châu Âu đặt cho nó khi họ tới xâm chiếm vùng đất này vào giữa thế kỷ 19. Sách chữ Nôm của người Việt thế kỷ 17 gọi khu vực này là Mạch Tam.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Lưỡng Hà · Xem thêm »

Mahmud của Ghazni

Mahmud của Ghazni (còn gọi là Mahmud Ghaznavi) (2 tháng 1 năm 971 – 30 tháng 4 năm 1030) là sultan của đế quốc Ghaznavi (Afghanistan) từ 997 cho đến khi qua đời năm 1030.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Mahmud của Ghazni · Xem thêm »

Mahmud I của Đại Seljuk

Nasir ad-Din Mahmud I là hoàng đế (sultan) của Đế quốc Seljuk từ năm 1092 đến 1094.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Mahmud I của Đại Seljuk · Xem thêm »

Mahmud II của Đại Seljuk

Mahmud II (tên đầy đủ: Mahmud bin Muhammad bin Malikshah; tiếng Ba Tư: محمود بن محمد بن ملكشاه; 1105 – 1131) là hoàng đế (Sultan) của Seljuk ở Baghdad kể từ năm 1118 sau cái chết của vua cha Muhammad I. Mahmud lên ngôi lúc 14 tuổi và cai trị Iraq và Ba Tư.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Mahmud II của Đại Seljuk · Xem thêm »

Malik Shah I

Malik-Shah I (ملکشاه; 8 tháng 8 năm 1055 – 19 tháng 11 năm 1092, tên đầy đủ: Jalāl al-Dawla Mu'izz al-Dunyā Wa'l-Din Abu'l-Fatḥ ibn Alp Arslān, معزالدنیا و الدین ملکشاه بن محمد الب ارسلان قسیم امیرالمومنین), là hoàng đế (Sultan) của Đế quốc Đại Seljuk từ năm 1072 đến năm 1092.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Malik Shah I · Xem thêm »

Mông Kha

Đại hãn Mông Kha (tiếng Mông Cổ: 20px Мөнх хаан (Mönkh khaan)), còn gọi là Mông Ca (theo tiếng Trung: 蒙哥); sinh khoảng năm 1208 và mất năm 1259). Ông là đại hãn thứ tư của đế quốc Mông Cổ từ năm 1251 tới năm 1259. Là con trai trưởng của Đà Lôi và Sorghaghtani Beki, anh trai của Hốt Tất Liệt và Húc Liệt Ngột, cháu nội của Thành Cát Tư Hãn và là con nuôi của Oa Khoát Đài. Sau được nhà Nguyên truy phong là Nguyên Hiến Tông(元憲宗). Mông Kha đáng chú ý vì sự tham dự chiến dịch vào châu Âu giai đoạn 1236-1242, trong những trận đánh tại Kypchak và Maghas, phá hủy Kiev và tấn công Hungary. Mùa hè năm 1241, trước khi kết thúc chiến dịch này thì Mông Kha trở về Mông Cổ. Sau khi đại hãn thứ ba là Quý Do chết, Mông Kha là người đứng đầu trong số các vây cánh của các hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn muốn thay thế nhánh đang cầm quyền là hậu duệ của Oa Khoát Đài. Hãn Bạt Đô, thuộc dòng trưởng của gia đình này, gần như đã gây chiến với Quý Do năm 1248, nhưng cái chết sớm của vị đại hãn đã ngăn không cho chuyện này xảy ra. Bạt Đô tham gia cùng lực lượng của người vợ góa của Đà Lôi nhằm loại bỏ vị nhiếp chính Oghul Ghaimish, vợ góa của Quý Do. Bạt Đô kêu gọi tổ chức kurultai (hội nghị các hãn) tại Siberi năm 1250 nhưng bị phản đối do nó không được coi là Mông Cổ đích thực. Tuy nhiên, Bạt Đô đã lờ đi sự phản đối và gửi người em là Berke tới hội nghị kurultai tại Mông Cổ, và bầu Mông Kha làm đại hãn năm 1251. Nhận ra rằng đã bị loại bỏ, phe cánh của Oa Khoát Đài có ý định lật đổ Mông Kha với cớ vào triều để bày tỏ lòng trung thành, thần phục ông, nhưng âm mưu của họ bị lật tẩy và dễ dàng bị loại bỏ. Oghul Ghaimish bị buộc phải tự tử. Mông Kha, trong vai trò của một đại hãn, dường như quan tâm nhiều hơn tới việc mở rộng vùng lãnh thổ mà ông đã được thừa hưởng bằng các cuộc chiến hơn là Quý Do đã làm. Năm 1253, ông cử em trai mình là Húc Liệt Ngột tới tây nam, một hành động nhằm mở rộng lãnh thổ của đế quốc Mông Cổ tới sát Ai Cập. Ông cũng quan tâm nhiều hơn tới cuộc chiến tại Trung Quốc, đánh vào sườn nhà Tống thông qua việc xâm lăng Đại Lý năm 1254 và xâm lược Đại Việt năm 1257, nhằm tìm kiếm đường tấn công nhà Tống từ cả ba phía bắc, tây và nam. Năm 1258, cùng Hốt Tất Liệt và đại tướng Ngột Lương Hợp Thai chia quân thành ba mũi tấn công Nam Tống. Trực tiếp chỉ huy trên mặt trận phía bắc trong những năm cuối thập niên đó, ông đã vây hãm và hạ nhiều thành quách dọc theo chiến tuyến này. Những hành động này cuối cùng làm cho chuyện xâm chiếm toàn bộ Trung Quốc chỉ còn là vấn đề của thời gian. Cuộc xâm lăng tới châu Âu bị bỏ qua do các vùng phía tây này khi đó thực sự nằm dưới quyền chỉ huy của các hậu duệ của Truật Xích và Sát Hợp Đài, nhưng tình hữu nghị giữa Mông Kha với Bạt Đô đảm bảo cho sự thống nhất của đế quốc. Tuy nhiên, trong khi tiến hành cuộc chiến ở Trung Quốc tại thành Điếu Ngư (釣魚城, ngày nay thuộc quận Hợp Xuyên, Trùng Khánh) thì Mông Kha lại chết gần khu vực đang vây hãm đó vào ngày 11 tháng 8 năm 1259 (27 tháng 7 âm lịch). Có một vài giả thuyết về cái chết của ông. Một trong số đó cho rằng ông chết do trúng tên của người Trung Quốc trong khi đang vây hãm. Các giả thuyết khác cho rằng ông chết vì bệnh lỵ hoặc bệnh tả. Trong bất kỳ trường hợp nào thì cái chết của ông đều buộc Húc Liệt Ngột phải bỏ dở chiến dịch của mình tại Syria và Ai Cập, cũng như đã gây ra cuộc nội chiến dẫn tới sự phá hủy khối thống nhất và sự vô địch của đế quốc Mông Cổ. Trong kế hoạch đánh Nam Tống, mũi quân thứ tư của Mông Kha do Uriyangqatai chỉ huy đánh vào Đại Việt vào trong khoảng thời gian nửa tháng cuối tháng 1 năm1258 (hay năm Nguyên Phong thứ 7). Cuộc chiến mở đầu với thất bại của quân Đại Việt trong trận Bình Lệ Nguyên, nhưng cuối cùng Đại Việt đã đại phá quân Mông Cổ trong trận Đông Bộ Đầu. Cuộc chiến này đã kết thúc vớichiến thắng của nước Đại Việt, ghi dấu công lao của vua Trần Thái Tông trong việc lãnh đạo quân dân chiến đấu chống quân xâm lược. Trong một số tài liệu, người ta cho rằng Mông Kha bị chết do một tảng đá rơi trúng đầu trong khi đang vây hãm thành Điếu Ngư, trong khi những tài liệu khác lại cho rằng Mông Kha chết là do bệnh tật hay bị thương khi tấn công Điếu Ngư. Nhà văn Trung Quốc nổi tiếng Kim Dung đã tiểu thuyết hóa cái chết của Mông Kha trong loạt truyện Xạ điêu tam bộ khúc (cuốn Thần điêu hiệp lữ năm 1959), trong đó miêu tả nhân vật chính là chàng trai sầu muộn vì tình tên là Dương Quá (楊過). Mông Kha cũng là vị đại hãn duy nhất của đế quốc Mông Cổ bị chết trong chiến trận.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Mông Kha · Xem thêm »

Mithridates I của Parthia

Mithridates I Arsaces V (sinh 195 TCN (?), mất 138 TCN) là "hoàng đế vĩ đại" của nhà Arsacid, người Parthia thuộc tộc Iran.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Mithridates I của Parthia · Xem thêm »

Mithridates II

Mithridates II Arsaces VII (Đại đế) là "hoàng đế vĩ đại" của Parthia từ năm 123 tới 88 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Mithridates II · Xem thêm »

Mithridates III của Parthia

Vua Mithridates III của Parthia (tiếng Ba Tư: مهرداد سوم) cai trị đế quốc Parthia trong khoảng từ năm 57-54 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Mithridates III của Parthia · Xem thêm »

Mithridates IV của Parthia

Tiền xu mang hình Mithridates IV. Mithridates IV của Parthia cai trị miền tây của đế quốc Parthia từ năm 129 đến 140.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Mithridates IV của Parthia · Xem thêm »

Mohammad Khan Qajar

Agha Mohammad Khan Qajar (آقا محمد خان قاجار; 1742–1797)‎ là hoàng đế khai quốc của nhà Qajar ở Iran.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Mohammad Khan Qajar · Xem thêm »

Mohammad Reza Pahlavi

Mohammad Rezā Shāh Pahlavi, Shah của Iran (26 tháng 10 năm 1919 tại Tehran - 27 tháng 7 năm 1980 tại Cairo), lấy danh hiệu Shah-an-shah (Vua của các vua), hay Arya-mehr (Mặt trời của người Aryan) là vua Iran từ 16 tháng 9 năm 1941 cho đến khi bị lật đổ trong cuộc Cách mạng Hồi giáo vào 11 tháng 2 năm 1979.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Mohammad Reza Pahlavi · Xem thêm »

Mohammed Khodabanda

Mohammed Khodabanda là vị vua thứ tư của triều đại Safavid ở Đế chế Ba Tư (1578-1588).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Mohammed Khodabanda · Xem thêm »

Mozaffar al-Din Shah Qajar

Mozaffar al-Din Shah Qajar Mozaffar al-Din Shah Qajar (sinh ngày 25 tháng 3 năm 1853 - mất ngày 7 tháng 1 năm 1907) là vị vua thứ năm của nhà Qajar đã trị vì Ba Tư từ năm 1896 đến năm 1907.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Mozaffar al-Din Shah Qajar · Xem thêm »

Muawiyah I

Region controlled by Amr ibn al-As during the First Fitna. Muawiyah I (Muʿāwiyah ibn ʾAbī Ṣufyān; 602 – 29 tháng 4 hoặc 1 tháng 5 năm 680) là người đã xây dựng đế chế Umayyad, và là caliph thứ hai của nhà Umayyad, sau người thứ nhất là Uthman ibn Affan.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Muawiyah I · Xem thêm »

Muhammad

Muhammad (phiên âm: Môhamet hay Môhammet; tiếng Ả Rập:; sống vào khoảng 570 – 632) được những tín đồ Islam (I xơ lam, Hồi giáo) tin là vị ngôn sứ cuối cùng mà Thiên Chúa (tiếng Ả Rập gọi là Allah) gửi xuống để dẫn dắt nhân loại với thông điệp của I xơ lam.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Muhammad · Xem thêm »

Muhammad của Ghor

Muḥammad Shahābuddīn Ghorī (tiếng Ba Tư: محمد شہاب الدین غوری), vốn có tên là Mu'izzuddīn Muḥammad Ibn Sām nhưng nổi tiếng với cái tên Muḥammad của Ghor (một tỉnh ở miền trung Afghanistan) và Muḥammad Ghorī, (1162 – 15 tháng 3, 1206), là một tổng trấn và tướng lĩnh hùng mạnh, sau trở thành sultan của nhà Ghorid, trung tâm ở Afghanistan ngày nay.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Muhammad của Ghor · Xem thêm »

Muhammad I của Khwarezm

Qutb al-Din Muhammad (mất năm 1127) là hoàng đế của Khwarezm từ năm 1097 tới khi qua đời.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Muhammad I của Khwarezm · Xem thêm »

Muhammad II của Khwarezm

`Ala ad-Din Muhammad II là vị vua của nhà Khwarezm-Shah (Hoa Lạt Tử Mô) ở Ba Tư vào thế kỷ XIII, trị vì từ năm 1200 đến 1220.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Muhammad II của Khwarezm · Xem thêm »

Musa của Parthia

Bức tượng bán thân của nữ hoàng Musa từ Bảo tàng quốc gia Iran, được khai quật bởi đội khảo cổ người Pháp ở Khuzestan vào năm 1939. Musa là hoàng hậu của đế quốc Parthia từ khoảng năm 2 TCN đến năm 4 SCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Musa của Parthia · Xem thêm »

Nader Shah

Nāder Shāh Afshār (hoặc Nadir Shah) (tháng 11 năm 1688 hoặc 6 tháng 8 năm 1698 – 19 tháng 6 năm 1747) là vị vua đã trị vì Ba Tư từ năm 1736 tới 1747.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Nader Shah · Xem thêm »

Nasser al-Din Shah Qajar

Nasser al-Din Shah Qajar, (16 tháng 6 năm 1831-1 tháng 5 năm 1896) là vị vua thứ tư của nhà Qajar của Ba Tư, trị vì từ 17 tháng 9 năm 1848 cho đến 1 tháng 5 năm 1896.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Nasser al-Din Shah Qajar · Xem thêm »

Người Media

Người Media (Tiếng Ba Tư: مادها, Tiếng Hy Lạp Μῆδοι; Assyrian Mādāyu) là một dân tộc Iran cổ đại, những người sống ở khu vực tây bắc của Iran ngày nay.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Người Media · Xem thêm »

Người Parthia

Một thanh niên trong trang phục Parthia, Palmyra, Syria vào nửa đầu thế kỷ III. Tượng khắc trang trí. Bảo tàng Louvre. Người Parthia là một dân tộc miền đông bắc Ba Tư, được biết đến vì đã đặt nền tảng về chính trị và văn hóa cho Vương quốc Arsaces sau này.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Người Parthia · Xem thêm »

Người Scythia

Người Scythia hay người Scyth là một dân tộc bao gồm những người chăn thả gia súc, sống du mục, cưỡi ngựa, có nguồn gốc từ Iran đã thống trị vùng thảo nguyên Hắc Hải trong suốt thời kỳ cổ đại từ khoảng thế kỷ 8-7 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Người Scythia · Xem thêm »

Nhà Abbas

Nhà Abbas (الخلافة العباسية / ALA-LC: al-Khilāfah al-‘Abbāsīyyah) trong tiếng Việt còn được gọi là nước Đại Thực theo cách gọi của người Trung Quốc (大食) là triều đại Hồi giáo (khalifah) thứ ba của người Ả Rập.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Nhà Abbas · Xem thêm »

Nhà Achaemenes

Đế quốc Achaemenes (tiếng Ba Tư: Hakhamanishian) (690 TCN – 328 TCN), hay Đế quốc Ba Tư thứ nhất, là triều đại đầu tiên của người Ba Tư (nay là Iran) được biết đến trong lịch s. Vương triều này còn được biết với cái tên là Nhà Achaemenid.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Nhà Ghur

Nhà Ghur hay Ghor (سلسله غوریان; tự gọi là: شنسباني, Shansabānī) là một triều đại có xuất xứ từ miền đông Iran (có lẽ là gốc Tajik, nhưng không biết chính xác), từ vùng Ghor thuộc miền trung Afghanistan ngày nay.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Nhà Ghur · Xem thêm »

Nhà Ispahbudhan

Nhà Ispahbudhan hay Nhà Aspahbadh là một trong bảy thị tộc Parthia của Đế quốc Sassanid.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Nhà Ispahbudhan · Xem thêm »

Nhà Khwarezm-Shah

Đế quốc Khwarezm, cũng được gọi là Nhà Khwarezm Shah, là một triều đại do những chiến binh Mamluk người Turk ở Ba Tư, thuộc hệ phái Sunni của đạo Islam, cai trị với tư cách là chư hầu của nhà Đại Seljuk ban đầu, đến thế kỷ 11 thì độc lập.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Nhà Khwarezm-Shah · Xem thêm »

Nhà Mihran

Nhà Mihrān hay Mehrān là một gia đình quý tộc Iran (šahrdārān), là một bảy đại gia tộc của Đế quốc Sassanid Ba Tư và tự nhận là hậu duệ của nhà Arsaces trước đó.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Nhà Mihran · Xem thêm »

Nhà Omeyyad

Nhà Omeyyad (cũng được viết là Nhà Umayyad) là một vương triều Hồi giáo Ả Rập (661 - 750) do các khalip (vua Hồi) cai trị.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Nhà Omeyyad · Xem thêm »

Nhà Pahlavi

Nhà Pahlavi (دودمان پهلوی) hay còn gọi là vương quốc Iran (tiếng Ba Tư: پادشاهی ایران) là triều đại nắm quyền của Nhà nước Hoàng gia Iran, tồn tại từ năm 1925 đến năm 1979, khi cuộc Cách mạng Hồi giáo diễn ra và thay thế bằng Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Nhà Pahlavi · Xem thêm »

Nhà Rashidun

Nhà Rashidun (الخلافة الراشدية al-khilāfat ar-Rāshidīyah), (khoảng 632-661) là thuật ngữ chung để chỉ khoảng thời gian cai trị của bốn vị khalip đầu tiên trong lịch sử Hồi giáo, và được thành lập sau khi cái chết của Muhammad năm 632 (năm thứ 10 trong lịch Hồi giáo).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Nhà Rashidun · Xem thêm »

Nhà Safavid

Cờ của Shah Tahmasp I Nhà Safavid (Tiếng Ba Tư: Safaviyan صفویان; Tiếng Azeri:صفوی, Səfəvilər) là một triều đại đã cai trị lãnh thổ Iran ngày nay, cùng nhiều vùng phụ cận từ khoảng năm 1501 đến năm 1736.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Nhà Safavid · Xem thêm »

Nhà Sasan

Nhà Sasan là gia tộc cai trị Đế quốc Sasanian từ năm 224 đến 651.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Nhà Sasan · Xem thêm »

Nhà Seljuk

Nhà Seljuk (SELL-juuk; Saljūqiyān) là một vương triều Oghuz Thổ theo đạo Hồi giáo Sunni và tuần tự trở thành  xã hội Ba Tư và đóng góp vào truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ-Ba Tư tại Tây Nam Á và Trung Á trong thời kỳ Trung Cổ.  Nhà Seljuk xây dựng nên Đế quốc Seljuk và Hồi quốc Rûm, ở thời cường thịnh nhất trải dài từ Tiểu Á tới Iran và trở thành mục tiêu tấn công của Cuộc thập tự chinh thứ nhất.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Nhà Seljuk · Xem thêm »

Oa Khoát Đài

Đại hãn Oa Khoát Đài, (tiếng Mông Cổ: 20px Өгөөдэй хаан, Ögöödei qaγan; tiếng Trung: 窩闊台, bính âm: Wōkuòtái); các tài liệu không phiên âm viết là Ögedei, Ogotai, Oktay (khoảng 1186 – 1241), là con trai thứ ba của Thành Cát Tư Hãn và là Đại Hãn thứ hai của đế quốc Mông Cổ sau khi cha của ông chết (xen giữa là khoảng thời gian nhiếp chính của em trai ông, Đà Lôi, từ 1227 tới 1229).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Oa Khoát Đài · Xem thêm »

Omar bin Abd al-Aziz

Omar bin Abd al-Aziz (عمر بن عبد العزيز; sinh khoảng 682 – mất tháng 2 năm 720) cũng gọi là Omar II, là khalip của nhà Omeyyad từ năm 717 tới 720.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Omar bin Abd al-Aziz · Xem thêm »

Orodes I của Parthia

Orodes I của Parthia cai trị Đế quốc Parthian từ khoảng 90-80 TCN, là người kế vị của Gotarzes I. Cho đến 88 TCN, triều đại của ông trùng với của Mithridates II, vị vua đối lập mà Gotarzes đã nổi loạn.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Orodes I của Parthia · Xem thêm »

Orodes II của Parthia

Tiền xu mang hình Orodes II Orodes II của Parthia (còn gọi là Hyrodes Anaridius) là vua của Đế quốc Parthia từ năm 57-38 trước Công nguyên.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Orodes II của Parthia · Xem thêm »

Osroes I

Tiền xu mang hình Osroes I Osroes I của Parthia cai trị đế chế Parthia từ khoảng năm 109-129.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Osroes I · Xem thêm »

Osroes II

Tiền xu mang hình Osroes II Osroes II của Parthia (tiếng Parthia: 𐭇𐭅𐭎𐭓𐭅, Khusraw), là một vua tiếm vị của Đế quốc Parthia vào khoảng năm 190.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Osroes II · Xem thêm »

Othman bin Affan

Othman bin Affan, cũng được biết như Abu Amr (khoảng 580 – 17 tháng 7, 656) là Khalip (vua Hồi giáo) thứ ba.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Othman bin Affan · Xem thêm »

Pacorus I của Parthia

Pacorus I của Parthia (mất năm 38 trước Công nguyên) là con trai của vua Orodes II và hoàng hậu Laodice của Đế chế Parthia.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Pacorus I của Parthia · Xem thêm »

Pacorus II

Pacorus II của Parthia. Pacorus II của Parthia cai trị Đế chế Parthia từ khoảng năm 78-105.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Pacorus II · Xem thêm »

Perdiccas

Perdiccas (tên Hy lạp: Περδίκκας, Perdikas), mất năm 321 hoặc 320 TCN, là một trong số những tướng lĩnh quan trọng của Alexandros Đại đế.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Perdiccas · Xem thêm »

Peroz I

Peroz I Peroz I là một vị vua của nhà Sassanid nước Ba Tư, trị vì từ năm 457 đến 484.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Peroz I · Xem thêm »

Pharaon

Pharaon hay Pharaoh (phiên âm tiếng Việt: Pha-ra-ông) (tiếng Ả Rập: فرعون Firʻawn; tiếng Hebrew: פַּרְעֹה Parʻō; tiếng Ge'ez: Färʻon; xuất phát từ per-aa trong tiếng Ai Cập có nghĩa là "ngôi nhà vĩ đại") là tước hiệu chỉ các vị vua của Ai Cập cổ đại.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Pharaon · Xem thêm »

Philippos III của Macedonia

Philippos III Arrhidaeus (Tiếng Hy Lạp; Φίλιππος Γ' ὁ Ἀρριδαῖος, khoảng 358 TCN - 25 tháng 12 năm 317 TCN) là vua của Vương quốc Macedonia từ 10 tháng 6 năm 323 TCN cho đến khi qua đời, là con trai của vua Philippos II của Macedonia và Philinna của Larissa, có thể là vũ nữ Thessalia, và là một người anh trai cùng cha khác mẹ của vua Alexandros Đại đế.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Philippos III của Macedonia · Xem thêm »

Phraates I của Parthia

Phraates I của Parthia, con trai của Phriapatius (191 TCN-171 TCN), là vua của đế chế Parthia.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Phraates I của Parthia · Xem thêm »

Phraates II

Phraates II của Parthia, con trai của Mithridates I của Parthia (171 - 128 TCN), người đã chinh phục Babylon.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Phraates II · Xem thêm »

Phraates III của Parthia

Tiền xu mang hình Phraates III từ lò đúc tại Ecbatana. Hình phía đối diện là của một xạ thủ đang ngồi, tay đang cầm một cây cung. Dòng chữ tiếng Hy Lạp là ΒΑΣΙΛΕΩΣ ΜΕΓΑΛΟΥ (Đại vương). Vua Phraates III của Parthia đã kế vị vua cha Sanatruces của mình và cai trị Đế chế Parthia từ năm 70-57 trước Công nguyên.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Phraates III của Parthia · Xem thêm »

Phraates IV của Parthia

Phraates IV. Vua Phraates IV của Parthia, con trai của vua Orodes II, trị vì đế chế Parthia từ năm 37- năm 2 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Phraates IV của Parthia · Xem thêm »

Phraates V

Musa phía bên phải. Phraates V (tiếng Ba Tư: فرهاد پنجم), còn được biết đến với tên Phraataces nhỏ bé (tiếng Hy Lạp cổ: Φραατάκης), trị vì đế chế Parthia từ năm 2 TCN tới năm 4 SCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Phraates V · Xem thêm »

Phraortes

Phraortes, cũng được biết như Fravartish (khoảng 665 TCN – 633 TCN), con của Deioces, là vị vua thứ hai của Media, đồng là người xây dựng triều đình Media vững mạnh.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Phraortes · Xem thêm »

Phriapatius của Parthia

Phriapatius (hoặc Priapatius) là vua của Đế quốc Parthian từ 191 TCN đến 176 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Phriapatius của Parthia · Xem thêm »

Polyperchon

Polyperchon (tiếng Hy Lạp: Πολυπέρχων) (394-303 TCN), con trai của Simmias đến từ Tymphaia ở Epirus, ông là một tướng lĩnh Macedonia từng phục vụ dưới thời Philip II và Alexander Đại đế, và tham gia suốt cuộc hành trình dài của Alexander.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Polyperchon · Xem thêm »

Qara Qoyunlu

Kara Koyunlu hay Qara Qoyunlu, hay còn được gọi là Bộ tộc Cừu đen người Turkoman (قره قویونلو), là một liên minh bộ lạc người Thổ Oghuz theo đạo Hồi giáo Shi'a đã cai trị ở vùng đất mà ngày nay là Azerbaijan, Armenia (1406), tây bắc Iran, miền đông Thổ Nhĩ Kỳ, và đông bắc Iraq từ 1375 đến 1468.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Qara Qoyunlu · Xem thêm »

Quý Do

Đại hãn Quý Do (tiếng Mông Cổ: 20px Гүюг хаан, Güyük qaγan; chữ Hán: 貴由; 1206 - 1248) là Khả hãn thứ ba của Đế quốc Mông Cổ, trị vì từ năm 1246 - 1248.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Quý Do · Xem thêm »

Reza Shah

Rezā Shāh, cũng là Rezā Shāh Pahlavi, (15 tháng 3 năm 1878 - 26 tháng 7 năm 1944), là vua Iran từ ngày 12 tháng 15 năm 1925 tới khi phải thoái vị trong cuộc xâm chiếm Iran của Anh-Liên Xô vào ngày 16 tháng 9 năm 1941.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Reza Shah · Xem thêm »

Ruhollah Khomeini

Sayyid Ruhollah Musavi Khomeini (tiếng Ba Tư: روح الله موسوی خمینی, phát âm) (24 tháng 9 1902 - 3 tháng 6 1989) là một nhà lãnh đạo tôn giáo và chính trị gia người Iran, người lãnh đạo cuộc Cách mạng Iran 1979 trong đó chứng kiến sự lật đổ của Mohammad Reza Pahlavi, vị Shah cuối cùng của Iran.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Ruhollah Khomeini · Xem thêm »

Safi của Ba Tư

Shah Safi là vua Ba Tư từ năm 1629 tới 1642.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Safi của Ba Tư · Xem thêm »

Samarkand

Samarkand (Samarqand; Самарқанд; سمرقند; Самарканд) là thành phố lớn thứ hai của Uzbekistan và là thủ phủ của tỉnh Samarqand, cách thủ đô Tashkent khoảng 350 km.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Samarkand · Xem thêm »

Sanatruces của Parthia

Arsaces, người văn minh, và người bạn của người Hy Lạp). Vua Sanatruces của Parthia (Sinatruces hoặc Sanatruk, khoảng năm 157 TCN - 70 trước Công nguyên) trị vì đế chế Parthia từ khoảng năm 77 đến khoảng năm 70 trước Công nguyên.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Sanatruces của Parthia · Xem thêm »

Sayed Murad Khan

Sayed Murad Khan Zand, là một vị vua, người đã trị vì Ba Tư từ 23 tháng 1 năm 1789 đến 10 tháng 5 năm 1789.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Sayed Murad Khan · Xem thêm »

Scythia

Phạm vi gần đúng của Scythia và tiếng Scythia (màu da cam) trong thế kỷ 1 TCN. Trong thời kỳ cổ đại, Scythia (tiếng Hy Lạp cổ đại Skythia, là một khu vực tại đại lục Á-Âu có người Scythia sinh sống, từ khoảng thế kỷ 8 TCN tới khoảng thế kỷ 2. Vị trí và phạm vi của Scythia dao động theo thời gian nhưng thông thường mở rộng xa hơn về phía tây so với phạm vi chỉ ra trên bản đồ mé bên phải này. Khu vực được các tác giả cổ đại biết tới như là Scythia bao gồm.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Scythia · Xem thêm »

Seleukos I Nikator

Seleukos I Nikator (tên hiệu là Nikator, tiếng Hy Lạp: Σέλευκος Νικάτωρ; सेल्यूकस, tức Seleukos Vạn thắng vương) (khoảng 358 TCN – 281 TCN), là một danh tướng Macedonia thời Alexandros Đại đế, và là một trong những sứ quân diadochi sau khi Alexandros Đại Đế mất.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Seleukos I Nikator · Xem thêm »

Seleukos II Kallinikos

Seleukos II Kallinikos hoặc Pogon (Tiếng Hy Lạp: Σέλευκος Β 'Καλλίνικος, có ý nghĩa là người chiến thắng đẹp và "Bearded", tương ứng như vậy) là một vị vua Hy Lạp hóa của vương quốc Seleukos.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Seleukos II Kallinikos · Xem thêm »

Seleukos III Keraunos

Tiền của Seleukos III. Dòng chữ Hy Lạp ghi ΒΑΣΙΛΕΩΣ ΣΕΛΕΥΚΟΥ, nghĩa là ''Quốc vương Seleukos''. Seleukos III Soter, được gọi là Seleukos Keraunos (Tiếng Hy Lạp: Σέλευκος Γ 'Σωτὴρ, Σέλευκος Κεραυνός khoảng 243 TCN – 223 TCN), là vị vua thứ năm của vương quốc Seleukos thời Hy Lạp hóa.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Seleukos III Keraunos · Xem thêm »

Seleukos IV Philopator

Tiền của Seleucus IV Philopator, trên có dòng chữ Hy Lạp: ''(Β)ΑΣΙΛΕΩΣ (ΣΕ)ΛΕΥΚΟΥ'' Seleucus IV Philopator (tiếng Hy Lạp: Σέλευκος Δ' Φιλοπάτωρ, khoảng 218-175 TCN) là vị vua thứ 7 của đế chế Seleukos thời kỳ Hy Lạp hóa, ông cai trị từ năm 187 TCN đến năm 175 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Seleukos IV Philopator · Xem thêm »

Shah

Shah (SAH) (/ ʃɑː /; Ba Tư: شاه,, "vua") là một danh hiệu được trao cho các hoàng đế / vua và lãnh chúa của Iran (Ba Tư).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Shah · Xem thêm »

Shahrbaraz

Shahrbaraz, còn được gọi là Shahrvaraz (tiếng Ba Tư: شهربراز, tiếng trung Ba Tư: 𐭧𐭱𐭨𐭥𐭥𐭥𐭰 Šahrwarāz, qua đời ngày 17 tháng 6 năm 629), là vua của đế chế Sassanid từ ngày 27 tháng 4 năm 629-17 tháng 6 năm 629.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Shahrbaraz · Xem thêm »

Shamshi-Adad V

British Museum Shamshi-Adad V là vua của Assyria từ 824-811 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Shamshi-Adad V · Xem thêm »

Shapur I

Shapur I là vị hoàng đế Sassanid thứ nhì của Đế quốc Ba Tư thứ nhì.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Shapur I · Xem thêm »

Shapur II

Shapur II (tiếng Ba Tư trung đại: 𐭱𐭧𐭯𐭥𐭧𐭥𐭩 Šāhpuhr), hay Shapur II Đại đế (tiếng Ba Tư: شاپور دوم بزرگ), là vị vua thứ mười của Đế quốc Sassanid.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Shapur II · Xem thêm »

Shapur III

Shapur III là vua nhà Sassanid nước Ba Tư đã trị vì từ năm 383 tới 388.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Shapur III · Xem thêm »

Shapur-i Shahrvaraz

Shapur-i Shahrvaraz (Tiếng trung Ba Tư: 𐭱𐭧𐭯𐭥𐭧𐭥𐭩𐭩 𐭧𐭱𐭨𐭥𐭥𐭥𐭰), còn được gọi là Shapur V, là một kẻ tiếm vị của nhà Sassanid, ông đã trị vì trong một thời gian ngắn cho đến khi ông bị lật đổ bởi những người ủng hộ Azarmidokht.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Shapur-i Shahrvaraz · Xem thêm »

Smerdis

Smerdis, Bardia hay Bardiya là con của Cyrus Đại Đế nước Ba Tư.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Smerdis · Xem thêm »

Sogdianus

Sogdianus, vua của Ba Tư (424-423 TCN).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Sogdianus · Xem thêm »

Soltan Hosein

Soltan Hosein (hay Soltan Hosayn) (1668?-1726) là một vị vua nhà Safavid của Ba Tư (nay là Iran).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Soltan Hosein · Xem thêm »

Suleiman I của Ba Tư

Safi II (sau là Suleyman I) là vua thứ 8 của nhà Safavid nước Ba Tư, trị vì từ 1666 đến 1694.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Suleiman I của Ba Tư · Xem thêm »

Sultan

Sultan Mehmed II của đế quốc Ottoman Sultan (tiếng Ả Rập: سلطان Sultān) là một tước hiệu chỉ định nhà vua được dùng ở các xứ nơi Hồi giáo là quốc giáo, và có nhiều ý nghĩa qua các đời.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Sultan · Xem thêm »

Susa

* Susa kinh đô của Elam (2700 TCN đến 539 TCN), thuộc Ba Tư và Iran ngày nay.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Susa · Xem thêm »

Tahmasp I

Tahmasp I (3 tháng 3 năm 1514 – 1576) là vị shah (hoàng đế) thứ hai của Ba Tư thuộc vương triều Safavid.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Tahmasp I · Xem thêm »

Tahmasp II

thumb Tahmasp II (sinh khoảng 1704 - mất 1740) là vị vua áp chót của vương triều Safavid xứ Ba Tư (Iran).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Tahmasp II · Xem thêm »

Teispes

Teispes (tiếng Ba Tư: ⁵⁶⁷⁸⁹⁰, Cišpiš (mất 640 TCN) là con trai của Achaemenes và là vị vua thời Ba Tư cổ đại. Ông chinh phục thành phố Anshan của người Elam và xưng là "Vua Anshan", bước tiến đầu tiên dẫn tới sự khởi đầu của Đế quốc Ba Tư. Sau khi qua đời, ông được con trưởng là Ariaramnes kế vị ở Ba Tư, trong khi con thứ là Cyrus I kế vị ở Anshan.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Teispes · Xem thêm »

Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn (tên Чингис хаан, Çingis hán;; phiên âm Hán: 成吉思汗; 1162Sử gia người Ba Tư là Rashid al-Din cho rằng Thành Cát Tư Hãn sống tới 72 tuổi, và như thế năm sinh của ông là 1155. (元史) quyển 1 - Bản kỷ 1: Thái Tổ ghi năm sinh của ông là 1162. Theo Ratchnevsky, việc chấp nhận năm sinh là 1155 nghĩa là Thành Cát Tư Hãn làm cha khi khoảng 30 tuổi và có thể hàm ý rằng ông tự mình chỉ huy cuộc chiến chống lại người Đảng Hạng ở độ tuổi 72. Ngoài ra, theo Altan Tobci, em gái của Thành Cát Tư Hãn là Thiết Mộc Lôn (Temülin) ít hơn ông 9 tuổi; nhưng Bí sử Mông Cổ thuật lại rằng Thiết Mộc Lôn là một đứa trẻ còn ẵm ngửa khi người Miệt Nhi Khất (Merkit) tấn công, khi đó Thành Cát Tư Hãn sẽ khoảng 18 tuổi, nếu như ông sinh năm 1155. Zhao Hong thông báo trong nhật ký hành trình của mình rằng những người Mông Cổ ông hỏi đều không biết và không bao giờ biết tuổi của họ.-1227) là một Khả hãn Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Thành Cát Tư Hãn · Xem thêm »

Thiếp Mộc Nhi

Thiếp Mộc Nhi (تیمور Timūr, Chagatai: Temür, Temur, chữ Hán: 帖木儿; 8 tháng 4 năm 1336— 18 tháng 2 năm 1405), còn được biết đến trong sử sách với tên gọi Tamerlane (تيمور لنگ Timūr(-e) Lang, "Timur Què"), là nhà vua, nhà cầm quân người Đột Quyết-Mông Cổ và là người sáng lập ra triều đại Thiếp Mộc Nhi ở Ba Tư và Trung Á. Tượng Thiếp Mộc Nhi trưng bày tại Istanbul Sapphire, İstanbul, Thổ Nhĩ KỳĐược sinh ra trong liên minh Ba Lỗ ở vùng Transoxiana vào ngày 8 tháng 4 năm 1336, Thiếp Mộc Nhi giành lấy quyền kiểm soát ở miền tây Hãn quốc Sát Hợp Đài vào năm 1370.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Thiếp Mộc Nhi · Xem thêm »

Tigris

Tigris (Tiếng Việt:Ti-gơ-rơ hoặc Tigrơ, được phiên âm từ tên tiếng Pháp: Tigre) là con sông phía đông thuộc hai con sông lớn phân định nền văn minh Lưỡng Hà, cùng với sông Euphrates.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Tigris · Xem thêm »

Tiridates I của Parthia

Tiridates, hoặc Teridates là một tên Ba Tư, được đưa ra bởi Arrian trong tác phẩm Parthica của mình để nói về người em trai của Arsaces I,người sáng lập của đế chế Parthia.Người mà đã được nói là ông đã kế vị từ ông ta năm 246 TCN.Nhưng những thông tin của Arrian dường như được cho là phi lịch sử và các nhà lịch sử ngày nay cho rằng Arsaces đã cai trị Parthia cho tới tận năm 211 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Tiridates I của Parthia · Xem thêm »

Tiridates III của Parthia

Tiridates III của Parthia (tiếng Ba Tư: تيرداد سوم), cai trị đế chế Parthia một thời gian ngắn từ năm 35-36.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Tiridates III của Parthia · Xem thêm »

Transoxiana

Khorasan (Nam) và Khwarezm (Tây-Bắc) Transoxiana (cũng viết là Transoxiania) là một tên gọi cổ xưa dùng để chỉ một phần lãnh thổ tại Trung Á, ngày nay lãnh thổ này tương ứng với Uzbekistan, Tajikistan, miền nam Kyrgyzstan và tây nam Kazakhstan.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Transoxiana · Xem thêm »

Turkmenistan

Turkmenistan (Türkmenistan/Түркменистан/تۆركمنيستآن,; phiên âm tiếng Việt: Tuốc-mê-ni-xtan), cũng được gọi là Turkmenia, tên đầy đủ là Cộng hòa Turkmenistan (tiếng Turkmen: Türkmenistan Jumhuriyäti) là một quốc gia tại Trung Á. Tên "Turkmenistan" bắt nguồn từ tiếng Ba Tư, có nghĩa "nước của người Turkmen".

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Turkmenistan · Xem thêm »

Ulugh Beg

Ulugh Beg (khoảng 1393 đến 1394 ở Sultaniyeh (Ba Tư)–27 tháng 10, 1449) là một hoàng đế vùng Timurid (nay thuộc Trung Đông và một phần nhỏ của Đông Âu, và là một nhà toán học và thiên văn học. Ông là cháu của nhà chinh phạt Timur. Ulugh Beg cũng là con trưởng của Shahrukh Mirza và Goharsad. Tên thật của Ulugh Beg Mīrzā Mohammad Tāregh bin Shāhrokh (Ulugh Beg). Trong giai đoạn 1417 đến 1420, ông đã xây dựng một ngôi trường đại học nằm ở Samarkand (ngày nay thuộc Uzbekistan) và đã mời rất nhiều nhà thiên văn, toán học người Hồi giáo tới để giảng dạy. Năm 1428, Ulugh Beg đã xây dựng một đài thiên văn rất lớn có tên là Gurkhani Zij. Đài thiên văn này đã được trang bị một thước sextant rất là lớn với bán kính gần 36m, cho phép đo đạc vị trí các thiên thể với độ chính xác rất lớn (thời đó chưa có kính thiên văn).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Ulugh Beg · Xem thêm »

Ur

Ur có thể là.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Ur · Xem thêm »

Vardanes I của Parthia

Vardanes I của Parthia cai trị Đế quốc Parthia từ khoảng năm 40-45SCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Vardanes I của Parthia · Xem thêm »

Văn hóa Hy Lạp

Bán đảo Hy Lạp và đảo lân cận Parthenon ở Athena Địa điểm xuất phát phát triển của nền văn minh Hy Lạp là đồng bằng Thessalia (Θεσσαλία) màu mỡ, rộng lớn ở vùng bắc Hy Lạp cùng với các đồng bằng Attike (Αττική), Beotia (Βοιωτια) ở trung Hy Lạp và bán đảo Peloponnese (Πελοπόννησος) ở phía nam Hy Lạp.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Văn hóa Hy Lạp · Xem thêm »

Vistahm

Bistam hoặc Vistahm (tiếng Ba Tư: بیستام), là một vị vua Parthia xuất thân từ gia tộc Ispahbudhan, và là người cậu của vua Sassanid, Khosrau II (trị vì từ năm 591-628).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Vistahm · Xem thêm »

Vologases I của Parthia

Vologases I. Vologases I của Parthia (tiếng Ba Tư: Balash hoặc Valakhsh) vua của đế chế Parthia từ khoảng năm 51-78.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Vologases I của Parthia · Xem thêm »

Vologases III của Parthia

Tiền xu mang hình Vologases III Vologases III của Parthia tuyên bố lên ngôi vua của Đế chế Parthia khoảng năm 105, trong những ngày cuối cùng của vua Pacorus II của Parthia (80-105).

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Vologases III của Parthia · Xem thêm »

Vologases IV

Vologases IV của Parthia là vua của Đế chế Parthia từ 147-191.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Vologases IV · Xem thêm »

Vologases V

Tiền xu mang hình Vologases V Vologases V của Parthia là vua của Đế chế Parthia từ 191-208.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Vologases V · Xem thêm »

Vologases VI

Tiền xu hình mang hình Vologases VI Vologases VI của Parthia (tiếng Parthia: Walagash; tiếng Ba Tư: بلاش ششم, Balash) đã kế vị vua cha Vologases V của Parthia (191-208), lên ngôi vua đế chế Parthia năm 208.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Vologases VI · Xem thêm »

Vonones I của Parthia

Vonones I của Parthia (ΟΝΩΝΗΣ trên đồng tiền của ông) trị vì đế chế Parthia từ khoảng năm 8 đến 12 SCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Vonones I của Parthia · Xem thêm »

Vonones II của Parthia

Vonones II của Parthia trị vì một thời gian ngắn đế chế Parthia vào năm 51 TCN.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Vonones II của Parthia · Xem thêm »

Vương quốc Macedonia

Macedonia hay Macedon (tiếng Hy Lạp: Μακεδονία), đôi khi cũng được gọi là đế quốc Macedonia là tên một vương quốc cổ ở phía bắc của Hy Lạp, có biên giới phía tây với vương quốc Epirus và lãnh thổ Thrace ở phía đông.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Vương quốc Macedonia · Xem thêm »

Vương quốc Seleukos

Vương quốc Seleukos (312 – 63 TCN) là một vương quốc thời Hy Lạp hóa, kế tục đế quốc của Alexandros Đại đế.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Vương quốc Seleukos · Xem thêm »

Xerxes I của Ba Tư

Khsayarsha/Xerxes I của Ba Tư (trong tiếng Ba Tư: Khashayarsha (خشایارشا) &lrm)) là một vị vua Ba Tư (trị vì:485-465 TCN), thuộc nhà Achaemenid. Xérxēs (Ξέρξης) là dạng từ tiếng Hy Lạp của tên niên hiệu Xšayāršā, trong tiếng Ba Tư cổ có nghĩa là vua của các anh hùng". Xerxes cũng được biết đến như Xerxes Đại đế.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Xerxes I của Ba Tư · Xem thêm »

Xerxes II

Khasayarsha/Xerxes II là một vị vua Ba Tư, con đồng thời là người thừa kế của Artaxerxes I. Sau 45 ngày cai trị, năm 424 TCN ông bị em của ông, Sogdianus ám hại, người mà sau đó lại bị Darius II giết.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Xerxes II · Xem thêm »

Yazdegerd III

Yazdegerd III (624-651), cũng gọi là Yazdgerd hay Yazdiger (tiếng Trung Ba Tư: 𐭩𐭦𐭣𐭪𐭥𐭲𐭩 Yazdākird, có nghĩa là "được tạo nên bởi Chúa"; tiếng Ba Tư mới: یزدگرد) là hoàng đế thứ 38 và cũng là vị hoàng đế cuối cùng của Vương triều Sassanid, ông là cháu của hoàng đế Khosrau II (590-628), người đã bị con trai Kavadh II của Ba Tư sát hại vào năm 628.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và Yazdegerd III · Xem thêm »

1387

Năm 1387 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Danh sách vua Ba Tư và 1387 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Các vị vua của Ba tư, Danh sách vua của Ba Tư.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »