Chúng tôi đang làm việc để khôi phục ứng dụng Unionpedia trên Google Play Store
Lối raIncoming
🌟Chúng tôi đã đơn giản hóa thiết kế của mình để điều hướng tốt hơn!
Instagram Facebook X LinkedIn

Chiến dịch Vilnius

Mục lục Chiến dịch Vilnius

Chiến dịch Vilnius là đòn phát triển tiếp tục tấn công phát huy chiến quả sau Chiến dịch Minsk của Phương diện quân Byelorussia 3 (Liên Xô) chống lại các lực lượng Đức Quốc xã thuộc Tập đoàn quân xe tăng 3 (tái lập) và tàn quân của Tập đoàn quân 4 vừa thua trận từ phía Tây Minsk rút về.

Mục lục

  1. 43 quan hệ: Armia Krajowa, Đông Phổ, Đức Quốc Xã, Belarus, Chiến dịch Đông Phổ, Chiến dịch Šiauliai, Chiến dịch Bagration, Chiến dịch Kaunas, Chiến dịch Krym (1944), Chiến dịch Lublin-Brest, Chiến dịch Minsk, Chiến dịch Polotsk, Chiến dịch Smolensk (1943), Chiến tranh Xô-Đức, Focke-Wulf Fw 190, Heinkel He 111, Ilyushin Il-2, Ivan Danilovich Chernyakhovsky, Junkers Ju 52, Junkers Ju 87, Katyusha (vũ khí), Lavochkin La-5, Liên Xô, Litva, Mặt trận phía Đông, Messerschmitt Bf 109, Minsk, Người Do Thái, Phi đoàn Normandie-Niemen, Phương diện quân Belorussia 1, Phương diện quân Belorussia 2, Phương diện quân Belorussia 3, Phương diện quân Pribaltic 1, Phương diện quân Pribaltic 2, Phương diện quân Ukraina 1, Schutzstaffel, Trận Vòng cung Kursk, Vilnius, Yakovlev Yak-3, Yakovlev Yak-9, 16 tháng 7, 1944, 5 tháng 7.

Armia Krajowa

Lực lượng Armia Krajowa, còn được biết tới là Quân đội Nhà (Home Army) (Armia Krajowa;, gọi là AK), là lực lượng chủ lực của Ba Lan trong suốt Chiến tranh thế giới thứ hai khi Ba Lan phải đối mặt với hiểm nguy từ Đức Quốc xã và sau đó là Liên Xô trong suốt cuộc chiến.

Xem Chiến dịch Vilnius và Armia Krajowa

Đông Phổ

Tỉnh Đông Phổ (đỏ), thuộc Vương quốc Phổ, nằm trong Đế quốc Đức, 1871. Đông Phổ là phần chính của các khu vực Phổ dọc theo phía đông nam bờ biển Baltic từ thế kỷ 13 đến cuối chiến tranh thế giới thứ II tháng 5 năm 1945.

Xem Chiến dịch Vilnius và Đông Phổ

Đức Quốc Xã

Đức Quốc Xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế Thứ ba (Drittes Reich), là nước Đức trong thời kỳ 1933-1945 đặt dưới một chế độ độc tài chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP).

Xem Chiến dịch Vilnius và Đức Quốc Xã

Belarus

Belarus (Белару́сь, tr.,, tiếng Nga: Беларусь, Белоруссия, Belarus, Belorussiya), chính thể hiện tại là Cộng hòa Belarus (tiếng Belarus: Рэспубліка Беларусь, tiếng Nga: Республика Беларусь) là quốc gia không giáp biển nằm ở phía Đông Âu, giáp Nga ở phía Đông Bắc, Ukraina ở phía Nam, Ba Lan ở phía Tây, và Latvia và Litva ở phía Tây Bắc.

Xem Chiến dịch Vilnius và Belarus

Chiến dịch Đông Phổ

Chiến dịch Đông Phổ là chiến dịch quân sự của quân đội Liên Xô chống quân đội Đức Quốc xã ở Mặt trận phía Đông (Chiến tranh thế giới thứ hai).

Xem Chiến dịch Vilnius và Chiến dịch Đông Phổ

Chiến dịch Šiauliai

Chiến dịch Šiauliai hay Chiến dịch Shyaulyay diễn ra từ ngày 5 tháng 7 đến ngày 29 tháng 8 năm 1944 là một trong các hoạt động quân sự lớn của Hồng quân Liên Xô nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã thuộc tiến trình Chiến dịch Bagration trong Chiến tranh Xô-Đức.

Xem Chiến dịch Vilnius và Chiến dịch Šiauliai

Chiến dịch Bagration

Bagration là mật danh của chiến dịch Byelorussia - chiến dịch tấn công chiến lược mùa hè năm 1944 của quân đội Liên Xô, chính thức bắt đầu ngày 23 tháng 6 đến 29 tháng 8 năm 1944 trong Chiến tranh Xô-Đức.

Xem Chiến dịch Vilnius và Chiến dịch Bagration

Chiến dịch Kaunas

Chiến dịch Kaunas (28 tháng 7 - 28 tháng 8 năm 1944) là một chiến dịch quân sự diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai, do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã.

Xem Chiến dịch Vilnius và Chiến dịch Kaunas

Chiến dịch Krym (1944)

Chiến dịch Krym hay theo cách gọi của người Đức là Trận bán đảo Krym, là một loạt các cuộc tấn công của Hồng Quân Liên Xô nhằm vào quân đội Đức để giải phóng Krym - một bán đảo thuộc Liên bang Xô Viết, nay thuộc Ukraina.

Xem Chiến dịch Vilnius và Chiến dịch Krym (1944)

Chiến dịch Lublin-Brest

Chiến dịch Lyublin–Brest hay Chiến dịch Lublin-Brest là một chiến dịch quân sự diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tiếp tục tấn công vào Cụm tập đoàn quân Trung tâm (tái lập) của quân đội Đức Quốc xã.

Xem Chiến dịch Vilnius và Chiến dịch Lublin-Brest

Chiến dịch Minsk

Chiến dịch Minsk, một phần của Chuỗi chiến dịch giải phóng Byelorussia vào mùa hè năm 1944, mang mật danh "Bagration", là hoạt động tấn công, hợp vây của quân đội Liên Xô nhằm vào Tập đoàn quân 4 và các đơn vị quân đội Đức Quốc xã đóng ở khu vực Minsk (Belarus) và các vùng phụ cận, diễn ra từ ngày 29 tháng 6 đến ngày 4 tháng 7 năm 1944 trong Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Xem Chiến dịch Vilnius và Chiến dịch Minsk

Chiến dịch Polotsk

Chiến dịch Polotsk (29 tháng 6 - 4 tháng 7 năm 1944) là một chiến dịch quân sự diễn ra trong chiến tranh Xô-Đức do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm tấn công vào quân đội Đức Quốc xã.

Xem Chiến dịch Vilnius và Chiến dịch Polotsk

Chiến dịch Smolensk (1943)

Chiến dịch Smolensk (7 tháng 8 năm 1943 – 2 tháng 10 năm 1943) hay còn gọi là Trận Smolensk lần thứ hai là một Chiến dịch tấn công chiến lược của Hồng quân Liên Xô nhằm vào Cụm Tập đoàn quân Trung tâm của quân đội phát xít Đức, có mật danh Chiến dịch Suvorov.

Xem Chiến dịch Vilnius và Chiến dịch Smolensk (1943)

Chiến tranh Xô-Đức

Chiến tranh Xô–Đức 1941–1945 là cuộc chiến giữa Liên Xô và Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trải dài khắp Bắc, Nam và Đông Âu từ ngày 22 tháng 6 năm 1941 khi Quân đội Đức Quốc xã (Wehrmacht) theo lệnh Adolf Hitler xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô- Đức và bất ngờ tấn công Liên bang Xô Viết tới ngày 9 tháng 5 năm 1945 khi đại diện Đức Quốc xã ký kết biên bản đầu hàng không điều kiện Quân đội Xô Viết và các lực lượng của Liên minh chống Phát xít sau khi Quân đội Xô Viết đánh chiếm thủ đô Đức Berlin.

Xem Chiến dịch Vilnius và Chiến tranh Xô-Đức

Focke-Wulf Fw 190

Focke-Wulf Fw 190 Würger ("shrike"), thường gọi là Butcher-bird, là một kiểu máy bay tiêm kích một động cơ một chỗ ngồi của Không quân Đức, và là một trong những chiếc máy bay tiêm kích tốt nhất trong thế hệ của nó.

Xem Chiến dịch Vilnius và Focke-Wulf Fw 190

Heinkel He 111

Thiết kế mũi "lồng kính" của He 111 Heinkel He 111 là một loại máy bay ném bom hạng trung và nhanh của Đức do anh em nhà Günter thiết kế tại công ty Heinkel Flugzeugwerke vào đầu thập niên 1930.

Xem Chiến dịch Vilnius và Heinkel He 111

Ilyushin Il-2

Ilyushin Il-2 Shturmovik (Tiếng Nga: Ил-2 Штурмовик) là một máy bay tấn công mặt đất trong Chiến tranh thế giới thứ hai, được chế tạo bởi Liên bang Xô viết với số lượng rất lớn.

Xem Chiến dịch Vilnius và Ilyushin Il-2

Ivan Danilovich Chernyakhovsky

Ivan Danilovich Chernyakhovsky hay Cherniakhovsky (tiếng Nga: Ива́н Дани́лович Черняхо́вский) (sinh ngày 29 tháng 6, lịch cũ ngày 16 tháng 6 năm 1906, hy sinh ngày 18 tháng 2 năm 1945) là một chỉ huy Hồng quân trong Thế chiến thứ hai, Anh hùng Liên bang Xô viết.

Xem Chiến dịch Vilnius và Ivan Danilovich Chernyakhovsky

Junkers Ju 52

Junkers Ju 52 (biệt danh Tante Ju ("Auntie Ju") và Iron Annie) là một loại máy bay vận tải ba động cơ của Đức quốc xã, được sản xuất trong giai đoạn 1932-1945.

Xem Chiến dịch Vilnius và Junkers Ju 52

Junkers Ju 87

Junkers Ju 87 còn gọi là Stuka (từ tiếng Đức Sturzkampfflugzeug, "máy bay ném bom bổ nhào") là máy bay ném bom bổ nhào hai người (một phi công và một xạ thủ ngồi phía sau) của lực lượng không quân Đức Quốc xã thời Chiến tranh thế giới thứ hai, do Hermann Pohlmann thiết kế.

Xem Chiến dịch Vilnius và Junkers Ju 87

Katyusha (vũ khí)

Pháo phản lực Katyusha (Катюша), hay được gọi là tên lửa Ca-chiu-sa, là một dạng bệ phóng đạn phản lực được chế tạo bởi Liên Xô trong Thế chiến thứ 2.

Xem Chiến dịch Vilnius và Katyusha (vũ khí)

Lavochkin La-5

Lavochkin La-5 (Лавочкин Ла-5) là một máy bay tiêm kích của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới II.

Xem Chiến dịch Vilnius và Lavochkin La-5

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Xem Chiến dịch Vilnius và Liên Xô

Litva

Litva (phiên âm tiếng Việt: Lít-va; tiếng Litva: Lietuva, tiếng Anh: Lithuania), tên chính thức là Cộng hòa Litva (tiếng Litva: Lietuvos Respublika) là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu theo thể chế cộng hòa.

Xem Chiến dịch Vilnius và Litva

Mặt trận phía Đông

Mặt trận phía đông có thể là.

Xem Chiến dịch Vilnius và Mặt trận phía Đông

Messerschmitt Bf 109

Chiếc Messerschmitt Bf 109 là một kiểu máy bay tiêm kích của Đức trong Thế Chiến II được thiết kế bởi Willy Messerschmitt vào đầu những năm 1930.

Xem Chiến dịch Vilnius và Messerschmitt Bf 109

Minsk

Minsk (Мінск,; Минск) là thủ đô và thành phố lớn nhất của Belarus, nằm trên dòng chảy hai con sông Svislach và Nyamiha.

Xem Chiến dịch Vilnius và Minsk

Người Do Thái

Người Do Thái (יְהוּדִים ISO 259-3, phát âm) là một sắc tộc tôn giáo là một dân tộc "The Jews are a nation and were so before there was a Jewish state of Israel" "That there is a Jewish nation can hardly be denied after the creation of the State of Israel" "Jews are a people, a nation (in the original sense of the word), an ethnos" có nguồn gốc từ người Israel, Israelite origins and kingdom: "The first act in the long drama of Jewish history is the age of the Israelites""The people of the Kingdom of Israel and the ethnic and religious group known as the Jewish people that descended from them have been subjected to a number of forced migrations in their history" còn gọi là người Hebrew, trong lịch sử vùng Cận Đông cổ đại.

Xem Chiến dịch Vilnius và Người Do Thái

Phi đoàn Normandie-Niemen

Máy bay Mirage F1 Ct của phi đoàn Normandie Niemen Phi đoàn Normandie-Niemen (tiếng Pháp: Escadron de chasse 1/30 Normandie-Niemen; Нормандия-Неман) là một phi đoàn thuộc Không quân Pháp chiến đấu tại mặt trận phía đông châu Âu trong Thế chiến thứ hai.

Xem Chiến dịch Vilnius và Phi đoàn Normandie-Niemen

Phương diện quân Belorussia 1

Phương diện quân Byelorussia 1 (tiếng Nga: 1-й Белорусский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Xem Chiến dịch Vilnius và Phương diện quân Belorussia 1

Phương diện quân Belorussia 2

Phương diện quân Byelorussia 2 (tiếng Nga: 2-й Белорусский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Xem Chiến dịch Vilnius và Phương diện quân Belorussia 2

Phương diện quân Belorussia 3

Phương diện quân Byelorussia 3 (tiếng Nga: 3-й Белорусский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Xem Chiến dịch Vilnius và Phương diện quân Belorussia 3

Phương diện quân Pribaltic 1

Phương diện quân Pribaltic 1 (tiếng Nga: 1-й Прибалтийский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Xem Chiến dịch Vilnius và Phương diện quân Pribaltic 1

Phương diện quân Pribaltic 2

Phương diện quân Pribaltic 2 (tiếng Nga: 2-й Прибалтийский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Xem Chiến dịch Vilnius và Phương diện quân Pribaltic 2

Phương diện quân Ukraina 1

Phương diện quân Ukraina 1 (tiếng Nga: 1-й Украинский фронт) là tổ chức tác chiến chiến lược của Quân đội Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai, được thành lập ngày 20 tháng 10 năm 1943 ở phía tây nam Mặt trận Xô-Đức theo chỉ lệnh của Bộ Tổng tư lệnh tối cao các lực lượng vũ trang Liên Xô vào ngày 16 tháng 10 năm 1943 về việc đổi tên Phương diện quân Voronezh.

Xem Chiến dịch Vilnius và Phương diện quân Ukraina 1

Schutzstaffel

Schutzstaffel (gọi tắt SS, có nghĩa "đội cận vệ") là tổ chức vũ trang của Đảng Quốc xã, mặc đồng phục màu đen nên còn được gọi là "Quân áo đen" để phân biệt với lực lượng SA là "Quân áo nâu".

Xem Chiến dịch Vilnius và Schutzstaffel

Trận Vòng cung Kursk

Trận vòng cung Kursk (lịch sử Nga gọi là Chiến dịch phòng ngự - phản công Kursk) là một trong những chiến dịch lớn nhất trên chiến trường Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, kéo dài từ ngày 5 tháng 7 đến 23 tháng 8 năm 1943 giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã tại vùng đồng bằng giữa các thành phố Kursk (tiếng Nga: Курск), Oryol (Орёл), Belgorod (Белгород) và Kharkov (Харьков) thuộc Liên Xô (cũ), nay thuộc miền trung tây nước Nga và đông Ukraina.

Xem Chiến dịch Vilnius và Trận Vòng cung Kursk

Vilnius

Vilnius (cũng có tên khác, là thành phố lớn nhất và là thủ đô của Litva, với dân số 553.904 (850.700 người nếu tính cả Hạt Vilnius) vào thời điểm tháng 12 năm 2005. Thành phố này là thủ phủ của Đô thị thành phố Vilnius và đô thị quận Vilnius cũng như của Hạt Vilnius.

Xem Chiến dịch Vilnius và Vilnius

Yakovlev Yak-3

Yakovlev Yak-3 (tiếng Nga: Як-3) là một máy bay chiến đấu của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II, nó là một trong những máy bay chiến đấu tốt nhất trong chiến tranh.

Xem Chiến dịch Vilnius và Yakovlev Yak-3

Yakovlev Yak-9

Yakovlev Yak-9 là máy bay tiêm kích một chỗ được Liên Xô sử dụng trong Chiến tranh thế giới II.

Xem Chiến dịch Vilnius và Yakovlev Yak-9

16 tháng 7

Ngày 16 tháng 7 là ngày thứ 197 (198 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Chiến dịch Vilnius và 16 tháng 7

1944

1944 (số La Mã: MCMXLIV) là một năm nhuận bắt đầu vào thứ Bảy trong lịch Gregory.

Xem Chiến dịch Vilnius và 1944

5 tháng 7

Ngày 5 tháng 7 là ngày thứ 186 (187 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Xem Chiến dịch Vilnius và 5 tháng 7