Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Đại Thiện

Mục lục Đại Thiện

Đại Thiện (chữ Mãn: 20px, phiên âm: Daišan;; 19 tháng 8 năm 1583 - 25 tháng 11 năm 1648) là một hoàng thân Mãn Châu và chính trị gia có ảnh hưởng của nhà Thanh.

31 quan hệ: Ái Tân Giác La, Đa Đạc, Đa Nhĩ Cổn, Đô đốc, Đông Giai thị, Ô Lạp, Bát Kỳ, Bắc Kinh, Bujantai, Càn Long, Cáp Cáp Nạp Trác Thanh, Giác Xương An, Hào Cách, Hoàng Thái Cực, Khang Hi, Khả hãn, Lượng, Nỗ Nhĩ Cáp Xích, Ngô Nhĩ Cổ Đại, Người Mãn, Nhà Minh, Nhà Thanh, Phúc Mãn, Quý tộc nhà Thanh, Tế Nhĩ Cáp Lãng, Thái Miếu (Bắc Kinh), Tháp Khắc Thế, Thất đại hận, Thuận Trị, Thư Nhĩ Cáp Tề, Trung Quốc.

Ái Tân Giác La

Ái Tân Giác La (ᠠᡳᠰᡳᠨ ᡤᡳᠣᡵᠣ, phiên âm: Aisin Gioro) là họ của các hoàng đế nhà Thanh.

Mới!!: Đại Thiện và Ái Tân Giác La · Xem thêm »

Đa Đạc

Đa Đạc (tiếng Mãn: 16px, phiên âm Latinh: Dodo;; 2 tháng 4 năm 1614 – 29 tháng 4 năm 1649) là một thân vương Mãn Châu và một tướng lĩnh trong thời kỳ đầu nhà Thanh.

Mới!!: Đại Thiện và Đa Đạc · Xem thêm »

Đa Nhĩ Cổn

Đa Nhĩ Cổn (chữ Hán: 多爾袞; Mãn Châu: 16px; 17 tháng 11 năm 1612 – 31 tháng 12 năm 1650), còn gọi Duệ Trung Thân vương (睿忠親王), là một chính trị gia, hoàng tử và là một Nhiếp chính vương có ảnh hưởng lớn trong thời kì đầu nhà Thanh.

Mới!!: Đại Thiện và Đa Nhĩ Cổn · Xem thêm »

Đô đốc

Danh xưng Đô đốc trong tiếng Việt ngày nay được hiểu theo nghĩa hẹp là bậc quân hàm sĩ quan cao cấp trong lực lượng Hải quân các quốc gia, tương đương cấp bậc Admiral trong tiếng Anh; hoặc theo nghĩa rộng là các tướng lĩnh hải quân, bao gồm cả các cấp bậc Phó đô đốc và Chuẩn đô đốc.

Mới!!: Đại Thiện và Đô đốc · Xem thêm »

Đông Giai thị

Thị tộc Tunggiya (ᡨᡠᠩᡤᡳᠶᠠ), còn được gọi là Đông Giai thị (chữ Hán: 佟佳氏) là một trong Tám dòng họ quý tộc Mãn Châu (滿族八大姓,Mãn tộc Bát đại tính).

Mới!!: Đại Thiện và Đông Giai thị · Xem thêm »

Ô Lạp

Ô Lạp (phiên âm tiếng Mãn: Ula) là một thị tộc bộ lạc Nữ Chân, cư trú gần sông Tùng Hoa nay thuộc khu Long Đàm, thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm). Ô Lạp trong tiếng Mãn có nghĩa là "ven sông". Vào thời cuối nhà Minh, Ô Lạp đạt đến cực thịnh, khá phồn hoa nên có câu "Trước có Ô Lạp, nay có Cát Lâm". Vào thới kỳ sau của nhà Minh, Ô Lạp là một trong tứ bộ của Hải Tây Nữ Chân, do Ô Lạp Na Lạp thị quản lý và họ có cùng tổ tiên với Cáp Đạt. Ô Lạp về sau nổi lên và xảy ra cọ xát với Kiến Châu của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Trọng trận Cổ Lặc Sơn, Ô Lạp là một chủ lực trong liên minh 9 bộ song cuối cùng thảm bại, bối lặc Bố Chiếm Thái (布占泰) bị bắt, hai bên kết liên minh, tuy nhiên sau khi Bố Chiếm Thái được tha về đã bội minh. Cuối cùng, năm 1613, Ô Lạp bị Kiến Châu thôn tính. Bối lặc Bố Chiếm Thái đào thoát đến Diệp Hách rồi chết nơi đất khách. Hiện nay, tại trấn dân tộc Mãn Ô Lạp Nhai của thành phố Cát Lâm, tỉnh Cát Lâm vẫn còn có thể trông thấy các di chỉ của thành cổ Ô Lạp.

Mới!!: Đại Thiện và Ô Lạp · Xem thêm »

Bát Kỳ

Thanh kỳ thời vua Càn Long Bát Kỳ hay Bát kỳ Mãn Châu (tiếng Mãn Châu: 20px jakūn gūsa, chữ Hán: 八旗, bính âm: baqí) là một chế độ tổ chức quân sự đặc trưng của người Mãn Châu và nhà Thanh (sau này), đặc trưng của Bát Kỳ là mỗi đơn vị được phân biệt bằng một lá cờ khác nhau, tổng cộng có tám lá cờ cơ bản theo đó mọi người dân Mãn Châu đều thuộc một trong tám "Kỳ", đứng đầu là một kỳ chủ và tư lệnh tối cao là Đại Hãn, đó vừa là các đơn vị dân sự vừa mang tính chất quân sự.

Mới!!: Đại Thiện và Bát Kỳ · Xem thêm »

Bắc Kinh

Bắc Kinh, là thủ đô của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong số các thành phố đông dân nhất thế giới với dân số là 20.693.000 người vào năm 2012.

Mới!!: Đại Thiện và Bắc Kinh · Xem thêm »

Bujantai

Bố Chiếm Thái (tiếng Mãn: 25px, phiên âm tiếng Mãn: Bujantai) (?-1618) là thành viên của Na Lạp thị, là Ô Lạp bối lặc cuối cùng.

Mới!!: Đại Thiện và Bujantai · Xem thêm »

Càn Long

Thanh Cao Tông (chữ Hán: 清高宗, 25 tháng 9 năm 1711 – 7 tháng 2 năm 1799), Mãn hiệu Abkai Wehiyehe Huwangdi, Hãn hiệu Mông Cổ Tengerig Tetgech Khan (腾格里特古格奇汗; Đằng Cách Lý Đặc Cổ Cách Kỳ hãn), Tây Tạng tôn vị Văn Thù hoàng đế (文殊皇帝), là Hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh, tuy nhiên thực tế là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Thanh sau khi nhập quan.

Mới!!: Đại Thiện và Càn Long · Xem thêm »

Cáp Cáp Nạp Trác Thanh

Thanh Thái Tổ Nguyên phi (chữ Hán: 清太祖元妃; 1560 - 1592), Đông Giai thị (佟佳氏), danh Cáp Cáp Nạp Trác Thanh (哈哈纳扎青), là Phúc tấn nguyên phối của Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Mới!!: Đại Thiện và Cáp Cáp Nạp Trác Thanh · Xem thêm »

Giác Xương An

Giác Xương An (tiếng Mãn: 20px, Giocangga) (mất 1582) là một lãnh tụ Tả vệ Kiến Châu Nữ Chân vào thời kỳ sau của nhà Minh Trung Quốc.

Mới!!: Đại Thiện và Giác Xương An · Xem thêm »

Hào Cách

Hào Cách  ông là hoàng tử, thân vương quý tộc, nhà chính trị, quân sự của Mãn Châu đầu nhà Thanh.

Mới!!: Đại Thiện và Hào Cách · Xem thêm »

Hoàng Thái Cực

Hoàng Thái Cực (chữ Hán: 皇太極; Mãn Châu: 25px, Bính âm: Huang Taiji, 28 tháng 11, 1592 - 21 tháng 9 năm 1643), là vị Đại hãn thứ hai của nhà Hậu Kim, và là hoàng đế sáng lập triều đại nhà Thanh trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Đại Thiện và Hoàng Thái Cực · Xem thêm »

Khang Hi

Thanh Thánh Tổ (chữ Hán: 清聖祖; 4 tháng 5 năm 1654 – 20 tháng 12 năm 1722), Hãn hiệu Ân Hách A Mộc Cổ Lãng hãn (恩赫阿木古朗汗), Tây Tạng tôn vị Văn Thù hoàng đế (文殊皇帝), là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Thanh và là hoàng đế nhà Thanh thứ hai trị vì toàn cõi Trung Quốc, từ năm 1662 đến năm 1722.

Mới!!: Đại Thiện và Khang Hi · Xem thêm »

Khả hãn

Khả hãn (chữ Mogol cổ: хаан), hoặc Khắc hãn, Đại hãn, là một tước hiệu thủ lĩnh cao nhất trong ngôn ngữ Mông Cổ và Turk (Đột Quyết), được xem là người đứng đầu của đế quốc.

Mới!!: Đại Thiện và Khả hãn · Xem thêm »

Lượng

Lượng trong tiếng Việt có thể chỉ.

Mới!!: Đại Thiện và Lượng · Xem thêm »

Nỗ Nhĩ Cáp Xích

Nỗ Nhĩ Cáp Xích (chữ Hán: 努爾哈赤; chữ Mãn: 1 30px, âm Mãn: Nurhaci), (1559 – 1626), Hãn hiệu Thiên Mệnh Hãn (天命汗), là một thủ lĩnh của bộ tộc Nữ Chân vào cuối đời Minh (Trung Quốc).

Mới!!: Đại Thiện và Nỗ Nhĩ Cáp Xích · Xem thêm »

Ngô Nhĩ Cổ Đại

Ngô Nhĩ Cổ Đại, cũng dịch thành "Ngột Nhi Hốt Thái" (兀兒忽太), "Ô Nhĩ Cố Đại" (烏爾古岱), là con trai của Mạnh Cách Bố Lộc, là Cáp Đạt bối lặc cuối cùng.

Mới!!: Đại Thiện và Ngô Nhĩ Cổ Đại · Xem thêm »

Người Mãn

Người Mãn hay Người Mãn Châu (tiếng Mãn:, Manju; tiếng Mông Cổ: Манж, tiếng Nga: Маньчжуры; tiếng Trung giản thể: 满族; tiếng Trung phồn thể: 滿族; bính âm: Mǎnzú; Mãn tộc) là một dân tộc thuộc nhóm người Tungus có nguồn gốc từ vùng Mãn Châu (nay là đông nam Nga và đông bắc Trung Quốc).

Mới!!: Đại Thiện và Người Mãn · Xem thêm »

Nhà Minh

Nhà Minh (chữ Hán: 明朝, Hán Việt: Minh triều; 23 tháng 1 năm 1368 - 25 tháng 4 năm 1644) là triều đại cuối cùng do người Hán kiến lập trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Đại Thiện và Nhà Minh · Xem thêm »

Nhà Thanh

Nhà Thanh (tiếng Mãn: 15px daicing gurun; Манж Чин Улс; chữ Hán:; bính âm: Qīng cháo; Wade-Giles: Ch'ing ch'ao; âm Hán-Việt: Thanh triều) là một triều đại do dòng họ Ái Tân Giác La (Aisin Gioro) ở Mãn Châu thành lập.

Mới!!: Đại Thiện và Nhà Thanh · Xem thêm »

Phúc Mãn

Phúc Mãn (phiên âm tiếng Mãn: Fuman,, thuộc gia tộc Ái Tân Giác La, là tả vệ Kiến Châu vào thời nhà Minh. Phúc Mãn là phụ thân của Giác Xương An, tổ phụ của Tháp Khắc Thế và tằng tổ phụ của Nỗ Nhĩ Cáp Xích. Năm 1636, Hoàng Thái Cực xưng đế, truy tôn là Khánh Vương, sau khi quân Thanh tiến vào Trung Nguyên, nhà Thanh đã truy tôn ông là Trực Hoàng đế, miếu hiệu là Hưng Tổ. Theo "Mãn Châu thực lục" ghi chép, cha của Phúc Mãn là Tích Bảo Tề Thiên Cổ, là con trai của Thanh Triệu Tổ, đô đốc Mạnh Đặc Mục. Căn cứ theo nghiên cứu của các học giả đương đại, Phúc Mãn và Tích Bảo Tề Thiên Cổ có khả năng là nhân vật hư cấu.

Mới!!: Đại Thiện và Phúc Mãn · Xem thêm »

Quý tộc nhà Thanh

Triều đại nhà Thanh của Trung Quốc đã phát triển một hệ thống xếp hạng quý tộc rất phức tạp.

Mới!!: Đại Thiện và Quý tộc nhà Thanh · Xem thêm »

Tế Nhĩ Cáp Lãng

Tế Nhĩ Cáp Lãng (tiếng Mãn: 25px, phiên âm Latinh: Jirgalang;; 1599 - 11 tháng 6 năm 1655) là một quý tộc, lãnh đạo chính trị và quân sự Mãn Châu vào đầu thời nhà Thanh.

Mới!!: Đại Thiện và Tế Nhĩ Cáp Lãng · Xem thêm »

Thái Miếu (Bắc Kinh)

Thái Miếu Bắc Kinh Thái Miếu hay Đền thờ Tiên đế (太庙 Taimiao - Thái Miếu, còn gọi là 明堂 Mingtang - Minh Đường) là một di tích lịch sử có niên đại từ nhà Minh và nhà Thanh ở Bắc Kinh.

Mới!!: Đại Thiện và Thái Miếu (Bắc Kinh) · Xem thêm »

Tháp Khắc Thế

Tháp Khắc Thế (tiếng Mãn: 20px, phiên âm: Taksi) (?-1583) là lãnh thụ tả vệ Nữ Chân Kiến Châu vào thời sau của nhà Minh.

Mới!!: Đại Thiện và Tháp Khắc Thế · Xem thêm »

Thất đại hận

Thất đại hận (tiếng Mãn: (ᠨᠠᡩᠠᠨ ᡴᠣᡵᠣ, nadan koro) là một bài hịch được bố cáo bởi Nỗ Nhĩ Cáp Xích, đánh dấu sự tuyên chiến của Hậu Kim với nhà Minh Trung Quốc.

Mới!!: Đại Thiện và Thất đại hận · Xem thêm »

Thuận Trị

Hoàng đế Thuận Trị; Mãn Châu: ijishūn dasan hūwangdi; ᠡᠶ ᠡ ᠪᠡᠷ ey-e-ber ǰasagči 'harmonious administrator' (15 tháng 3, 1638 – 5 tháng 2, 1661), tức Thanh Thế Tổ (清世祖), họ Ái Tân Giác La, tên Phúc Lâm, là hoàng đế thứ ba của nhà Thanh và là hoàng đế Mãn Châu đầu tiên cai trị đất nước Trung Hoa, từ 1644 đến 1661.

Mới!!: Đại Thiện và Thuận Trị · Xem thêm »

Thư Nhĩ Cáp Tề

Thư Nhĩ Cáp Tề (tiếng Mãn: 25px, phiên âm: Šurhaci) (1564 - 1611), cũng dịch thành Thư Nhĩ Cáp Xích (舒爾哈赤) hoặc Tốc Nhĩ Cáp Tề (速尔哈齐) là con trai thứ ba của Thanh Hiển Tổ Tháp Khắc Thế và là em trai cùng cha mẹ với Thanh Thái Tổ Nỗ Nhĩ Cáp Xích.

Mới!!: Đại Thiện và Thư Nhĩ Cáp Tề · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Đại Thiện và Trung Quốc · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »