Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Roman von Ungern-Sternberg

Mục lục Roman von Ungern-Sternberg

Roman Nikolai Maximilian von Ungern-Sternberg (Ро́берт-Ни́колай-Максими́лиан фон У́нгерн-Ште́рнберг) (29 tháng 12 năm 1885 – 15 tháng 9 năm 1921) là một trung tướng chống Bolshevik trong Nội chiến Nga và sau đó là một quân phiệt độc lập từng đoạt quyền kiểm soát Ngoại Mông Cổ từ quân đội Trung Quốc vào năm 1921.

48 quan hệ: Aleksandr Kolchak, Đại công tước Mikhail Aleksandrovich của Nga, Đế quốc Áo-Hung, Đế quốc Nga, Bạch vệ, Bogd Khan, Bolshevik, Cách mạng Mông Cổ 1921, Cách mạng Tháng Hai, Cách mạng Tháng Mười, Cộng hòa Viễn Đông, Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga, Chính sách kinh tế mới (Nga), Chiến tranh Nga-Nhật, Chiến tranh thế giới thứ nhất, Choir, Mông Cổ, Damdin Sükhbaatar, Graz, Hailar, Hồ Baikal, Iran, Khovd, Mãi mại thành, Nội chiến Nga, Ngoại Baikal, Người Ba Lan, Người Buryat, Người Hán, Người Kalmyk, Người Mãn, Người Mông Cổ, Người Nhật, Người Tatar, Novosibirsk, Sankt-Peterburg, Sông Kherlen, Sông Selenge, Sông Tuul, Tallinn, Thành Cát Tư Hãn, Thubten Gyatso, Trung tướng, Trương Tác Lâm, Ulaanbaatar, Ulan-Ude, Uliastai, Xibia, Zamyn-Üüd.

Aleksandr Kolchak

Aleksandr Vasiliyevich Kolchak (Алекса́ндр Васи́льевич Колча́к, 16 tháng 11 năm 1874-7 tháng 2 năm 1920) là một chỉ huy hải quân Nga, người thám hiểm Bắc cực và đầu sau đó là chỉ huy tất cả các lực lượng Bạch vệ tham gia các trận đánh chống lại chính quyền Bolshevik ở Xibia rồi nhanh chóng trở thành nhà cầm quyền ở nước Nga trước khi bị bắt và xử t. Ông cũng là một chuyên gia nổi tiếng về ngư lôi và là thành viên của Hiệp hội địa lý Nga.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Aleksandr Kolchak · Xem thêm »

Đại công tước Mikhail Aleksandrovich của Nga

Đại công tước Mikhail Aleksandrovich của Nga (tiếng Nga: Михаил Александрович, 4 tháng 12 1878-13 tháng 6 năm 1918) là con út và con thứ năm của Hoàng đế Aleksandr III của Nga và là em út của Nikolai II.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Đại công tước Mikhail Aleksandrovich của Nga · Xem thêm »

Đế quốc Áo-Hung

Đế quốc Áo-Hung, còn gọi là Nền quân chủ kép, Quốc gia kép là quốc gia phong kiến theo chế độ quân chủ ở Trung Âu, từ năm 1867 đến năm 1918, bao gồm đế quốc Áo (thủ đô Viên) và vương quốc Hungary (thủ đô Budapest), do hoàng đế Áo thuộc dòng họ Habsburg gốc Đức trị vì. Đế quốc Áo-Hung được thành lập dựa trên sự hợp nhất đế quốc Áo và vương quốc Hungary vào năm 1867 và lãnh thổ của đế quốc này bao gồm toàn bộ lưu vực sông Donau mà bây giờ là lãnh thổ của nhiều quốc gia ngày nay như Áo, Cộng hoà Séc, Slovakia, Slovenia, Hungary, Croatia và một phần lãnh thổ của Serbia, România, Ba Lan, bao gồm 73 triệu dân. Trước năm 1914, đế quốc Áo-Hung có diện tích đứng thứ hai châu Âu (sau đế quốc Nga) và dân số đứng thứ ba châu Âu (sau đế quốc Nga và đế quốc Đức). Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, đế quốc Áo-Hung tham gia phe Liên minh. Chiến tranh kết thúc, phe Liên minh bại trận và đế quốc Áo-Hung tan rã vào tháng 11 năm 1918. Sự kiện này cũng đặt dấu chấm hết cho sự tồn tại của nhà Habsburg ở châu Âu.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Đế quốc Áo-Hung · Xem thêm »

Đế quốc Nga

Không có mô tả.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Đế quốc Nga · Xem thêm »

Bạch vệ

Bạch vệ (tiếng Nga: Белая Гвардия hoặc Belaya Armiya) là lực lượng bao gồm một phần của các lực lượng vũ trang Nga (gồm cả chính trị và quân sự), lực lượng này chống lại những người Bolshevik sau Cách mạng tháng Mười và chiến đấu chống lại Hồng quân trong Nội chiến Nga từ năm 1917 đến năm 1923.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Bạch vệ · Xem thêm »

Bogd Khan

Bogd Khan (tiếng Mông Cổ: Богд Живзундамба Агваанлувсанчойжинямданзанванчүг, Bogd Jivzundamba Agvaanluvsanchoijinyamdanzanvanchüg tiếng Hán Việt: Triết Bố Tôn Đan Ba - Chí Tôn Bảo Vương; 1869-1924) đã đăng quang như khắc hãn Mông Cổ (Bogd Khaganate) vào ngày 29 tháng 12 năm 1911, khi Ngoại Mông tuyên bố độc lập từ triều đại nhà Thanh sau khi cuộc Cách mạng Tân Hợi.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Bogd Khan · Xem thêm »

Bolshevik

250px Bolshevik (большеви́к. IPA, xuất phát từ bolshinstvo, "đa số") là những thành viên của phe Bolshevik của Đảng Lao động Dân chủ Xã hội Nga Marxist tách ra khỏi phe Menshevik xuất phát từ men'shinstvo ("thiểu số").

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Bolshevik · Xem thêm »

Cách mạng Mông Cổ 1921

Cách mạng Mông Cổ 1921 (Ардын хувьсгал), còn gọi là Cách mạng Dân chủ 1921, Cách mạng Ngoại Mông 1921, là một sự kiện quân sự và chính trị do những nhà cách mạng Mông Cổ tiến hành với sự trợ giúp của Hồng quân Liên Xô.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Cách mạng Mông Cổ 1921 · Xem thêm »

Cách mạng Tháng Hai

Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản diễn ra vào tháng 2 năm 1917 (theo lịch Nga cũ).

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Cách mạng Tháng Hai · Xem thêm »

Cách mạng Tháng Mười

Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 (tiếng Nga: Октябрьская революция 1917) là một sự kiện lịch sử đánh dấu sự ra đời của nhà nước Nga Xô viết.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Cách mạng Tháng Mười · Xem thêm »

Cộng hòa Viễn Đông

Cộng hòa Viễn Đông (p), đôi khi được gọi là Cộng hòa Chita, là một nhà nước độc lập trên danh nghĩa, tồn tại từ tháng 4 năm 1920 đến tháng 11 năm 1922 tại các phần cực đông của Viễn Đông Nga.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Cộng hòa Viễn Đông · Xem thêm »

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga

Không có mô tả.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga · Xem thêm »

Chính sách kinh tế mới (Nga)

Chính sách kinh tế mới (tiếng Nga: Новая экономическая политика - Novaya Ekonomicheskaya Politika hay НЭП) là chương trình cải cách kinh tế diễn ra tại Liên Xô từ năm 1921 đến năm 1929.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Chính sách kinh tế mới (Nga) · Xem thêm »

Chiến tranh Nga-Nhật

Chiến tranh Nga-Nhật (tiếng Nhật: 日露戦争 Nichi-Ro Sensō; tiếng Nga: Русско-японская война; tiếng Trung: 日俄戰爭 Rìézhànzhēng; 10 tháng 2 năm 1904 – 5 tháng 9 năm 1905) - được xem là "cuộc đại chiến đầu tiên của thế kỷ 20." - là một cuộc xung đột xảy ra giữa các nước đế quốc đối địch đầy tham vọng: Đế quốc Nga và Đế quốc Nhật Bản trong việc giành quyền kiểm soát Mãn Châu và Triều Tiên.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Chiến tranh Nga-Nhật · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đệ Nhất thế chiến hay Thế chiến 1, diễn ra từ 28 tháng 7 năm 1914 đến 11 tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Chiến tranh thế giới thứ nhất · Xem thêm »

Choir, Mông Cổ

Choir (Чойр) là một thành phố tại Mông Cổ.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Choir, Mông Cổ · Xem thêm »

Damdin Sükhbaatar

Damdin Sükhbaatar (Дамдин Сүхбаатар, Chuyển tự Latinh: Damdin Syhbaatar) (2 tháng 2 năm 1893 - 20 tháng 2 năm 1923) là một nhà lãnh đạo quân sự trong cuộc cách mạng năm 1921 tại Mông Cổ.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Damdin Sükhbaatar · Xem thêm »

Graz

Graz (tiếng Slovene: Gradec, tiếng Séc: Štýrský Hradec) là thủ phủ của Steiermark và là thành phố lớn thứ nhì tại Áo, sau Viên.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Graz · Xem thêm »

Hailar

Hailar (Hán Việt: Hải Lạp Nhĩ khu) là một khu (quận) của địa cấp thị Hulunbuir (Hô Luân Bối Nhĩ), khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Hailar · Xem thêm »

Hồ Baikal

Hồ Baikal (phiên âm tiếng Việt: Hồ Bai-can; p; Байгал нуур, Байгал нуур, Baygal nuur, nghĩa là "hồ tự nhiên"; Байкол) là hồ lâu đời nhất trên thế giới.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Hồ Baikal · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Iran · Xem thêm »

Khovd

Khovd (Ховд; một số tài liệu cũ ghi là Kobdo) có thể đề cập đến.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Khovd · Xem thêm »

Mãi mại thành

Hai thành liền kề Kyakhta và Mãi mại thành có thể nhìn thấy trên bản đồ năm 1851, trên tuyến đường ngắn nhất từ Irkutsk tới Bắc Kinh Mãi mại thành (Wade-Giles: Mai-mai-ch'eng, có nghĩa: khu giao thương, Наймаа хот, Naimaa khot, Маймаа хот, Maimaa khot, Маймаачин, Maimaachin, Маймачин, Maimachin hay Маймачен, Maimachen) là tên gọi của một vài khu định cư của người Hán nhằm phục vụ cho việc giao thương tại Ngoại Mông vào thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Mãi mại thành · Xem thêm »

Nội chiến Nga

Nội chiến Nga kéo dài từ ngày 7 tháng 11 (25 tháng 10) năm 1917 đến tháng 10 năm 1922, xảy ra sau cuộc cách mạng tháng 10.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Nội chiến Nga · Xem thêm »

Ngoại Baikal

Đại Thanh Ngoại Baikal (p), hay Dauria (Даурия, Dauriya) là một khu vực đồi núi ở phía đông hay "phía sau" hồ Baikal tại Nga.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Ngoại Baikal · Xem thêm »

Người Ba Lan

Người Ba Lan là một nhóm dân tộc gốc Tây Sla-vơ bản địa của Trung Âu chủ yếu ở Ba Lan, cũng như ở những quốc gia châu Âu và Mỹ khác.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Người Ba Lan · Xem thêm »

Người Buryat

Buryat hay Buriyad (tiếng Buryat: Буряад, Buryaad), có dân số khoảng 500.000, là nhóm dân tộc bản địa lớn nhất tại vùng Siberia, hầu hết tập trung tại quê hương của họ là Cộng hòa Buryatia, một chủ thể liên bang của Nga.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Người Buryat · Xem thêm »

Người Hán

Người Hán (Hán-Việt: Hán tộc hay Hán nhân) là một dân tộc bản địa của Trung Hoa và là dân tộc đông dân nhất trên thế giới.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Người Hán · Xem thêm »

Người Kalmyk

Người Kalmyk (tiếng Kalmyk: Хальмгуд, Xaľmgud, خاڵمگۇد; tiếng Mông Cổ: Халимаг, Halimag, حالىماغ) là một nhóm người Oirat mà tổ tiên đã di cư đến Nga từ Dzungaria năm 1607.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Người Kalmyk · Xem thêm »

Người Mãn

Người Mãn hay Người Mãn Châu (tiếng Mãn:, Manju; tiếng Mông Cổ: Манж, tiếng Nga: Маньчжуры; tiếng Trung giản thể: 满族; tiếng Trung phồn thể: 滿族; bính âm: Mǎnzú; Mãn tộc) là một dân tộc thuộc nhóm người Tungus có nguồn gốc từ vùng Mãn Châu (nay là đông nam Nga và đông bắc Trung Quốc).

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Người Mãn · Xem thêm »

Người Mông Cổ

Mông Cổ (Монголчууд, Mongolchuud) định nghĩa là một hay một vài dân tộc, hiện nay chủ yếu cư trú tại Trung Quốc, Mông Cổ và Nga.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Người Mông Cổ · Xem thêm »

Người Nhật

Người Nhật Bản (kanji:日本人, rōmaji: nihonjin, nipponjin) là dân tộc chi phối Nhật Bản.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Người Nhật · Xem thêm »

Người Tatar

Tatarlar hoặc Tatar (Татарлар; phiên âm cũ: Thát-đát) là các gọi chung các bộ lạc hỗn hợp Đột Quyết, Mông Cổ, Thanh Tạng sống rải rác ở Bắc-Trung Á trước khi Đế quốc Mông Cổ xuất hiện.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Người Tatar · Xem thêm »

Novosibirsk

Novosibirsk (Новосиби́рск) là thành phố lớn thứ ba của Nga về dân số, sau Moskva và Saint Petersburg, xếp thứ 13 về diện tích và là thành phố lớn nhất của Siberia.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Novosibirsk · Xem thêm »

Sankt-Peterburg

Sankt-Peterburg (tiếng Nga: Санкт-Петербург; đọc là Xanh Pê-téc-bua, tức là "Thành phố Thánh Phêrô") là một thành phố liên bang của Nga.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Sankt-Peterburg · Xem thêm »

Sông Kherlen

Sông Kherlen (Kherlen gol) là con sông dài 1.254 km chảy trên lãnh thổ Mông Cổ và Trung Quốc.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Sông Kherlen · Xem thêm »

Sông Selenge

Sông Selenga (Селенга) hay sông Selenge (Сэлэнгэ гол, Сэлэнгэ мөрөн, Сэлэнгэ гол) là một con sông chảy qua Mông Cổ và Nga.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Sông Selenge · Xem thêm »

Sông Tuul

Sông Tuul (Tiếng Mông Cổ: Туул гол, tuul nghĩa là "lội qua"; một số văn bản cũng viết là Tola) là một dòng sông thuộc miền trung và miền bắc Mông Cổ và cũng là dòng sông được người Mông Cổ tôn th.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Sông Tuul · Xem thêm »

Tallinn

Tallinn (hay,; phiên âm tiếng Việt: Ta-lin, Hán Việt: Tháp Lâm) là thủ đô đồng thời là thành phố lớn nhất của Estonia.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Tallinn · Xem thêm »

Thành Cát Tư Hãn

Thành Cát Tư Hãn (tên Чингис хаан, Çingis hán;; phiên âm Hán: 成吉思汗; 1162Sử gia người Ba Tư là Rashid al-Din cho rằng Thành Cát Tư Hãn sống tới 72 tuổi, và như thế năm sinh của ông là 1155. (元史) quyển 1 - Bản kỷ 1: Thái Tổ ghi năm sinh của ông là 1162. Theo Ratchnevsky, việc chấp nhận năm sinh là 1155 nghĩa là Thành Cát Tư Hãn làm cha khi khoảng 30 tuổi và có thể hàm ý rằng ông tự mình chỉ huy cuộc chiến chống lại người Đảng Hạng ở độ tuổi 72. Ngoài ra, theo Altan Tobci, em gái của Thành Cát Tư Hãn là Thiết Mộc Lôn (Temülin) ít hơn ông 9 tuổi; nhưng Bí sử Mông Cổ thuật lại rằng Thiết Mộc Lôn là một đứa trẻ còn ẵm ngửa khi người Miệt Nhi Khất (Merkit) tấn công, khi đó Thành Cát Tư Hãn sẽ khoảng 18 tuổi, nếu như ông sinh năm 1155. Zhao Hong thông báo trong nhật ký hành trình của mình rằng những người Mông Cổ ông hỏi đều không biết và không bao giờ biết tuổi của họ.-1227) là một Khả hãn Mông Cổ và là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ sau khi hợp nhất các bộ lạc độc lập ở vùng đông bắc châu Á năm 1206.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Thành Cát Tư Hãn · Xem thêm »

Thubten Gyatso

Nơi ở của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13, Nechung, Tây Tạng Thubten Gyatso hay Thổ-đan Gia-mục-thố (sinh ngày 12 tháng 2 năm 1876; mất ngày 17 tháng 12 năm 1933) là vị Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 của Tây Tạng.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Thubten Gyatso · Xem thêm »

Trung tướng

Trung tướng là quân hàm sĩ quan cao cấp trong quân đội nhiều quốc gia.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Trung tướng · Xem thêm »

Trương Tác Lâm

Trương Tác Lâm (1875-1928), tự Vũ Đình (雨亭), là một quân phiệt của Mãn Châu từ 1916 đến 1928, giữ chức Đại Nguyên soái Lục Hải quân Trung Hoa Dân quốc từ 1927 đến 1928, lãnh đạo trên thực tế của Chính phủ Bắc Dương.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Trương Tác Lâm · Xem thêm »

Ulaanbaatar

Ulaanbaatar Ulan Bator hay Ulaanbaatar (U-lan Ba-to, còn có tên Việt hóa là Khố Luân; Улан-Батор, Ulan Bator; Улаанбаатар,,, Ulaγanbaγatur; nghĩa là "Anh hùng Đỏ") là thủ đô và cũng là thành phố lớn nhất của Mông Cổ.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Ulaanbaatar · Xem thêm »

Ulan-Ude

Ulan-Ude (tiếng Nga: Улан-Удэ; tiếng Buryat: Улаан-Үдэ Ulaan-Ude) là thủ phủ của Cộng hòa Buryat, Nga, thành phố này năm cách khoảng 100 km về phía đông nam hồ Baikal trên sông Uda tại hợp lưu với sông Selenga.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Ulan-Ude · Xem thêm »

Uliastai

Uliastai (Улиастай; ᠣᠯᠢᠶᠠᠰᠦᠲᠠᠢ) là một thành phố tại Mông Cổ.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Uliastai · Xem thêm »

Xibia

Xibia (tiếng Nga: Сиби́рь (âm Việt: xi-bi-ri), chuyển tự tiếng Nga sang ký tự Latinh: Sibir'), Siberia, Xi-be-ri-a, Sibirk hay Sebea, Seberia là vùng đất rộng lớn gần như nằm trọn trong nước Nga, chiếm gần toàn bộ phần Bắc Á và bao gồm phần lớn thảo nguyên Á-Âu.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Xibia · Xem thêm »

Zamyn-Üüd

Ga xe lửa Zamyn Üüd Zamyn-Üüd (Замын-Үүд, cửa đường) là một sum và thành phố của tỉnh Dornogovi ở đông nam Mông Cổ.

Mới!!: Roman von Ungern-Sternberg và Zamyn-Üüd · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »