Chúng tôi đang làm việc để khôi phục ứng dụng Unionpedia trên Google Play Store
Lối raIncoming
🌟Chúng tôi đã đơn giản hóa thiết kế của mình để điều hướng tốt hơn!
Instagram Facebook X LinkedIn

Nhóm nguyên tố 14

Mục lục Nhóm nguyên tố 14

Nhóm nguyên tố 14 hay nhóm cacbon là nhóm gồm các nguyên tố phi kim cacbon (C); á kim silic (Si) và gecmani (Ge); kim loại thiếc (Sn), chì (Pb) và flerovi (Fl).

Mục lục

  1. 30 quan hệ: Độ âm điện, Cacbon, Chì, Chu kỳ (bảng tuần hoàn), Chu kỳ nguyên tố 2, Chu kỳ nguyên tố 3, Chu kỳ nguyên tố 4, Chu kỳ nguyên tố 5, Chu kỳ nguyên tố 6, Chu kỳ nguyên tố 7, Clo, Dẫn điện, Flerovi, Gecmani, Halogen, Hiđro, Kelvin, Khối lượng riêng, Kim cương, Kim loại, Nguyên tử khối, Nhóm (bảng tuần hoàn), Nhiệt độ bay hơi, Nhiệt độ nóng chảy, Phi kim, Siemens (đơn vị), Silic, Than chì, Thang độ cứng Mohs, Thiếc.

  2. Nhóm nguyên tố hóa học

Độ âm điện

Độ âm điện của một nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Độ âm điện

Cacbon

Cacbon (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp carbone /kaʁbɔn/),Đặng Thái Minh, “Dictionnaire vietnamien - français.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Cacbon

Chì

Chì là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn hóa học viết tắt là Pb (Latin: Plumbum) và có số nguyên tử là 82.Chì có hóa trị phổ biến là II, có khi là IV.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Chì

Chu kỳ (bảng tuần hoàn)

Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo các nhóm và chu kỳ tuần hoàn, trong đấy chu kỳ là các hàng ngang và gồm các nguyên tố có cùng số lớp trong lớp vỏ electron.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Chu kỳ (bảng tuần hoàn)

Chu kỳ nguyên tố 2

Chu kỳ nguyên tố 2 là hàng thứ 2 trong bảng tuần hoàn (tiêu chuẩn), có tổng cộng 8 nguyên tố: 2 có electron ngoài cùng lớp 2s và 6 nguyên tố còn lại lớp 2p.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Chu kỳ nguyên tố 2

Chu kỳ nguyên tố 3

Chu kỳ nguyên tố 3 là hàng thứ 3 trong bảng tuần hoàn (tiêu chuẩn), giống như chu kỳ 2 nó có tất cả tám nguyên tố: 2 có electron ngoài cùng thuộc lớp 3s và 6 lớp 3p.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Chu kỳ nguyên tố 3

Chu kỳ nguyên tố 4

Chu kỳ nguyên tố 4 là hàng thứ 4 trong bảng tuần hoàn (tiêu chuẩn) gồm 18 nguyên tố, 8 ở nhóm chính và 10 ở nhóm phụ.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Chu kỳ nguyên tố 4

Chu kỳ nguyên tố 5

Chu kỳ nguyên tố 5 là hàng thứ 5 trong bảng tuần hoàn (tiêu chuẩn), tương tự chu kỳ 4 nó gồm 18 nguyên tố: 8 ở các nhóm chính, 10 trong nhóm phụ.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Chu kỳ nguyên tố 5

Chu kỳ nguyên tố 6

Chu kỳ nguyên tố 6 là hàng thứ 6 trong bảng tuần hoàn (tiêu chuẩn), gồm 32 nguyên tố: 8 trong nhóm chính, 10 ở nhóm phụ và 14 trong nhóm Lantan.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Chu kỳ nguyên tố 6

Chu kỳ nguyên tố 7

Chu kỳ nguyên tố 7 là hàng thứ 7 trong bảng tuần hoàn (tiêu chuẩn), giống chu kỳ 6 nó có 32 nguyên tố: 8 trong nhóm chính, 10 ở nhóm phụ và 14 nguyên tố trong nhóm Actini.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Chu kỳ nguyên tố 7

Clo

Clo (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp chlore /klɔʁ/) là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Cl và số nguyên tử bằng 17.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Clo

Dẫn điện

Dẫn điện là khả năng của một môi trường cho phép sự di chuyển của các hạt điện tích qua nó, khi có lực tác động vào các hạt, ví dụ như lực tĩnh điện của điện trường.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Dẫn điện

Flerovi

Flerovi (phát âm như "fle-rô-vi"; tên quốc tế: flerovium), trước đây tạm gọi ununquadi (phát âm như "un-un-khoa-đi"; tên quốc tế: ununquadium), nguyên tố hóa học có tính phóng xạ với ký hiệu Fl (trước đây Uuq) và số nguyên tử 114.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Flerovi

Gecmani

Gecmani là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn có ký hiệu Ge và số nguyên tử 32.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Gecmani

Halogen

Nhóm Halogen, Các nguyên tố Halogen (tiếng Latinh nghĩa là sinh ra muối) là những nguyên tố thuộc nhóm VII A (tức nhóm nguyên tố thứ 17 theo danh pháp IUPAC hiện đại) trong bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Halogen

Hiđro

Hiđro (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp hydrogène /idʁɔʒɛn/),Đặng Thái Minh, “Dictionnaire vietnamien - français.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Hiđro

Kelvin

Trong hệ thống đo lường quốc tế, Kelvin là một đơn vị đo lường cơ bản cho nhiệt đ. Nó được ký hiệu bằng chữ K. Mỗi độ K trong nhiệt giai Kenvin (1K) bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1 °C) và 0 °C ứng với 273,15K.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Kelvin

Khối lượng riêng

Khối lượng riêng (tiếng Anh: Density), còn được gọi là mật độ khối lượng, là một đặc tính về mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật chất đó, là đại lượng đo bằng thương số giữa khối lượng (m) của một vật làm bằng chất ấy (nguyên chất) và thể tích (V) của vật.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Khối lượng riêng

Kim cương

Kim cương là một trong hai dạng thù hình được biết đến nhiều nhất của cacbon (dạng còn lại là than chì), có độ cứng rất cao và khả năng khúc xạ cực tốt làm cho nó có rất nhiều ứng dụng trong cả công nghiệp và ngành kim hoàn.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Kim cương

Kim loại

oxi và silic, nhôm. Sắt là thành phần cấu tạo của hemoglobin(Hb hay huyết sắc tố) trong hồng cầu. Trong hóa học, kim loại (tiếng Hy Lạp là metallon) là nguyên tố có thể tạo ra các ion dương (cation) và có các liên kết kim loại, và đôi khi người ta cho rằng nó tương tự như là cation trong đám mây các điện t.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Kim loại

Nguyên tử khối

Nguyên tử khối của một nguyên tử là khối lượng tương đối của một nguyên tử nguyên tố đó, là tổng của khối lượng electron, proton và neutron, nhưng do khối lượng electron rất nhỏ nên thường không được tính, vì vậy có thể nguyên tử khối xấp xỉ số khối của hạt nhân.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Nguyên tử khối

Nhóm (bảng tuần hoàn)

Nhóm tuần hoàn là khái niệm dùng để chỉ nhóm các nguyên tố được xếp thành 1 hàng dọc trong bảng tuần hoàn.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Nhóm (bảng tuần hoàn)

Nhiệt độ bay hơi

Nhiệt độ bay hơi hay điểm bay hơi hay điểm sôi của một chất lỏng là nhiệt độ mà áp suất hơi của chất lỏng bằng với áp suất chung quanh chất lỏng.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Nhiệt độ bay hơi

Nhiệt độ nóng chảy

Nhiệt độ nóng chảy hay điểm nóng chảy/nhiệt độ hóa lỏng của một chất rắn là nhiệt độ mà khi đạt tới ngưỡng đó thì quá trình nóng chảy xảy ra, tức là chất chuyển trạng thái từ rắn sang lỏng.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Nhiệt độ nóng chảy

Phi kim

Phi kim là những nguyên tố hóa học dễ nhận electron; ngoại trừ hiđrô, phi kim nằm bên phải bảng tuần hoàn.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Phi kim

Siemens (đơn vị)

Siemens, siêmen, hay siemen (viết tắt S) là đơn vị đo độ dẫn điện trong hệ SI, được lấy tên theo nhà sáng chế người Đức Werner von Siemens.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Siemens (đơn vị)

Silic

Silic là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Si và số nguyên tử bằng 14.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Silic

Than chì

Than chì hay graphit (được đặt tên bởi Abraham Gottlob Werner năm 1789, từ tiếng Hy Lạp γραφειν: "để vẽ/viết", vì ứng dụng của nó trong các loại bút chì) là một dạng thù hình của cacbon.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Than chì

Thang độ cứng Mohs

Thang độ cứng Mohs đặc trưng cho tính chất chống lại vết trầy xước trên những khoáng vật khác nhau dựa trên tính chất: khoáng vật có độ cứng lớn hơn sẽ làm trầy khoáng vật có độ cứng nhỏ hơn.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Thang độ cứng Mohs

Thiếc

Thiếc là một nguyên tố hóa học trong Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học của Mendeleev, có ký hiệu là Sn và số nguyên tử là 50.

Xem Nhóm nguyên tố 14 và Thiếc

Xem thêm

Nhóm nguyên tố hóa học

Còn được gọi là Nguyên tố nhóm 14.