Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Mông Bì La Các

Mục lục Mông Bì La Các

Khun Borom Rachathirath là tổ tiên theo thần thoại của các sắc tộc Thái, được người Lào và các dân tộc khác coi là tổ phụ của dân tộc mình.

41 quan hệ: Đại Lý (thành phố), Đằng Đạm Chiếu, Điện Biên Phủ, Đường Minh Hoàng, Bago, Myanmar, Các sắc tộc Thái, Chi Trâu, Chiang Mai (thành phố), Diêm Nguyên, Hồ Nhĩ Hải, Khai Nguyên, Lan Na, Lan Xang, Lãng Khung Chiếu, Lục Chiếu, Luangprabang, Luangprabang (huyện), Mông (họ), Mông Các La Phượng, Mông Huề Chiếu, Mông Thịnh La Bì, Myanmar, Nam Chiếu, Nghệ An, Người Lào, Người Môn, Nhà Đường, Phà Ngừm, Phật giáo, Tây Song Bản Nạp, Tên húy, Thổ Phồn, Thi Lãng Chiếu, Tiếng Lào, Tiếng Thái, Uthong, Vân Nam, Việt Nam, Việt Tích Chiếu, Vương quốc Ayutthaya, Xiengkhuang.

Đại Lý (thành phố)

Đại Lý là thủ phủ của Châu tự trị dân tộc Bạch Đại Lý, diện tích khoảng 1.468 km², hơn 500.000 dân - là thành phố có lịch sử lâu đời.

Mới!!: Mông Bì La Các và Đại Lý (thành phố) · Xem thêm »

Đằng Đạm Chiếu

Đằng Đạm Chiếu(?~794)) là một bộ lạc tại Vân Nam hình thành vào thời kỳ đầu nhà Đường và là một trong Lục Chiếu. Lãnh địa của Đằng Đạm Chiếunay nằm tại huyện Nhĩ Nguyên, thuộc phía tây của Lục Chiếu. Nhà Đường cho lập Đằng Bị Châu và các Đằng Đạm Chiếu Vương kế vị nhau làm thứ sử Đằng Bị Châu. Đằng Đạm Chiếu Vương Phong Mị bị ngự sử nhà Đường là Lý Tri Cổ sát hại. Về sau, Mị La Bì, Bì La Đằng, Đằng La Điên, Điên Chi Thác lần lượt kế vị làm vương. Điên Chi Thác (Tân Đường thư chép là "Điên Văn Thác) kế vị sau khi phụ vương Đằng La Điên qua đời, thời gian tại vị không rõ. Nam Chiếu về sau công chiếm, Điên Chi Thác bị bắt giữ, giải về Vĩnh Xương (nay thuộc Bảo Sơn), Đằng Đạm Chiếu diệt vong.

Mới!!: Mông Bì La Các và Đằng Đạm Chiếu · Xem thêm »

Điện Biên Phủ

Điện Biên Phủ là thành phố tỉnh lỵ và là một đô thị loại III của tỉnh Điện Biên ở tây bắc Việt Nam.

Mới!!: Mông Bì La Các và Điện Biên Phủ · Xem thêm »

Đường Minh Hoàng

Đường Minh Hoàng (chữ Hán: 唐明皇, bính âm: Táng Míng Huáng), hay Đường Huyền Tông (chữ Hán: 唐玄宗,;, 8 tháng 9, 685 - 3 tháng 5, 762), tên thật là Lý Long Cơ, còn được gọi là Võ Long Cơ trong giai đoạn 690 - 705, là vị Hoàng đế thứ 7 hoặc thứ 9Cả hai vị Hoàng đế trước ông là Đường Trung Tông và Đường Duệ Tông đều ở ngôi hai lần không liên tục của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Huyền Tông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế đáng chú ý nhất của nhà Đường, danh tiếng không thua kém tằng tổ phụ của ông là Đường Thái Tông Lý Thế Dân, tạo nên giai đoạn thịnh trị tột bậc cho triều đại này. Thời niên thiếu của ông chứng kiến những biến động to lớn của dòng họ, từ việc tổ mẫu Võ thái hậu soán ngôi xưng đế cho đến Vi hoàng hậu mưu đoạt ngai vàng. Năm 710, sau khi bác ruột là Đường Trung Tông bị mẹ con Vi hoàng hậu và Công chúa An Lạc ám hại, ông liên kết với cô mẫu là Trưởng công chúa Thái Bình, tiến hành chính biến Đường Long, tiêu diệt bè đảng Vi thị, tôn hoàng phụ tức Duệ Tông Lý Đán trở lại ngôi hoàng đế. Sau đó, Lý Long Cơ được phong làm Hoàng thái tử. Năm 712, Long Cơ được vua cha nhường ngôi,. Sau khi đăng cơ, Đường Minh Hoàng thanh trừng các phe cánh chống đối của công chúa Thái Bình, chấm dứt gần 30 năm đầy biến động của nhà Đường với liên tiếp những người phụ nữ nối nhau bước lên vũ đài chánh trị. Sau đó, ông bắt tay vào việc xây dựng đất nước, trọng dụng các viên quan có năng lực như Diêu Sùng, Tống Cảnh, Trương Duyệt, đề xướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trọng dụng nhân tài, ngăn chặn quan liêu lãng phí, tăng cường uy tín của Trung Quốc với lân bang, mở ra thời kì Khai Nguyên chi trị (開元之治) kéo dài hơn 30 năm. Tuy nhiên về cuối đời, Đường Minh Hoàng sinh ra mê đắm trong tửu sắc, không chú ý đến nền chính trị ngày càng bại hoại suy vi, bên trong sủng ái Dương Quý Phi, bỏ bê việc nước, bên ngoài trọng dụng gian thần Lý Lâm Phủ, Dương Quốc Trung khiến cho nền thống trị ngày càng xuống dốc. Các phiên trấn do người dân tộc thiểu số cai quản được trọng dụng quá mức, trong đó có mạnh nhất là An Lộc Sơn ở đất Yên. Năm 755, An Lộc Sơn chính thức phát động loạn An Sử sau đó nhanh chóng tiến về kinh đô Trường An. Sự kiện này cũng mở đầu cho giai đoạn suy tàn của triều đại nhà Đường. Trước bờ vực của sự diệt vong, Minh Hoàng và triều đình phải bỏ chạy khỏi kinh thành Trường An, đi đến Thành Đô. Cùng năm 756, con trai ông là thái tử Lý Hanh xưng đế, tức là Đường Túc Tông, Minh Hoàng buộc phải thừa nhận ngôi vị của Túc Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Cuối năm 757, khi quân Đường giành lại được kinh đô Trường An, Thái thượng hoàng đế được đón về kinh đô nhưng không còn quyền lực và bị hoạn quan Lý Phụ Quốc ức hiếp. Những ngày cuối cùng của ông sống trong u uất và thất vọng cho đến lúc qua đời vào ngày 3 tháng 5 năm 762, ở tuổi 78.

Mới!!: Mông Bì La Các và Đường Minh Hoàng · Xem thêm »

Bago, Myanmar

Thành phố Bago, tên trong quá khứ vinh quang là Pegu, Hanthawaddy, là thủ phủ của vùng Bago.

Mới!!: Mông Bì La Các và Bago, Myanmar · Xem thêm »

Các sắc tộc Thái

Các sắc tộc Thái hay các sắc tộc Thái-Kadai là cụm từ được sử dụng để nói một cách tổng thể về một số các nhóm sắc tộc ở miền nam Trung Quốc và Đông Nam Á, trải dài từ đảo Hải Nam tới miền đông Ấn Độ và từ miền nam Tứ Xuyên tới Lào, Thái Lan, một phần Việt Nam, với ngôn ngữ sử dụng thuộc ngữ hệ Thái-Kadai và chia sẻ một số các truyền thống cùng lễ hội tương tự, bao gồm cả Songkran (Lễ đón năm mới của các sắc tộc Thái).

Mới!!: Mông Bì La Các và Các sắc tộc Thái · Xem thêm »

Chi Trâu

Chi Trâu (Bubalus) là một chi trong họ Trâu bò (Bovidae).

Mới!!: Mông Bì La Các và Chi Trâu · Xem thêm »

Chiang Mai (thành phố)

Vị trí của Chiang Mai Thành phố Chiang Mai (tiếng Thái: เทศบาลนครเชียงใหม่ เชียงใหม่, Thesaban nakhon Chiang Mai), phiên âm đúng là Chiềng Mai, hay Xương-mại (theo sử Việt thời nhà Nguyễn), là thành phố lớn thứ năm (xét theo quy mô dân số) của Thái Lan, là thủ phủ (tỉnh lỵ) của tỉnh Chiang Mai.

Mới!!: Mông Bì La Các và Chiang Mai (thành phố) · Xem thêm »

Diêm Nguyên

Diêm Nguyên (chữ Hán giản thể: 盐源县, Hán Việt: Diêm Nguyên huyện) là một huyện thuộc Châu tự trị dân tộc Di Lương Sơn, tỉnh Tứ Xuyên, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Mông Bì La Các và Diêm Nguyên · Xem thêm »

Hồ Nhĩ Hải

Hồ Nhĩ Hải (tiếng Trung: 洱海, ěrhǎi) trông giống như một cái tai.

Mới!!: Mông Bì La Các và Hồ Nhĩ Hải · Xem thêm »

Khai Nguyên

Khai Nguyên (chữ Hán giản thể: 开原市, âm Hán Việt: Khai Nguyên thị) là một thị xã của địa cấp thị Thiết Lĩnh, tỉnh Liêu Ninh, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Mông Bì La Các và Khai Nguyên · Xem thêm »

Lan Na

Lan Na (tiếng Thái: ล้านนา, phát âm như Lán Nà) là tên một vương quốc cổ từng tồn tại từ cuối thế kỷ 13 đến gần cuối thế kỷ 18 ở miền núi phía Bắc của Thái Lan hiện nay.

Mới!!: Mông Bì La Các và Lan Na · Xem thêm »

Lan Xang

Lan Xang (có khi viết là Lan Ch'ang, Lanexang, tiếng Pali: Sisattanakhanahut, tiếng Lào: ລ້ານຊ້າງ - lâansâang, chữ Nho: 南掌 - Nam Chưởng hay 萬象 - Vạn Tượng), nghĩa là "đất nước triệu voi" (Lan: triệu, Xang: voi), là quốc gia đầu tiên của người Lào, được vua Phà Ngừm khai sáng năm 1354.

Mới!!: Mông Bì La Các và Lan Xang · Xem thêm »

Lãng Khung Chiếu

Lãng Khung Chiếu (?~794) là một bộ lạc tại Vân Nam hình thành vào thời kỳ đầu nhà Đường và là một trong Lục Chiếu.

Mới!!: Mông Bì La Các và Lãng Khung Chiếu · Xem thêm »

Lục Chiếu

Lục Chiếu khởi đầu từ thế kỷ thứ 7 tại khu vực Nhĩ Hải, Vân Nam ngày nay từ 6 bộ lạc lớn, xưng là "Lục Chiếu".

Mới!!: Mông Bì La Các và Lục Chiếu · Xem thêm »

Luangprabang

Luangprabang có thể là.

Mới!!: Mông Bì La Các và Luangprabang · Xem thêm »

Luangprabang (huyện)

Luangprabang (phiên âm kiểu Việt Nam là Luông Pra Băng, Luông Pha Băng hay Luổng Phạ Bang; phiên âm Latinh kiểu phương Tây: Luang Prabang, hay Louangphrabang), là một huyện ở miền Bắc Lào.

Mới!!: Mông Bì La Các và Luangprabang (huyện) · Xem thêm »

Mông (họ)

Mông là một họ của người Trung Quốc (chữ Hán: 蒙, Bính âm: Meng).

Mới!!: Mông Bì La Các và Mông (họ) · Xem thêm »

Mông Các La Phượng

Các La Phượng(, 712-779), từng gọi là Giác Nhạc Phượng, là chi tử của Bì La Các, là vị đại quốc vương thứ hai của Nam Chiếu, trị vì từ năm 748 đến 779. Sau khi Các La Phượng lên ngôi, đã phát triển thế lực sang phía đông tiêu diệt chính quyền Thoát thị, hoàn toàn khống chế khu vực Vân Nam. Nam Chiếu cũng sớm thần phục nhà Đường, thụ sắc phong. Hai bên cùng liên binh tiến về phía tây đánh Thổ Phồn. Năm 750, do bất mãn trước việc thái thú Vân Nam của nhà Đường là Trương Kiền Đà hoành hành bạo ngược và có hành vi vô lễ, Các La Phượng bí bách đã phản Đường, giết chết Trương Kiến Đà. Quyền thần nhà Đường là Dương Quốc Trung lệnh cho Kiếm Nam tiết độ sứ Tiên Vu Trọng Thông phát binh chinh thảo nhưng bị đánh bại. Năm 752, Các La Phượng nương nhờ Thổ Phồn, tán phổ Thổ Phồn là Xích Đức Tổ Tán phong hiệu cho Các La Phượng là Tán phổ chung. "Tán Phổ Chung" là một từ Tiếng Tạng, nghĩa là "Tán Phổ chi đệ" (em trai quốc vương Thổ Phồn), Tán Phổ Chung trở thành vị vua đầu tiên của Nam Chiếu có niên hiệu. Sau năm 755, Các La Phượng nhân dịp Loạn An Sử đã xâm chiếm đất đai của nhà Đường và làm chủ được Huệ Châu, Diêu Châu và Nhung Châu. Các La Phượng có thái độ trọng thị với văn hóa Hán, bắt tù binh là huyện lệnh Tây Lô Trịnh Hồi dạy học cho tử tôn. Năm 769, cải niên hiệu Trường Thọ. Năm 779, Các La Phượng qua đời, kì tôn là Dị Mâu Tầm kế vị.

Mới!!: Mông Bì La Các và Mông Các La Phượng · Xem thêm »

Mông Huề Chiếu

Mông Huề Chiếu (?~730) là một bộ lạc tại Vân Nam hình thành vào thời kỳ đầu nhà Đường và là một trong Lục Chiếu.

Mới!!: Mông Bì La Các và Mông Huề Chiếu · Xem thêm »

Mông Thịnh La Bì

Thịnh La Bì(, 673-728)vị đại chiếu (tức là vua) thứ tư của Mông Xá Chiếu, con trai của La Thịnh.

Mới!!: Mông Bì La Các và Mông Thịnh La Bì · Xem thêm »

Myanmar

Myanmar (phát âm tiếng Việt: Mi-an-ma) hay còn gọi là Miến Điện, Diến Điện, tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, là một quốc gia có chủ quyền tại Đông Nam Á có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan.

Mới!!: Mông Bì La Các và Myanmar · Xem thêm »

Nam Chiếu

Nam Chiếu quốc (chữ Hán: 南詔國), cũng gọi Đại Lễ (大禮), người Thổ Phồn gọi Khương Vực (姜域), là một vương quốc của người Bạch và người Di (người Lô Lô) đã phát triển rực rỡ ở Đông Nam Á trong các thế kỷ 8 và thế kỷ 9.

Mới!!: Mông Bì La Các và Nam Chiếu · Xem thêm »

Nghệ An

Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam thuộc vùng Bắc Trung B. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam.

Mới!!: Mông Bì La Các và Nghệ An · Xem thêm »

Người Lào

Người Lào (tiếng Lào: ລາວ, tiếng Isan: ลาว, IPA: láːw) là một dân tộc có vùng cư trú truyền thống là một phần bắc bán đảo Đông Dương.

Mới!!: Mông Bì La Các và Người Lào · Xem thêm »

Người Môn

Dân tộc Môn (tiếng Myanma: မွန်လူမျိုး)) là một dân tộc ở Đông Nam Á. Trong lịch sử, họ sống ở khu vực xung quanh biên giới phía Nam Thái Lan và Myanma, là khu vực Hạ Miến Điện. Người Môn là những người đầu tiên ở bán đảo Trung Ấn tiếp nhận Phật giáo Nguyên thủy từ Sri Lanka và truyền bá lại xung quanh. Nhiều vị sư người Môn có vai trò quan trọng trong sự phát triển Phật giáo ở Thái Lan, Campuchia. Người ta cho rằng người Môn có khoảng 8 triệu dân tự cho mình là hậu duệ của dân tộc Môn và duy trì văn hóa và ngôn ngữ nhưng đa số dân Môn (khoảng 4 triệu người) sử dụng tiếng Myanma hiện đại trong công việc hàng ngày và chỉ đọc được chữ Myanma chứ không phải tiếng mẹ đẻ của mình. Như nhiều dân tộc thiểu số khác tại Miến Điện, họ bị buộc phải đồng hóa vào văn hóa Myanma hoặc buộc phải bỏ đi. Cộng đồng Môn tị nạn đông nhất hiện nay là ở Thái Lan. Nhiều người gốc Môn có vai trò quan trọng trong tôn giáo và chính trường Thái Lan. Vua Rama I có cha và vợ là người Môn. Các cộng đồng nhỏ hơn ở Hoa Kỳ, Úc, Canada, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển, Hà Lan và một số nước khác trên thế giới. Đa số người Môn sống quanh thành phố Bago hoặc tại những địa điểm kinh đô lịch sử của họ, cảng Mawlamyaing. Họ cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể phía Nam vùng đất thấp duyên hải của thành phố Ye. Hình:MonLumyo.jpg Image:MND61.jpg Image:YoungMon.jpg Image:MonVirgins.jpg -->.

Mới!!: Mông Bì La Các và Người Môn · Xem thêm »

Nhà Đường

Nhà Đường (Hán Việt: Đường triều;; tiếng Hán trung đại: Dâng) (18 tháng 6, 618 - 1 tháng 6, 907) là một Triều đại Trung Quốc tiếp nối sau nhà Tùy và sau nó là thời kì Ngũ Đại Thập Quốc.

Mới!!: Mông Bì La Các và Nhà Đường · Xem thêm »

Phà Ngừm

Phà Ngừm (1316 – 1393), còn gọi là Chậu Phà Ngừm; Phraya Fa Ngum, tên đầy đủ là Somdetch Brhat-Anya Fa Ladhuraniya Sri Sadhana Kanayudha Maharaja Brhat Rajadharana Sri Chudhana Negara, sinh ra ở muang Sua, mất ở muang Nan), là vị vua đã sáng lập vương quốc Lan Xang của Lào vào năm 1354. Phà Ngừm là cháu nội của Souvanna Khamphong, chẩu mường xứ muang Sua và là hậu duệ của Khun Lo. Vì cha của Phà Ngừm dụ dỗ một vương phi của Souvanna Khamphong, nên cả hai cha con ông bị đẩy đi làm con tin của muang Sua ở Angkor. Tại đó, ông đã kết hôn cùng công chúa Khmer tên là Keo Keng Nya. Cuối năm 1351, Angkor bị Vương quốc Ayutthaya nổi lên cạnh tranh. Triều đình Angkor giao cho ông chỉ huy một đội quân phần lớn là tướng sĩ người Khmer để đi giành lại sự kiểm soát của Angkor ở miền bắc cao nguyên Khorat. Càng chiến đấu, đội quân của ông càng đông và càng mạnh. Trong trận giao chiến với chẩu mường vùng Viêng Chăn ngày nay, ông không thắng được. Nhưng một quý tộc ở muang Phuan (Cánh đồng Chum ngày nay) tên là Khio Kamyor giúp đỡ ông chinh phạt muang Phan và từ đó đánh tới muang Sua. Chú của Phà Ngừm phải tự sát và Phà Ngừm trở thành thủ lĩnh muang Sua vào năm 1353. Những chiến thắng của ông đã khiến các chẩu mường nhiều nơi phải thần phục. Phà Ngừm tiếp tục phái quân lên phía Bắc và thu phục các chẩu mường ở đó. Điều này đã thách thức Lan Na. Tiếp theo, Phà Ngừm quay lại tấn công vùng Viêng Chăn và dọc sông Mê Công tới tận Nakhon Phanom (Thái Lan) ngày nay, khuất phục các chẩu mường ở đó. Khi đã khuất phục được rất nhiều muang, ông quyết định xây dựng nhà nước Lan Xang Hom Khao (nghĩa đen là "triệu thớt voi che lọng trắng"), đổi tên muang Sua thành Xieng Dong Xieng Thong và lấy đó làm kinh đô, ban hành luật kotmai thammasat Khun Bulom để cai trị đất nước. Angkor không ngăn cản được điều này vì còn phải đối phó với Ayutthaya và Sukhothai. Vì đồng minh của Phà Ngừm ở muang Phuan là Khio Kamyor không theo ông nữa, nên Phà Ngừm đã tiến quân chinh phạt muang Phuan và tấn công sang cả lãnh thổ Đại Việt. Phà Ngừm cai trị đất nước của mình bằng hệ thống chính trị trung ương tập quyền mà ông đã tiếp thu từ Đế quốc Angkor. Hệ thống này trái với hệ thống chính trị-văn hóa Mandala ở Lào trước đó. Ngoài ra, mặc dù người dân theo Phật giáo Thượng tọa bộ, Phà Ngừm lại theo Phật giáo Đại thừa mà ông tiếp thu cũng khi ở Angkor. Trong khi trị vì, Phà Ngừm dựa nhiều vào các tướng lĩnh người Khmer theo vợ chồng ông từ Angkor. Tuy nhiên, sau khi người vợ Khmer của ông qua đời, ông mất đi sự ủng hộ của các tướng lĩnh này. Năm 1374, Phà Ngừm bị các quý tộc nổi dậy phế truất do lạm quyền quấy rối thê thiếp của các quý tộc và bị đầy đi lưu vong ở muang Nan (nay là tỉnh Nan) của Thái Lan. Phà Ngừm qua đời ở muang Nan năm 1393. Kế vị ông là Unhoen, tức vua Samsenethai.

Mới!!: Mông Bì La Các và Phà Ngừm · Xem thêm »

Phật giáo

Bánh xe Pháp Dharmacakra, biểu tượng của Phật giáo, tượng trưng cho giáo pháp, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một loại tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇).

Mới!!: Mông Bì La Các và Phật giáo · Xem thêm »

Tây Song Bản Nạp

Châu tự trị dân tộc Thái Tây Song Bản Nạp, ngắn gọn là Tây Song Bản Nạp hay Sipsong Panna (tiếng Trung: 西双版纳, Xishuangbanna) là châu tự trị dân tộc Thái ở cực nam tỉnh Vân Nam, Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, giáp giới với Phongsaly, Oudomxay, Luangnamtha (Lào) và bang Shan (Myanma).

Mới!!: Mông Bì La Các và Tây Song Bản Nạp · Xem thêm »

Tên húy

Tên húy hay tục danh, tên thật là một trong những tên gọi của con người trong nền văn hóa Á Đông, được cha mẹ đặt cho từ khi còn nhỏ.

Mới!!: Mông Bì La Các và Tên húy · Xem thêm »

Thổ Phồn

Thổ Phồn là nước được tô màu xanh Thổ Phồn, hay Thổ Phiên hoặc Thổ Phiền là âm Hán Việt của chữ 吐蕃 hoặc 吐藩 mà người Trung Quốc từ thời nhà Đường dùng để gọi một vương quốc từng thống trị Tây Tạng, khống chế gần như toàn bộ con đường tơ lụa suốt từ thế kỷ VI đến thế kỷ IX.

Mới!!: Mông Bì La Các và Thổ Phồn · Xem thêm »

Thi Lãng Chiếu

Thi Lãng Chiếu (, ?~794) là một bộ lạc tại Vân Nam hình thành vào thời kỳ đầu nhà Đường và là một trong Lục Chiếu.

Mới!!: Mông Bì La Các và Thi Lãng Chiếu · Xem thêm »

Tiếng Lào

Tiếng Lào (tên gốc: ພາສາລາວ; phát âm: phasa lao) là ngôn ngữ chính thức của Lào.

Mới!!: Mông Bì La Các và Tiếng Lào · Xem thêm »

Tiếng Thái

Tiếng Thái (ภาษาไทย, chuyển tự: phasa thai, đọc là Pha-xả Thai) là ngôn ngữ chính thức của Thái Lan và là tiếng mẹ đẻ của người Thái, dân tộc chiếm đa số ở Thái Lan.

Mới!!: Mông Bì La Các và Tiếng Thái · Xem thêm »

Uthong

U-thongThe Royal Institute.

Mới!!: Mông Bì La Các và Uthong · Xem thêm »

Vân Nam

Vân Nam là một tỉnh ở phía tây nam của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, giáp biên giới với Việt Nam.

Mới!!: Mông Bì La Các và Vân Nam · Xem thêm »

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Mới!!: Mông Bì La Các và Việt Nam · Xem thêm »

Việt Tích Chiếu

Việt Tích Chiếu (?~747) là một bộ lạc tại Vân Nam hình thành vào thời kỳ đầu nhà Đường và là một trong Lục Chiếu.

Mới!!: Mông Bì La Các và Việt Tích Chiếu · Xem thêm »

Vương quốc Ayutthaya

Vương quốc Ayutthaya (tiếng Thái: อยุธยา; phiên âm tiếng Việt: A-dút-tha-da) là một vương quốc của người Thái tồn tại từ năm 1351 đến 1767.

Mới!!: Mông Bì La Các và Vương quốc Ayutthaya · Xem thêm »

Xiengkhuang

Xiangkhouang (tiếng Lào: ຊຽງຂວາງ, nghĩa là "Thành phố phía chân trời") là một tỉnh của Lào, nắm trên Cao nguyên Xiangkhouang, thuộc khu vực đông bắc của quốc gia.

Mới!!: Mông Bì La Các và Xiengkhuang · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Bì La Các, Khun Borom, Khun Borom Rachathirath, Mông Quy Nghĩa, Quy Nghĩa Vương, Quy Nghĩa vương.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »