Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Chiến dịch Cái Vòng (1943)

Mục lục Chiến dịch Cái Vòng (1943)

Chiến dịch Cái Vòng (Операция Кольцо) là một hoạt động quân sự chiến lược lớn của Quân đội Liên Xô chống lại Quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai đồng thời là giai đoạn cuối cùng của Trận Stalingrad. Được khởi đầu ngày 1 tháng 12 và kết thúc ngày 2 tháng 2 năm 1943, mục đích của chiến dịch là tiêu diệt hoàn toàn cụm quân Đức bị bao vây tại khu vực Stalingrad gồm toàn bộ Tập đoàn quân 6, một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) và các đơn vị tàn quân Romania. Chiến dịch này cũng thủ tiêu mối nguy cơ đe dọa phía sau lưng các Phương diện quân Voronezh, Tây Nam và Stalingrad lúc này đã đánh bại các cuộc hành quân giải vây của Cụm tập đoàn quân Sông Đông (Đức) trong Chiến dịch Bão Mùa đông và đang tiến về phía Tây sau thắng lợi của Chiến dịch Sao Thổ; làm tiêu tan ý đồ của Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức sử dụng Cụm quân Stalingrad (Đức) như một lực lượng để kìm chân và làm phân tán lực lượng của các phương diện quân Liên Xô để tranh thủ thời gian rút Cụm tập đoàn quân A khỏi Bắc Kavkaz và Kuban, chỉnh đốn lực lượng để tổ chức phòng thủ trên tuyến sông Bắc Donets và Sumy, chờ thời cơ phản công khi mùa hè đến. Chiến dịch Cái Vòng được tiến hành trong ba giai đoạn. Trong đó, giai đoạn thứ nhất bắt đầu ngày 1 tháng 12 và được đình chỉ sau hai tuần thực hiện không thành công. Tiếp theo là thời gian tạm dừng chiến dịch từ này 14 tháng 12 năm 1942 đến ngày 10 tháng 1 năm 1943. Trong thời gian này, quân đội Đức tập trung nỗ lực vào việc mở một cầu hàng không để tiếp tế cho Cụm quân Stalingrad của họ còn quân đội Liên Xô sử dụng các lực lượng phòng không và không quân để ngăn cản cầu hàng không này, thực hiện chiến thuật bóp nghẹt Tập đoàn cứ điểm Stalingrad của quân Đức. Giai đoạn thứ ba bắt đầu ngày 10 tháng 1 khi bức thư kêu gọi đầu hàng của Tư lệnh Phương diện quân Sông Đông (Liên Xô) bị từ chối và kết thúc ngày 2 tháng 2 năm 1943 khi Thống chế Friedrich Paulus dẫn các sĩ quan dưới quyền ra hàng Phương diện quân Sông Đông sau gần một tháng kháng cự ác liệt và lệnh cho các đơn vị Đức và đồng minh của họ hạ vũ khí, chấm dứt chiến sự. Quân số của Đức và đồng minh ra hàng thuộc biên chế của sáu sư đoàn bộ binh (Đức), ba sư đoàn cơ giới (Đức), ba sư đoàn xe tăng (Đức), sư đoàn pháo phòng không tự hành 9, sư đoàn kỵ binh 1 và sư đoàn bộ binh 20 Romania, cuối cùng là trung đoàn Croatia do người Đức chỉ huy. Chiến dịch Cái Vòng là nốt nhấn cuối cùng của toàn bộ chuỗi chiến dịch của hai bên trong Trận Stalingrad kéo dài suốt 6 tháng 20 ngày, đánh dấu bước ngoặt quan trọng nhất của Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của quân đội và nhân dân Liên Xô. Với thất bại nặng nề tại Stalingrad, sự thất bại của nước Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã một lần nữa được báo trước với những âm hưởng rõ rệt hơn.

46 quan hệ: Andrey Ivanovich Yeryomenko, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, Đức Quốc Xã, Chiến dịch Bão Mùa đông, Chiến dịch Blau, Chiến dịch Hoa nhung tuyết, Chiến dịch Sao Hỏa, Chiến dịch Sao Thổ, Chiến dịch Sao Thiên Vương, Chiến tranh thế giới thứ hai, Cuộc chiến tranh chưa được biết đến, Erich von Manstein, Franklin D. Roosevelt, Friedrich Paulus, Fyodor Ivanovich Tolbukhin, Hồng Quân, Heinkel He 111, Heinz Guderian, Hermann Göring, Junkers Ju 52, Konstantin Konstantinovich Rokossovsky, Liên Xô, Máy bay ném bom, Nguyên soái, Nikita Sergeyevich Khrushchyov, Nikolai Nikolayevich Voronov, România, Rostov trên sông Đông, Thiếu tướng, Tiếng Nga, Trận Cannae, Trận Poltava, Trận Stalingrad, Trung tướng, Vasily Ivanovich Chuikov, Wehrmacht, Winston Churchill, Xibia, 1 tháng 12, 1 tháng 2, 1942, 1943, 2 tháng 2, 23 tháng 1, 30 tháng 1, 31 tháng 1.

Andrey Ivanovich Yeryomenko

Andrei Ivanovich Yeryomenko hoặc Yeremenko, Eremenko (tiếng Nga: Андрей Иванович Ерёменко) (sinh ngày 14 tháng 10 năm 1892, mất ngày 19 tháng 11 năm 1970) là một tướng lĩnh cao cấp của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai và sau đó là Nguyên soái Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Andrey Ivanovich Yeryomenko · Xem thêm »

Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa

Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (tiếng Đức: Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei; viết tắt: NSDAP; gọi tắt: Nazi; gọi tắt trong tiếng Việt: Đảng Quốc Xã) là đảng cầm quyền Đức trong thời kỳ Đức Quốc Xã.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa · Xem thêm »

Đức Quốc Xã

Đức Quốc Xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế Thứ ba (Drittes Reich), là nước Đức trong thời kỳ 1933-1945 đặt dưới một chế độ độc tài chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP).

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Đức Quốc Xã · Xem thêm »

Chiến dịch Bão Mùa đông

Chiến dịch Bão Mùa đông (Tiếng Đức: Unternehmen Wintergewitter) là tên gọi của cuộc hành quân lớn tại phía Nam Mặt trận Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai do Cụm Tập đoàn quân Sông Đông (Đức) dưới quyền chỉ huy của Thống chế Erich von Manstein tiến hành từ ngày 12 đến ngày 29 tháng 12 năm 1942.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Chiến dịch Bão Mùa đông · Xem thêm »

Chiến dịch Blau

Chiến dịch Blau (tiếng Đức: Fall Blau) là mật danh của Kế hoạch tổng tấn công từ mùa hè năm 1942 của quân đội Đức Quốc xã trên toàn bộ cánh Nam của mặt trận Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, (blau có nghĩa là "xanh" trong tiếng Đức).

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Chiến dịch Blau · Xem thêm »

Chiến dịch Hoa nhung tuyết

Chiến dịch Hoa nhung tuyết (Edelweiß) - được đặt theo tên của một loài hoa nổi tiếng mọc trên các khu vực núi cao ở châu Âu - là một chiến dịch do quân đội phát xít Đức tổ chức mới mục tiêu nhằm đánh chiếm khu vực Kavkaz và vựa dầu ở Baku, diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Chiến dịch Hoa nhung tuyết · Xem thêm »

Chiến dịch Sao Hỏa

Chiến dịch Sao Hỏa (Oперация «Марс») là mật danh của Chiến dịch phản công chiến lược Rzhev-Sychyovka lần thứ hai do Hồng quân Liên Xô tổ chức nhằm vào quân đội phát xít Đức trong Chiến tranh Xô-Đức, kéo dài từ ngày 25 tháng 11 đến 20 tháng 12 năm 1942.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Chiến dịch Sao Hỏa · Xem thêm »

Chiến dịch Sao Thổ

Chiến dịch Sao Thổ (tiếng Nga: Операция Сатурн) là mật danh do Bộ Tổng tư lệnh tối cao Quân đội Liên Xô đặt cho cuộc tấn công quy mô lớn thứ hai của Chiến cục mùa đông 1942-1943 tại khu vực phía nam của Mặt trận Xô-Đức và là một phần của chiến dịch Stalingrad trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến dịch này được chuẩn bị như một sự tiếp nối Chiến dịch Sao Thiên Vương, hình thành sau các cuộc trao đổi ý kiến giữa I.V. Stalin, G.K. Zhukov và A.M.Vasilevsky trong tháng 11 năm 1942 và được Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô (Stavka) thông qua ngày 2 tháng 12 năm 1942.A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời (bản tiếng Việt). Nhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1984. trang 182-183 Theo kế hoạch Chiến cục mùa đông 1942-1943 của Liên Xô, sau khi thực hiện xong Chiến dịch Sao Thiên Vương, đánh bại hai tập đoàn quân 3 và 4 của Romania, hoàn thành việc bao vây Tập đoàn quân 6 và một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) tại khu vực Stalingrad; Phương diện quân Sông Đông và các đơn vị phía trong của hai Phương diện quân Tây Nam và Stalingrad sẽ tiếp tục thực hiện Chiến dịch Cái Vòng để thủ tiêu các lực lượng Đức và Romania trong vòng vây. Chủ lực các Phương diện quân Tây Nam và Stalingrad sẽ tiếp tục tấn công trên hướng Tây Nam, tiến về phía Rostov-na-Donu nhằm cô lập các Cụm tập đoàn quân A và Sông Đông (Đức) trong một vòng vây lớn hơn. Đồng thời, các tập đoàn quân tại sườn phía nam của Phương diện quân Voronezh phải đánh bại Tập đoàn quân 8 (Ý), chủ lực Phương diện quân Voronezh và cánh trái của Phương diện quân Bryansk phải kiềm chế Cụm tập đoàn quân B gồm Tập đoàn quân 2 (Đức) và Tập đoàn quân 2 (Hungary), che chở sườn phải cho Phương diện quân Tây Nam. Đó là toàn bộ ý đồ của Chiến dịch Sao Thổ. Nếu thành công, cuộc tấn công này sẽ khiến phần còn lại của Cụm tập đoàn quân Đức ở phía Nam, một phần ba tổng số quân Đức ở Liên Xô, mắc kẹt tại vùng Kavkaz. Tuy nhiên, do việc chậm thanh toán cụm quân Đức đang bị vây tại Stalingrad đã thu hút vào đây 7 tập đoàn quân Liên Xô và do cuộc phản công của Cụm tập đoàn quân Sông Đông (Đức) được triển khai sớm, trước khả năng quân Đức có thể giải vây cụm quân của Friedrich Paulus. Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô đã nhanh chóng chuyển hướng Chiến dịch Sao Thổ thành "Chiến dịch Sao Thổ nhỏ". Mục tiêu tấn công của chiến dịch này không nhằm thẳng về hướng Nam đến Rostov như cũ mà nhằm về hướng Đông Nam, đánh vào sau lưng Cụm tác chiến Hollidt của Đức, đánh bại Tập đoàn quân 8 Ý, buộc Quân đoàn xe tăng 48 Đức phải quay lại đối phó và sau đó, tiêu diệt nốt quân đoàn này, làm sụp đổ toàn bộ cánh Bắc của Cụm tập đoàn quân Sông Đông. Cuối cùng, mới có thể tính đến việc thanh toán Tập đoàn quân 6 (Đức) trong vòng vây và tiếp tục cô lập Cụm tập đoàn quân A (Đức) ở Bắc Kavkaz và Kuban. Chiến dịch được dự kiến bắt đầu ngày 10 tháng 12 nhưng đã phải lùi lại 6 ngày để Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô có thể xác định chắn chắn ý đồ chiến dịch của quân đội Đức và tập trung thêm lực lượng dự bị tại tuyến đầu.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Chiến dịch Sao Thổ · Xem thêm »

Chiến dịch Sao Thiên Vương

Chiến dịch Sao Thiên Vương (Uranus) (tiếng Nga: Операция «Уран», phiên âm La Tinh: Operatsiya Uran; tiếng Đức: Operation Uranus) là mật danh của chiến dịch có tính chiến lược của Liên Xô thời gian cuối năm 1942 trong Thế chiến thứ hai tại khu vực phía Nam mặt trận Xô-Đức, trên hai khúc ngoặt giáp nhau của sông Đông và sông Volga với trung tâm là thành phố Stalingrad. Kết quả của chiến dịch này là việc ba phương diện quân Liên Xô đã bao vây Tập đoàn quân 6 và một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 của quân đội Đức Quốc xã, đánh thiệt hại nặng các Tập đoàn quân 3 và 4 của Romania, tập đoàn quân 8 của Ý và bộ phận bên ngoài vòng vây của Tập đoàn quân xe tăng 4 của Đức. Chiến dịch này là giai đoạn đầu của toàn bộ Chiến dịch Stalingrad với mục đích tiêu diệt các lực lượng Đức ở bên trong và xung quanh Stalingrad, đánh lùi các cuộc tấn công mở vây của Quân đội Đức Quốc xã trong chiến dịch Bão Mùa đông. Việc hoạch định chiến dịch Sao Thiên Vương được khởi xướng vào thượng tuần tháng 9 năm 1942, được triển khai đồng thời với các kế hoạch bao vây và tiêu diệt một bộ phận của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) tại khu vực Rzhev - Vyazma (Chiến dịch Sao Hoả) và các chiến dịch kiềm chế Cụm tập đoàn quân A của Đức tại Kavkaz. Sau hơn 4 tháng triển khai Chiến dịch Blau trên toàn bộ cánh Nam của Mặt trận Xô-Đức, quân đội Đức Quốc xã đã tiến sâu thêm từ 150 km (trên hướng Voronezh) đến hơn 250 km (trên hướng Stalingrad). Đặc biệt, đòn đánh vào Bắc Kavkaz do Cụm tập đoàn quân A (Đức) thực hiện không triệt để, không chiếm được các dải đất liền ven Biển Đen phía Nam Novorossissk đã làm cho toàn bộ chiến tuyến cánh Nam của mặt trận Xô-Đức kéo dài hơn gấp 2 lần, lên đến trên 1000 km. Đến cuối tháng 5 năm 1942, mặc dù có trong tay tổng cộng 102 sư đoàn nhưng hai Cụm tập đoàn quân A và B vẫn không đủ quân để gây áp lực với quân đội Liên Xô. Điều này buộc Bộ Tổng tư lệnh quân Đội Đức Quốc xã phải điều thêm quân từ Trung Âu và Tây Âu để bảo đảm tính liên tục của trận tuyến. Ngoài 28 sư đoàn Đức được điều động từ Tây Âu đang hoàn toàn yên tĩnh, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức còn điều động cho cụm tập đoàn quân B hai tập đoàn quân 3 và 4 của Romania, tập đoàn quân 8 của Ý. Các đơn vị này cùng với tập đoàn quân 6 và tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) phụ trách hướng Stalingrad (hướng chủ yếu). Cụm tác chiến Weichs thuộc Cụm tập đoàn quân B gồm tập đoàn quân 2 (Đức) và tập đoàn quân 2 Hungary có nhiệm vụ giữ tuyến mặt trận Voronezh - Liski - Kantemirovka. Cụm tập đoàn quân A gồm tập đoàn quân xe tăng 1 và tập đoàn quân 17 (Đức) hoạt động tại Bắc Kavkaz với mục tiêu đánh chiếm các mỏ dầu ở Baku hay ít nhất cũng cắt đứt các đường ống dẫn dầu từ Baku về Nga. Tại hướng Stalingrad đã hình thành một thế trận bất lợi cho quân đội Đức. Từ ngày 23 tháng 8, chủ lực cụm tập đoàn quân B gồm Tập đoàn quân 6 và Tập đoàn quân xe tăng 4 tấn công vây bọc Stalingrad từ hai hướng Bắc và bị hút vào các trận đánh trong thành phố để cố chiếm lấy Stalingrad từ tay các tập đoàn quân 62, 63, 64 của Liên Xô. Các tập đoàn quân 3 và 4 (Romania) và tập đoàn quân 8 (Ý) yểm hộ hai bên sườn có binh lực yếu hơn. Các lực lượng Đức tại mặt trận phía Đông đã bị căng ra đến mức tối đa. Quân Đức thiếu các lực lượng dự bị mạnh và rảnh rỗi để điều động đến các địa đoạn xung yếu. Qua phân tích các tin tức tình báo, nghiên cứu hình thế chiến trường và căn cứ vào thực lực các tập đoàn quân dự bị mới được xây dựng, số lượng vũ khí và các phương tiện chiến tranh do nền công nghiệp quốc phòng cung cấp, trung tuần tháng 9 năm 1942, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô vạch kế hoạch bao vây và tiêu diệt cánh Nam (cánh chủ yếu) của Cụm tập đoàn quân B (Đức) tại khu vực Stalingrad. Cuối tháng 9, những nét cơ bản nhất của kế hoạch này đã được hoàn thành với mật danh "Sao Thiên Vương". Mở màn lúc 7 giờ 20 phút (giờ Moskva) vào ngày 19 tháng 11, Phương diện quân Tây Nam ở sườn phía bắc của các lực lượng phe Trục tại Stalingrad bắt đầu mở cuộc tấn công các tập đoàn quân 3 Romania. Sau một ngày, Phương diện quân Stalingrad tấn công ở phía Nam vào tập đoàn quân 4 Romania và tập đoàn quân 8 Ý. Sau 4 ngày tiến công liên tục, các đơn vị đi đầu của Tập đoàn quân xe tăng 5 (Phương diện quân Tây Nam) và Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 (Phương diện quân Stalingrad) đã gặp nhau tại Kalach trên sông Đông, đánh bại các tập đoàn quân 3, 4 Romania và đẩy lùi tập đoàn quân 8 Ý; hoàn thành việc bao vây tập đoàn quân 6 và một phần tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) trong khu vực Stalingrad. Thay vì tìm cách tháo lui, Führer nước Đức Adolf Hitler quyết định giữ nguyên các lực lượng phe Trục ở Stalingrad và tổ chức tiếp tế bằng đường hàng không và hy vọng giải vây cho lực lượng này bằng Chiến dịch Bão Mùa đông do Cụm tập đoàn quân Sông Đông (mới được tổ chức) thực hiện.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Chiến dịch Sao Thiên Vương · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Cuộc chiến tranh chưa được biết đến

Cuộc chiến tranh chưa được biết đến (tiếng Anh: The Unknown War, tiếng Nga: Неизвестная война), hay Cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (tiếng Nga: Великая отечественная) là loạt phim tài liệu lịch sử về giai đoạn Thế chiến II của đạo diễn Isaac Kleinerman và Roman Karmen.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Cuộc chiến tranh chưa được biết đến · Xem thêm »

Erich von Manstein

Erich von Manstein (24 tháng 11 năm 1887 – 10 tháng 7 năm 1973) là một chỉ huy cấp cao của quân đội Đức thời Đệ tam Đế chế.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Erich von Manstein · Xem thêm »

Franklin D. Roosevelt

Franklin Delano Roosevelt (phiên âm: Phranh-kơ-lin Đê-la-nô Ru-dơ-ven) (30 tháng 1 năm 1882 – 12 tháng 4 năm 1945, thường được gọi tắt là FDR) là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 32 và là một khuôn mặt trung tâm của các sự kiện thế giới trong giữa thế kỷ XX.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Franklin D. Roosevelt · Xem thêm »

Friedrich Paulus

Friedrich Wilhelm Ernst Paulus (1890 – 1957) là Thống chế quân đội Đức Quốc xã.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Friedrich Paulus · Xem thêm »

Fyodor Ivanovich Tolbukhin

Fyodor Ivanovich Tolbukhin (tiếng Nga: Фёдор Иванович Толбухин) (sinh ngày 16 tháng 6 năm 1894, mất ngày 17 tháng 10 năm 1949) là một chỉ huy cao cấp của Hồng quân trong Chiến tranh thế giới thứ hai và là người chỉ huy lực lượng vũ trang Liên Xô tham gia giải phóng nhiều nước thuộc vùng Balkan.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Fyodor Ivanovich Tolbukhin · Xem thêm »

Hồng Quân

Hồng Quân là cách gọi vắn tắt của Hồng quân Công Nông (tiếng Nga: Рабоче-крестьянская Красная армия; dạng ký tự Latin: Raboche-krest'yanskaya Krasnaya armiya, viết tất: RKKA), tên gọi chính thức của Lục quân và Không quân Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Hồng Quân · Xem thêm »

Heinkel He 111

Thiết kế mũi "lồng kính" của He 111 Heinkel He 111 là một loại máy bay ném bom hạng trung và nhanh của Đức do anh em nhà Günter thiết kế tại công ty Heinkel Flugzeugwerke vào đầu thập niên 1930.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Heinkel He 111 · Xem thêm »

Heinz Guderian

Heinz Wilhelm Guderian (17 tháng 6 năm 1888 tại Tây Phổ – 14 tháng 5 năm 1954 tại Bayern) là Đại tướng Lục quân Đức thời Đệ tam Đế chế.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Heinz Guderian · Xem thêm »

Hermann Göring

Hermann Wilhelm Göring (hay Goering;; 12 tháng 1, 1893 – 15 tháng 10 năm 1946) là một chính trị gia người Đức, chỉ huy quân sự và thành viên hàng đầu của Đảng Quốc xã (NSDAP).

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Hermann Göring · Xem thêm »

Junkers Ju 52

Junkers Ju 52 (biệt danh Tante Ju ("Auntie Ju") và Iron Annie) là một loại máy bay vận tải ba động cơ của Đức quốc xã, được sản xuất trong giai đoạn 1932-1945.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Junkers Ju 52 · Xem thêm »

Konstantin Konstantinovich Rokossovsky

Konstantin Konstantinovich Rokossovsky (tiếng Nga: Константин Константинович Рокоссовский, tiếng Ba Lan: Konstanty Rokossowski), tên khai sinh là Konstantin Ksaveryevich Rokossovsky, (sinh ngày 21 tháng 12 năm 1896, mất ngày 3 tháng 8 năm 1968) là một chỉ huy cao cấp của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Konstantin Konstantinovich Rokossovsky · Xem thêm »

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Liên Xô · Xem thêm »

Máy bay ném bom

Máy bay ném bom chiến lược B-1 Lancer-Mỹ Máy bay ném bom (tên Hán Việt là oanh tạc cơ) là loại máy bay dùng cho mục đích quân sự được sử dụng để tấn công các mục tiêu trên mặt đất, chủ yếu bằng thả bom.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Máy bay ném bom · Xem thêm »

Nguyên soái

Nguyên soái, tương đương (cao hơn) Thống chế, là danh xưng quân hàm sĩ quan cao cấp nhất trong quân đội của một số quốc gia, trên cả Thống tướng.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Nguyên soái · Xem thêm »

Nikita Sergeyevich Khrushchyov

Nikita Sergeyevich Khrushchyov (phiên âm tiếng Việt: Ni-ki-ta Khơ-rút-siốp; tiếng Nga: Ники́та Серге́евич Хрущёв, IPA:; tiếng Anh: Nikita Khrushchev; tiếng Pháp: Nikita Khrouchtchev) (sinh 17 tháng 4 năm 1894 – mất 11 tháng 9 năm 1971) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Nikita Sergeyevich Khrushchyov · Xem thêm »

Nikolai Nikolayevich Voronov

Voronov na fotografii z roku 1940. Nikolai Nikolayevich Voronov (Xanh Pêtécbua – 28 tháng 2 năm 1968, Moskva) là một chỉ huy cấp cao của Hồng quân Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Nikolai Nikolayevich Voronov · Xem thêm »

România

România (tiếng România: România, trong tiếng Việt thường được gọi là Rumani theo tiếng Pháp: Roumanie), là một quốc gia tại đông nam châu Âu, với diện tích 238.391 km².

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và România · Xem thêm »

Rostov trên sông Đông

Rostov trên sông Đông (tiếng Nga: Росто́в-на-Дону́ Rostov-na-Donu, tiếng Anh: Rostov-on-Don) là một thành phố, thủ phủ tỉnh Rostov và Vùng liên bang Phía Nam của Nga, nằm trên sông Don, cách biển Azov 46 km.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Rostov trên sông Đông · Xem thêm »

Thiếu tướng

Thiếu tướng là quân hàm sĩ quan cao cấp trong quân đội nhiều quốc gia.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Thiếu tướng · Xem thêm »

Tiếng Nga

Tiếng Nga (русский язык; phát âm theo ký hiệu IPA là /ruskʲə: jɪ'zɨk/) là ngôn ngữ được nói nhiều nhất của những ngôn ngữ Slav.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Tiếng Nga · Xem thêm »

Trận Cannae

hồ Trasimene và Cannae Trận Cannae là một trận đánh thuộc Chiến tranh Punic lần 2 diễn ra vào ngày 2 tháng 8 năm 216 TCN trên chiến trường gần ngôi làng Cannae ở Apulia (nay là Canne) thuộc Đông Nam Ý. Trong trận chiến này, quân đội Đế quốc Carthage dưới sự chỉ huy của Hannibal Barca đã đánh bại một lực lượng quân đông hơn của Cộng hòa La Mã do các quan chấp chính Lucius Aemilius Paullus và Gaius Terentius Varro chỉ huy.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Trận Cannae · Xem thêm »

Trận Poltava

Trận Poltava, còn gọi là Trận đánh Pultowa, là trận đánh lớn diễn ra vào ngày 27 tháng 6 năm 1709 theo lịch Julius giữa hai đoàn quân hùng hậu: Quân đội Nga do Sa hoàng Pyotr I thân chinh thống lĩnh, và Quân đội Thụy Điển cũng do vua vua Karl XII thân chinh thống lĩnh.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Trận Poltava · Xem thêm »

Trận Stalingrad

Trận Stalingrad là một trận đánh lớn diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức giữa một phe là quân đội phát xít Đức cùng với các chư hầu và phe kia là Hồng quân Liên Xô tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở miền Tây Nam nước Nga.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Trận Stalingrad · Xem thêm »

Trung tướng

Trung tướng là quân hàm sĩ quan cao cấp trong quân đội nhiều quốc gia.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Trung tướng · Xem thêm »

Vasily Ivanovich Chuikov

Vasily Ivanovich Chuikov (tiếng Nga: Васи́лий Ива́нович Чуйко́в) (sinh ngày 12 tháng 2 năm 1900, mất ngày 18 tháng 3 năm 1982) là một vị tướng nổi tiếng của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Vasily Ivanovich Chuikov · Xem thêm »

Wehrmacht

Wehrmacht (viết bằng tiếng Đức, tạm dịch: Lực lượng Vệ quốcFrom wehren, "to defend" and Macht, "power, force". See the Wiktionary article for more information.) là tên thống nhất của các lực lượng vũ trang quân đội Đức Quốc xã từ năm 1935 đến năm 1945.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Wehrmacht · Xem thêm »

Winston Churchill

Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (30 tháng 11 năm 1874- 24 tháng 1 năm 1965) là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Winston Churchill · Xem thêm »

Xibia

Xibia (tiếng Nga: Сиби́рь (âm Việt: xi-bi-ri), chuyển tự tiếng Nga sang ký tự Latinh: Sibir'), Siberia, Xi-be-ri-a, Sibirk hay Sebea, Seberia là vùng đất rộng lớn gần như nằm trọn trong nước Nga, chiếm gần toàn bộ phần Bắc Á và bao gồm phần lớn thảo nguyên Á-Âu.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và Xibia · Xem thêm »

1 tháng 12

Ngày 1 tháng 12 là ngày thứ 335 (336 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và 1 tháng 12 · Xem thêm »

1 tháng 2

Ngày 1 tháng 2 là ngày thứ 32 trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và 1 tháng 2 · Xem thêm »

1942

1942 (số La Mã: MCMXLII) là một năm thường bắt đầu vào thứ năm trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và 1942 · Xem thêm »

1943

1943 (số La Mã: MCMXLIII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Sáu trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và 1943 · Xem thêm »

2 tháng 2

Ngày 2 tháng 2 là ngày thứ 33 trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và 2 tháng 2 · Xem thêm »

23 tháng 1

Ngày 23 tháng 1 là ngày thứ 23 trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và 23 tháng 1 · Xem thêm »

30 tháng 1

Ngày 30 tháng 1 là ngày thứ 30 trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và 30 tháng 1 · Xem thêm »

31 tháng 1

Ngày 31 tháng 1 là ngày thứ 31 trong lịch Gregory.

Mới!!: Chiến dịch Cái Vòng (1943) và 31 tháng 1 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Chiến dịch Cái vòng (1943).

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »