Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Bát vạn đại tạng kinh

Mục lục Bát vạn đại tạng kinh

Bát vạn đại tạng kinh hay Cao Ly đại tạng kinh hay Cao Ly tam tạng (phiên âm latinh: Palman Daejanggyeong; dịch nghĩa Tripitaka Koreana; nghĩa là "tám vạn tam tạng") là một bộ tập hợp các bản khắc kinh Phật trên 81.000 khối gỗ được thực hiện dưới thời vua Cao Ly Cao Tông (Tam tạng (các bản khắc tay kinh Phật, là từ tiếng Phạn có nghĩa là "ba cái rổ"), khắc trên 81.340 tấm gỗ in vào thế kỷ 13. Đầy là một bản nguyên vẹn và đầy đủ nhất về giáo quy bằng chữ Hán của thế giới, không có lỗi hay đính chính nào với 52.382.960 chữ được sắp xếp thành hơn 1496 đề mục và 6568 tập. Mỗi miếng gỗ có kích thước 70x24cm. Chiều dày của miếng gỗ khoảng 2,6–4 cm và mỗi tấm nặng khoảng 3–4 kg. Tác phẩm chạm khắc được lưu giữ ở Haeinsa (Hải Ấn Tự), một ngôi chùa Phật giáo ở tỉnh Nam Gyeongsang, ở Hàn Quốc. Tên gọi "Cao Ly đại tạng kinh" xuất phát từ "Cao Ly", tên gọi Triều Tiên từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 14. Nó được dùng làm nguồn tham khảo cho ấn bản Taisho Shinshu Daizokyo. Bát vạn đại tạng kinh được khắc lần đầu vào năm 1087, khi Cao Ly bị người Khiết Đan xâm lược trong cuộc chiến tranh Cao Ly-Khiết Đan lần 3. Việc khắc chạm kinh này được xem là mang lại may mắn cầu nguyện Đức Phật cứu giúp. Ủy ban UNESCO đánh giá Bát vạn đại tạng kinh là một trong những tác phẩm vô giá không chỉ là "bản khắc quan trọng và đầy đủ nhất về học thuyết Phật giáo trên thế giới mà nó còn có giá trị về mặt thẩm mỹ chứng tỏ một trình độ tay nghề cao". Bát vạn đại tạng kinh đã được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới.

19 quan hệ: Đại chính tân tu đại tạng kinh, Cao Ly, Cao Ly Cao Tông, Chùa, Di sản tư liệu thế giới, Gyeongsang Nam, Haeinsa, Hàn Quốc, Khiết Đan, Kinh, Phật, Phật giáo, Tam tạng, Tên gọi Triều Tiên, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, Thế giới, Thế kỷ 10, Thế kỷ 14, Tiếng Phạn.

Đại chính tân tu đại tạng kinh

Đại chính tân tu đại tạng kinh (kanji: 大正新脩大蔵経, romaji: Taishō Shinshū Daizōkyō), thường gọi tắt "Chánh Tạng" hoặc "Đại Chánh Tạng", là bộ Đại Tạng Kinh bằng chữ Hán do Hội Xuất bản các Kinh điển Quan trọng Taisho (大正一切経刊行会) ấn hành từ năm 1924 đến năm 1934.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Đại chính tân tu đại tạng kinh · Xem thêm »

Cao Ly

Cao Ly (Goryeo hay Koryŏ, 고려, 高麗), tên đầy đủ là Vương quốc Cao Ly, là một vương quốc có chủ quyền ở bán đảo Triều Tiên được thành lập vào năm 918 bởi vua Thái Tổ sau khi thống nhất các vương quốc thời Hậu Tam Quốc và bị thay thế bởi nhà Triều Tiên vào năm 1392.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Cao Ly · Xem thêm »

Cao Ly Cao Tông

Cao Ly Cao Tông (Hangul: 고려 고종, chữ Hán: 高麗 高宗; 3 tháng 2 năm 1192 – 21 tháng 7 năm 1259, trị vì 1213 – 1259) là vị vua thứ 23 của Cao Ly trong lịch sử Triều Tiên.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Cao Ly Cao Tông · Xem thêm »

Chùa

Chùa Một Cột tại Hà Nội Một ngôi chùa kiểu Trung Quốc Chùa là một công trình kiến trúc phục vụ mục đích tín ngưỡng.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Chùa · Xem thêm »

Di sản tư liệu thế giới

Di sản tư liệu thế giới (còn gọi là Chương trình Ký ức thế giới) của UNESCO ra đời từ năm 1994.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Di sản tư liệu thế giới · Xem thêm »

Gyeongsang Nam

Gyeongsangnam-do (Nam Gyeongsang), âm Hán Việt: Khánh Thượng Nam đạo là một tỉnh ở đông nam Hàn Quốc.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Gyeongsang Nam · Xem thêm »

Haeinsa

Haeinsa (Hải Ấn tự) là một trong những chùa Phật giáo hàng đầu ở Hàn Quốc.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Haeinsa · Xem thêm »

Hàn Quốc

Đại Hàn Dân Quốc, thường được gọi ngắn gọn là Hàn Quốc, còn được gọi bằng các tên khác là Nam Hàn, Đại Hàn, Nam Triều Tiên hoặc Cộng hòa Triều Tiên, là một quốc gia thuộc Đông Á, nằm ở nửa phía nam của bán đảo Triều Tiên.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Hàn Quốc · Xem thêm »

Khiết Đan

Khiết Đan hay Khất Đan (chữ Hán: 契丹) là âm Hán-Việt tên gọi của một dân tộc du mục Khitan (ختن) (còn được phiên âm là Khitai hay Kidan), từng tồn tại ở Trung Á và Bắc Á. Dân tộc này từng phát triển thành tổ chức quốc gia Liêu quốc, tồn tại và kiểm soát phía bắc Trung Quốc giai đoạn 907-1125.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Khiết Đan · Xem thêm »

Kinh

Kinh có nhiều nghĩa, phụ thuộc vào vị trí của nó trong câu văn hoàn chỉnh.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Kinh · Xem thêm »

Phật

Tượng Phật tại Borobudur, Indonesia Phật (chữ Hán: 佛) trong Phật giáo thường dùng để chỉ đến một con người, chính xác hơn là một chúng sinh đã đạt đến sự tinh khiết và hoàn thiện trong đạo đức, trí tuệ thông qua nỗ lực của bản thân trong việc thực hiện các pháp Ba-la-mật ở rất nhiều kiếp sống, tâm trí của chúng sinh ấy đã vắng mặt hoàn toàn vô minh - gốc rễ gây ra sinh tử, do đó chúng sinh ấy cũng có những khả năng siêu vượt và hoàn hảo như Lục thông ở mức độ cao nhất, một trí tuệ vĩ đại (Nhất thiết trí) cùng với sự từ bi vô hạn với mọi chúng sinh khác, không phân biệt đối tượng.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Phật · Xem thêm »

Phật giáo

Bánh xe Pháp Dharmacakra, biểu tượng của Phật giáo, tượng trưng cho giáo pháp, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một loại tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇).

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Phật giáo · Xem thêm »

Tam tạng

Tam tạng (zh. 三藏, sa. tripiṭaka, pi. tipiṭaka, bo. sde snod gsum སྡེ་སྣོད་གསུམ་) có các nghĩa sau.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Tam tạng · Xem thêm »

Tên gọi Triều Tiên

Hiện nay có nhiều tên gọi được sử dụng để chỉ Triều Tiên.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Tên gọi Triều Tiên · Xem thêm »

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc

Cờ UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc, viết tắt UNESCO (tiếng Anh: United Nations Educational Scientific and Cultural Organization) là một trong những tổ chức chuyên môn lớn của Liên Hiệp Quốc, hoạt động với mục đích "thắt chặt sự hợp tác giữa các quốc gia về giáo dục, khoa học và văn hóa để đảm bảo sự tôn trọng công lý, luật pháp, nhân quyền và tự do cơ bản cho tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo" (trích Công ước thành lập UNESCO).

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc · Xem thêm »

Thế giới

Thế giới Bản đồ thế giới Thế giới là từ chỉ.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Thế giới · Xem thêm »

Thế kỷ 10

Thế kỷ 10 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 901 đến hết năm 1000, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Thế kỷ 10 · Xem thêm »

Thế kỷ 14

Thế kỷ 14 là khoảng thời gian tính từ thời điểm năm 1301 đến hết năm 1400, nghĩa là bằng 100 năm, trong lịch Gregory.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Thế kỷ 14 · Xem thêm »

Tiếng Phạn

Tiếng Phạn (zh. Phạm/Phạn ngữ 梵語; sa. saṃskṛtā vāk संस्कृता वाक्, hoặc ngắn hơn là saṃskṛtam संस्कृतम्) là một cổ ngữ của Ấn Độ còn gọi là bắc Phạn để phân biệt với tiếng Pali là nam Phạn và là một ngôn ngữ tế lễ của các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo Bắc Tông và Jaina giáo.

Mới!!: Bát vạn đại tạng kinh và Tiếng Phạn · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Bát vạn đại tàng kinh.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »