Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Lào

Mục lục Lào

Lào (ລາວ,, Lāo), tên chính thức là nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, (tiếng Lào: ສາທາລະນະລັດ ປະຊາທິປະໄຕ ປະຊາຊົນລາວ, Sathalanalat Paxathipatai Paxaxon Lao) là một quốc gia nội lục tại Đông Nam Á, phía tây bắc giáp với Myanmar và Trung Quốc, phía đông giáp Việt Nam, phía tây nam giáp Campuchia, phía tây và tây nam giáp Thái Lan.

133 quan hệ: AirAsia, Anouvong, Attapeu, Đông Nam Á, Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Đế quốc Nhật Bản, Bangkok Airways, Barack Obama, BBC, Beerlao, Bokeo, Borikhamxay, Bounnhang Vorachith, Campuchia, Cánh đồng Chum, Cầu Hữu nghị Thái-Lào, Cộng đồng Pháp ngữ, Champasack, Chào Luang Prabang, Chính phủ Vichy, Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Việt Nam, China Eastern Airlines, Cơ sở hạ tầng, Danh sách quốc vương Lào, Dãy núi Luangprabang, Dãy Trường Sơn, Encyclopædia Britannica, Gạo nếp, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam, Hệ thống đơn đảng, Hệ thống xã hội chủ nghĩa, Hội nghị cấp cao Đông Á, Hiệp định Genève, 1954, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Huaphanh, Huoixai, Huyện của Lào, Kaysone Phomvihane, Kaysone Phomvihane (thành phố), Kíp Lào, Khammuane, Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai, Lan Xang, Lao Airlines, Lục quân Hoàng gia Lào, Lịch sử Lào, Liên bang Đông Dương, ..., Liên hiệp Pháp, Luangnamtha, Luangprabang, Luangprabang (tỉnh), Mông Bì La Các, Muay Thái, Myanmar, Nan (tỉnh), Nội chiến Lào, Ngân hàng Phát triển châu Á, Người Khơ Mú, Nhân dân, Nhật Bản đầu hàng, Oudomxay, Pakxane, Pakxe, Pany Yathotou, Pathet Lào, Phà Ngừm, Pháp quốc Tự do, Phật giáo, Phật giáo Thượng tọa bộ, Pheng Xat Lao, Phetsarath Rattanavongsa, Philippines, Phongsaly, Phonhong, Phonsavan, Phothisarat, Phou Bia, Quân Cờ Đen, Quảng Tây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Quốc gia nội lục, Quốc hội Lào, Saravane, Saravane (thị xã), Savang Vatthana, Savannakhet, Sân bay quốc tế Luang Prabang, Sân bay quốc tế Pakse, Sân bay quốc tế Wattay, Sekong, Sisavang Vong, Sourigna Vongsa, Souvanna Phouma, Tam giác Vàng, Tân Hoa Xã, Tổ chức Thương mại Thế giới, Tỉnh (Lào), Thai Airways International, Thakhek, Thái Lan, Thạt Luông, Thế Canh Tân, Thủ tướng Lào, The New York Times, Thongloun Sisoulith, Tiếng H'Mông, Tiếng Khơ Mú, Tiếng Lào, Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng, Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949), Trung Quốc, Vàng Pao, Văn hóa Hòa Bình, Viêng Chăn, Viêng Chăn (tỉnh), Việt Minh, Việt Nam, Vương quốc Champasak, Vương quốc Luang Phrabang, Vương quốc Viêng Chăn, Vương triều Thonburi, Wat Phou, Xaisomboun, Xamneua, Xayabury, Xayabury (huyện), Xaysomboun, Xiêm, Xiengkhuang, .la. Mở rộng chỉ mục (83 hơn) »

AirAsia

AirAsia là một hãng hàng không giá rẻ có trụ sở ở Kuala Lumpur, Malaysia.

Mới!!: Lào và AirAsia · Xem thêm »

Anouvong

Chân dung Anouvong. Anouvong, hoặc Chao Anouvong, Chao Anou, hay Chaiya-Xethathirath III (1767-1829), sử nhà Nguyễn gọi là A Nỗ, là vị vua cuối cùng của vương quốc Viêng Chăn (vương quốc kế thừa Lan Xang) tại Viêng Chăn, trị vì giai đoạn 1805-1828.

Mới!!: Lào và Anouvong · Xem thêm »

Attapeu

Attapeu (A Ta Pư) là một tỉnh nằm ở phía đông nam của Lào; phía bắc giáp với tỉnh Sekong; phía tây giáp với tỉnh Champassak; phía đông giáp với dãy Trường Sơn, tách, tách Attapeu khỏi Việt Nam phía nam có đường ranh giới trùng với biên giới Lào và Campuchia.

Mới!!: Lào và Attapeu · Xem thêm »

Đông Nam Á

Đông Nam Á Tập tin:Southeast Asia (orthographic projection).svg| Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía nam Trung Quốc, phía đông Ấn Độ và phía bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia: Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanmar, Philippines, Singapore, Thái Lan và Brunei.

Mới!!: Lào và Đông Nam Á · Xem thêm »

Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền tại Việt Nam hiện nay theo Hiến pháp (bản 2013), đồng thời là chính đảng duy nhất được phép hoạt động trên đất nước Việt Nam, và được đảm bảo bằng điều 4 Hiến pháp năm 1980.

Mới!!: Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam · Xem thêm »

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào

Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (tiếng Lào: ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ, phiên âm: Phắc Pa-xa-xôn Pa-ti-vắt Lào) là đảng cộng sản của Lào và là đảng duy nhất lãnh đạo đất nước Lào kể từ năm 1975.

Mới!!: Lào và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào · Xem thêm »

Đế quốc Nhật Bản

Đế quốc Nhật Bản. Cho tới trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, thuộc địa của Nhật tại vùng Đông Á đã tăng gấp gần '''5 lần''' diện tích quốc gia Đế quốc Nhật Bản hay Đại Nhật Bản Đế quốc (Kanji mới: 大日本帝国, Kanji cũ: 大日本帝國, だいにっぽんていこく, だいにほんていこく, Dai Nippon Teikoku) là một quốc gia dân tộc trong lịch sử Nhật Bản tồn tại từ cuộc cách mạng Minh Trị năm 1868 cho đến khi Hiến pháp Nhật Bản được ban hành vào năm 1947 Quá trình công nghiệp hóa và quân phiệt hóa nhanh chóng dưới khẩu hiệu Fukoku Kyōhei (富國強兵, phú quốc cường binh) đã giúp Nhật Bản nổi lên như một cường quốc và kèm theo đó là sự thành lập của một đế quốc thực dân.

Mới!!: Lào và Đế quốc Nhật Bản · Xem thêm »

Bangkok Airways

Máy bay Airbus A320 của Bangkok Airways Bangkok Airways là một hãng hàng không khu vực đóng tại Bangkok, Thái Lan.

Mới!!: Lào và Bangkok Airways · Xem thêm »

Barack Obama

Barack Hussein Obama II (IPA:; sinh ngày 4 tháng 8 năm 1961) là tổng thống thứ 44 của Hoa Kỳ từ năm 2009 đến năm 2017.

Mới!!: Lào và Barack Obama · Xem thêm »

BBC

BBC (viết tắt cụm từ tiếng Anh: British Broadcasting Corporation, phát âm như bi-bi-xi) là thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Mới!!: Lào và BBC · Xem thêm »

Beerlao

Beerlao (tiếng Lào: ເບຍລາວ) là tên gọi của một số loại bia (lager, bia nhẹ và bia đen) do công ty Công ty Lao Brewery sản xuất, có trụ sở ở thủ đô Viêng Chăn, Lào.

Mới!!: Lào và Beerlao · Xem thêm »

Bokeo

Bokeo (tiếng Lào là "ບໍ່ແກ້ວ"); được ví là "mỏ vàng"; trước đây Hua Khong, nghĩa là "thượng nguồn của sông Mê Công " là một tỉnh bắc của Lào.

Mới!!: Lào và Bokeo · Xem thêm »

Borikhamxay

Bolikhamsai (còn được gọi là Borikhamxay, tiếng Lào: ບໍລິຄໍາໄຊ) là một tỉnh của Lào, thuộc khu vực miền trung.

Mới!!: Lào và Borikhamxay · Xem thêm »

Bounnhang Vorachith

Bounnhang Vorachith (sinh ngày 15 tháng 8 năm 1937) là Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước đương nhiệm của nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.

Mới!!: Lào và Bounnhang Vorachith · Xem thêm »

Campuchia

Campuchia (tiếng Khmer: កម្ពុជា, Kampuchea, IPA:, tên chính thức: Vương quốc Campuchia, tiếng Khmer: ព្រះរាជាណាចក្រកម្ពុជា), cũng còn gọi là Cam Bốt (bắt nguồn từ tiếng Pháp Cambodge /kɑ̃bɔdʒ/), là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương ở vùng Đông Nam Á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông.

Mới!!: Lào và Campuchia · Xem thêm »

Cánh đồng Chum

Vị trí của Cánh đồng chum và đồng bằng Xiêng Khoảng được bôi xanh. Cánh đồng chum là một khu vực văn hóa lịch sử gần thi xã Phonsavan, thuộc tỉnh Xiengkhuang của Lào, nơi có hàng ngàn chum bằng đá nằm rải rác dọc theo cánh đồng thuộc Cao nguyên Xiengkhuang tại cuối phía bắc của dãy núi Trường Sơn.

Mới!!: Lào và Cánh đồng Chum · Xem thêm »

Cầu Hữu nghị Thái-Lào

Cầu Hữu Nghị Bảng hiệu thay đổi hướng giao thông tại cầu Hũu Nghị Lào-Thái Cầu Hữu nghị Thái-Lào (Thai Saphan Mittraphap Thai-Lao), hay còn gọi Cầu Hữu nghị Thái-Lào số 1 để phân biệt với 3 cây cầu có tên tương tự xây sau, là một cầu bắc qua sông Mê Kông nối tỉnh Nong Khai và thành phố Nong Khai ở Thái Lan với thủ đô Viêng Chăn của Lào.

Mới!!: Lào và Cầu Hữu nghị Thái-Lào · Xem thêm »

Cộng đồng Pháp ngữ

Biểu trưng của cộng đồng Pháp ngữ La Francophonie (tên chính thức: Tổ chức Quốc tế của các quốc gia nói tiếng Pháp, Organisation internationale de la Francophonie) là cộng đồng các quốc gia và vùng lãnh thổ có sử dụng tiếng Pháp hay gọi tắt là Cộng đồng Pháp ngữ.

Mới!!: Lào và Cộng đồng Pháp ngữ · Xem thêm »

Champasack

Champasak (hay Champassak, Champasack, phiên âm tiếng Việt: Chăm-pa-sắc, tiếng Lào: ຈຳປາສັກ) là một tỉnh ở phía tây nam Lào, kề biên giới với Thái Lan và Campuchia.

Mới!!: Lào và Champasack · Xem thêm »

Chào Luang Prabang

Chào Luang Prabang (tiếng Thái: สะบายดี หลวงพะบาง/Sabaidee Luang Prabang) là một phim tình cảm lãng mạn của đạo diễn Sakchai Deenan.

Mới!!: Lào và Chào Luang Prabang · Xem thêm »

Chính phủ Vichy

Chính phủ Vichy, hay chỉ gọi đơn giản là Vichy là thuật ngữ thường dược dùng để miêu tả chính phủ Pháp hợp tác với phe Trục từ tháng 7 năm 1940 đến tháng 8 năm 1944, trong Chiến tranh thế giới lần thứ hai.

Mới!!: Lào và Chính phủ Vichy · Xem thêm »

Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là người đứng đầu Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.

Mới!!: Lào và Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào · Xem thêm »

Chiến tranh Đông Dương

Chiến tranh Đông Dương là cuộc chiến diễn ra tại ba nước Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia, giữa một bên là quân viễn chinh và lê dương Pháp cùng các lực lượng đồng minh bản xứ bao gồm lực lượng của Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia, trong Liên hiệp Pháp, bên kia là lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Minh) cùng các lực lượng kháng chiến khác của Lào (Pathet Lào) và Campuchia.

Mới!!: Lào và Chiến tranh Đông Dương · Xem thêm »

Chiến tranh Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh trên chiến trường Đông Dương (1945–1979), bắt đầu ngày 1 tháng 11 năm 1955 khi Phái bộ Cố vấn và Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ (MAAG) được thành lập ở Miền Nam Việt Nam và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Mới!!: Lào và Chiến tranh Việt Nam · Xem thêm »

China Eastern Airlines

Headquarters of China Eastern Airlines and Shanghai Airlines China Eastern Airlines (dịch sang tiếng Việt: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hàng không Đông Phương Trung Quốc) là một hãng hàng không có trụ sở tại Thượng Hải, Trung Quốc.

Mới!!: Lào và China Eastern Airlines · Xem thêm »

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng có thể là.

Mới!!: Lào và Cơ sở hạ tầng · Xem thêm »

Danh sách quốc vương Lào

Nhà nước đầu tiên của Lào là vương quốc Lan Xang.

Mới!!: Lào và Danh sách quốc vương Lào · Xem thêm »

Dãy núi Luangprabang

Dãy núi Luangprabang nhìn từ bờ sông Mê Kông ở Xayabury, Lào. Dãy núi Luangprabang là một dãy núi chạy dài khoảng 280 km theo hướng Bắc-Nam qua địa phận các tỉnh Xayabury của Lào, tỉnh Nan, Uttaradit, Phitsanulok và Loei của Thái Lan.

Mới!!: Lào và Dãy núi Luangprabang · Xem thêm »

Dãy Trường Sơn

Dãy Trường Sơn Nam, đoạn Mang Yang, Gia Lai Dãy núi Trường Sơn là dãy núi dài nhất Việt Nam và Lào, dài khoảng 1.100 km.

Mới!!: Lào và Dãy Trường Sơn · Xem thêm »

Encyclopædia Britannica

Encyclopædia Britannica hay Bách khoa toàn thư Britannica (tiếng Latinh của "Bách khoa toàn thư đảo Anh") là một bách khoa toàn thư tiếng Anh tổng hợp có sẵn trong bộ sách, trên DVD, và trên Internet, do công ty Encyclopædia Britannica, Inc. biên soạn và xuất bản.

Mới!!: Lào và Encyclopædia Britannica · Xem thêm »

Gạo nếp

Gạo nếp hay gạo sáp (danh pháp hai phần: Oryza sativa var. glutinosa hay Oryza glutinosa) là loại gạo hạt ngắn phổ biến ở châu Á, đặc biệt dính khi nấu.

Mới!!: Lào và Gạo nếp · Xem thêm »

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam

Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (tên giao dịch tiếng Anh: Vietnam Airlines) là hãng hàng không quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là thành phần nòng cốt của Tổng công ty Hàng không Việt Nam, tại thời điểm ngày 01/07/2016, tỷ lệ vốn nhà nước tại Vietnam Airlines là 86,16%, All Nippon Airways nắm giữ 8,77%.

Mới!!: Lào và Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam · Xem thêm »

Hệ thống đơn đảng

Quốc gia đơn đảng hay hệ thống độc đảng hay hệ thống đơn đảng hay chế độ đảng trị là hình thức chính quyền có hệ thống đảng do một đảng chính trị thành lập chính quyền và không cho các đảng khác được phép đưa ứng cử viên của mình ra tranh c. Thỉnh thoảng cụm từ "Nhà nước đơn đảng không được chính thức thiết lập" (de facto single-party state) được dùng cho hệ thống đảng thống trị để chỉ nơi luật hay việc làm bất bình đẳng để ngăn chặn các đảng đối lập nắm chính quyền.

Mới!!: Lào và Hệ thống đơn đảng · Xem thêm »

Hệ thống xã hội chủ nghĩa

Hệ thống xã hội chủ nghĩa là thể chế chính trị chưa xuất hiện trên thực tế, song nó được các nước có đảng cộng sản giữ quyền lãnh đạo tuyên bố sẽ đưa đất nước mình theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Mới!!: Lào và Hệ thống xã hội chủ nghĩa · Xem thêm »

Hội nghị cấp cao Đông Á

Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) là một diễn đàn gồm các quốc gia ở châu Á được các lãnh đạo của 16 quốc gia Đông Á và khu vực lân cận tổ chức mà Khối ASEAN là trung tâm.

Mới!!: Lào và Hội nghị cấp cao Đông Á · Xem thêm »

Hiệp định Genève, 1954

Hội nghị Genève. Hiệp định Genève 1954 (tiếng Việt: Hiệp định Giơ-ne-vơ năm 1954) là hiệp định đình chiến được ký kết tại thành phố Genève, Thụy Sĩ để khôi phục hòa bình ở Đông Dương.

Mới!!: Lào và Hiệp định Genève, 1954 · Xem thêm »

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEAN tại đại lộ Sisingamangaraja số.70A, nam Jakarta, Indonesia. 195x195px Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (tiếng Anh: Association of South East Asian Nations, viết tắt là ASEAN) là 1 liên minh chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Tổ chức này được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 với các thành viên đầu tiên là Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, và Philippines, để biểu hiện tinh thần đoàn kết giữa các nước trong cùng khu vực với nhau, đồng thời hợp tác chống tình trạng bạo động và bất ổn tại những nước thành viên.

Mới!!: Lào và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á · Xem thêm »

Huaphanh

Tỉnh Houaphanh (Tiếng Lào: ແຂວງ ຫົວພັນ) là tỉnh nằm ở phía Tây băc Lào.

Mới!!: Lào và Huaphanh · Xem thêm »

Huoixai

Huoixai Huoixai (hay Huay Xai, Ban Houayxay, tiếng Lào: ຫ້ວຍຊາຍ) là một huyện thuộc tỉnh Bokeo của Lào.

Mới!!: Lào và Huoixai · Xem thêm »

Huyện của Lào

Huyện (tiếng Lào: ເມືອງ, muang) là cấp đơn vị hành chính địa phương thứ hai ở Lào, dưới tỉnh và trên xã (ban).

Mới!!: Lào và Huyện của Lào · Xem thêm »

Kaysone Phomvihane

Kaysone Phomvihane (phiên âm: Cay-xỏn Phôm-vi-hẳn hoặc Cay-xỏn Phôm-vi-hản, tên Việt: Nguyen Cai Song, tên khác: Nguyễn Trí Mưu, 13/12/1920–21/11/1992), là lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào từ năm 1955 trên cương vị Tổng bí thư, dù Souphanouvong đóng vai trò là nhân vật dẫn đầu hình thức nhưng có ít thực quyền hơn.

Mới!!: Lào và Kaysone Phomvihane · Xem thêm »

Kaysone Phomvihane (thành phố)

Một nút giao thông ở thành phố Kaysone Phomvihane có tượng khủng long Tangvayosaurus hoffetti. Người ta từng phát hiện bộ xương Tangvayosaurus hoffetti hóa thạch ở Tang Vay, một thị trấn khoảng 120 km về phía đông bắc của Savannakhet. Thành phố Kaysone Phomvihane (tiếng Lào: ເມືອງໄກສອນ ພົມວິຫານ), tên cũ là Savannakhet, (tiếng Việt còn gọi là Xa Vảnh hay Sa Vản) là một thành phố của tỉnh Savannakhet.

Mới!!: Lào và Kaysone Phomvihane (thành phố) · Xem thêm »

Kíp Lào

Kip (tiếng Lào: ກີບ) là tiền tệ của Lào kể từ năm 1952.

Mới!!: Lào và Kíp Lào · Xem thêm »

Khammuane

Khammouane hay Khammouan (Tiếng Lào viết là: ຄໍາມ່ວນ) là một tỉnh của Lào, thuộc địa phận miền trung.

Mới!!: Lào và Khammuane · Xem thêm »

Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai

Tưởng Giới Thạch, Franklin D. Roosevelt, và Winston Churchill tại Hội nghị Cairo, ngày 25 tháng 11 năm 1943. Franklin Roosevelt (Hoa Kỳ) và Winston Churchill (Liên hiệp Anh) - tại cuộc họp mặt ở Tehran năm 1943 Đồng Minh là tên gọi một khối các quốc gia liên kết quân sự với nhau chống lại quân của khối Trục trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Mới!!: Lào và Khối Đồng Minh thời Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Lan Xang

Lan Xang (có khi viết là Lan Ch'ang, Lanexang, tiếng Pali: Sisattanakhanahut, tiếng Lào: ລ້ານຊ້າງ - lâansâang, chữ Nho: 南掌 - Nam Chưởng hay 萬象 - Vạn Tượng), nghĩa là "đất nước triệu voi" (Lan: triệu, Xang: voi), là quốc gia đầu tiên của người Lào, được vua Phà Ngừm khai sáng năm 1354.

Mới!!: Lào và Lan Xang · Xem thêm »

Lao Airlines

Lao Airlines là một hãng hàng không có trụ sở ở Viêng Chăn, Lào.

Mới!!: Lào và Lao Airlines · Xem thêm »

Lục quân Hoàng gia Lào

Lục quân Hoàng gia Lào (tiếng Pháp: Armée Royale du Lào - ARL hoặc RLA theo kiểu Mỹ), là quân chủng lục quân thuộc Lực lượng Vũ trang Hoàng gia Lào và là lực lượng vũ trang chính của Vương quốc Lào trong cuộc nội chiến Lào từ năm 1960 đến 1975.

Mới!!: Lào và Lục quân Hoàng gia Lào · Xem thêm »

Lịch sử Lào

Người Lào, nhóm dân tộc chính sống tại nước Lào hiện nay, là một nhánh của các dân tộc sử dụng hệ ngôn ngữ Tai-Kadai, những người mà cho tới thế kỉ 8 đã thiết lập vương quốc Nam Chiếu hùng mạnh ở phía tây nam Trung Quốc.

Mới!!: Lào và Lịch sử Lào · Xem thêm »

Liên bang Đông Dương

Tiến trình xâm lược của thực dân Pháp và Anh ở Đông Nam Á Liên bang Đông Dương thuộc Pháp vào năm 1905. Bản đồ này bao gồm cả lãnh thổ của Xiêm (màu tím) thuộc "vùng ảnh hưởng" của Pháp. Liên bang Đông Dương (tiếng Pháp: Union Indochinoise; tiếng Khmer: សហភាពឥណ្ឌូចិន), đôi khi gọi là Đông Dương thuộc Pháp (tiếng Pháp: Indochine française) hoặc Đông Pháp, là lãnh thổ nằm dưới quyền cai trị của thực dân Pháp nằm ở khu vực Đông Nam Á. Liên bang bao gồm sáu xứ: Nam Kỳ (Cochinchine), Bắc Kỳ (Tonkin), Trung Kỳ (Annam), Lào (Laos), Campuchia (Cambodge) và Quảng Châu Loan (Kouang-Tchéou-Wan).

Mới!!: Lào và Liên bang Đông Dương · Xem thêm »

Liên hiệp Pháp

Liên hiệp Pháp là một thực thể chính trị do chính phủ Đệ tứ Cộng hòa Pháp thành lập để thay thế hệ thống thuộc địa và danh xưng Đế quốc Pháp đồng thời bỏ thể chế "bản xứ" (indigène).

Mới!!: Lào và Liên hiệp Pháp · Xem thêm »

Luangnamtha

Luang Namtha (Tiếng Lào: ຫລວງນໍ້າທາ, nghĩa đen là "Xứ sở cọ đường" hoặc "Xứ sở sông xanh") là một tỉnh của Lào nằm ở phía bắc quốc gia.

Mới!!: Lào và Luangnamtha · Xem thêm »

Luangprabang

Luangprabang có thể là.

Mới!!: Lào và Luangprabang · Xem thêm »

Luangprabang (tỉnh)

Luang Prabang (còn gọi là Louangphabang, Tiếng Lào viết là ຫລວງພະບາງ; phiên âm tiếng Việt: Luông-Pha-Băng) là một tỉnh của Lào, thuộc địa phận miền bắc.

Mới!!: Lào và Luangprabang (tỉnh) · Xem thêm »

Mông Bì La Các

Khun Borom Rachathirath là tổ tiên theo thần thoại của các sắc tộc Thái, được người Lào và các dân tộc khác coi là tổ phụ của dân tộc mình.

Mới!!: Lào và Mông Bì La Các · Xem thêm »

Muay Thái

Muay Thái (tiếng Thái: มวยไทย, chuyển tự: Muai Thai, IPA: mūɛj tʰāj) là một môn võ thuật cổ truyền đồng thời là một môn thể thao phổ thông của Thái Lan.

Mới!!: Lào và Muay Thái · Xem thêm »

Myanmar

Myanmar (phát âm tiếng Việt: Mi-an-ma) hay còn gọi là Miến Điện, Diến Điện, tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, là một quốc gia có chủ quyền tại Đông Nam Á có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan.

Mới!!: Lào và Myanmar · Xem thêm »

Nan (tỉnh)

Nan (Thai น่าน) là tỉnh (changwat) phía bắc Thái Lan.

Mới!!: Lào và Nan (tỉnh) · Xem thêm »

Nội chiến Lào

Nội chiến Lào là cuộc chiến tranh thường được tính bắt đầu từ tháng 5 năm 1959 và kết thúc vào tháng 12 năm 1975, theo các tài liệu truyền thống tại phương Tây, tại Việt Nam cuộc chiến được tính thời gian từ 1954 sau Hội nghị Geneve tới khi Pathet Lào giải phóng Viêng Chăn.

Mới!!: Lào và Nội chiến Lào · Xem thêm »

Ngân hàng Phát triển châu Á

Trụ sở Ngân hàng Phát triển châu Á ở Manila phải Ngân hàng Phát triển châu Á (tiếng Anh: The Asian Development Bank; viết tắt: ADB) là một thể chế tài chính đa phương cung cấp các khoảng tín dụng và hỗ trợ kỹ thuật nhằm giúp các nước châu Á xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội.

Mới!!: Lào và Ngân hàng Phát triển châu Á · Xem thêm »

Người Khơ Mú

Người Khơ Mú (tên gọi khác: Xá Cẩu, Mứn Xen, Pu Thênh, Tềnh, Tày Hạy), tiếng Thái: กำหมุ hay กำมุ, là một trong những nhóm sắc tộc lớn nhất sinh sống tại khu vực bắc tiểu vùng Đông Nam Á. Họ cư trú ở miền bắc Lào, tại Myanma, tây nam Trung Quốc (trong châu tự trị Tây Song Bản Nạp thuộc tỉnh Vân Nam), Thái Lan, và Việt Nam.

Mới!!: Lào và Người Khơ Mú · Xem thêm »

Nhân dân

Nhân dân hay còn gọi là người dân, quần chúng, dân là thuật ngữ chỉ về toàn thể những con người sinh sống trong một quốc gia, và tương đương với khái niệm dân tộc.

Mới!!: Lào và Nhân dân · Xem thêm »

Nhật Bản đầu hàng

6 với sự giám sát của tướng Richard K. Sutherland, 2 tháng 9 năm 1945 Sự đầu hàng của Đế quốc Nhật vào ngày 2 tháng 9 năm 1945 đã kết thúc chiến tranh Thế giới thứ hai.

Mới!!: Lào và Nhật Bản đầu hàng · Xem thêm »

Oudomxay

Oudomxay (Còn gọi là: Oudomxai hay Moung Xai; Tiếng Lào viết là: ອຸດົມໄຊ) là một tỉnh của Lào.

Mới!!: Lào và Oudomxay · Xem thêm »

Pakxane

Pakxane (tiếng Lào: ປາກຊັນ; IPA: pȁːk sán) là một thi xã ở miền Trung Lào, tỉnh lỵ của tỉnh Borikhamxay.

Mới!!: Lào và Pakxane · Xem thêm »

Pakxe

Cầu Hữu nghị Nhật-Lào bắc qua sông Mê Kông Pakxe (hoặc phiên âm qua tiếng Pháp thành Paksé, tiếng Việt: Pắc Xế) là một thị xã, tỉnh lỵ của tỉnh Champasack ở hạ Lào đồng thời là huyện lỵ huyện (muang, mường) của huyện Pakxe.

Mới!!: Lào và Pakxe · Xem thêm »

Pany Yathotou

Pany Yathotou (ປານີ​ ຢ່າ​ທໍ່​ຕູ້; sinh năm 1951) là một nữ chính trị gia Lào, đương kim Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch Quốc hội Lào.

Mới!!: Lào và Pany Yathotou · Xem thêm »

Pathet Lào

Pathet Lào (tiếng Lào nghĩa là: Đất Lào) là một phong trào chính trị và tổ chức cộng sản, dân tộc chủ nghĩa ở Lào được thành lập vào giữa thế kỷ 20.

Mới!!: Lào và Pathet Lào · Xem thêm »

Phà Ngừm

Phà Ngừm (1316 – 1393), còn gọi là Chậu Phà Ngừm; Phraya Fa Ngum, tên đầy đủ là Somdetch Brhat-Anya Fa Ladhuraniya Sri Sadhana Kanayudha Maharaja Brhat Rajadharana Sri Chudhana Negara, sinh ra ở muang Sua, mất ở muang Nan), là vị vua đã sáng lập vương quốc Lan Xang của Lào vào năm 1354. Phà Ngừm là cháu nội của Souvanna Khamphong, chẩu mường xứ muang Sua và là hậu duệ của Khun Lo. Vì cha của Phà Ngừm dụ dỗ một vương phi của Souvanna Khamphong, nên cả hai cha con ông bị đẩy đi làm con tin của muang Sua ở Angkor. Tại đó, ông đã kết hôn cùng công chúa Khmer tên là Keo Keng Nya. Cuối năm 1351, Angkor bị Vương quốc Ayutthaya nổi lên cạnh tranh. Triều đình Angkor giao cho ông chỉ huy một đội quân phần lớn là tướng sĩ người Khmer để đi giành lại sự kiểm soát của Angkor ở miền bắc cao nguyên Khorat. Càng chiến đấu, đội quân của ông càng đông và càng mạnh. Trong trận giao chiến với chẩu mường vùng Viêng Chăn ngày nay, ông không thắng được. Nhưng một quý tộc ở muang Phuan (Cánh đồng Chum ngày nay) tên là Khio Kamyor giúp đỡ ông chinh phạt muang Phan và từ đó đánh tới muang Sua. Chú của Phà Ngừm phải tự sát và Phà Ngừm trở thành thủ lĩnh muang Sua vào năm 1353. Những chiến thắng của ông đã khiến các chẩu mường nhiều nơi phải thần phục. Phà Ngừm tiếp tục phái quân lên phía Bắc và thu phục các chẩu mường ở đó. Điều này đã thách thức Lan Na. Tiếp theo, Phà Ngừm quay lại tấn công vùng Viêng Chăn và dọc sông Mê Công tới tận Nakhon Phanom (Thái Lan) ngày nay, khuất phục các chẩu mường ở đó. Khi đã khuất phục được rất nhiều muang, ông quyết định xây dựng nhà nước Lan Xang Hom Khao (nghĩa đen là "triệu thớt voi che lọng trắng"), đổi tên muang Sua thành Xieng Dong Xieng Thong và lấy đó làm kinh đô, ban hành luật kotmai thammasat Khun Bulom để cai trị đất nước. Angkor không ngăn cản được điều này vì còn phải đối phó với Ayutthaya và Sukhothai. Vì đồng minh của Phà Ngừm ở muang Phuan là Khio Kamyor không theo ông nữa, nên Phà Ngừm đã tiến quân chinh phạt muang Phuan và tấn công sang cả lãnh thổ Đại Việt. Phà Ngừm cai trị đất nước của mình bằng hệ thống chính trị trung ương tập quyền mà ông đã tiếp thu từ Đế quốc Angkor. Hệ thống này trái với hệ thống chính trị-văn hóa Mandala ở Lào trước đó. Ngoài ra, mặc dù người dân theo Phật giáo Thượng tọa bộ, Phà Ngừm lại theo Phật giáo Đại thừa mà ông tiếp thu cũng khi ở Angkor. Trong khi trị vì, Phà Ngừm dựa nhiều vào các tướng lĩnh người Khmer theo vợ chồng ông từ Angkor. Tuy nhiên, sau khi người vợ Khmer của ông qua đời, ông mất đi sự ủng hộ của các tướng lĩnh này. Năm 1374, Phà Ngừm bị các quý tộc nổi dậy phế truất do lạm quyền quấy rối thê thiếp của các quý tộc và bị đầy đi lưu vong ở muang Nan (nay là tỉnh Nan) của Thái Lan. Phà Ngừm qua đời ở muang Nan năm 1393. Kế vị ông là Unhoen, tức vua Samsenethai.

Mới!!: Lào và Phà Ngừm · Xem thêm »

Pháp quốc Tự do

Pháp quốc Tự do (tiếng Pháp: France libre) là một tổ chức chính trị lưu vong người Pháp chống lại sự chiếm đóng của Đức Quốc xã đối với Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai, được thành lập tại Luân Đôn (Anh) bởi tướng de Gaulle sau khi phát lời kêu gọi ngày 18 tháng 6 năm 1940.

Mới!!: Lào và Pháp quốc Tự do · Xem thêm »

Phật giáo

Bánh xe Pháp Dharmacakra, biểu tượng của Phật giáo, tượng trưng cho giáo pháp, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một loại tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇).

Mới!!: Lào và Phật giáo · Xem thêm »

Phật giáo Thượng tọa bộ

Thượng tọa bộ Phật giáo hay Phật giáo Theravada, Phật giáo Nam truyền, Phật giáo Nam tông là một nhánh của Phật giáo Tiểu thừa, xuất hiện đầu tiên ở Sri Lanka, rồi sau đó được truyền rộng rãi ra nhiều xứ ở Đông Nam Á. Ngày nay, Thượng tọa bộ Phật giáo vẫn rất phổ biến ở Sri Lanka và Đông Nam Á, đồng thời cũng có nhiều tín đồ phương Tây.

Mới!!: Lào và Phật giáo Thượng tọa bộ · Xem thêm »

Pheng Xat Lao

Pheng Xat Lao là quốc ca của Lào có từ năm 1947.

Mới!!: Lào và Pheng Xat Lao · Xem thêm »

Phetsarath Rattanavongsa

Bùa may mắn in ảnh hoàng thân Phetsarath, người được nhiều người Lào tin là từng sở hữu những sức mạnh diệu kỳ, được bán rộng rãi tại Lào ngày nay Vương thân Phetsarath Rattanavongsa (Somdej Chao Maha Oupahat Pethsarath Rattanavongsa nghĩa là: Phó vương Phetsarath Rattanavongsa Điện hạ) (19 tháng 1, 1890 – 14 tháng 10 năm 1959) từng giữ chức Thủ tướng Lào từ 1942 đến 1945, là phó vương đầu tiên và cũng là cuối cùng của Vương quốc Lào.

Mới!!: Lào và Phetsarath Rattanavongsa · Xem thêm »

Philippines

Không có mô tả.

Mới!!: Lào và Philippines · Xem thêm »

Phongsaly

Phongsali (Tiếng Lào: ຜົ້ງສາລີ) là một tỉnh của Lào, nằm ở biên giới phía bắc của quốc gia.

Mới!!: Lào và Phongsaly · Xem thêm »

Phonhong

Phonhong (tiếng Lào: ໂພນໂຮງ), còn viết là Phon Hong hay Phôn Hông, là một thành phố cấp huyện (muang, mường) thuộc tỉnh Viêng Chăn ở trung Lào, và là tỉnh lỵ của tỉnh này.

Mới!!: Lào và Phonhong · Xem thêm »

Phonsavan

Trung tâm của quận trung tâm hành chính của Phonsavan Phonsavan (tiếng Lào: ໂພນສະຫວັນ), còn đọc là Phôn Xa Vẳn, là một huyện (muang) của Lào, dân số 57.000 người, và là tỉnh lỵ tỉnh Xiengkhuang.

Mới!!: Lào và Phonsavan · Xem thêm »

Phothisarat

Phothisarat (cũng viết là Photisarath, Phothisarath, hoặc Potisarat, sinh năm 1501, mất năm 1547) là một vị vua Lan Xang, con của vua Vixun.

Mới!!: Lào và Phothisarat · Xem thêm »

Phou Bia

Phou Bia (tiếng Lào) là ngọn núi cao nhất tại Lào và nằm trên dãy Trường Sơn, ở phần giới hạn phía nam của cao nguyên Xiengkhuang thuộc tỉnh Xiengkhuang (Xiêng Khoảng).

Mới!!: Lào và Phou Bia · Xem thêm »

Quân Cờ Đen

Quân Cờ Đen (黑旗軍, Hán Việt: Hắc Kỳ quân) là một nhóm đảng cướp có quân số đa số xuất thân từ quân đội người Tráng, di chuyển từ vùng Quảng Tây của Trung Quốc băng qua biên giới vào hoạt động ở miền núi phía Bắc Kỳ thuộc triều đình Huế vào năm 1865, được biết đến nhiều chủ yếu do những trận đánh với lực lượng Pháp theo như thỏa hiệp với cả triều đình Việt Nam và Trung Quốc.

Mới!!: Lào và Quân Cờ Đen · Xem thêm »

Quảng Tây

Quảng Tây (Tiếng Tráng: Gvangjsih; chính tả kiểu cũ: Gvaŋзsiƅ; chữ Hán giản thể: 广西; chữ Hán phồn thể: 廣西; bính âm: Guǎngxī), tên đầy đủ Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây (Tiếng Tráng: Gvangjsih Bouxcuengh Swcigih; chính tả kiểu cũ: Gvaŋзsiƅ Bouчcueŋƅ Sɯcigiƅ; chữ Hán giản thể: 广西壮族自治区; chữ Hán phồn thể: 廣西壯族自治區; bính âm: Guǎngxī Zhuàngzú Zìzhìqū; Hán-Việt: Quảng Tây Tráng tộc tự trị khu) là một khu tự trị của dân tộc Choang tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Lào và Quảng Tây · Xem thêm »

Quỹ Tiền tệ Quốc tế

Tòa nhà trụ sở chính của Quỹ tiền tệ quốc tế tại Washington, D.C. Số liệu của IMF năm 2006 về danh sách các quốc gia theo tổng sản phẩm nội địa tính theo đầu người. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (tiếng Anh: International Monetary Fund, viết tắt IMF) là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêu cầu.

Mới!!: Lào và Quỹ Tiền tệ Quốc tế · Xem thêm »

Quốc gia nội lục

Các quốc gia nội lục theo ''The World Factbook''. Màu đỏ chỉ quốc gia nội lục bị bao bọc bởi các quốc gia nội lục (Các quốc gia nội lục "kép") Quốc gia nội lục là một quốc gia có chủ quyền hoàn toàn bị bao bọc bởi một vùng lãnh thổ, hoặc chỉ có đường bờ biển trải trên một lòng chảo nội lục.

Mới!!: Lào và Quốc gia nội lục · Xem thêm »

Quốc hội Lào

Quốc hội Lào (tiếng Lào: ສະພາແຫ່ງຊາດ, Sapha Heng Xat) là Quốc hội đơn viện của Lào, được thành lập dựa theo hình thức hiện tại bởi Hiến pháp Lào năm 1991 để thay thế Hội đồng Nhân dân Tối cao.

Mới!!: Lào và Quốc hội Lào · Xem thêm »

Saravane

Saravane (còn gọi là Salavan, tiếng Lào: ສາລະວັນ) là một tỉnh của Lào, nằm ở phía nam quốc gia.

Mới!!: Lào và Saravane · Xem thêm »

Saravane (thị xã)

Thành phố Salavan (ສາ ລະ ວັນ) là thủ phủ của tỉnh Salavan ở miền nam Lào.

Mới!!: Lào và Saravane (thị xã) · Xem thêm »

Savang Vatthana

Savang hay Sisavang Vatthana (ສີສະຫວ່າງວັດທະນາ), tên đầy đủ: Samdach Brhat Chao Mavattaha Sri Vitha Lan Xang Hom Khao Phra Rajanachakra Lao Parama Sidha Khattiya Suriya Varman Brhat Maha Sri Savangsa Vadhana) (13 tháng 11 năm 1907 − 13 tháng 5 năm 1978; hoặc năm 1984) là vị quốc vương cuối cùng của Vương quốc Lào. Ông bắt đầu cai trị vương quốc sau khi cha mình qua đời vào năm 1959, và bị bắt buộc thoái vị vào năm 1975. Savang Vatthana đã không thể quản lý một đất nước có nền chính trị rối loạn. Sự cai trị của ông kết thúc với việc Pathet Lào tiếp quản chính quyền vào năm 1975, sau đó, ông và gia đình bị chính quyền mới đưa đến trại học tập cải tạo.

Mới!!: Lào và Savang Vatthana · Xem thêm »

Savannakhet

Savannakhet (tiếng Lào: ສະຫວັນນະເຂດ, tiếng Việt: Xa Vẳn Na Khẹt) là một tỉnh tại Trung Lào.

Mới!!: Lào và Savannakhet · Xem thêm »

Sân bay quốc tế Luang Prabang

Sân bay Quốc tế Luang Prabang (Airport codes|LPQ|VLLB) là một trong hai sân bay quốc tế của Lào, tọa lạc tại cố đô Luang Prabang.

Mới!!: Lào và Sân bay quốc tế Luang Prabang · Xem thêm »

Sân bay quốc tế Pakse

Sân bay Pakse là sân bay quốc tế của Lào tại Pakse.

Mới!!: Lào và Sân bay quốc tế Pakse · Xem thêm »

Sân bay quốc tế Wattay

Sân bay Quốc tế Wattay (tiếng Lào: ສະໜາມບິນສາກົນວັດໄຕ, IATA: VTE, ICAO: VLVT) là sân bay của thủ đô Viêng Chăn, Lào.

Mới!!: Lào và Sân bay quốc tế Wattay · Xem thêm »

Sekong

Sekong (còn được gọi là Xekong, Tiếng Lào: ເຊກອງ) là một tỉnh của Lào, nằm ở đông nam quốc gia.

Mới!!: Lào và Sekong · Xem thêm »

Sisavang Vong

Sisavang Phoulivong (hay Sisavangvong) (14 tháng 7 năm 1885 – 29 tháng 10 năm 1959), là quốc vương của Vương quốc Luang Phrabang và sau đó là của Vương quốc Lào từ 28 tháng 4 năm 1904 cho đến khi qua đời vào ngày 20 tháng 10 năm 1959.

Mới!!: Lào và Sisavang Vong · Xem thêm »

Sourigna Vongsa

Sourigna Vongsa (tiếng Lào:ສຸຣິຍະວົງສາທັມມິກຣາດ,, Phra Chao Sourigna Vongsa Thammikarath) tên đầy đủ là Somdetch Brhat Chao Suriya Varman Dharmika Raja Parama Pavitra Prasidhadhiraja Sri Sadhana Kanayudha, là vị vua cuối cùng của vương quốc Lan Xang.

Mới!!: Lào và Sourigna Vongsa · Xem thêm »

Souvanna Phouma

Souvanna Phouma (7 tháng 10 năm 1901-10 tháng 1 năm 1984) là một lãnh đạo của phe trung lập và là thủ tướng của Vương quốc Lào nhiều lần từ năm 1951 - 1952, 1956 - 1958, 1960 và 1962 - 1975.

Mới!!: Lào và Souvanna Phouma · Xem thêm »

Tam giác Vàng

Toàn cảnh Tam Giác Vàng Tam giác Vàng (tiếng Anh: Golden Triangle - tiếng Thái: สามเหลี่ยมทองคำ; tiếng Lào: ສາມຫຼ່ຽມຄຳ) là khu vực rừng núi hiểm trở nằm giữa biên giới ba nước Lào, Thái Lan, Myanmar, nổi tiếng là nơi sản xuất thuốc phiện lớn nhất thế giới, nhưng ngày nay không còn trồng thuốc phiện nữa mà trở thành khu du lịch sinh thái lý tưởng, theo đó, những cánh đồng anh túc năm xưa được thay bằng những thửa ruộng hoa màu, cây trái quanh năm xanh tốt.

Mới!!: Lào và Tam giác Vàng · Xem thêm »

Tân Hoa Xã

Tân Hoa Xã (tiếng Hán: 新華社, tiếng Anh: Xinhua News Agency) là hãng thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc và là trung tâm thu thập thông tin lớn nhất, cơ quan ngôn luận lớn nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Lào và Tân Hoa Xã · Xem thêm »

Tổ chức Thương mại Thế giới

Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization, viết tắt WTO; tiếng Pháp: Organisation mondiale du commerce; tiếng Tây Ban Nha: Organización Mundial del Comercio; tiếng Đức: Welthandelsorganisation) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại.

Mới!!: Lào và Tổ chức Thương mại Thế giới · Xem thêm »

Tỉnh (Lào)

Cấp tỉnh là cấp hành chính địa phương thứ nhất ở Lào.

Mới!!: Lào và Tỉnh (Lào) · Xem thêm »

Thai Airways International

Thai Airways International (การบินไทย) là hãng hàng không quốc gia của Thái Lan, hoạt động chính tại Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi Bangkok, và là một thành viên sáng lập của hệ thống Star Alliance.

Mới!!: Lào và Thai Airways International · Xem thêm »

Thakhek

Thakhek (tiếng Lào: ທ່າແຂກ), người Việt Nam hay phát âm là Thà Khẹt, là một thị xã bên tả ngạn sông Mekong, thuộc tỉnh Khammuane ở Nam Lào, và là nơi đặt các trụ sở của chính quyền và tỉnh Khammuane.

Mới!!: Lào và Thakhek · Xem thêm »

Thái Lan

Thái Lan (tiếng Thái: ประเทศไทย "Prathet Thai"), tên chính thức: Vương quốc Thái Lan (tiếng Thái: ราชอาณาจักรไทย Racha-anachak Thai), là một quốc gia nằm ở vùng Đông Nam Á, phía bắc giáp Lào và Myanma, phía đông giáp Lào và Campuchia, phía nam giáp vịnh Thái Lan và Malaysia, phía tây giáp Myanma và biển Andaman.

Mới!!: Lào và Thái Lan · Xem thêm »

Thạt Luông

Thạt Luông Thạt Luổng hay (Pha) That Luang (Thạt Lớn trong tiếng Lào) là một thạt(stupa) Phật giáo ở Viêng Chăn, Lào.

Mới!!: Lào và Thạt Luông · Xem thêm »

Thế Canh Tân

Thế Pleistocen hay thế Canh Tân là một thế địa chất, từng được tính từ khoảng 1.806.000 tới 11.550 năm trước ngày nay, tuy nhiên kể từ ngày 30-6-2009, IUGS đã phê chuẩn đề nghị của ICS về việc kéo lùi thời điểm bắt đầu của thế này về 2,588±0,005 triệu năm để bao gồm cả tầng GelasiaXem phiên bản 2009 về thang niên đại địa chất của ICS.

Mới!!: Lào và Thế Canh Tân · Xem thêm »

Thủ tướng Lào

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là cơ quan cao nhất trong Chính quyền Trung ương.

Mới!!: Lào và Thủ tướng Lào · Xem thêm »

The New York Times

Tòa soạn cũ của ''The New York Times'' tại số 229 Đường 43 Tây ở Thành phố New York The New York Times (tên tiếng Việt: Thời báo Niu-Oóc, Thời báo Nữu Ước hay Nữu Ước Thời báo) là một nhật báo được xuất bản tại Thành phố New York bởi Arthur O. Sulzberger Jr. và được phân phối ở khắp Hoa Kỳ và nhiều nơi trên thế giới.

Mới!!: Lào và The New York Times · Xem thêm »

Thongloun Sisoulith

Thongloun Sisoulith (ທອງລຸນ ສີສຸລິດ, đọc như Thoong-lun Xi-xu-lít sinh ngày 10 tháng 11 năm 1945) là Thủ tướng.

Mới!!: Lào và Thongloun Sisoulith · Xem thêm »

Tiếng H'Mông

Tiếng H’Mông là ngôn ngữ của người H’Mông hay người Miêu, một dân tộc có vùng cư trú truyền thống là nam Trung Quốc, miền bắc Việt Nam, Lào và Thái Lan.

Mới!!: Lào và Tiếng H'Mông · Xem thêm »

Tiếng Khơ Mú

Tiếng Khơ Mú là ngôn ngữ của người Khơ Mú, chủ yếu ở miền bắc Lào.

Mới!!: Lào và Tiếng Khơ Mú · Xem thêm »

Tiếng Lào

Tiếng Lào (tên gốc: ພາສາລາວ; phát âm: phasa lao) là ngôn ngữ chính thức của Lào.

Mới!!: Lào và Tiếng Lào · Xem thêm »

Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng

Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng (tiếng Anh: Greater Mekong Subregion, viết tắt là GMS) là khu vực địa lý bao gồm các quốc gia và lãnh thổ nằm trong lưu vực của sông Mekong: Việt Nam, Campuchia, Lào, Thái Lan, Myanma và tỉnh Vân Nam và Quảng Tây của Trung Quốc.

Mới!!: Lào và Tiểu vùng Sông Mekong Mở rộng · Xem thêm »

Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949)

Trung Hoa Dân Quốc là nhà nước thống trị Trung Quốc từ năm 1912 đến năm 1949.

Mới!!: Lào và Trung Hoa Dân Quốc (1912-1949) · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Lào và Trung Quốc · Xem thêm »

Vàng Pao

Vàng Pao (H'mong: Vaj Pov, sinh 1929, mất 2011) là người H'mong đầu tiên được phong hàm tướng Quân đội Hoàng gia Lào.

Mới!!: Lào và Vàng Pao · Xem thêm »

Văn hóa Hòa Bình

Mô hình minh họa cư dân Văn hóa Hòa Bình Văn hóa Hòa Bình được giới khảo cổ học chính thức công nhận từ ngày 30 tháng 1 năm 1932, do đề xuất của Madeleine Colani, sau khi đã được Đại hội các nhà Tiền sử Viễn Đông họp tại Hà Nội thông qua.

Mới!!: Lào và Văn hóa Hòa Bình · Xem thêm »

Viêng Chăn

Pha That Luang, một trong những địa điểm quan trọng nhất tại Viêng Chăn, Lào Viêng Chăn hay Vientiane (ວຽງຈັນ, Viang chan,, Vientiane), tiếng Việt xưa gọi là Vạn Tượng hay Mường Viêng là thành phố trực thuộc trung ương duy nhất ở Lào, là đơn vị hành chính địa phương cấp 1 ngang với các tỉnh của Lào.

Mới!!: Lào và Viêng Chăn · Xem thêm »

Viêng Chăn (tỉnh)

Tỉnh Viêng Chăn (còn gọi là khu nông thôn Viêng Chăn) (Tiếng Lào: ແຂວງວຽງຈັນ) là một tỉnh của Lào, nằm ở Tây bắc quốc gia.

Mới!!: Lào và Viêng Chăn (tỉnh) · Xem thêm »

Việt Minh

Việt Nam độc lập đồng minh (tên chính thức trong nghị quyết Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương), còn gọi là Việt Nam độc lập đồng minh hội, gọi tắt là Việt Minh, là liên minh chính trị do Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập ngày 19 tháng 5 năm 1941 với mục đích công khai là "Liên hiệp tất cả các tầng lớp nhân dân, các đảng phái cách mạng, các đoàn thể dân chúng yêu nước, đang cùng nhau đánh đuổi Nhật - Pháp, làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, dựng lên một nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa".

Mới!!: Lào và Việt Minh · Xem thêm »

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Mới!!: Lào và Việt Nam · Xem thêm »

Vương quốc Champasak

Vương quốc Champasak (tiếng Lào: ຈຳປາສັກ / Nakhon Champasak, tiếng Thái: อาณาจักรล้านช้างจำปาศักดิ์, tiếng Pháp: Royaume de Champassak) là một vương quốc ở Nam Lào ly khai khỏi vương quốc Vạn Tượng (tức vương quốc Viêng Chăn, quốc gia kế thừa của Lan Xang) năm 1713.

Mới!!: Lào và Vương quốc Champasak · Xem thêm »

Vương quốc Luang Phrabang

Vương quốc Luang Phrabang (tiếng Pháp: Royaume de Luang Prabang) là một trong ba tiểu quốc Lào, thành lập ở miền Bắc Lào sau khi Lan Xang tan rã vào năm 1707 và tồn tại đến năm 1949.

Mới!!: Lào và Vương quốc Luang Phrabang · Xem thêm »

Vương quốc Viêng Chăn

Vương quốc Viêng Chăn (tiếng Thái: อาณาจักรล้านช้างเวียงจันทน์, tiếng Trung Quốc: 萬象王國 / Vạn Tượng vương quốc) là một trong ba tiểu quốc Lào, tồn tại ở miền Trung Lào từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, kinh đô đặt tại Viêng Chăn.

Mới!!: Lào và Vương quốc Viêng Chăn · Xem thêm »

Vương triều Thonburi

Triều Thonburi (tiếng Thái: ธนบุรี) là một triều đại tồn tại chỉ khoảng 15 năm với một vị vua duy nhất là Taksin.

Mới!!: Lào và Vương triều Thonburi · Xem thêm »

Wat Phou

Ngôi đền thượng Wat Phou Wat Phou (Vat Phu) hay chùa Núi là di tích một quần thể đền thờ Khmer ở Nam Lào.

Mới!!: Lào và Wat Phou · Xem thêm »

Xaisomboun

Xaisomboun (hay Saysomboun, tiếng Lào: ໄຊສົມບູນ) là một tỉnh của Lào, nằm ở phía bắc quốc gia này, gần thủ đô Viêng Chăn.

Mới!!: Lào và Xaisomboun · Xem thêm »

Xamneua

Chùa Wat Pho Xai Xamneua (còn viết là Xam Neua, Sam Neua, Sầm Nưa) là một thị trấn của Lào, vừa là huyện lỵ của huyện Xam Neua, vừa là tỉnh lỵ của tỉnh Huaphanh.

Mới!!: Lào và Xamneua · Xem thêm »

Xayabury

Xayabury (Tiếng Lào viết là ໄຊຍະບູລີ; à một tỉnh của Lào, nằm ở phía tây bắc của đất nước. Tỉnh Xayabury có diện tích 16.389 km2. Tỉnh có các tỉnh Bokeo và Oudomxai phía bắc, Luang Prabang và Vientiane về phía đông, và (từ phía nam theo chiều kim đồng hồ) là các tỉnh của Thái Lan gồm các tỉnh Loei, Phitsanulok, Uttaradit, Nan và Phayao. Xayabury là tỉnh duy nhất của Lào hoàn toàn về phía tây của sông Mê Công. (Tỉnh Champasak cũng có một số quận nằm phía tây sông Mê Công, bao gồm các huyện Mounlapamok, Soukama và Phontong). Tỉnh này khá dốc với dãy Luang Prabang chạy theo hướng bắc-nam và tạo đường biên giới tự nhiên với cao nguyên Thái Lan. Thị xã Xayabury là thủ phủ của tỉnh. Xayabury có số lượng voi lớn nhất ở Lào. Tỉnh này giàu gỗ, than nâu, và được coi là vựa lúa của miền bắc Lào, vì hầu hết các tỉnh phía Bắc khác là miền núi không phù hợp với trồng lúa nước. Các loại cây trồng quan trọng khác bao gồm ngô, cam, Thể loại:Tỉnh Lào.

Mới!!: Lào và Xayabury · Xem thêm »

Xayabury (huyện)

Xayabury hay Xay Nha Bu Ly (ໄຊຍະບູລີ) là một huyện (muang, mường) thuộc tỉnh Xayabury ở bắc Lào.

Mới!!: Lào và Xayabury (huyện) · Xem thêm »

Xaysomboun

Xaisomboun (/saɪʒəʊmbuːn/ Lao ໄຊສົມບູນ) is a mountainous province located in Central Laos, between Vientiane Province and Xiangkhouang Province.

Mới!!: Lào và Xaysomboun · Xem thêm »

Xiêm

Xiêm (tiếng Thái Lan: สยาม; chuyển tự: Siam), còn gọi là Xiêm La, là quốc hiệu chính thức của Thái Lan từ thời nhà Chakri được thành lập năm 1782 cho đến ngày 23 tháng 6 năm 1939.

Mới!!: Lào và Xiêm · Xem thêm »

Xiengkhuang

Xiangkhouang (tiếng Lào: ຊຽງຂວາງ, nghĩa là "Thành phố phía chân trời") là một tỉnh của Lào, nắm trên Cao nguyên Xiangkhouang, thuộc khu vực đông bắc của quốc gia.

Mới!!: Lào và Xiengkhuang · Xem thêm »

.la

.la là tên miền Internet cấp quốc gia (CcTLD) của Lào do LANIC quản lý.

Mới!!: Lào và .la · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Ai Lao, CHDCND Lào, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Nước Triệu Voi, Triệu Voi, Xứ Triệu Voi.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »