Chúng tôi đang làm việc để khôi phục ứng dụng Unionpedia trên Google Play Store
Lối raIncoming
🌟Chúng tôi đã đơn giản hóa thiết kế của mình để điều hướng tốt hơn!
Instagram Facebook X LinkedIn

Đường cơ sở (biển)

Mục lục Đường cơ sở (biển)

Các vùng biển theo luật biển quốc tế Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa).

Mục lục

  1. 19 quan hệ: Anh, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, Hải đồ, Hoa tiêu, Lãnh hải, Liên Hiệp Quốc, Luật quốc tế, Na Uy, Nội thủy, Pháp điển hóa, San hô, Tỉ lệ xích, Thềm lục địa, Thủy triều, Vùng đặc quyền kinh tế, Vùng tiếp giáp lãnh hải, 1951, 1958, 1982.

  2. Luật biển
  3. Thủy đạc học
  4. Đường cong

Anh

Anh (England) là một quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Xem Đường cơ sở (biển) và Anh

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (tiếng Anh: United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), cũng gọi là Công ước Luật biển hay cũng được những người chống đối nó gọi là Hiệp ước Luật biển, là một hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về luật biển Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 với các chỉnh sửa đã được thực hiện trong Hiệp ước Thi hành năm 1994.

Xem Đường cơ sở (biển) và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển

Hải đồ

Hải đồ khu vực Puerto Rico của NOAA năm 1976. Hải đồ là một loại bản đồ thể hiện các vùng biển và các vùng bờ biển lân cận.

Xem Đường cơ sở (biển) và Hải đồ

Hoa tiêu

Hoa tiêu là người dẫn tàu qua vùng nước đã được chỉ đường (có hệ thống phao tiêu) vùng ven bờ, trên đường đi tới cảng và kênh dẫn tới cảng. Hoa tiêu cần phải biết tỉ mỉ những kênh biển, những thiết bị hàng hải và tất cả những nguy hiểm của đường hàng hải trong vùng mình chịu trách nhiệm.

Xem Đường cơ sở (biển) và Hoa tiêu

Lãnh hải

Các vùng biển theo luật quốc tế Lãnh hải hay hải phận là vùng biển ven bờ nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (tức vùng đặc quyền kinh tế).

Xem Đường cơ sở (biển) và Lãnh hải

Liên Hiệp Quốc

Liên Hiệp Quốc hay Liên Hợp Quốc (thường viết tắt là LHQ) là một tổ chức quốc tế có mục đích duy trì hòa bình và an ninh trên thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.

Xem Đường cơ sở (biển) và Liên Hiệp Quốc

Luật quốc tế

Luật quốc tế là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật, được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên, trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực vủa đời sống quốc tế.

Xem Đường cơ sở (biển) và Luật quốc tế

Na Uy

Na Uy (Bokmål: Norge; Nynorsk: Noreg), tên chính thức là Vương quốc Na Uy (Bokmål: Kongeriket Norge; Nynorsk: Kongeriket Noreg), là một quốc gia theo thể chế quân chủ lập hiến tại Bắc Âu chiếm phần phía tây Bán đảo Scandinavie.

Xem Đường cơ sở (biển) và Na Uy

Nội thủy

Các vùng biển theo luật biển quốc tế, nội thủy là vùng trong cùng, bản đồ không thể hiện các sông, suối chảy ra biển. Vùng nội thủy của một quốc gia có chủ quyền là toàn bộ vùng nước và đường thủy trong phần đất liền, và được tính từ đường cơ sở mà quốc gia đó xác định vùng lãnh hải của mình trở vào.

Xem Đường cơ sở (biển) và Nội thủy

Pháp điển hóa

Pháp điển hóa là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong đó không những tập hợp những văn bản đã có theo 1 trình tự nhất định, loại bỏ những quy phạm lỗi thời, mâu thuẫn mà còn chế định thêm những quy phạm mới nhằm thay thế cho những quy định bị loại bỏ và khắc phục những chỗ trống được thực hiện trong quá trình tập hợp văn bản, sửa đổi các quy phạm hiện hành, nâng cao hiệu lực pháp lý của chúng.

Xem Đường cơ sở (biển) và Pháp điển hóa

San hô

San hô là các sinh vật biển thuộc lớp San hô (Anthozoa) tồn tại dưới dạng các thể polip nhỏ giống hải quỳ, thường sống thành các quần thể gồm nhiều cá thể giống hệt nhau.

Xem Đường cơ sở (biển) và San hô

Tỉ lệ xích

Tỉ lệ xích T của một bản vẽ (hoặc một bản đồ) là tỉ số khoảng cách a giữa hai điểm trên bản vẽ(trên bản đồ) và khoảng cách b giữa hai điểm tương ứng trên thực tế.

Xem Đường cơ sở (biển) và Tỉ lệ xích

Thềm lục địa

Các vùng biển theo luật biển quốc tế Thềm lục địa là một phần của rìa lục địa, từng là các vùng đất liền trong các thời kỳ băng hà còn hiện nay là các biển tương đối nông (biển cạn) và các vịnh.

Xem Đường cơ sở (biển) và Thềm lục địa

Thủy triều

Triều lên (nước lớn) và triều xuống (nước ròng) tại vịnh Fundy. Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông...

Xem Đường cơ sở (biển) và Thủy triều

Vùng đặc quyền kinh tế

Trong luật biển quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế (tiếng Anh: Exclusive Economic Zone - EEZ; tiếng Pháp: zone économique exclusive- ZEE) là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với lãnh hải.

Xem Đường cơ sở (biển) và Vùng đặc quyền kinh tế

Vùng tiếp giáp lãnh hải

Các vùng biển theo luật quốc tế Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm liền kề vùng lãnh hải.

Xem Đường cơ sở (biển) và Vùng tiếp giáp lãnh hải

1951

1951 (số La Mã: MCMLI) là một năm thường bắt đầu vào thứ Hai trong lịch Gregory.

Xem Đường cơ sở (biển) và 1951

1958

1958 (số La Mã: MCMLVIII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Tư trong lịch Gregory.

Xem Đường cơ sở (biển) và 1958

1982

Theo lịch Gregory, năm 1982 (số La Mã: MCMLXXXII) là một năm bắt đầu từ ngày thứ sáu.

Xem Đường cơ sở (biển) và 1982

Xem thêm

Luật biển

Thủy đạc học

Đường cong