Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Mông Tầm Các Khuyến

Mục lục Mông Tầm Các Khuyến

Tầm Các Khuyến(, 778-809) hựu danh "Tân Giác Khuyến", là con của Hiếu Hoàn vương Dị Mâu Tầm, là một quốc vương Nam Chiếu. Tầm Các Khuyến tại vị từ năm 808 đến 809. Năm 808, Dị Mâu Tầm qua đời, Tầm Các Khuyến kế vị. Tầm Các Khuyến tự xưng Phiếu Tín. Năm sau, Tầm Các khuyến qua đời, thụy hiệu là Hiếu Huệ Vương. Trường tử là Khuyến Long Thịnh kế vị. Tầm Các Khuyến cần quyền trong 2 năm, cải nguyên Ứng Đạo. Ông cho tu kiến Thiện Xiển phủ (nay thuộc Côn Minh) làm Đông Kinh, còn Đại Lý là Tây Kinh. Tầm Các Khuyến từ nhỏ đã theo thầy là Trịnh Hồi để học tập văn hóa Hán nên có tài nghệ thâm sâu về Hán tự.

7 quan hệ: Côn Minh, Mông (họ), Mông Dị Mâu Tầm, Mông Khuyến Long Thịnh, Nam Chiếu, Phật giáo, 809.

Côn Minh

Hồ Điền Côn Minh (tiếng Trung: 昆明; bính âm: Kūnmíng; Wade-Giles: K'un-ming) là thủ phủ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, dân số nội thị năm 2006 khoảng 1.055.000 người.

Mới!!: Mông Tầm Các Khuyến và Côn Minh · Xem thêm »

Mông (họ)

Mông là một họ của người Trung Quốc (chữ Hán: 蒙, Bính âm: Meng).

Mới!!: Mông Tầm Các Khuyến và Mông (họ) · Xem thêm »

Mông Dị Mâu Tầm

Dị Mâu Tầm(, 754-808), là kì tôn của Các La Phượng, con của Phượng Già Di là một quốc vương của Nam Chiếu. Tại vị từ năm 779 đến năm 808. Năm 779, Các La Phượng qua đời. Di Mâu Tầm kế vị. Tháng 10 cùng năm, Dị Mâu Tầm liên binh với Thổ Phồn lên đến 10 vạn quân, tấn công đất Thục của nhà Đường. Đại tướng nhà Đường là Lý Thịnh xuất quân cùng 4000 cấm binh, Kim Ngô đại tướng quân Khúc Hoàn suất 500 nghìn quân từ đất Bân, Lũng, Phạm. Liên quân Nam Chiếu-Thổ Phồn đại bại, Lý Thịnh truy kích đến tận Đại Độ Hà, liên quân Nam Chiếu-Thổ Phồn bị diệt 8-9 vạn người. Dị Mâu Tầm dời đô về Tư Thành (nay là thành cổ Đại Lý, Vân Nam). Thổ Phồn phong cho Dị Mâu Tầm là Nhật Đông Vương, xem Nam Chiếu là thuộc quốc, chiếm đoạt của cải, tài nguyên của Nam Chiếu. Dị Mâu Tầm bất mãn trước lấn áp của Thổ Phồn, được Thanh bình quan Trịnh Hồi dẫn dắt, một lần nữa quy phục Đường. Năm Đường Trinh Nguyên thứ 9 (793), Dị Mâu Tầm giúp đỡ Kiếm Nam tiết độ sứ Vi Cao giáp công Thổ Phồn, có được cầu sắt và 16 thành, trừ khử Tiết Bắc tiết độ Chí Kiếm Xuyên, xưng Kiếm Xuyên tiết độ. Năm sau, Đường-Nam Chiếu lập minh ước, Di Mâu Tầm được nhà Đường sắc phong là Nam Chiếu Vương. Thổ Phồn bắt đầu suy kiệt, Nam Chiếu trở thành cường quốc Tây Nam. Dị Mâu Tầm tiếp tục bổ nhiệm người Hán Trịnh Hồi làm Thanh bình quan. Lần đầu tiên phái quý tộc cùng tử đệ đến Thành Đô học tập văn hóa Hán tộc, xúc tiến giao lưu văn hóa. Năm 808, Dị Mâu Tầm qua đời, thụy hiện Hiếu Hoàn Vương, kì tử Tầm Các Khuyến kế vị.

Mới!!: Mông Tầm Các Khuyến và Mông Dị Mâu Tầm · Xem thêm »

Mông Khuyến Long Thịnh

Khuyến Long Thịnh(, 798-816), cũng từng gọi là Long Thịnh, là con của Tầm Các Khuyến, là đệ ngũ đại quốc vương của Nam Chiếu.

Mới!!: Mông Tầm Các Khuyến và Mông Khuyến Long Thịnh · Xem thêm »

Nam Chiếu

Nam Chiếu quốc (chữ Hán: 南詔國), cũng gọi Đại Lễ (大禮), người Thổ Phồn gọi Khương Vực (姜域), là một vương quốc của người Bạch và người Di (người Lô Lô) đã phát triển rực rỡ ở Đông Nam Á trong các thế kỷ 8 và thế kỷ 9.

Mới!!: Mông Tầm Các Khuyến và Nam Chiếu · Xem thêm »

Phật giáo

Bánh xe Pháp Dharmacakra, biểu tượng của Phật giáo, tượng trưng cho giáo pháp, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một loại tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇).

Mới!!: Mông Tầm Các Khuyến và Phật giáo · Xem thêm »

809

Năm 809 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Mông Tầm Các Khuyến và 809 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Tầm Các Khuyến.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »