Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Thiên văn học nghiệp dư

Mục lục Thiên văn học nghiệp dư

Perseid Thiên văn nghiệp dư là một sở thích của những người đam mê quan sát bầu trời, họ có thể quan sát các thiên thể bằng mắt thường, ống nhòm hoặc kính thiên văn.

24 quan hệ: ArXiv, Cảm biến CCD, Chòm sao, Hành tinh, Kính viễn vọng, Mặt Trăng, Mưa sao băng, Nhật thực, Phổ học, Phổ nhìn thấy được, Sao, Sao biến quang, Sao chổi, Sao chổi Shoemaker-Levy 9, Sao Thổ, Siêu tân tinh, Tân tinh, Thiên hà, Thiên thạch, Thiên văn học, Thiên văn vô tuyến, Tinh vân, Vũ trụ, Vết đen Mặt Trời.

ArXiv

Trang web arXiv (phát âm a-kai từ chữ archive (nghĩa là lưu trữ), nếu như "X" là chữ cái Hy Lạp Chi, χ) là một cơ sở dữ liệu lưu trữ điện tử dạng tiền in ấn (hoặc nháp) của các bài báo khoa học trong các lĩnh vực toán học, vật lý, khoa học máy tính, sinh học định lượng và thống kê mà mọi người có thể truy cập miễn phí (phi thương mại) trên world wide web.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và ArXiv · Xem thêm »

Cảm biến CCD

Một cảm biến CCD thu hình ảnh tia cực tím lắp trên đế nền, dùng trong thiên văn Cảm biến CCD (viết tắt của Charge Coupled Device trong tiếng Anh và có nghĩa là "linh kiện tích điện kép") là cảm biến chuyển đổi hình ảnh quang học sang tín hiệu điện trong các máy thu nhận hình ảnh.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Cảm biến CCD · Xem thêm »

Chòm sao

Lạp Hộ (Orion) là một chòm sao đáng chú ý, nó được nhìn thấy từ mọi nơi trên Trái Đất (nhưng không phải quanh năm). Chòm sao là một nhóm các ngôi sao được người ta nhìn thấy trên bầu trời về ban đêm là gần nhau theo một hình dạng nhất định nào đó.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Chòm sao · Xem thêm »

Hành tinh

Hành tinh là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hay các tàn tích sao, có đủ khối lượng để nó có hình cầu do chính lực hấp dẫn của nó gây nên, có khối lượng dưới khối lượng giới hạn để có thể diễn ra phản ứng hợp hạch (phản ứng nhiệt hạch) của deuterium, và đã hút sạch miền lân cận quanh nó như các vi thể hành tinh.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Hành tinh · Xem thêm »

Kính viễn vọng

Kính viễn vọng (phương ngữ miền Nam: kiếng viễn vọng) là một dụng cụ giúp quan sát các vật thể nằm ở khoảng cách xa so với kích thước của con người.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Kính viễn vọng · Xem thêm »

Mặt Trăng

Mặt Trăng (tiếng Latin: Luna, ký hiệu: ☾) là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất và là vệ tinh tự nhiên lớn thứ năm trong Hệ Mặt Trời.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Mặt Trăng · Xem thêm »

Mưa sao băng

Four-hour time lapse exposure of the skyLeonids from space Một trận mưa sao băng là một sự kiện thiên thể, trong đó con người quan sát được một số thiên thạch tỏa sáng, hoặc bắt nguồn từ cùng một điểm trên bầu trời đêm.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Mưa sao băng · Xem thêm »

Nhật thực

Nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Nhật thực · Xem thêm »

Phổ học

vạch chính, đặc trưng cho thành phần hóa học của các chất trong ngọn lửa. Quang phổ học hay phân quang học, theo ý nghĩa ban đầu, là môn khoa học nghiên cứu về quang phổ, tìm ra các quy luật liên hệ giữa các tính chất vật lý và hóa học của hệ vật chất với các quang phổ phát xạ hay hấp thụ của chúng; và ứng dụng các quy luật này trong các phương pháp phân tích quang phổ, tìm lại tính chất của hệ vật chất từ quang phổ quan sát được.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Phổ học · Xem thêm »

Phổ nhìn thấy được

Các loại bức xạ đo được từ Mặt Trời. Trong đó phổ nhìn thấy được là loại mạnh nhất Phổ có thể nhìn thấy được hay Ánh sáng khả kiến là một phần của quang phổ điện từ được mắt con người có thể nhìn thấy.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Phổ nhìn thấy được · Xem thêm »

Sao

Sao, định tinh, hay hằng tinh là một quả cầu plasma sáng, khối lượng lớn được giữ bởi lực hấp dẫn.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Sao · Xem thêm »

Sao biến quang

Sao biến quang (tiếng Anh: variable star) là các sao có độ sáng thay đổi đều đặn hoặc không đều đặn.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Sao biến quang · Xem thêm »

Sao chổi

Sao chổi West, với đuôi bụi màu trắng và đuôi khí màu xanh lam, bay trên bầu trời vào tháng 3 năm 1976. Sao chổi là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng không cấu tạo nhiều từ đất đá, mà chủ yếu là băng.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Sao chổi · Xem thêm »

Sao chổi Shoemaker-Levy 9

Don Davis Sao chổi Shoemaker-Levy 9 (SL9, tên gọi thiên văn D/1993 F2) là một sao chổi va vào Sao Mộc năm 1994, và các nhà thiên văn đã được chứng kiến lần đầu hiện tượng hai thiên thể trong Hệ Mặt Trời đâm vào nhau.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Sao chổi Shoemaker-Levy 9 · Xem thêm »

Sao Thổ

Sao Thổ tức Thổ tinh (chữ Hán: 土星) là hành tinh thứ sáu tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ hai về đường kính cũng như khối lượng, sau Sao Mộc trong Hệ Mặt Trời.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Sao Thổ · Xem thêm »

Siêu tân tinh

Siêu tân tinh hay sao siêu mới (viết tắt SN hay SNe) là một sự kiện thiên văn học biến đổi tức thời xảy ra trong giai đoạn cuối của quá trình tiến hóa sao ở các sao khối lượng lớn, mà một vụ nổ khổng lồ cuối cùng đánh dấu sự hủy diệt của sao.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Siêu tân tinh · Xem thêm »

Tân tinh

bồi tụ hiđrô từ một sao đồng hành lớn hơn. Tân tinh (hay sao mới) là một vụ nổ hạt nhân lớn xảy ra trên sao lùn trắng, khiến cho nó bất thình lình sáng lên.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Tân tinh · Xem thêm »

Thiên hà

Thiên hà Chong Chóng, một thiên hà xoắn ốc điển hình trong chòm sao Đại Hùng, có đường kính khoảng 170.000 năm ánh sáng và cách Trái Đất xấp xỉ 21 triệu năm ánh sáng. Thiên hà là một hệ thống lớn các thiên thể và vật chất liên kết với nhau bằng lực hấp dẫn, bao gồm sao, tàn dư sao, môi trường liên sao chứa khí, bụi vũ trụ và vật chất tối, một loại thành phần quan trọng nhưng chưa được hiểu rõ.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Thiên hà · Xem thêm »

Thiên thạch

Minh họa các pha về "meteoroid" vào khí quyển thành "meteor" nhìn thấy được, và là "meteorite" khi chạm bề mặt Trái đất. Willamette Meteorite là thiên thạch to nhất được tìm thấy ở Hoa Kỳ. Thiên thạch, theo nghĩa chữ Hán Việt là "đá trời", hiện nay trong tiếng Việt được dùng không thống nhất, để chỉ nhiều loại thiên thể với các bản chất hoàn toàn khác nhau.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Thiên thạch · Xem thêm »

Thiên văn học

Kính viễn vọng vũ trụ Hubble chụp Thiên văn học là việc nghiên cứu khoa học các thiên thể (như các ngôi sao, hành tinh, sao chổi, tinh vân, quần tinh, thiên hà) và các hiện tượng có nguồn gốc bên ngoài vũ trụ (như bức xạ nền vũ trụ).

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Thiên văn học · Xem thêm »

Thiên văn vô tuyến

Nhóm kính thiên văn vô tuyến chân đế dài. Thiên văn học vô tuyến là một phân ngành thiên văn trẻ, nghiên cứu các thiên thể thông qua bức xạ radio, trong đó ngạch thiên văn học vô tuyến thụ động ghi nhận bức xạ radio từ các thiên thể, trong khi thiên văn học vô tuyến chủ động phát bức xạ radio và đón nhận bức xạ phản vọng từ các thiên thể gần như Mặt Trời, Mặt Trăng, Sao Kim v.v. Các quá trình vật lý phát ra sóng radio rất khác biệt so với các quá trình vật lý phát ra ánh sáng trong những vùng quang phổ điện từ khác.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Thiên văn vô tuyến · Xem thêm »

Tinh vân

Tinh vân chòm sao Lạp Hộ nhìn từ kính viễn vọng không gian Hubble. Tinh vân (từ Hán Việt nghĩa là mây sao; tiếng Latinh: nebulae có nghĩa là "đám mây") là hỗn hợp của bụi, khí hydro, khí helium và plasma.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Tinh vân · Xem thêm »

Vũ trụ

Vũ trụ bao gồm mọi thành phần của nó cũng như không gian và thời gian.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Vũ trụ · Xem thêm »

Vết đen Mặt Trời

Vết đen Mặt Trời là các khu vực tối trên bề mặt Mặt Trời.

Mới!!: Thiên văn học nghiệp dư và Vết đen Mặt Trời · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »