Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Vật thể gần Trái Đất

Mục lục Vật thể gần Trái Đất

Tiểu hành tinh 4179 Toutatis là vật thể có khả năng gây nguy hiểm đã bay qua Trái Đất ở khoảng cách 2,3 lần quỹ đạo Mặt Trăng. Tiểu hành tinh Toutatis từ đài quan sát Paranal. Vật thể gần Trái Đất (NEO) là vật thể thuộc Hệ Mặt Trời mà quỹ đạo của nó mang nó đến gần Trái Đất.

16 quan hệ: Củng điểm quỹ đạo, Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản, Hệ Mặt Trời, Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu, NASA, Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực, Quốc hội Hoa Kỳ, Sao chổi, Suất phản chiếu, Thiên thạch, Thiết bị vũ trụ, Trái Đất, 25143 Itokawa, 4179 Toutatis, 433 Eros.

Củng điểm quỹ đạo

Cùng điểm quỹ đạo được ký hiệu bằng chữ '''P''' và chữ '''A''' trên quỹ đạo elíp của hình vẽ. Trong thiên văn học, một củng điểm quỹ đạo, gọi ngắn gọn là củng điểm (拱點) còn được một số từ điển viết là cùng điểm quỹ đạo, là một điểm trên quỹ đạo elíp của một thiên thể, đang chuyển động dưới lực hấp dẫn quanh một thiên thể khác, có khoảng cách đến khối tâm của hệ hai thiên thể đạt cực trị.

Mới!!: Vật thể gần Trái Đất và Củng điểm quỹ đạo · Xem thêm »

Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản

Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ (kanji: 宇宙航空研究開発機構, âm Hán Việt: Vũ trụ hàng không nghiên cứu khai phát cơ cấu, romaji: Uchū-Kōkū-Kenkyū-Kaihatsu-Kikō, tên giao dịch tiếng Anh: Japan Aerospace Exploration Agency, viết tắt là JAXA) của Nhật Bản được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 2003 là một pháp nhân hành chính độc lập có chức năng là nghiên cứu, phát triển, thám hiểm và khai thác tiềm năng vũ trụ.

Mới!!: Vật thể gần Trái Đất và Cơ quan nghiên cứu và phát triển hàng không vũ trụ Nhật Bản · Xem thêm »

Hệ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.

Mới!!: Vật thể gần Trái Đất và Hệ Mặt Trời · Xem thêm »

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America viết tắt là U.S. hoặc USA), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang.

Mới!!: Vật thể gần Trái Đất và Hoa Kỳ · Xem thêm »

Liên minh châu Âu

Liên minh châu Âu hay Liên hiệp châu Âu (tiếng Anh: European Union), cũng được gọi là Khối Liên Âu, viết tắt là EU, là liên minh kinh tế – chính trị bao gồm 28 quốc gia thành viên thuộc châu Âu.

Mới!!: Vật thể gần Trái Đất và Liên minh châu Âu · Xem thêm »

NASA

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ hay Cơ quan Hàng không và Không gian Hoa Kỳ, tên đầy đủ tiếng Anh là National Aeronautics and Space Administration (Cục Quản trị Không Gian và Hàng Không Quốc gia), viết tắt là NASA, cũng được gọi là Cơ quan Không gian Hoa Kỳ là cơ quan chính phủ liên bang Hoa Kỳ có trách nhiệm thực thi chương trình thám hiểm không gian và nghiên cứu ngành hàng không.

Mới!!: Vật thể gần Trái Đất và NASA · Xem thêm »

Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực

Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (tiếng Anh - Jet Propulsion Laboratory, viết tắt JPL) là một trung tâm nghiên cứu và phát triển được tài trợ bởi chính phủ liên bang (Hoa Kỳ), đồng thời là một trung tâm chuyên sâu về lĩnh vực sức đẩy phản lực của NASA nằm ở Pasadena, California.

Mới!!: Vật thể gần Trái Đất và Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực · Xem thêm »

Quốc hội Hoa Kỳ

Quốc hội Hoa Kỳ (tiếng Anh: United States Congress) là cơ quan lập pháp của Chính quyền Liên bang Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.

Mới!!: Vật thể gần Trái Đất và Quốc hội Hoa Kỳ · Xem thêm »

Sao chổi

Sao chổi West, với đuôi bụi màu trắng và đuôi khí màu xanh lam, bay trên bầu trời vào tháng 3 năm 1976. Sao chổi là một thiên thể gần giống một tiểu hành tinh nhưng không cấu tạo nhiều từ đất đá, mà chủ yếu là băng.

Mới!!: Vật thể gần Trái Đất và Sao chổi · Xem thêm »

Suất phản chiếu

Suất phản chiếu của ánh sáng Mặt Trời với nhiều điều kiện bề mặt khác nhau. Suất phản chiếu hay suất phản xạ (tiếng Anh: albedo) là khái niệm liên quan đến hiện tượng "phản xạ khuếch tán" (diffuse reflection) hoặc công suất phản xạ của bề mặt.

Mới!!: Vật thể gần Trái Đất và Suất phản chiếu · Xem thêm »

Thiên thạch

Minh họa các pha về "meteoroid" vào khí quyển thành "meteor" nhìn thấy được, và là "meteorite" khi chạm bề mặt Trái đất. Willamette Meteorite là thiên thạch to nhất được tìm thấy ở Hoa Kỳ. Thiên thạch, theo nghĩa chữ Hán Việt là "đá trời", hiện nay trong tiếng Việt được dùng không thống nhất, để chỉ nhiều loại thiên thể với các bản chất hoàn toàn khác nhau.

Mới!!: Vật thể gần Trái Đất và Thiên thạch · Xem thêm »

Thiết bị vũ trụ

Tàu ''Discovery'' của NASA phóng lên vào ngày 26 tháng 7 năm 2005 Thiết bị vũ trụ (spacecraft; космический аппарат) là tên gọi chung của các thiết bị với chức năng là thực hiện nhiều bài toán khác nhau về không gian vũ trụ, tiến hàng nghiên cứu các công việc khác nhau trên bề mặt của những thiên thể khác nhau.

Mới!!: Vật thể gần Trái Đất và Thiết bị vũ trụ · Xem thêm »

Trái Đất

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.

Mới!!: Vật thể gần Trái Đất và Trái Đất · Xem thêm »

25143 Itokawa

25143 Itokawa (イトカワ) là một tiểu hành tinh Apollo và tiểu hành tinh bay qua Sao Hỏa.

Mới!!: Vật thể gần Trái Đất và 25143 Itokawa · Xem thêm »

4179 Toutatis

4179 Toutatis/1989 AC là một tiểu hành tinh trong nhóm Apollo, nhóm Alinda, và tiểu hành tinh bay qua quỹ đạo Sao Hỏa.

Mới!!: Vật thể gần Trái Đất và 4179 Toutatis · Xem thêm »

433 Eros

433 Eros là một tiểu hành tinh gần Trái Đất (NEA) được phát hiện năm 1898, và là tiểu hành tinh đầu tiên được quay quanh quỹ đạo bởi một tàu thăm dò (năm 2000).

Mới!!: Vật thể gần Trái Đất và 433 Eros · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Thiên thể gần Trái Đất, Tiểu hành tinh gần Trái Đất.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »