Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008

Mục lục Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008

Các ngăn hàng rỗng tại một siêu thị Trung Quốc do vụ sữa nhiễm bẩn Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 là một vụ bê bối về an toàn thực phẩm xảy ta tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó sữa và sữa bột trẻ em đã bị lẫn hóa chất melamine.

34 quan hệ: Associated Press, Đài truyền hình trung ương Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc, Bắc Kinh, Bộ Y tế (Việt Nam), Công ty, Hóa chất, Helen Clark, Lotte, Melamin, Nông dân, Nestlé, New Zealand, Nitơ, Protein, Quan hệ công chúng, Sỏi thận, Sữa công thức, South China Morning Post, Suy thận, Tân Hoa Xã, Tập đoàn Tam Lộc, Tổ chức Y tế Thế giới, Tham nhũng, Thành phố Hồ Chí Minh, Thế vận hội Mùa hè 2008, The Daily Telegraph, The Times, The Wall Street Journal, Trung Quốc, Tuổi Trẻ (báo), Vụ bê bối, Vệ sinh an toàn thực phẩm, 22 tháng 9.

Associated Press

Tòa nhà Associated Press tại Thành phố New York Associated Press (tiếng Anh của "Liên đoàn Báo chí", viết tắt AP), là một thông tấn xã của Hoa Kỳ lớn nhất trên thế giới.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Associated Press · Xem thêm »

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc

Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (trước đây là Đài truyền hình Bắc Kinh) (thường được viết tắt là CCTV (Chữ Hán giản thể:中国中央电视台); bính âm: Zhongguó Zhongyang Dianshitai; phiên âm: Trung Quốc Trung ương điện thị đài; Tiếng Anh: China Central Television) là đài truyền hình phát sóng chủ yếu tại Trung Quốc đại lục, có trụ sở tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Ban đầu tương đương một bộ phận nhỏ trực thuộc giữa Chính phủ Trung Quốc và Cục Phát thanh, Điện ảnh, và Truyền hình, có nội dung đăng tải phụ thuộc và phục vụ cho chính quyền Trung Quốc. CCTV có mạng lưới 50 kênh phát sóng các chương trình khác nhau và có thể truy cập được tới hơn một tỷ người xem. Tin tức của Đài được biên tập bởi Bộ Tuyên truyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Hầu hết chương trình là sự pha trộn giữa hài kịch và bi kịch sân khấu, tồn tại chủ yếu trong sân khấu chương hồi của Trung Quốc. Giống như nhiều phương tiên truyền thông tại Trung Quốc, CCTV bị cắt giảm trợ cấp Nhà nước đột ngột vào những năm 1990, và buộc phải tìm hướng đi cần thiết nhằm cân bằng giữa nội dung tuyên truyền và những nội thực dụng hấp dẫn khán giả, để có thể kinh doanh quảng cáo thương mại. Trong việc thu hút khán giả, CCTV cũng bị những Đài Truyền hình địa phương cạnh tranh. Những Đài Truyền hình này cũng nỗ lực tăng tính hấp dẫn của chương trình để có thể cạnh tranh với CCTV.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Đài truyền hình trung ương Trung Quốc · Xem thêm »

Đảng Cộng sản Trung Quốc

Đảng Cộng sản Trung Quốc (tiếng Hoa giản thể: 中国共产党; tiếng Hoa phồn thể: 中國共産黨; bính âm: Zhōngguó Gòngchǎndǎng; Hán-Việt: Trung Quốc Cộng sản Đảng) là chính đảng lãnh đạo nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hiện nay.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Đảng Cộng sản Trung Quốc · Xem thêm »

Bắc Kinh

Bắc Kinh, là thủ đô của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và là một trong số các thành phố đông dân nhất thế giới với dân số là 20.693.000 người vào năm 2012.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Bắc Kinh · Xem thêm »

Bộ Y tế (Việt Nam)

Bộ Y tế Việt Nam là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bao gồm các lĩnh vực: y tế dự phòng, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, y học cổ truyền, thuốc phòng chữa bệnh cho người, mỹ phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, an toàn vệ sinh thực phẩm và trang thiết bị y tế; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc Bộ quản lý theo quy định của pháp luật.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Bộ Y tế (Việt Nam) · Xem thêm »

Công ty

Công ty (chữ Hán: 公司) là một trong những phát minh thể chế quan trọng nhất của loài người.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Công ty · Xem thêm »

Hóa chất

Hơi và nước lỏng là hai dạng khác nhau của cùng một chất, nước. Trong hóa học, hóa chất hoặc chất hóa học là một dạng của vật chất mà có hợp chất và đặc tính hóa học không đổi.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Hóa chất · Xem thêm »

Helen Clark

Helen Elizabeth Clark, ONZ SSI (sinh ngày 26 tháng 2 năm 1950) là một chính trị gia New Zealand, từng là Thủ tướng Chính phủ lần thứ 37 của New Zealand phục vụ ba nhiệm kỳ liên tiếp 1999-2008.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Helen Clark · Xem thêm »

Lotte

Lotte Co., Ltd. là một tập đoàn đa quốc gia về thực phẩm và mua sắm có trụ sở tại Hàn Quốc và Nhật Bản.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Lotte · Xem thêm »

Melamin

Melamin là một bazơ hợp chất hữu cơ|hữu cơ ít tan trong nước có công thức hóa học là C3H6N6, danh pháp theo IUPAC là 1,3,5-triazine-2,4,6-triamine.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Melamin · Xem thêm »

Nông dân

Một nông dân ở Việt Nam Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Nông dân · Xem thêm »

Nestlé

Nestlé S.A. hay Société des Produits Nestlé S.A. là công ty thực phẩm và giải khát lớn nhất thế giới, có trụ sở chính đặt tại Vevey, Thụy Sĩ.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Nestlé · Xem thêm »

New Zealand

New Zealand (phiên âm tiếng Việt: Niu Di-lân; phát âm tiếng Anh:; tiếng Māori: Aotearoa) hay Tân Tây Lanlà một đảo quốc tại khu vực tây nam của Thái Bình Dương.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và New Zealand · Xem thêm »

Nitơ

Nitơ (từ gốc "Nitro") là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn các nguyên tố có ký hiệu N và số nguyên tử bằng 7, nguyên tử khối bằng 14.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Nitơ · Xem thêm »

Protein

nhóm hem (màu xám) liên kết với một phân tử ôxy (đỏ). Protein (phát âm tiếng Anh:, phát âm tiếng Việt: prô-tê-in, còn gọi là chất đạm) là những phân tử sinh học, hay đại phân tử, chứa một hoặc nhiều mạch dài của các nhóm axit amin.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Protein · Xem thêm »

Quan hệ công chúng

Quan hệ công chúng (tiếng Anh: public relations, viết tắt là PR) là việc một cơ quan tổ chức hay doanh nghiệp chủ động quản lý các quan hệ giao tiếp cộng đồng để tạo dựng và giữ gìn một hình ảnh tích cực của mình.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Quan hệ công chúng · Xem thêm »

Sỏi thận

Sỏi thận hay sạn thận, sỏi đường tiết niệu là một hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Sỏi thận · Xem thêm »

Sữa công thức

Sữa công thức Các sản phẩm sữa công thức trên thị trường Sữa công thức hay còn gọi là sữa bột trẻ em là các loại sữa được sản xuất dành riêng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 12 tháng tuổi trong đó thành phần mô phỏng công thức hóa học của sữa mẹ và dùng để thay thế hoàn toàn hoặc một phần cho sữa mẹ Sữa công thức cũng có thể được hiểu là những loại thực phẩm (nghĩa rộng) dành cho những đứa trẻ thường chuẩn bị cho bú bình hoặc ăn thức ăn từ bột (trộn với nước) hoặc chất lỏng (có hoặc không có nước bổ sung), đây là một thực phẩm mà dành sử dụng chế độ ăn uống đặc biệt chỉ như một loại thức ăn cho trẻ sơ sinh.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Sữa công thức · Xem thêm »

South China Morning Post

South China Morning Post (viết tắt: SCMP;, còn được dịch là Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng) là một nhật báo tiếng Anh xuất bản tại Hồng Kông, thuộc quyền sở hữu của SCMP Group.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và South China Morning Post · Xem thêm »

Suy thận

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, chủ yếu là chức năng bài tiết chất thải của cơ thể sau quá trình chuyển hóa, ngoài ra, đối với nhiều trường hợp suy thận, đặc biệt là suy thận mạn, các chức năng khác của thận bị suy giảm nghiêm trọng như điều hòa dịch, điện giải, toan kiềm, kích thích tạo máu, tổng hợp vitamin D,...

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Suy thận · Xem thêm »

Tân Hoa Xã

Tân Hoa Xã (tiếng Hán: 新華社, tiếng Anh: Xinhua News Agency) là hãng thông tấn chính thức của chính phủ Trung Quốc và là trung tâm thu thập thông tin lớn nhất, cơ quan ngôn luận lớn nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Tân Hoa Xã · Xem thêm »

Tập đoàn Tam Lộc

Tập đoàn Tam Lộc (tiếng Trung Quốc: 三鹿集团; tên giao dịch tiếng Anh: SanLu Group) từng là tập đoàn sản xuất và kinh doanh sữa đứng thứ 3 ở Trung Quốc trong đó tập đoàn sữa Fonterra, một công ty sữa của New Zealand sở hữu 43% cổ phần.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Tập đoàn Tam Lộc · Xem thêm »

Tổ chức Y tế Thế giới

Tổ chức Y tế Thế giới viết tắt WHO (tiếng Anh: World Health Organization) hoặc OMS (tiếng Pháp: Organisation mondiale de la santé) là một cơ quan của Liên Hiệp Quốc, WHO đóng vai trò thẩm quyền điều phối các vấn đề sức khỏe và y tế cộng đồng trên bình diện quốc tế, WHO tham gia giúp đỡ các quốc gia thành viên, WHO cung cấp những thông tin chính xác, những địa chỉ đáng tin cậy trên lĩnh vực sức khỏe con người, WHO sẽ đứng ra để giải quyết những vấn đề cấp bách về sức khỏe cộng đồng và dịch bệnh của con người.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Tổ chức Y tế Thế giới · Xem thêm »

Tham nhũng

Bản đồ về mức độ tham nhũng tại các quốc gia trên thế giới - màu đỏ chỉ mức độ trầm trọng theo các báo cáo năm 2010 Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), tham nhũng là lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Tham nhũng · Xem thêm »

Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh (vẫn còn phổ biến với tên gọi cũ là Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam về dân số và kinh tế, đứng thứ hai về diện tích, đồng thời cũng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Thành phố Hồ Chí Minh · Xem thêm »

Thế vận hội Mùa hè 2008

Thế vận hội Mùa hè 2008, tên chính thức là Thế vận hội Mùa hè thứ XXIX, là một sự kiện thể thao quốc tế quan trọng diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) từ ngày 8 (riêng môn bóng đá bắt đầu thi đấu từ ngày 6 tháng 8) đến 24 tháng 8 năm 2008.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Thế vận hội Mùa hè 2008 · Xem thêm »

The Daily Telegraph

The Daily Telegraph là một nhật báo khổ rộng phát hành buổi sáng hàng ngày tại Vương quốc Anh và nhiều quốc gia khác.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và The Daily Telegraph · Xem thêm »

The Times

The Times là nhật báo quốc gia được xuất bản hàng ngày ở Vương quốc Anh từ năm 1785, và được xuất bản dưới tên The Times (tiếng Anh của "Thời báo") từ năm 1788; nó là "Thời báo" đầu tiên.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và The Times · Xem thêm »

The Wall Street Journal

The Wall Street Journal (WSJ) là một nhật báo có ảnh hưởng lớn trên thế giới, xuất bản tại Thành phố New York, tiểu bang New York với lượng phát hành trung bình trên 2 triệu bản mỗi ngày trên toàn thế giới (trong năm 2006).

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và The Wall Street Journal · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Trung Quốc · Xem thêm »

Tuổi Trẻ (báo)

Tuổi Trẻ là cơ quan ngôn luận của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh và đã phát triển thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện, gồm các ấn bản: nhật báo Tuổi Trẻ, tuần báo Tuổi Trẻ Cuối Tuần, bán nguyệt san Tuổi Trẻ Cười, báo điện tử Tuổi Trẻ Online và báo điện tử tiếng Anh Tuoi Tre News.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Tuổi Trẻ (báo) · Xem thêm »

Vụ bê bối

Vụ bê bối (gốc tiếng Pháp scandale, tiếng Anh: scandal, phiên âm tiếng Việt: xì-căng-đan) là những việc làm dư luận quan tâm, nhưng phần lớn là phẫn n. Một vụ bê bối có thể tự nó phát sinh khách quan theo thực tế của người trong cuộc hoặc nó chính là sản phẩm theo ý đồ của người trong cuộc hoặc pha trộn của cả hai.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Vụ bê bối · Xem thêm »

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Thực phẩm tươi sạch Vệ sinh an toàn thực phẩm hay an toàn thực phẩm hiểu theo nghĩa hẹp là một môn khoa học dùng để mô tả việc xử lý, chế biến, bảo quản và lưu trữ thực phẩm bằng những phương pháp phòng ngừa, phòng chống bệnh tật do thực phẩm gây ra.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và Vệ sinh an toàn thực phẩm · Xem thêm »

22 tháng 9

Ngày 22 tháng 9 là ngày thứ 265 (266 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Vụ bê bối sữa Trung Quốc năm 2008 và 22 tháng 9 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Bê bối sữa Trung Quốc, Scandal sữa Trung Quốc, Scandal sữa Trung Quốc 2008, Sữa nhiễm melamine, Sữa độc Trung Quốc, Vụ bê bối sữa Trung Quốc 2008, Vụ bê bối sữa ở Trung Quốc năm 2008, Vụ khủng hoảng Melamine.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »