Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Phế Đế

Mục lục Phế Đế

Phế Đế (chữ Hán: 廢帝) là một danh từ, thường dùng như một cách gọi của Hoàng đế các nước Đông Á đã bị phế truất.

48 quan hệ: Đông Á, Đinh Phế Đế, Bắc Ngụy Tiết Mẫn Đế, Bắc Tề Phế Đế, Chữ Hán, Chu Hữu Khuê, Danh từ, Duy Tân, Hậu Chúa, Hiệp Hòa, Hoàn Nhan Doãn Tế, Hoàn Nhan Lượng, Hoàng đế, Lê Đế Duy Phường, Lý Kỳ, Lý Tòng Kha, Lưu Tống Hậu Phế Đế, Lưu Tống Tiền Phế Đế, Mạt Chủ, Miếu hiệu, Nghiêu Đế (tôn hiệu), Nguyên Diệp, Nguyên Lãng (Bắc Ngụy), Nhật Bản, Phù Sinh, Phế Vương, Tào Phương, Tây Ngụy Phế Đế, Tôn Lượng, Tấn Phế Đế, Thành Thái, Thác Bạt Dư, Thạch Giám (Hậu Triệu), Thạch Hoằng, Thạch Thế, Thạch Tuân, Thụy hiệu, Thiên hoàng Chūkyō, Thiên hoàng Junnin, Thiếu Đế, Tiêu Bảo Quyển, Tiêu Chiêu Nghiệp, Tiêu Chiêu Văn, Trần Phế Đế, Trần Phế Đế (Trung Quốc), Trung Quốc, Việt Nam, Xuất Đế.

Đông Á

Đại Đông Á, Đông Á hoặc đôi khi Viễn Đông là những thuật ngữ mô tả một khu vực của châu Á có thể được định nghĩa theo các thuật ngữ địa lý hay văn hóa.

Mới!!: Phế Đế và Đông Á · Xem thêm »

Đinh Phế Đế

Đinh Phế Đế (chữ Hán: 丁廢帝; 974 – 1001) còn gọi là Đinh Đế Toàn, là vị hoàng đế thứ hai và cũng là vị hoàng đế cuối cùng của triều đại nhà Đinh, trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Phế Đế và Đinh Phế Đế · Xem thêm »

Bắc Ngụy Tiết Mẫn Đế

Bắc Ngụy Tiết Mẫn Đế (498 – 21/6/532), cũng gọi là Tiền Phế Đế (前廢帝), hay còn được gọi với tước hiệu trước khi lên ngôi là Quảng Lăng vương (廣陵王), tên húy là Nguyên Cung, tên tự Tu Nghiệp (脩業), là hoàng đế thứ 13 có thời gian trị vì ngắn ngủi của triều đại Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Bắc Ngụy Tiết Mẫn Đế · Xem thêm »

Bắc Tề Phế Đế

Bắc Tề Phế Đế (chữ Hán: 北齊廢帝Bắc Tề trong lịch sử Trung Quốc. Ông là con trai cả của hoàng đế khai quốc là Văn Tuyên Đế Cao Dương, và đăng cơ sau khi cha qua đời vào năm 559. Tuy nhiên, do ông còn nhỏ tuổi, các quan trong triều đã tranh giành quyền lực, và vào năm 560, thúc phụ của Phế Đế là Thường Sơn vương Cao Diễn đã sát hại Dương Âm và đoạt lấy quyền lực, và ngay sau đó đã phế truất Cao Ân và đoạt lấy ngai vàng, trở thành Hiếu Chiêu Đế. Năm 561, lo sợ trước hậu hoạn một khi Phế Đế lại lên ngôi, Hiếu Chiêu Đế đã bí mật giết chết Phế Đế.

Mới!!: Phế Đế và Bắc Tề Phế Đế · Xem thêm »

Chữ Hán

Từ "Hán tự" được viết bằng chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Chữ Hán · Xem thêm »

Chu Hữu Khuê

Chu Hữu Khuê (888?- 27 tháng 3 năm 913), tiểu tự Diêu Hỉ (遙喜) là một vị hoàng đế có thời gian trị vì ngắn ngủi của triều Hậu Lương thời Ngũ Đại Thập Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Chu Hữu Khuê · Xem thêm »

Danh từ

Danh từ là những từ chỉ người, sinh vật, sự vật, sự việc, khái niệm, hiện tượng,...

Mới!!: Phế Đế và Danh từ · Xem thêm »

Duy Tân

Duy Tân (chữ Hán: 維新; 19 tháng 9 năm 1900 – 26 tháng 12 năm 1945), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh San (阮福永珊), là vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn, ở ngôi từ năm 1907 đến năm 1916), sau vua Thành Thái. Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông dần dần khẳng định thái độ bất hợp tác với Pháp. Năm 1916, lúc ở Âu châu có cuộc Đại chiến, ông bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội như Thái Phiên, Trần Cao Vân, ông dự định khởi nghĩa. Dự định thất bại và Duy Tân bị bắt ngày 6 tháng 5 và đến ngày 3 tháng 11 năm 1916 ông bị đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương. Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) ông gia nhập quân Đồng Minh chống phát xít Đức. Ngày 26 tháng 12 năm 1945, ông mất vì tai nạn máy bay ở Cộng hoà Trung Phi, hưởng dương 45 tuổi. Ngày 24 tháng 4 năm 1987, thi hài ông được đưa từ đảo Réunion về Việt Nam, rồi đưa về an táng tại Lăng Dục Đức, Huế cạnh lăng mộ vua cha Thành Thái. Ông không có miếu hiệu.

Mới!!: Phế Đế và Duy Tân · Xem thêm »

Hậu Chúa

Hậu Chủ (chữ Hán: 后主) hay Hậu Chúa là tôn hiệu (thay thế thụy hiệu) của những vị vua cuối cùng trong một số triều đại phong kiến trong lịch sử Việt Nam và lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Hậu Chúa · Xem thêm »

Hiệp Hòa

Hiệp Hòa (chữ Hán: 協和; 1 tháng 11 năm 1847 – 29 tháng 11 năm 1883), tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Dật (阮福洪佚), là vị Hoàng đế thứ sáu của triều đại nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Phế Đế và Hiệp Hòa · Xem thêm »

Hoàn Nhan Doãn Tế

Hoàn Nhan Vĩnh Tế (chữ Hán: 完颜永济, 1168?—11 tháng 9, 1213), vốn tên là Hoàn Nhan Doãn Tế (完颜允济), tên tự là Hưng Thắng (興勝), là hoàng đế thứ 7 của nhà Kim trong lịch sử Trung Quốc, Ông tại vị trong 5 năm (29/12/1208 – 11/9/1213).

Mới!!: Phế Đế và Hoàn Nhan Doãn Tế · Xem thêm »

Hoàn Nhan Lượng

Hoàn Nhan Lượng (chữ Hán: 完顏亮, 24 tháng 2 năm 1122 - 15 tháng 12 năm 1161), tên Nữ Chân là Hoàn Nhan Địch Cổ Nãi (完顏迪古乃), tên tự Nguyên Công (元功),Kim sử, quyển 5.

Mới!!: Phế Đế và Hoàn Nhan Lượng · Xem thêm »

Hoàng đế

Hoàng đế (chữ Hán: 皇帝, tiếng Anh: Emperor, La Tinh: Imperator) là tước vị tối cao của một vị vua (nam), thường là người cai trị của một Đế quốc.

Mới!!: Phế Đế và Hoàng đế · Xem thêm »

Lê Đế Duy Phường

Lê Duy Phường (1709 – 1735) hay Vĩnh Khánh đế hoặc Hôn Đức công, là vị hoàng đế thứ 12 của nhà Lê trung hưng trong lịch sử Việt Nam.

Mới!!: Phế Đế và Lê Đế Duy Phường · Xem thêm »

Lý Kỳ

Lý Kỳ có thể là.

Mới!!: Phế Đế và Lý Kỳ · Xem thêm »

Lý Tòng Kha

Lý Tòng Kha (11 tháng 2 năm 885 – 11 tháng 1 năm 937), sử gọi là Hậu Đường Mạt Đế (後唐末帝) hay Hậu Đường Phế Đế (後唐廢帝) là hoàng đế cuối cùng của triều Hậu Đường thời Ngũ Đại Thập Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Lý Tòng Kha · Xem thêm »

Lưu Tống Hậu Phế Đế

Lưu Tống Hậu Phế Đế (chữ Hán: 劉宋後廢帝; 463–477), tên húy là Lưu Dục, tên tự Đức Dung (德融), biệt danh Huệ Chấn (慧震), là một hoàng đế của triều đại Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc. Trong thời gian trị vì của mình, ông chỉ là một cậu bé, song đã thể hiện thói hung bạo và độc đoán, và đến năm 477 ông đã bị tướng Tiêu Đạo Thành sát hại. Tiêu Đạo Thành sau đó lập một người em trai của Tiền Phế Đế là Lưu Chuẩn làm hoàng đế, song đã đoạt lấy ngai vàng vào năm 479, chấm dứt triều Lưu Tống và mở ra triều Nam Tề.

Mới!!: Phế Đế và Lưu Tống Hậu Phế Đế · Xem thêm »

Lưu Tống Tiền Phế Đế

Lưu Tống Tiền Phế Đế (chữ Hán: 劉宋前廢帝; 25 tháng 2, 449 – 1 tháng 1, 465), tên húy là Lưu Tử Nghiệp (劉子業), biểu tự Pháp Sư (法師), là Hoàng đế thứ 6 của triều Lưu Tống trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Lưu Tống Tiền Phế Đế · Xem thêm »

Mạt Chủ

Mạt Chủ (chữ Hán: 末主) hay Mạt Chúa là tôn hiệu mà các sử gia đời sau đặt cho một số vị vua mất nước trong lịch sử Trung Quốc, tương tự như Mạt Đế.

Mới!!: Phế Đế và Mạt Chủ · Xem thêm »

Miếu hiệu

Miếu hiệu (chữ Hán: 廟號) là tên hiệu dùng trong tông miếu dành cho các vị quân chủ sau khi họ đã qua đời, đây là một dạng kính hiệu khá đặc trưng của nền quân chủ Đông Á đồng văn, gồm Trung Quốc, Triều Tiên và Việt Nam.

Mới!!: Phế Đế và Miếu hiệu · Xem thêm »

Nghiêu Đế (tôn hiệu)

Nghiêu Đế (chữ Hán: 堯帝) là tôn hiệu gọi tắt của một số vị Thái thượng hoàng đời nhà Trần ở Việt Nam.

Mới!!: Phế Đế và Nghiêu Đế (tôn hiệu) · Xem thêm »

Nguyên Diệp

Nguyên Diệp (?-532), tên tự Hoa Hưng (華興), biệt danh Bồn Tử (盆子), thường được gọi là Trường Quảng vương (長廣王), là vị hoàng đế thứ 12, có thời gian cai trị ngắn ngủi của triều đại Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Nguyên Diệp · Xem thêm »

Nguyên Lãng (Bắc Ngụy)

Nguyên Lãng (513–532), tên tự Trọng Triết (仲哲), thường được biết đến với tước hiệu trước khi lên ngôi là An Định vương (安定王), vào một số thời điểm được gọi là Hậu Phế Đế (後廢帝), là hoàng đế thứ 14, cũng là áp chót, có thời gian trị vì ngắn ngủi của triều đại Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Nguyên Lãng (Bắc Ngụy) · Xem thêm »

Nhật Bản

Nhật Bản (日本 Nippon hoặc Nihon; tên chính thức hoặc Nihon-koku, "Nhật Bản Quốc") là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam.

Mới!!: Phế Đế và Nhật Bản · Xem thêm »

Phù Sinh

Phù Sinh (335–357), tên ban đầu là Bồ Sinh (蒲生), tên tự Trường Sinh (長生), là một hoàng đế của nước Tiền Tần trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Phù Sinh · Xem thêm »

Phế Vương

Phế Vương (chữ Hán: 廢王) là tôn hiệu của một số vị quân chủ bị phế trừ ngôi vị, cũng như Phế Đế đều do các sử gia đời sau đặt cho họ.

Mới!!: Phế Đế và Phế Vương · Xem thêm »

Tào Phương

Tào Phương (chữ Hán: 曹芳; 232–274; cai trị: 239 – 254), tên tự là Lan Khanh (蘭卿), là hoàng đế thứ ba của nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Tào Phương · Xem thêm »

Tây Ngụy Phế Đế

Tây Ngụy Phế Đế (西魏廢帝) (525-554), tên húy là Nguyên Khâm (元欽), là một hoàng đế của triều đại Tây Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Tây Ngụy Phế Đế · Xem thêm »

Tôn Lượng

Tôn Lượng (chữ Hán: 孫亮, bính âm: Sun Liang (243 - 260) tự là Tử Minh (子明), là vị hoàng đế thứ hai của nhà Đông Ngô trong thời kỳ Tam Quốc của lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Tôn Lượng · Xem thêm »

Tấn Phế Đế

Tấn Phế Đế ((342 – 23 tháng 11 năm 386), tên thật là Tư Mã Dịch (司馬奕), tên tự Diên Linh (延齡), là một Hoàng đế Đông Tấn trong lịch sử Trung Quốc. Ông là em trai cùng bố mẹ của Tấn Ai Đế và sau đó bị tướng Hoàn Ôn phế truất. Tước hiệu ông thường được gọi, "Phế Đế", không phải là thụy hiệu mà dùng để biểu thị rằng ông là vị hoàng đế bị phế bỏ. Ông cũng thường được biết đến với tước hiệu sau khi bị phế là Hải Tây công (海西公).

Mới!!: Phế Đế và Tấn Phế Đế · Xem thêm »

Thành Thái

Thành Thái (chữ Hán: 成泰, 14 tháng 3 năm 1879 – 20 tháng 3 năm 1954), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Lân (阮福寶嶙), là vị Hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907.

Mới!!: Phế Đế và Thành Thái · Xem thêm »

Thác Bạt Dư

Thác Bạt Dư (? - 452), gọi theo thụy hiệu là Nam An Ẩn Vương (南安隱王), là hoàng đế thứ tư của Bắc Ngụy, trị vì trong một thời gian ngắn ngủi của triều Bắc Ngụy trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Thác Bạt Dư · Xem thêm »

Thạch Giám (Hậu Triệu)

Thạch Giám (石鑒, Shí Jiàn) (?-350), tên tự Đại Lang (大郎) là một hoàng đế trị vì trong 103 ngày của nước Hậu Triệu trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Thạch Giám (Hậu Triệu) · Xem thêm »

Thạch Hoằng

Thạch Hoằng (石弘, Shí Hóng) (313–334), tên tự Đại Nhã (大雅), là một hoàng đế của nước Hậu Triệu trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Thạch Hoằng · Xem thêm »

Thạch Thế

Thạch Thế (石世, Shí Shì) (339–349) là vị hoàng đế tại vị trong 33 ngày cua nước Hậu Triệu trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Thạch Thế · Xem thêm »

Thạch Tuân

Thạch Tuân (石遵, Shí Zūn) (?-349) là một vị hoàng đế trị vì trong 183 ngày của nước Hậu Triệu trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Thạch Tuân · Xem thêm »

Thụy hiệu

Thuỵ hiệu (chữ Hán: 諡號), còn gọi là hiệu bụt hoặc tên hèm theo ngôn ngữ Việt Nam, là một dạng tên hiệu sau khi qua đời trong văn hóa Đông Á đồng văn gồm Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Thụy hiệu · Xem thêm »

Thiên hoàng Chūkyō

Chūkyō (仲恭 Chukyo-Tenno ?) (30 tháng 10 năm 1218 - ngày 18 tháng 6 năm 1234) là Thiên hoàng thứ 85 của Nhật Bản theo danh sách kế thừa truyền thống.

Mới!!: Phế Đế và Thiên hoàng Chūkyō · Xem thêm »

Thiên hoàng Junnin

là thiên hoàng thứ 47 của Nhật Bản theo truyền thống thứ tự kế thừa ngôi vua.

Mới!!: Phế Đế và Thiên hoàng Junnin · Xem thêm »

Thiếu Đế

Thiếu Đế (chữ Hán) là cách gọi của một số vị Hoàng đế Đông Á bị phế truất khi còn nhỏ tuổi, tương đương có Phế Đế, Thương Đế, Mạt Đế, Mạt Chủ, Hậu Chủ.

Mới!!: Phế Đế và Thiếu Đế · Xem thêm »

Tiêu Bảo Quyển

Tiêu Bảo Quyển (483–501), tên lúc mới sinh là Tiêu Minh Hiền (蕭明賢), thường được biết đến với tước hiệu sau khi bị phế là Đông Hôn hầu (東昏侯), tên tự Trí Tàng (智藏), là vị vua thứ 6 của triều Nam Tề trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Tiêu Bảo Quyển · Xem thêm »

Tiêu Chiêu Nghiệp

Tiêu Chiêu Nghiệp (473–494), tên tự Nguyên Thượng (元尚), biệt danh Pháp Thân (法身), là vị vua thứ 3 của triều đại Nam Tề trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Tiêu Chiêu Nghiệp · Xem thêm »

Tiêu Chiêu Văn

Tiêu Chiêu Văn (480–494), gọi theo thụy hiệu là Hải Lăng Cung vương (海陵恭王), tên tự Quý Thượng (季尚), là vị vua thứ tư của triều Nam Tề trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Tiêu Chiêu Văn · Xem thêm »

Trần Phế Đế

Trần Phế Đế có thể là một trong những vị vua sau.

Mới!!: Phế Đế và Trần Phế Đế · Xem thêm »

Trần Phế Đế (Trung Quốc)

Trần Phế Đế (chữ Hán: 陳廢帝; 554? đoạn 1 chép rằng: 梁承聖三年五月庚寅生 (Lương Thừa Thánh tam niên ngũ nguyệt Canh Dần sinh) nhưng đoạn 32 lại chép rằng: 太建二年四月薨,時年十九 (Thái Kiến nhị niên tứ nguyệt hoăng, thì niên thập cửu, suy ra ông phải sinh năm 552.)- 570), tên húy Trần Bá Tông (陳伯宗), tên tự Phụng Nghiệp (奉業), tiểu tự Dược Vương (藥王), là một hoàng đế của triều đại Trần trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Phế Đế và Trần Phế Đế (Trung Quốc) · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Phế Đế và Trung Quốc · Xem thêm »

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Mới!!: Phế Đế và Việt Nam · Xem thêm »

Xuất Đế

Xuất Đế (chữ Hán: 出帝) là thụy hiệu của một số vị quân chủ ở Trung Quốc và Việt Nam, cũng như Xuất Công, những vị quân chủ này thường gặp phải kết cục bị trục xuất khỏi tổ quốc.

Mới!!: Phế Đế và Xuất Đế · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »