Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Hội đồng Olympic châu Á

Mục lục Hội đồng Olympic châu Á

Hội đồng Olympic châu Á (OCA) là một tổ chức điều hành các hoạt động thể thao tại châu Á, với 45 thành viên thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ.

24 quan hệ: Đông Timor, Đại hội Thể thao Đông Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á, Đại hội Thể thao châu Á, Đại hội Thể thao Giới trẻ châu Á, Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á, Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á, Đại hội Thể thao Trong nhà và Võ thuật châu Á, Đại hội Thể thao Võ thuật châu Á 2009, Đại hội Thể thao Viễn Đông, Ủy ban Olympic quốc gia, Ủy ban Olympic Quốc tế, Ủy ban Olympic Việt Nam, Bảng mã IOC, Châu Á, Hội đồng Olympic châu Á, Kuwait, Ma Cao, Nhật Bản, Thành phố Kuwait, Thế vận hội, Tiếng Anh, Trung Quốc.

Đông Timor

Đông Timor (tiếng Việt: Đông Ti-mo) cũng được gọi là Timor-Leste (từ tiếng Malaysia timor và tiếng Bồ Đào Nha leste, đều có nghĩa là "phía đông", phiên âm Tiếng Việt: Ti-mo Lex-te), tên đầy đủ: Cộng hòa Dân chủ Đông Timor, là quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm nửa phía Đông của đảo Timor, những đảo lân cận gồm Atauro và Jaco và Oecussi-Ambeno, một phần nằm ở phía Tây Bắc của đảo, trong Tây Timor của Indonesia.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Đông Timor · Xem thêm »

Đại hội Thể thao Đông Á

Đại hội Thể thao Đông Á là một sự kiện thể thao được tổ chức bởi Hiệp hội Đại hội Thể thao Đông Á (EAGA) mỗi bốn năm bắt đầu từ đại hội đầu tiên năm 1993.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Đại hội Thể thao Đông Á · Xem thêm »

Đại hội Thể thao Đông Nam Á

Đại hội Thể thao Đông Nam Á (tiếng Anh: SEA Games hay South East Asian Games), là một sự kiện thể thao tổ chức hai năm một lần vào giữa chu kỳ Đại hội Olympic và Đại hội Thể thao châu Á, với sự tham gia của các vận động viên từ 10 nước trong khu vực Đông Nam Á hiện nay.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Đại hội Thể thao Đông Nam Á · Xem thêm »

Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á

Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á (Asian Beach Games, viết tắt là ABG) là một sự kiện thể thao đa môn được tổ chức mỗi hai năm một lần, quy tụ tất cả các vận động viên đại diện cho các quốc gia châu Á. Sự kiện này được bảo trợ và đưa vào lịch hoạt động của Hội đồng Olympic châu Á. Đại hội lần đầu tiên tổ chức tại Bali, Indonesia năm 2008.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Đại hội Thể thao Bãi biển châu Á · Xem thêm »

Đại hội Thể thao châu Á

Biểu trưng Hội đồng Olympic châu Á Biểu trưng của kỳ ASIAD đầu tiên Đại hội thể thao châu Á hay Á vận hội (tiếng Anh: Asiad hay Asian Games), là một sự kiện thể thao được tổ chức bốn năm một lần với sự tham gia của các đoàn vận động viên các nước châu Á. Giải thể thao này do Hội đồng Olympic châu Á (OCA) tổ chức và dưới sự giám sát của Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) và được coi là sự kiện thể thao nhiều môn lớn thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Đại hội Thể thao Thế giới hay Thế vận hội.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Đại hội Thể thao châu Á · Xem thêm »

Đại hội Thể thao Giới trẻ châu Á

Đại hội Thể thao Giới trẻ châu Á (viết tắt: AYGs) là một sự kiện thể thao quốc tế được tổ chức mỗi bốn năm dành cho các vận động viên độ tuổi từ 14 đến 17 của quốc gia trên lục địa châu Á. Đại hội này là sự kiện bổ sụng cho Đại hội Thể thao châu Á hiện tại.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Đại hội Thể thao Giới trẻ châu Á · Xem thêm »

Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á

Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á là một sự kiện thường trực trong lịch sử tổ chức thi đấu của Hội đồng Olympic châu Á, trong đó các môn thể thao được tổ chức đều liên quan tới Mùa đông.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Đại hội Thể thao Mùa đông châu Á · Xem thêm »

Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á

Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á (Asian Indoor Games) là sự kiện thể thao quy mô cấp châu lục diễn ra hai năm một lần được triển khai theo ý tưởng của Hội đồng Olympic châu Á (OCA), mục đích nhằm tăng cường tình đoàn kết, hữu nghị và hoà bình giữa các nước châu Á. Đại hội lần đầu tiên được tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan từ ngày 12 tháng 11 đến 19 tháng 11 năm 2005 với 37 nước và vùng lãnh thổ đã tham gia thi đấu.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á · Xem thêm »

Đại hội Thể thao Trong nhà và Võ thuật châu Á

Đại hội Thể thao Trong nhà và Võ thuật châu Á, còn được gọi là AIMAG, là một sự kiện thể thao đa môn liên lục địa được tổ chức 4 năm một lần giữa các vận động viên từ khắp châu Á, sau khi sáp nhập của Đại hội Thể thao Trong nhà châu Á và Đại hội Thể thao Võ thuật châu Á. Đại hội đã được tổ chức bởi Hội đồng Olympic châu Á (OCA).

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Đại hội Thể thao Trong nhà và Võ thuật châu Á · Xem thêm »

Đại hội Thể thao Võ thuật châu Á 2009

Đại hội Thể thao Võ thuật châu Á 2009 được tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan từ ngày 1 tháng 8 đến ngày 9 tháng 8 năm 2009 với 9 môn thể thao võ thuật (Judo, Jujitsu, Karate, Kickboxing, Kurash, Muay Thái, Pencak silat, Taekwondo, Wushu - Kungfu).

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Đại hội Thể thao Võ thuật châu Á 2009 · Xem thêm »

Đại hội Thể thao Viễn Đông

Logo Đại hội Thể thao Viễn Đông Đại hội Thể thao Viễn Đông là một sự kiện thể thao châu Á được coi là tiền thân của Đại hội Thể thao châu Á.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Đại hội Thể thao Viễn Đông · Xem thêm »

Ủy ban Olympic quốc gia

Ủy ban Olympic quốc gia (hay NOC) là tên gọi chung bao gồm các ủy ban đại diện cho các nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới tham gia vào các hoạt động Olympic.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Ủy ban Olympic quốc gia · Xem thêm »

Ủy ban Olympic Quốc tế

Trụ sở IOC tại Lausanne. Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) là một tổ chức phi chính phủ đặt trụ sở tại Lausanne, Thụy Sĩ.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Ủy ban Olympic Quốc tế · Xem thêm »

Ủy ban Olympic Việt Nam

Ủy ban Olympic Việt Nam (mã IOC: VIE) là Ủy ban Olympic quốc gia của Việt Nam.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Ủy ban Olympic Việt Nam · Xem thêm »

Bảng mã IOC

Lá cờ của phong trào Olympic Lá cờ của phong trào Paralympic Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) sử dụng ba ký tự tiêu biểu cho mã quốc gia và chùm ký tự này sẽ đại diện cho các vận động viên trong các kì Đại hội Olympic Games.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Bảng mã IOC · Xem thêm »

Châu Á

Châu Á hay Á Châu là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Châu Á · Xem thêm »

Hội đồng Olympic châu Á

Hội đồng Olympic châu Á (OCA) là một tổ chức điều hành các hoạt động thể thao tại châu Á, với 45 thành viên thuộc các quốc gia và vùng lãnh thổ.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Hội đồng Olympic châu Á · Xem thêm »

Kuwait

Kuwait (phát âm tiếng Việt: Cô-oét, الكويت), tên chính thức là Nhà nước Kuwait (دولة الكويت), là một quốc gia tại Tây Á. Kuwait nằm tại rìa phía bắc của miền đông bán đảo Ả Rập, và tại đầu vịnh Ba Tư, có biên giới với Iraq và Ả Rập Xê Út.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Kuwait · Xem thêm »

Ma Cao

Ma Cao (Macau), cũng viết là Macao, là một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, cùng với Hồng Kông.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Ma Cao · Xem thêm »

Nhật Bản

Nhật Bản (日本 Nippon hoặc Nihon; tên chính thức hoặc Nihon-koku, "Nhật Bản Quốc") là một đảo quốc ở vùng Đông Á. Tọa lạc trên Thái Bình Dương, nước này nằm bên rìa phía đông của Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông, Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và vùng Viễn Đông Nga, trải dài từ Biển Okhotsk ở phía bắc xuống Biển Hoa Đông và đảo Đài Loan ở phía nam.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Nhật Bản · Xem thêm »

Thành phố Kuwait

Thành phố Kuwait là thành phố thủ đô và cảng của Kuwait bên bờ Vịnh Kwait (một phần của Vịnh Ba Tư. Thành phố cũng được gọi tên là Al Kuwait. Dân số thành phố 32.500 người nhưng dân số vùng đô thị là 3,28 triệu người. Tài sản thu được từ các mỏ dầu ở sa mạc ven biển đã được sử dụng để xây dựng thành phố này thành một trong những thành phố hiện đại nhất Trung Đông. Thành phố này là một thành phố cảng dầu khí quan trọng, sản xuất các sản phẩm hóa dầu và là một trung tâm thương mại và tài chính. Thành phố này được thành lập vào thế kỷ 18, đã từng được xem là trạm cuối của Dự án Tuyến đường sắt Berlin-Baghdad. Thành phố này bắt đầu mở rộng sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Vào đầu thập niên 1990, thành phố này phải đối mặt với khó khăn để phục hồi và tái thiết do bị hư hại nặng nề sau khi bị Iraq chiếm đóng trong cuộc Chiến tranh vùng Vịnh Ba Tư. Thành phố có sân bay quốc tế Kuwait. Được xây năm 1979, Tháp Kuwait là tòa nhà nổi bật ở Thành phố Kuwait.Majlis Al-Umma (مجلس الأمة, "Hội đồng Nhà nước"), quốc hội Kuwait ở Thành phố Kuwait.Burgan Bank ở Thành phố Kuwait.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Thành phố Kuwait · Xem thêm »

Thế vận hội

Thế vận hội (hay Đại hội Thể thao Olympic) là cuộc tranh tài trong nhiều môn thể thao giữa các quốc gia trên toàn thế giới.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Thế vận hội · Xem thêm »

Tiếng Anh

Tiếng Anh (English) là một ngôn ngữ German Tây, được nói từ thời sơ kỳ Trung cổ tại Anh và nay là lingua franca toàn cầu.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Tiếng Anh · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Hội đồng Olympic châu Á và Trung Quốc · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Hội đồng Thể thao châu Á, Hội đồng thể thao châu Á, Olympic Council of Asia, Ủy ban Olympic châu Á.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »