Mục lục
36 quan hệ: An toàn thông tin, Đạn dược, Bom, Công sự, Chiến tranh thông tin, Khoa học kỹ thuật, Laser, Lựu pháo, Máy bay chiến đấu, Máy bay tàng hình, Mìn, Mật mã học, Nano, Ngư lôi, Pháo, Pháo phản lực, Phương tiện chiến đấu bọc thép, Ra đa, Súng cối, Tàu chiến, Tàu ngầm, Tàu pháo, Tàu sân bay, Tác chiến điện tử, Tên lửa, Thủy lôi, Thiết bị vũ trụ, Thuốc nổ, Thuốc phóng, Trắc địa, Vũ khí, Vũ khí hóa học, Vũ khí hạt nhân, Vũ khí sinh học, Xe lửa bọc thép, Xe tăng.
An toàn thông tin
An toàn thông tin là hành động ngăn cản, phòng ngừa sự sử dụng, truy cập, tiết lộ, chia sẻ, phát tán, ghi lại hoặt phá hủy thông tin chưa có sự cho phép.
Xem Kỹ thuật quân sự và An toàn thông tin
Đạn dược
Đạn cối (năm 1945) Đạn dược là danh từ để chỉ tất cả các loại bom, mìn, đạn, tên lửa, lựu đạn, các vật nổ được sử dụng trong quân sự để phục vụ các mục đích nhất định nào đó theo yêu cầu nhiệm vụ được đặt ra như tiêu diệt, phá hủy hay làm tê liệt, mất tác dụng đối với các mục tiêu.
Xem Kỹ thuật quân sự và Đạn dược
Bom
Bom MOAB của Hoa Kỳ. Bom (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp bombe /bɔ̃b/) là một thiết bị nổ tạo ra và giải phóng năng lượng của nó một cách cực kỳ nhanh chóng thành một vụ nổ và sóng xung kích mãnh liệt mang tính phá hủy.
Công sự
Công sự là công trình quân sự dùng để bảo đảm an toàn cho người và phương tiện vật chất, kho tàng, bảo đảm chỉ huy ổn định, nâng cao hiệu quả sử dụng vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự, chống các phương tiện sát thương của địch.
Xem Kỹ thuật quân sự và Công sự
Chiến tranh thông tin
Chiến tranh thông tin hay chiến tranh mạng (tiếng Anh: Cyberwarfare) là việc áp dụng công nghệ thông tin ở mức độ cao trong các mặt hoạt động chỉ huy - quản lý, tình báo, điều khiển, chiến tranh điện tử, kinh tế, tâm lý, xã hội,...; là một loại hình tác chiến phổ biến trong chiến tranh hiện đại; đó là tổng hợp những hoạt động và biện pháp nhằm tung tin gây rối loạn, tác động vào các cơ cấu ra quyết định; nhằm làm cho đối phương có các hành động sai lầm hay có các quyết định vô hại có lợi cho ta, đồng thời ngăn cản hoạt động thu thập, xử lý thông tin của đối phương.
Xem Kỹ thuật quân sự và Chiến tranh thông tin
Khoa học kỹ thuật
Khoa học kỹ thuật là các ngành khoa học liên quan tới việc phát triển kỹ thuật và thiết kế các sản phẩm trong đó có ứng dụng các kiến thức khoa học tự nhiên.
Xem Kỹ thuật quân sự và Khoa học kỹ thuật
Laser
ứng dụng của Laser trong không quân Hoa Kỳ Laser: màu đỏ (Bước sóng 660 & 635 nm), Xanh lá (532 & 520 nm) và xanh tím (445 & 405 nm). Laser (đọc là la-de hoặc lây-dơ) là tên viết tắt của cụm từ Light Amplification by Stimulated Emission of Radiation trong tiếng Anh, và có nghĩa là "khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích".
Lựu pháo
M-777 và kíp chiến đấu chuẩn bị diễn tập 2S19 MSTA của Nga Lựu pháo là một trong bốn loại hỏa pháo cơ bản của pháo binh (pháo nòng dài, súng cối, pháo phản lực và lựu pháo).
Xem Kỹ thuật quân sự và Lựu pháo
Máy bay chiến đấu
Máy bay chiến đấu là một loại máy bay quân sự của lực lượng không quân có chức năng trực tiếp tham gia chiến đấu tiêu diệt các lực lượng đối phương.
Xem Kỹ thuật quân sự và Máy bay chiến đấu
Máy bay tàng hình
Máy bay tàng hình (còn gọi là phi cơ tàng hình hay không hạm tàng hình) là một loại máy bay, hơn hẳn những máy bay thông dụng khác, áp dụng công nghệ tàng hình để chống lại việc bị phát hiện từ radar.
Xem Kỹ thuật quân sự và Máy bay tàng hình
Mìn
Mìn nổ Mìn đã được tháo gỡ Mìn, gọi đầy đủ là mìn quân dụng (military mine) là một dụng cụ nổ, được bố trí tại những vị trí cố định, thường được kích hoạt nhờ tác động, trực tiếp cũng như gián tiếp của chính "nạn nhân" mục tiêu.
Mật mã học
Đại chiến thế giới II, thực hiện mã hóa để bảo vệ các thông tin nhạy cảm. Mật mã học là một lĩnh vực liên quan với các kỹ thuật ngôn ngữ và toán học để đảm bảo an toàn thông tin, cụ thể là trong thông tin liên lạc.
Xem Kỹ thuật quân sự và Mật mã học
Nano
Nano có thể chỉ đến một trong những khái niệm sau: Khoa học kĩ thuật.
Ngư lôi
Động cơ phản lực của VA-111 Shkval, đây là loại động cơ phản lực luồng có lượng thông qua lớn từ nước hút vào VA-111 Shkval Nga, đầu tạo siêu bọt. Tàu ngầm hạt nhân Le Redoutable Pháp, ngư lôi trong buồng L4 và L5 Một dàn phóng ngư lôi loại MK-32 Mod 15 (SVTT) bắn ra ngư lôi loại nhẹ MK-46 Mod 5 Tàu ngầm lớp Virginia phóng ngư lôi mk46 Một quả ''Malafon'' tên lửa mang ngư lôi nội chiến Mỹ, tiền thân của ngư lôi.
Xem Kỹ thuật quân sự và Ngư lôi
Pháo
Một loại pháo Pháo hay đại pháo, hoả pháo, là tên gọi chung của các loại hỏa khí tập thể có cỡ nòng từ hai mươi mi-li-mét trở lên.
Pháo phản lực
Dàn pháo phản lực Kachiusa (Liên Xô-Thế chiến 2) Pháo phản lực là một trong bốn loại hoả pháo cơ bản của pháo binh (pháo nòng dài, lựu pháo, súng cối và pháo phản lực).
Xem Kỹ thuật quân sự và Pháo phản lực
Phương tiện chiến đấu bọc thép
mẫu BMP Т-15 Armata mới nhất của Nga trong ngày 9-5-2015 Phương tiện chiến đấu bọc thép (Armoured fighting vehicle - AFV) là một phương tiện quân sự, được bảo vệ bởi lớp giáp ngoài và trang bị vũ khí.
Xem Kỹ thuật quân sự và Phương tiện chiến đấu bọc thép
Ra đa
Anten ra đa khoảng cách lớn (đường kính khoảng 40 m (130 ft) quay trên một đường nhất định để quan sát các hoạt động gần đường chân trời. Radar máy bay Ra đa (phiên âm từ tiếng Pháp: radar) là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Radio Detection and Ranging (dò tìm và định vị bằng sóng vô tuyến) hay của Radio Angle Detection and Ranging (dò tìm và định vị góc bằng sóng vô tuyến) trong tiếng Anh.
Súng cối
Binh sĩ Mỹ đang thao tác bắn súng cối M224 - 60 mm Cối, hay pháo cối, là một loại trong bốn loại hoả pháo cơ bản của pháo binh (pháo nòng dài, lựu pháo, pháo phản lực và súng cối).
Xem Kỹ thuật quân sự và Súng cối
Tàu chiến
Mô hình tàu chiến "Mông Đồng" thời Trịnh Tàu chiến (艚戰) hay chiến hạm (戰艦), chiến thuyền (戰舡), là loại tàu được đóng để dùng cho chiến đấu.
Xem Kỹ thuật quân sự và Tàu chiến
Tàu ngầm
Một chiếc tàu ngầm Typhoon 3 Tàu ngầm, còn gọi là tiềm thủy đĩnh, là một loại tàu đặc biệt hoạt động dưới nước.
Xem Kỹ thuật quân sự và Tàu ngầm
Tàu pháo
Tàu pháo là một loại tàu hải quân nhỏ được trang bị hỏa lực phù hợp để bảo vệ bờ biển chống lại các tàu đổ bộ và tàu hộ tống của đối phương, bảo vệ căn cứ và bảo vệ tàu của lực lượng mình, rà quét thủy lôi, tuần tra bờ biển.
Xem Kỹ thuật quân sự và Tàu pháo
Tàu sân bay
Tàu sân bay lớp Nimitz sử dụng năng lượng hạt nhân USS Harry S. Truman (CVN 75) Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower, tháng 10/2006 Nhân viên điều hành trên tháp quan sát của chiếc USS Ronald Reagan của Hoa Kỳ Tàu sân bay, hay hàng không mẫu hạm, là một loại tàu chiến được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay—trên thực tế hoạt động như một căn cứ không quân trên biển.
Xem Kỹ thuật quân sự và Tàu sân bay
Tác chiến điện tử
Tác chiến điện tử (tiếng Anh: Electronic warfare - EW), viết tắt TCĐT, là một phương thức tác chiến, gồm tổng thể các hoạt động của quân đội, được tiến hành thống nhất theo mục đích, nhiệm vụ, địa điểm và thời gian nhằm loại trừ, ngăn cản hoặc làm giảm hiệu quả các hệ thống chỉ huy, khả năng điều khiển vũ khí bằng các phương tiện điện tử của đối phương và bảo đảm ổn định tối đa cho hoạt động của các hệ thống đó của mình trước các tác động của đối phương trong chiến tranh.
Xem Kỹ thuật quân sự và Tác chiến điện tử
Tên lửa
Tên lửa Redstone của chương trình Mercury Mô hình tên lửa Tên lửa (Hán-Việt: hỏa tiễn) là một khí cụ bay, có hoặc không có điều khiển, chỉ sử dụng một lần, chuyển động nhờ sức đẩy theo nguyên tắc phản lực do khí phụt ra từ động cơ tên lửa (xem thêm Định luật 3 Newton).
Xem Kỹ thuật quân sự và Tên lửa
Thủy lôi
Polish wz. 08/39 contact mine. The protuberances around the top of the mine, called Hertz horns, are part of the detonation mechanism. Thủy lôi do quân đội Đức thả ngoài khơi Australia trong Chiến tranh thế giới thứ hai Thủy lôi còn gọi là mìn hải quân là một loại mìn được đặt xuống nước để tiêu diệt các loại tàu thuyền đối phương.
Xem Kỹ thuật quân sự và Thủy lôi
Thiết bị vũ trụ
Tàu ''Discovery'' của NASA phóng lên vào ngày 26 tháng 7 năm 2005 Thiết bị vũ trụ (spacecraft; космический аппарат) là tên gọi chung của các thiết bị với chức năng là thực hiện nhiều bài toán khác nhau về không gian vũ trụ, tiến hàng nghiên cứu các công việc khác nhau trên bề mặt của những thiên thể khác nhau.
Xem Kỹ thuật quân sự và Thiết bị vũ trụ
Thuốc nổ
Thuốc nổ là loại vật liệu mà có cấu tạo hóa học, hay năng lượng, không bền.
Xem Kỹ thuật quân sự và Thuốc nổ
Thuốc phóng
Thuốc phóng là chất khi chịu tác động bởi xung nhiệt hay tia lửa từ bên ngoài thì cháy tạo nên một lượng khí lớn đẩy một vật thể đi.
Xem Kỹ thuật quân sự và Thuốc phóng
Trắc địa
thumb Trắc địa hay trắc đạc hay đo đạc là một ngành khoa học về Trái Đất, cụ thể là đo đạc và xử lý số liệu đo đạc địa hình và địa vật nằm trên bề mặt Trái Đất nhằm vẽ lên mặt phẳng giấy hay còn gọi là bản đồ.
Xem Kỹ thuật quân sự và Trắc địa
Vũ khí
Vũ khí (chữ Hán 武器) nghĩa: vũ là võ thuật, quân sự; khí là đồ dùng, là các đồ vật được sử dụng để chiến đấu.
Xem Kỹ thuật quân sự và Vũ khí
Vũ khí hóa học
Vũ khí hóa học là loại vũ khí sử dụng chất hóa học (thường là chất độc quân sự) gây tổn thương, nguy hại trực tiếp cho người, động vật và cây cỏ.
Xem Kỹ thuật quân sự và Vũ khí hóa học
Vũ khí hạt nhân
Hơn nửa thế kỷ qua, hình ảnh này vẫn là một trong những ký ức hãi hùng về chiến tranh Vũ khí hạt nhân (tiếng Anh: nuclear weapon), -còn gọi là vũ khí nguyên tử- là loại vũ khí hủy diệt hàng loạt mà năng lượng của nó do các phản ứng phân hạch hạt nhân hoặc/và phản ứng hợp hạch gây ra.
Xem Kỹ thuật quân sự và Vũ khí hạt nhân
Vũ khí sinh học
Vũ khí sinh học là một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt dựa vào đặc tính gây bệnh hay truyền bệnh của các vi sinh vật như vi trùng, vi khuẩn; hoặc các độc tố do một số vi trùng tiết ra để gây mầm bệnh hay cái chết cho con người, cho động vật hoặc cây trồng,phá hoại mùa màng, gây ô nhiễm môi trường sinh thái.
Xem Kỹ thuật quân sự và Vũ khí sinh học
Xe lửa bọc thép
Đoàn tàu bọc thép ''Hurban'' nằm ở Zvolen, Slovakia. Đây không phải là bản gốc mà là một bản sao được sử dụng trong một bộ phim. Chỉ có hai toa xe nguyên thủy được bảo quản là còn tồn tại; chúng được lưu trữ gần đó trong các xưởng sửa chữa đường sắt tại Zvolen, nơi chúng được sản xuất vào năm 1944 Xe lửa bọc thép là một đoàn tàu được bảo vệ bằng lớp giáp kiên cố.
Xem Kỹ thuật quân sự và Xe lửa bọc thép
Xe tăng
Xe tăng, thường được gọi tắt là tăng, là loại xe chiến đấu bọc thép, có bánh xích được thiết kế cho chiến đấu tiền tuyến kết hợp hỏa lực cơ động, chiến thuật tấn công và khả năng phòng thủ.
Xem Kỹ thuật quân sự và Xe tăng
Còn được gọi là Công nghệ quân sự, KTQS.