Mục lục
33 quan hệ: Afrosoricida, Afrotheria, Đại bộ Thú phương Bắc, Động vật, Động vật có dây sống, Bộ Đa man, Bộ Đơn huyệt, Bộ Ăn thịt, Bộ Bò biển, Bộ Cá voi, Bộ Dơi, Bộ Gặm nhấm, Bộ Guốc chẵn, Bộ Guốc lẻ, Bộ Linh trưởng, Bộ Nhiều răng, Bộ Thỏ, Chuột chù voi, Euarchontoglires, Eulipotyphla, Eutheria, Họ Chồn bay, Kỷ Creta, Laurasiatheria, Lớp Thú, Orycteropodidae, Phát sinh chủng loại phân tử, Proboscidea, Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen, Tê tê, Thú có túi, Thỏ châu Âu, Xenarthra.
Afrosoricida
Bộ Afrosoricida (một tên phức hợp Latinh-Hy Lạp có nghĩa là "trông giống chuột chù châu Phi") là một bộ động vật hàm chứa các loài chuột chũi vàng Nam Phi và các con Tenrec của Madagascar và ở Châu Phi.
Afrotheria
Afrotheria (có nghĩa là Thú châu Phi) là một nhánh động vật có vú, các thành viên còn sinh tồn của nhánh này hoặc hiện đang cư ngụ ở châu Phi hoặc nguồn gốc châu Phi: chuột chũi vàng, chuột chù voi (còn được gọi là sengis), tenrec, lợn đất, đa man, voi, bò biển, và một số phân nhánh đã tuyệt chủng.
Đại bộ Thú phương Bắc
Boreoeutheria (đồng nghĩa Boreotheria) (từ tiếng Hy Lạp: βόρειο nghĩa là phương Bắc và θεριό nghĩa là thú) là một nhánh hay một đại bộ (magnordo) thú có nhau thai, bao gồm hai đơn vị phân loại có quan hệ chị-em là Laurasiatheria và Euarchontoglires (Supraprimates).
Xem Epitheria và Đại bộ Thú phương Bắc
Động vật
Động vật là một nhóm sinh vật đa bào, nhân chuẩn, được phân loại là giới Động vật (Animalia, đồng nghĩa: Metazoa) trong hệ thống phân loại 5 giới.
Động vật có dây sống
Động vật có dây sống hay ngành Dây sống (danh pháp khoa học Chordata) là một nhóm động vật bao gồm động vật có xương sống (Vertebrata), cùng một vài nhóm động vật không xương sống có quan hệ họ hàng gần.
Xem Epitheria và Động vật có dây sống
Bộ Đa man
Bộ Đa man (Danh pháp khoa học: Hyracoidea, từ nguyên Hy Lạp ὕραξ/hurax, "Chuột chù") hay còn gọi là thỏ đá hay chuột đá (ngân thử) hay Hyrax là một bộ động vật có vú ăn cỏ có lông dày, sống gặm nhấm và có đuôi ngắn.
Bộ Đơn huyệt
Động vật đơn huyệt (danh pháp khoa học: Monotremata-trong tiếng Hy Lạp: μονός monos "đơn" + τρῆμα trema "huyệt") dùng để chỉ những loài động vật có vú đẻ trứng (Prototheria) thay vì sinh con như thú có túi (Metatheria) và Eutheria.
Bộ Ăn thịt
Bộ Ăn thịt (danh pháp khoa học: Carnivora) là bộ bao gồm trên 260 loài động vật có vú.
Bộ Bò biển
Bộ Bò biển hay bộ Hải ngưu (danh pháp khoa học: Sirenia) là một bộ động vật có vú có nhiều loài đã tuyệt chủng.
Bộ Cá voi
Bộ Cá voi (danh pháp khoa học: Cetacea), nguồn gốc từ tiếng La tinh cetus, cá voi) bao gồm các loài cá voi, cá heo và cá nhà táng. Tuy trong tên gọi của chúng có từ cá, nhưng chúng không phải là cá mà là các loài động vật có vú thật sự.
Bộ Dơi
Bộ Dơi (danh pháp khoa học: Chiroptera) là bộ có số lượng loài nhiều thứ hai trong lớp Thú với khoảng 1.100 loài, chiếm 20% động vật có vú (đứng đầu là bộ Gặm nhấm chiếm 40% số loài).
Bộ Gặm nhấm
Bộ Gặm nhấm (danh pháp khoa học: Rodentia) là một bộ trong lớp Thú, còn gọi chung là động vật gặm nhấm, với đặc trưng là hai răng cửa liên tục phát triển ở hàm trên và hàm dưới và cần được giữ ngắn bằng cách gặm nhấm.
Bộ Guốc chẵn
Bộ Guốc chẵn là tên gọi của một bộ động vật có danh pháp khoa học là Artiodactyla trong lớp Thú (Mammalia).
Bộ Guốc lẻ
Bộ Guốc lẻ hay bộ Móng guốc ngón lẻ hoặc bộ Ngón lẻ (danh pháp khoa học: Perissodactyla) là các động vật có vú gặm cỏ hay các cành, chồi non.
Bộ Linh trưởng
brachiating; the orang at the bottom center is knuckle-walking. ''Homo sapiens'', a member of the order Primates haplorrhine Linh trưởng (danh pháp khoa học: Primates) là một bộ thuộc giới động vật (Animalia), ngành động vật có dây sống (Chordata), phân ngành động vật có xương sống, lớp Thú (hay động vật có vú) (Mammalia).
Xem Epitheria và Bộ Linh trưởng
Bộ Nhiều răng
Bộ Nhiều răng (tên khoa học: Scandentia) là một bộ nhỏ gồm các loài động vật có vú sống trong các khu rừng nhiệt đới của Đông Nam Á. Bộ này gồm các họ Tupaiidae (đồi, nhen) và Ptilocercidae.
Xem Epitheria và Bộ Nhiều răng
Bộ Thỏ
Bộ Thỏ dùng để chỉ các loài trong bộ Lagomorpha, gồm hai họ còn sinh tồn: Leporidae.
Chuột chù voi
Chuột chù voi, tên khoa học Macroscelididae, là một họ động vật có vú trong bộ Macroscelidea.
Xem Epitheria và Chuột chù voi
Euarchontoglires
Euarchontoglires (đồng nghĩa Supraprimates) là một nhánh (liên bộ) động vật có vú, các thành viên còn sinh tồn trong nhánh này được chia thành 5 nhóm: Rodentia (gặm nhấm), Lagomorpha (thỏ), Scandentia (đồi, nhen), Dermoptera (chồn bay) và Primates (linh trưởng, bao gồm cả con người).
Xem Epitheria và Euarchontoglires
Eulipotyphla
Eulipotyphla là một bộ động vật có vú được các phương pháp tái tạo phát sinh chủng loài phân tử đề xuất, và nó bao gồm các thành viên còn lại của bộ Insectivora truyền thống mà hiện nay được coi là không hợp lệ, sau khi trừ các thành viên hiện nay được xếp sang bộ Afrosoricida.
Eutheria
Eutheria (từ Hy Lạp ευ-, eu- "chắc chắn/thật sự" và θηρίον, thērion "thú" tức "thú thật sự") là một trong hai nhánh của lớp thú với các thành viên còn sinh tồn đã phân nhánh trong đầu kỷ Creta hoặc có lẽ vào cuối kỷ Jura.
Họ Chồn bay
Chồn bay là tên của một nhóm động vật có vú bay lướt sống trên cây ở Đông Nam Á. Hai loài chồn bay còn sót lại cùng nhau tạo nên họ Cynocephalidae và bộ Dermoptera.
Kỷ Creta
Kỷ Phấn trắng hay kỷ Creta là một đơn vị chính trong niên đại địa chất, bắt đầu từ khi kết thúc kỷ Jura khoảng 145,5 ± 4,0 triệu năm trước cho đến khi bắt đầu thế Paleocen của phân đại đệ Tam vào khoảng 65,5 ± 0,3 Ma.
Laurasiatheria
Laurasiatheria là một nhóm lớn của thú có nhau thai, được cho là có nguồn gốc từ vùng phía bắc của siêu lục địa Laurasia.
Xem Epitheria và Laurasiatheria
Lớp Thú
Lớp Thú (danh pháp khoa học: Mammalia, còn được gọi là Động vật có vú hoặc Động vật hữu nhũ) là một nhánh động vật có màng ối nội nhiệt được phân biệt với chim bởi sự xuất hiện của lông mao, ba xương tai giữa, tuyến vú, và vỏ não mới (neocortex, một khu vực của não).
Orycteropodidae
Orycteropodidae là một họ động vật có vú trong bộ Tubulidentata.
Xem Epitheria và Orycteropodidae
Phát sinh chủng loại phân tử
Phát sinh chủng loại phân tử (tiếng Anh: Molecular phylogenetics) là chi nhánh của phát sinh chủng loại học; phân tích sự khác biệt di truyền phân tử, chủ yếu trên các trình tự DNA, để có được thông tin về quan hệ tiến hóa của sinh vật.
Xem Epitheria và Phát sinh chủng loại phân tử
Proboscidea
Proboscidea là một danh pháp khoa học.
Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen
Don Davis phác họa ảnh hưởng của thiên thạch bolide Badlands gần Drumheller, Alberta, tây Canada lộ ra ranh giới K-T do hoạt động xói mòn Đá Wyoming (US) với lớp sét kết nằm giữa chứa hàm lượng iridi cao gấp 1000 lần so với trong các lớp nằm trên và dưới.
Xem Epitheria và Sự kiện tuyệt chủng kỷ Creta-Paleogen
Tê tê
Tê tê hay còn gọi là trút, xuyên sơn, là các loài động vật có vú thuộc Bộ Tê tê (Pholidota).
Thú có túi
Thú có túi (Danh pháp khoa học: Marsupialia) là một cận lớp của Lớp Thú, đặc trưng của các loài thuộc cận lớp này là có túi ở giống cái để mang con nhỏ.
Thỏ châu Âu
Thỏ châu Âu, tên khoa học Oryctolagus cuniculus, là một loài động vật có vú trong họ Leporidae, bộ Thỏ, được Linnaeus mô tả năm 1758.
Xenarthra
Xenarthra là một nhóm động vật có vú nhau thai tồn tại ngày nay ở châu Mỹ và gồm thú ăn kiến, lười cây, và tatu.