Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Dầu mè (cây)

Mục lục Dầu mè (cây)

Dầu mè hay còn gọi ba đậu nam dầu lai, cọc rào, cọc giậu (danh pháp khoa học: Jatropha curcas) là một loài cây bụi tới cây gỗ nhỏ bán thường xanh, sống lâu năm và có độc (thường cao tới 5–6 m"Jaropha curcas l. in Africa - Assessment of the impact of the dissemination of "the Jatropha System" on the ecology of the rural area and the social and economic situation of the rural population (target group) in selected countries in Africa".) thuộc họ Đại kích được Carl Linnaeus mô tả khoa học lần đầu năm 1753.

19 quan hệ: Bộ Sơ ri, Carl Linnaeus, Cây bụi, Cận nhiệt đới, Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi, Chi Dầu mè, Danh pháp hai phần, Diesel sinh học, Họ Đại kích, Hoang mạc, México, Nhiệt đới, Thực phẩm, Thực vật, Thực vật có hạt, Thực vật có phôi, Trung Mỹ.

Bộ Sơ ri

Bộ Sơ ri (danh pháp khoa học: Malpighiales) là một bộ lớn của thực vật có hoa, nằm trong nhánh hoa Hồng ("rosids") theo như phân loại của APG.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Bộ Sơ ri · Xem thêm »

Carl Linnaeus

Carl Linnaeus (23 tháng 5 năm 1707 - 10 tháng 1 năm 1778), cũng được biết đến với quý danh Carl von Linné, là một nhà thực vật học, một bác sĩ kiêm nhà động vật học người Thụy Điển, người đã đặt nền móng cho hệ thống danh pháp hiện đại.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Carl Linnaeus · Xem thêm »

Cây bụi

Cây bụi ở Nam Phi Cây bụi hay cây bụi thấp hay bụi cây là các loài cây được phân biệt bằng một thân cây có rất nhiều nhánh và chiều cao ngắn hơn các loài cây thông thường, thường là dưới 5–6 m (15–20 ft) những không quá ngắn so với các loài cây thân thảo hay các loài cỏ.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Cây bụi · Xem thêm »

Cận nhiệt đới

Cận nhiệt đới Các khu vực cận nhiệt đới hay bán nhiệt đới là những khu vực gần với vùng nhiệt đới, thông thường được xác định một cách gần đúng là nằm trong khoảng 23,5-40° vĩ bắc và 23,5-40° vĩ nam.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Cận nhiệt đới · Xem thêm »

Châu Á

Châu Á hay Á Châu là châu lục lớn nhất và đông dân nhất thế giới nằm ở Bắc bán cầu và Đông bán cầu.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Châu Á · Xem thêm »

Châu Mỹ

Châu Mỹ là một châu lục nằm ở Tây Bán Cầu.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Châu Mỹ · Xem thêm »

Châu Phi

Hình ảnh của châu Phi chụp từ vệ tinh Châu Phi (hay Phi Châu) là châu lục đứng thứ hai trên thế giới về dân số sau châu Á, thứ ba về diện tích sau châu Á và châu Mỹ.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Châu Phi · Xem thêm »

Chi Dầu mè

Chi Dầu mè (danh pháp khoa học: Jatropha) là một chi của khoảng 175 loài cây thân mọng, cây bụi hay cây thân gỗ (một số có lá sớm rụng, như dầu mè (Jatropha curcas L.), thuộc họ Đại kích (Euphorbiaceae). Các loài trong chi Jatropha có nguồn gốc từ Trung Mỹ, và đã được du nhập vào nhiều khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới khác, như Ấn Độ, châu Phi, Bắc Mỹ. Xuất phát từ khu vực Caribe, các loài dầu này được các thương nhân Bồ Đào Nha đưa vào châu Phi và châu Á như là các loài thực vật có giá trị làm hàng rào. Các cây trưởng thành mang các cụm hoa đực và cái khá đẹp mắt đồng thời chúng lại không mọc quá cao. Các loài dầu này chống chịu hạn hán và dịch bệnh tốt, sản sinh ra các hạt chứa tới 40% là dầu. Khi hạt bị bóc vỏ và xử lý, dầu thu được có thể sử dụng trong các động cơ diesel tiêu chuẩn, trong khi các cặn bã thu được có thể chế biến thành sinh khối cho các nhà máy sản xuất điện. Goldman Sachs gần đây đã coi cây dầu mè (Jatropha curcas) như là một trong các ứng viên tốt nhất cho nguồn sản xuất năng lượng điêzen sinh học trong tương lai. Tuy nhiên, mặc cho sự phổ biến và công dụng của chúng như là nguồn cung cấp dầu và thực vật cải tạo đất, nhưng chưa có một loài nào trong chi Jatropha đượcthuần hóa một cách nghiêm túc và kết quả là năng suất của chúng không ổn định và ảnh hưởng lâu dài khi sử dụng ở quy mô lớn đối với chất lượng đất là chưa được nghiên cứu kỹ.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Chi Dầu mè · Xem thêm »

Danh pháp hai phần

Trong sinh học, danh pháp hai phần hay danh pháp lưỡng nôm là quy ước chung trong việc viết tên khoa học của một loài (thường là tiếng Latin).

Mới!!: Dầu mè (cây) và Danh pháp hai phần · Xem thêm »

Diesel sinh học

Diesel sinh học là một loại nhiên liệu có tính chất tương đương với nhiên liệu dầu diesel nhưng không phải được sản xuất từ dầu mỏ mà từ dầu thực vật hay mỡ động vật.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Diesel sinh học · Xem thêm »

Họ Đại kích

Họ Đại kích hay họ Thầu dầu (danh pháp khoa học: Euphorbiaceae) là một họ lớn của thực vật có hoa với 218-290 chi và khoảng 6.700-7.500 loài.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Họ Đại kích · Xem thêm »

Hoang mạc

Sahara tại Algérie Gobi, chụp từ vệ tinh Ốc đảo tại Texas, Hoa Kỳ Một cảnh sa mạc Sahara Hoang mạc là vùng có lượng mưa rất ít, ít hơn lượng cần thiết để hầu hết các loại thực vật sinh trưởng, là vùng đại diện cho những khu vực có khí hậu nhiệt đợi lục địa khô.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Hoang mạc · Xem thêm »

México

México (tiếng Tây Ban Nha: México, tiếng Anh: Mexico, phiên âm: "Mê-xi-cô" hoặc "Mê-hi-cô",Hán-Việt: "nước Mễ Tây Cơ"), tên chính thức: Hợp chúng quốc México (tiếng Tây Ban Nha: Estados Unidos Mexicanos), là một nước cộng hòa liên bang thuộc khu vực Bắc Mỹ.

Mới!!: Dầu mè (cây) và México · Xem thêm »

Nhiệt đới

Phân chia các miền khí hậu thế giới tính theo đường đẳng nhiệt Khu vực nhiệt đới là khu vực địa lý trên Trái Đất nằm trong khoảng có đường ranh giới là hai đường chí tuyến: hạ chí tuyến ở Bắc bán cầu và đông chí tuyến ở Nam bán cầu, bao gồm đường xích đạo.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Nhiệt đới · Xem thêm »

Thực phẩm

Thực phẩm từ thực vật. Thực phẩm hay còn được gọi là thức ăn là bất kỳ vật phẩm nào, bao gồm chủ yếu các chất: chất bột (cacbohydrat), chất béo (lipit), chất đạm (protein), hoặc nước, mà con người hay động vật có thể ăn hay uống được, với mục đích cơ bản là thu nạp các chất dinh dưỡng nhằm nuôi dưỡng cơ thể hay vì sở thích.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Thực phẩm · Xem thêm »

Thực vật

Thực vật là những sinh vật có khả năng tạo cho mình chất dinh dưỡng từ những hợp chất vô cơ đơn giản và xây dựng thành những phần tử phức tạp nhờ quá trình quang hợp, diễn ra trong lục lạp của thực vật.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Thực vật · Xem thêm »

Thực vật có hạt

Thực vật có hạt (danh pháp khoa học: Spermatophyta (từ tiếng Hy Lạp "Σπερματόφυτα") bao gồm các loài thực vật có sinh ra hạt. Chúng là tập hợp con của thực vật có mạch (Tracheophyta) trong thực vật có phôi (Embryophyta). Hiện nay, nói chung thực vật có hạt còn sinh tồn được chia ra thành 5 nhóm.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Thực vật có hạt · Xem thêm »

Thực vật có phôi

Thực vật có phôi (Embryophyta) là nhóm phổ biến và quen thuộc nhất của thực vật.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Thực vật có phôi · Xem thêm »

Trung Mỹ

Bản đồ Trung Mỹ Trung Mỹ về mặt địa lý là vùng nằm giữa châu Mỹ trên trục bắc nam.

Mới!!: Dầu mè (cây) và Trung Mỹ · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Cây cọc giậu, Cây cọc rào, Cây dầu mè, Cọc giậu, Jatropha curcas.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »