Chúng tôi đang làm việc để khôi phục ứng dụng Unionpedia trên Google Play Store
Lối raIncoming
🌟Chúng tôi đã đơn giản hóa thiết kế của mình để điều hướng tốt hơn!
Instagram Facebook X LinkedIn

Danh sách các cuộc xâm lược

Mục lục Danh sách các cuộc xâm lược

Đây là danh sách các cuộc xâm lược theo thứ tự thời gian.

Mục lục

  1. 53 quan hệ: Ai Cập, Anh, Argentina, Đế quốc thực dân Pháp, Ấn Độ, Bờ Biển Ngà, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, Chiến dịch Linebacker II, Chiến dịch Mũi Tên Xuyên, Chiến tranh Afghanistan (1978–1992), Chiến tranh Afghanistan (2001–nay), Chiến tranh Đông Dương, Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948, Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan, Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan, Chiến tranh biên giới Tây Nam, Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979, Chiến tranh Falkland, Chiến tranh giải phóng Bangladesh, Chiến tranh Iran-Iraq, Chiến tranh Israel–Hamas 2008-2009, Chiến tranh Liban 2006, Chiến tranh Nam Ossetia 2008, Chiến tranh Ogaden, Chiến tranh Triều Tiên, Chiến tranh Vùng Vịnh, Chiến tranh Việt Nam, Cuộc tấn công Iraq 2003, Eritrea, Ethiopia, Grenada, Hải chiến Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao (1988), Hải chiến Hoàng Sa 1974, Hoa Kỳ, Iraq, Israel, Kenya, Khủng hoảng Kênh đào Suez, Liên minh châu Phi, Liên Xô, Liban, Liberia, Mặt trận đất đối không miền Bắc Việt Nam 1972, Nga, Pakistan, Pháp, Sự kiện năm 1956 ở Hungary, Syria, Trung Quốc, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, ... Mở rộng chỉ mục (3 hơn) »

  2. Xâm lược

Ai Cập

Ai Cập (مِصر, مَصر,http://masri.freehostia.com), tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Ai Cập

Anh

Anh (England) là một quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Anh

Argentina

Argentina (thường được phiên âm trong tiếng Việt là Ác-hen-ti-na, Hán-Việt: "Á Căn Đình"), tên chính thức là Cộng hòa Argentina (República Argentina), là quốc gia lớn thứ hai ở Nam Mỹ theo diện tích đất, sau Brasil.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Argentina

Đế quốc thực dân Pháp

Đế quốc thực dân Pháp (tiếng Pháp: Empire colonial français) - hay Đại Pháp (tiếng Pháp: Grande france) - là tên gọi liên minh các lãnh địa và thuộc địa do nước Pháp khống chế từ thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Đế quốc thực dân Pháp

Ấn Độ

n Độ (tiếng Hindi: भारत(Bhārata), India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ, là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,33 tỷ người.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Ấn Độ

Bờ Biển Ngà

Bờ Biển Ngà Cộng hòa Côte d'Ivoire (phiên âm là Cốt Đi-voa giống cách phát âm của Côte d'Ivoire trong tiếng Pháp), trong tiếng Việt thường được gọi là Bờ Biển Ngà, là một quốc gia nằm ở Tây Phi.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Bờ Biển Ngà

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (tiếng Triều Tiên: 조선민주주의인민공화국, Chosŏn Minjujuŭi Inmin Konghwakuk; Hán-Việt: Triều Tiên Dân chủ chủ nghĩa Nhân dân Cộng hòa quốc) – còn gọi là Triều Tiên, Bắc Triều Tiên, Bắc Hàn – là một quốc gia Đông Á trên phần phía bắc Bán đảo Triều Tiên.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên

Chiến dịch Linebacker II

Chiến dịch Linebacker II là chiến dịch quân sự cuối cùng của Hoa Kỳ chống lại Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trong Chiến tranh Việt Nam, từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972 sau khi Hội nghị Paris bế tắc và đổ vỡ do hai phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Mỹ bất đồng về các điều khoản trong hiệp định.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến dịch Linebacker II

Chiến dịch Mũi Tên Xuyên

Chiến dịch Mũi Tên Xuyên (tiếng Anh: Operation Pierce Arrow) là chiến dịch không kích trong Chiến tranh Việt Nam do Hải quân Mỹ thực hiện vào ngày 5 tháng 8 năm 1964 nhằm trả đũa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về sự kiện Vịnh Bắc Bộ xảy ra vào các ngày 2 và 4 tháng 8 năm 1964.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến dịch Mũi Tên Xuyên

Chiến tranh Afghanistan (1978–1992)

Chiến tranh Xô viết tại Afghanistan là cuộc xung đột kéo dài mười năm giữa các lực lượng quân sự Liên Xô ủng hộ chính phủ Cộng hòa Dân chủ Afghanistan của Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) Mác xít chống lại lực lượng Mujahideen Afghanistan chiến đấu để lật đổ chính quyền theo chủ nghĩa cộng sản.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh Afghanistan (1978–1992)

Chiến tranh Afghanistan (2001–nay)

Cuộc Chiến tranh tại Afghanistan, bắt đầu vào tháng 10 năm 2001 với Chiến dịch Tự do Bền vững của Hoa Kỳ để đáp trả cuộc khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh Afghanistan (2001–nay)

Chiến tranh Đông Dương

Chiến tranh Đông Dương là cuộc chiến diễn ra tại ba nước Đông Dương bao gồm Việt Nam, Lào và Campuchia, giữa một bên là quân viễn chinh và lê dương Pháp cùng các lực lượng đồng minh bản xứ bao gồm lực lượng của Quốc gia Việt Nam, Vương quốc Lào, Vương quốc Campuchia, trong Liên hiệp Pháp, bên kia là lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (Việt Minh) cùng các lực lượng kháng chiến khác của Lào (Pathet Lào) và Campuchia.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh Đông Dương

Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948

Cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948, được người Do Thái gọi là Chiến tranh giành độc lập và Chiến tranh giải phóng, còn người Palestine gọi là al Nakba (tiếng Ả Rập: النكبة, "cuộc Thảm họa") là cuộc chiến đầu tiên trong một loạt cuộc chiến giữa Israel và các nước Ả Rập láng giềng.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948

Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan

Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan nhằm tranh giành Tiểu vương quốc Kashmir ở khu vực biên giới hai nước.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh Ấn Độ - Pakistan

Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan

Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan là một cuộc chạm trán biên giới ngắn giữa quân đội Lào và quân đội Thái Lan từ tháng 12 năm 1987 đến tháng 2 năm 1988.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh biên giới Lào-Thái Lan

Chiến tranh biên giới Tây Nam

Chiến tranh biên giới Tây Nam là cuộc xung đột quân sự giữa Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Campuchia Dân chủ.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh biên giới Tây Nam

Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979

Chiến tranh biên giới 1979, hay thường được gọi là Chiến tranh biên giới Việt - Trung năm 1979 là một cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, nổ ra vào ngày 17 tháng 2 năm 1979 khi Trung Quốc đưa quân tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới giữa 2 nước., Lao động, 11 tháng 2 năm 2014 Chiến tranh biên giới Việt - Trung bắt nguồn từ quan hệ căng thẳng kéo dài giữa hai quốc gia, kéo dài trong khoảng một tháng với thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho cả hai phía.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh biên giới Việt–Trung 1979

Chiến tranh Falkland

Chiến tranh Falkland (Falklands War, Guerra de las Malvinas), cũng gọi là Xung đột Falkland, Khủng hoảng Falkland, là một chiến tranh kéo dài trong mười tuần giữa Argentina và Anh Quốc về hai lãnh thổ là quần đảo Falkland và Nam Georgia và Quần đảo Nam Sandwich tại Nam Đại Tây Dương.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh Falkland

Chiến tranh giải phóng Bangladesh

Chiến tranh giải phóng Bangladesh (মুক্তিযুদ্ধ Muktijuddho) diễn ra tại Nam Á vào năm 1971, dẫn đến việc thành lập nước Cộng hòa Bangladesh.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh giải phóng Bangladesh

Chiến tranh Iran-Iraq

Chiến tranh Iran-Iraq, hay còn được biết đến với cái tên Chiến tranh xâm lược của Iraq (جنگ تحمیلی, Jang-e-tahmīlī), Cuộc phòng thủ thần thánh (دفاع مقدس, Defa-e-moghaddas) và Chiến tranh Cách mạng Iran ở Iran, và Qādisiyyah của Saddām's (قادسيّة صدّام, Qādisiyyat Saddām) ở Iraq, là một cuộc chiến tranh giữa lực lượng vũ trang hai nước Iraq và Iran kéo dài từ tháng 9 năm 1980 đến tháng 8 năm 1988.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh Iran-Iraq

Chiến tranh Israel–Hamas 2008-2009

Chiến tranh Gaza - gọi là Chiến dịch Chì Đúc (tiếng Hebrew: מבצע עופרת יצוקה‎ Mivtza Oferet Yetzuka) bởi Lực lượng Phòng vệ Israel và còn được gọi với cái tên Thảm sát Gaza (tiếng Ả Rập: مجزرة غزة‎) đối với thế giới Ả Rập, là một xung đột dài ba tuần giữa Israel và Hamas xảy ra tại Dải Gaza và Nam Israel trong mùa đông năm 2008-2009.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh Israel–Hamas 2008-2009

Chiến tranh Liban 2006

Chiến tranh Liban năm 2006, còn gọi là Chiến tranh Israel-Hezbollah năm 2006, Chiến tranh tháng 7 (tiếng Ả Rập: حرب تموز, Harb Tammuz) và ở Israel gọi là Chiến tranh Liban lần 2 (tiếng Do Thái: מלחמת לבנון השנייה, Milhemet Levanon HaShniya), là cuộc xung đột quân sự kéo dài 34 ngày ở Liban và miền bắc Israel.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh Liban 2006

Chiến tranh Nam Ossetia 2008

Chiến tranh Nam Ossetia 2008 là cuộc chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển giữa một bên là Gruzia và một bên là các khu vực ly khai, Nam Ossetia và Abkhazia, cùng với Liên bang Nga.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh Nam Ossetia 2008

Chiến tranh Ogaden

Chiến tranh Ogaden, còn gọi là Chiến tranh Ethiopia-Somalia, là một cuộc tấn công quân sự của Somalia từ tháng 7 năm 1977 đến tháng 3 năm 1978 sang khu vực tranh chấp Ogaden do Ethiopia quản lý, khởi đầu bằng cuộc xâm chiếm của Somalia vào Ethiopia.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh Ogaden

Chiến tranh Triều Tiên

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Hoa Kỳ. Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Triều Tiên).

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh Triều Tiên

Chiến tranh Vùng Vịnh

Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991 (cũng gọi là Chiến tranh vịnh Ba Tư hay Chiến dịch Bão táp Sa mạc) là một cuộc xung đột giữa Iraq và liên minh gần 30 quốc gia do Hoa Kỳ lãnh đạo và được Liên Hiệp Quốc phê chuẩn để giải phóng Kuwait.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh Vùng Vịnh

Chiến tranh Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến tranh trên chiến trường Đông Dương (1945–1979), bắt đầu ngày 1 tháng 11 năm 1955 khi Phái bộ Cố vấn và Viện trợ Quân sự Hoa Kỳ (MAAG) được thành lập ở Miền Nam Việt Nam và kết thúc ngày 30 tháng 4 năm 1975 khi Tổng thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Chiến tranh Việt Nam

Cuộc tấn công Iraq 2003

Cuộc tấn công vào Iraq năm 2003 bắt đầu từ ngày 20 tháng 3, chủ yếu bởi quân đội Hoa Kỳ và Vương quốc Anh; 98% của quân lực đến từ hai nước này, tuy nhiều quốc gia khác cũng tham gia.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Cuộc tấn công Iraq 2003

Eritrea

Eritrea (Tiếng Việt: Ê-ri-tơ-rê-a;, tiếng Ả Rập: إرتريا Iritriya), tên chính thức Nhà nước Eritrea, là một quốc gia châu Phi, giáp Sudan về phía tây, Ethiopia về phía nam và Djibouti về phía đông nam.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Eritrea

Ethiopia

Ethiopia (phiên âm tiếng Việt: Ê-ti-ô-pi-a), tên đầy đủ Cộng hòa Dân chủ Liên bang Ethiopia là một đất nước ở phía đông châu Phi.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Ethiopia

Grenada

Grenada (tiếng Anh: Grenada, Tiếng Việt: Grê-na-đa) là một quốc đảo thuộc vùng biển Caribê gồm một đảo chính và sáu đảo nhỏ hơn nằm gần Grenadines.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Grenada

Hải chiến Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao (1988)

323x323px Hải chiến Trường Sa 1988 là tên gọi của một trận đánh trên biển Đông năm 1988 khi Hải quân Quân giải phóng Nhân dân Trung Hoa đưa quân tấn công hòng chiếm đóng bãi đá Cô Lin, bãi đá Len Đao và bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Hải chiến Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao (1988)

Hải chiến Hoàng Sa 1974

Hải chiến Hoàng Sa là một trận chiến giữa Hải quân Việt Nam Cộng hòa và Hải quân Trung Quốc xảy ra vào ngày 19 tháng 1 năm 1974 trên quần đảo Hoàng Sa.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Hải chiến Hoàng Sa 1974

Hoa Kỳ

Hoa Kỳ, còn gọi là Mỹ, tên gọi đầy đủ là Hợp chúng quốc Hoa Kỳ hoặc Hợp chúng quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America viết tắt là U.S. hoặc USA), là một cộng hòa lập hiến liên bang gồm 50 tiểu bang và 1 đặc khu liên bang.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Hoa Kỳ

Iraq

Cộng hoà Iraq (phát âm: I-rắc, tiếng Ả Rập: الجمهورية العراقية Al-Jumhuriyah Al-Iraqiyah, tiếng Kurd: عیراق Komara Iraqê) là một quốc gia ở miền Trung Đông, ở phía tây nam của châu Á. Nước này giáp với Ả Rập Xê Út, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran về phía đông.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Iraq

Israel

Israel (phiên âm tiếng Việt: I-xra-en), tên chính thức là Nhà nước Israel (מְדִינַת יִשְׂרָאֵל; دولة إِسْرَائِيل), là một quốc gia tại Trung Đông, trên bờ đông nam của Địa Trung Hải và bờ bắc của biển Đỏ.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Israel

Kenya

Cộng hòa Kenya (phiên âm tiếng Việt: Kê-ni-a; tiếng Swahili: Jamhuri Ya Kenya; tiếng Anh: Republic of Kenya) là một quốc gia tại miền đông châu Phi.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Kenya

Khủng hoảng Kênh đào Suez

Khủng hoảng Kênh đào Suez (tiếng Ả Rập: أزمة السويس - العدوان الثلاثي‎ ʾAzmat al-Sūwais/Al-ʿIdwān al-Thalāthī; tiếng Pháp: Crise du canal de Suez; tiếng Hebrew: מבצע קדש‎ Mivtza' Kadesh "Chiến dịch Kadesh" hay מלחמת סיני Milhemet Sinai, "Chiến tranh Sinai") là một cuộc chiến tranh giữa một bên là liên quân giữa Vương quốc Anh, Pháp, Israel và một bên là Ai Cập bắt đầu từ ngày 29 tháng 10 năm 1956.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Khủng hoảng Kênh đào Suez

Liên minh châu Phi

Liên minh châu Phi (viết tắt bằng tiếng Anh: AU) là một tổ chức liên chính phủ bao gồm 53 quốc gia châu Phi, có trụ sở tại Addis Ababa, Ethiopia.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Liên minh châu Phi

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Liên Xô

Liban

Liban (phiên âm: Li-băng; لبنان; phiên âm tiếng Ả Rập Liban:; Liban), tên đầy đủ Cộng hoà Liban (الجمهورية اللبنانية; phiên âm tiếng Ả Rập Liban:; République libanaise), là một quốc gia nhỏ tại vùng Trung Đông.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Liban

Liberia

Cộng hòa Liberia là một quốc gia nằm ở Tây Phi, giáp giới với các nước Sierra Leone, Guinée, và Côte d'Ivoire.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Liberia

Mặt trận đất đối không miền Bắc Việt Nam 1972

Mặt trận đất đối không miền Bắc Việt Nam năm 1972 chứa đựng nhiều diễn biến hoạt động quân sự quan trọng của các bên trong Chiến cục năm 1972 tại Việt Nam. Đây là cuộc đối đầu lần thứ hai giữa Không lực và Hải quân Hoa Kỳ và các lực lượng phòng không ba thứ quân của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH).

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Mặt trận đất đối không miền Bắc Việt Nam 1972

Nga

Nga (p, quốc danh hiện tại là Liên bang Nga (Российская Федерация|r.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Nga

Pakistan

Pakistan (tiếng Việt: Pa-ki-xtan; پاکِستان), tên chính thức Cộng hoà Hồi giáo Pakistan, là một quốc gia ở Nam Á. Tiếng Việt còn gọi quốc gia này vào thế kỷ XX là Hồi Quốc.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Pakistan

Pháp

Pháp (tiếng Pháp: France), tên chính thức là nước Cộng hòa Pháp (République française), là một quốc gia có lãnh thổ chính nằm tại Tây Âu cùng một số vùng và lãnh thổ hải ngoại.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Pháp

Sự kiện năm 1956 ở Hungary

Sự kiện năm 1956 ở Hungary, còn gọi là Cách mạng Hungary năm 1956 (Tiếng Hungary: 1956-os forradalom), Cuộc khủng hoảng ở Hungary, Cuộc bạo loạn vũ trang tại Hungary,Thế giới Những sự kiện lịch sử thế kỷ XX (1946-2000), Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện sử học, Nhà xuất bản Giáo dục, trang 50-51 hoặc Cuộc nổi dậy Hungary năm 1956 là một cuộc nổi dậy đồng thời trên cả nước kéo dài từ ngày 23 tháng 10 đến 10 tháng 11 năm 1956 chống lại chính phủ theo chủ nghĩa Stalin của Cộng hoà Nhân dân Hungary và các chính sách của nó, do Liên Xô áp đặt.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Sự kiện năm 1956 ở Hungary

Syria

Syria (tiếng Pháp: Syrie, سورية hoặc سوريا; phiên âm tiếng Việt: Xi-ri), tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Syria (الجمهورية العربية السورية), là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Syria

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Trung Quốc

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hay Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ireland (United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland), thường gọi tắt là Anh Quốc hoặc Anh (United Kingdom hoặc Great Britain), là một quốc gia có chủ quyền tại châu Âu.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland

Xâm lược

Xâm lược là hành động quân sự của quân đội (hoặc lực lượng vũ trang) một nước hay liên minh các nước vào một vị trí địa lý chính trị trọng yếu của nước khác.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Xâm lược

Xung đột biên giới Việt Nam-Campuchia (1975-1978)

Biên giới Campuchia - Việt Nam 1979-1984. Xung đột biên giới Việt Nam-Campuchia (1975-1978) để chỉ những xung đột quân sự và những cuộc tấn công vào thường dân giữa Việt Nam và Campuchia trong giai đoạn 1975 - 1978.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Xung đột biên giới Việt Nam-Campuchia (1975-1978)

Xung đột Thái Lan-Việt Nam (1979-1989)

Sau khi quân đội Việt Nam tiến vào Campuchia lật đổ chế độ Pol Pot trong chiến tranh biên giới Tây Nam năm 1979, các tàn quân Khmer Đỏ rút về các khu vực biên giới gần Thái Lan.

Xem Danh sách các cuộc xâm lược và Xung đột Thái Lan-Việt Nam (1979-1989)

Xem thêm

Xâm lược

, Xâm lược, Xung đột biên giới Việt Nam-Campuchia (1975-1978), Xung đột Thái Lan-Việt Nam (1979-1989).