Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Oman

Phím tắt: Sự khác biệt, Điểm tương đồng, Jaccard Similarity Hệ số, Tài liệu tham khảo.

Sự khác biệt giữa Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Oman

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất vs. Oman

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (دولة الإمارات العربية المتحدة) là một quốc gia quân chủ chuyên chế liên bang tại Tây Á. Quốc gia này nằm trên bán đảo Ả Rập và giáp với vịnh Ba Tư, có biên giới trên bộ với Oman về phía đông và với Ả Rập Xê Út về phía nam, có biên giới hàng hải với Qatar về phía tây và với Iran về phía bắc. Oman (phiên âm tiếng Việt: Ô-man; عمان), tên chính thức là Vương quốc Oman (سلطنة عُمان), là một quốc gia nằm tại duyên hải đông nam của bán đảo Ả Rập.

Những điểm tương đồng giữa Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Oman

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Oman có 27 điểm chung (trong Unionpedia): Đế quốc Sasanian, Ả Rập Xê Út, Ấn Độ giáo, Bahá'í giáo, Bán đảo Ả Rập, Danh sách các quốc gia theo trữ lượng dầu mỏ, Eo biển Hormuz, Freedom House, Fujairah, Hồi giáo, Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh, Iran, Kitô giáo, Linh dương sừng thẳng Ả Rập, Mùa xuân Ả Rập, Muhammad, Musandam, Muscat, Phóng viên không biên giới, Phật giáo, Quân chủ chuyên chế, Ramadan, Shari'a, Sohar, Tiếng Ả Rập, Vịnh Ba Tư, Vịnh Oman.

Đế quốc Sasanian

Nhà Sassanid, còn gọi là Sassanian, Sasanid, Sassanid, (tiếng Ba Tư: ساسانیان) hay Tân Đế quốc Ba Tư, là triều đại Hỏa giáo cuối cùng của Đế quốc Ba Tư trước sự nổi lên của đạo Hồi. Đây là một trong hai đế quốc hùng mạnh nhất vùng Tây Á trong vòng 400 năm. Ardashir I đã thành lập triều đại này sau khi ông ta đánh bại vua nhà Arsacid cuối cùng là Artabanus IV Adravan, và kết thúc khi vị Vua của các vua cuối cùng là Yazdegerd III (632–651) thoái vị sau 14 năm kháng chiến chống sự càn quét của người Ả Rập theo Hồi giáo. Lãnh thổ của đế quốc Sassanid bao gồm Iran, Iraq, Armenia, Afghanistan, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ và một phần của Syria, Pakistan, Kavkaz, Trung Á và Ả rập. Dưới triều Khosrau II (590–628) thì Ai Cập, Jordan, Palestine và Liban cũng thuộc Sassanid. Người Sassanid gọi đế quốc họ là Erānshahr (ایرانشهر) tức "Lãnh địa của người Iran". Vương triều Sassanid được xem là một trong những thời đại quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Iran. Thời đại này chứng kiến đỉnh cao của nền văn minh Ba Tư và là đế quốc hùng mạnh cuối cùng của người Ba Tư trước cuộc càn quét của những người Hồi giáo. Ba Tư gây ảnh hưởng rất lớn đến đế quốc La Mã lừng danh trong thời kì Sassanid và La Mã dành cho Ba Tư một vị thế ngang bằng mình, như trong bức thư Hoàng đế La Mã gửi cho Vua của các vua Ba Tư đề là "gửi người anh em". Tầm ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư đã vươn ra ngoài đất nước họ, tác động đến Tây Âu, châu Phi, Ấn Độ và Trung Hoa, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của nghệ thuật châu Á và châu Âu thời Trung Cổ. Khosrau Đại Đế, còn gọi là Chosroes I được coi là vị vua vĩ đại nhất của Vương triều Sassanid, đã tiến hành cải cách lớn lao và thể hiện tài năng quân sự trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Đông La Mã, đồng thời là một nhà xây dựng xuất sắc. Đối với thế giới Islam thì nhiều thứ như văn hóa, kiến trúc hay kĩ năng của họ đều lấy phần lớn là từ thời Sassanid. Chẳng hạn như ngôn ngữ chính của Afghanistan cũng là ngôn ngữ chính của Ba Tư thời Sassanid.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Đế quốc Sasanian · Oman và Đế quốc Sasanian · Xem thêm »

Ả Rập Xê Út

Rập Xê Út, tên chính thức là Vương quốc Ả Rập Xê Út (المملكة العربية السعودية) là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á, chiếm phần lớn bán đảo Ả Rập.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ả Rập Xê Út · Oman và Ả Rập Xê Út · Xem thêm »

Ấn Độ giáo

Biểu tượng của Ấn Độ giáo được thế giới biết đến Một ngôi đền Ấn Độ giáo Ấn Độ giáo hay còn gọi gọn là Ấn giáo hay Hindu giáo là tên chỉ những nhánh tôn giáo chính có tương quan với nhau và hiện còn tồn tại ở Ấn Đ. Khoảng 80% người Ấn Độ tự xem mình là người theo Ấn Độ giáo và người ta cho rằng, có khoảng 30 triệu người theo Ấn Độ giáo sống tại hải ngoại.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ấn Độ giáo · Oman và Ấn Độ giáo · Xem thêm »

Bahá'í giáo

Vườn Baha’i ở Haifa, Israel Baha’i là một tôn giáo có khoảng 5-7 triệu tín đồ ở khắp mọi nơi.

Bahá'í giáo và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất · Bahá'í giáo và Oman · Xem thêm »

Bán đảo Ả Rập

Bán đảo Ả Rập (الجزيرة العربية, "đảo Ả Rập") là một bán đảo nằm ở Tây Á, tọa lạc ở phía đông bắc châu Phi, trên mảng Ả Rập.

Bán đảo Ả Rập và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất · Bán đảo Ả Rập và Oman · Xem thêm »

Danh sách các quốc gia theo trữ lượng dầu mỏ

Bảng đồ trữ lượng dầu 2013. 5 quốc gia hàng đầu về trữ lượng dầu, 1980-2013 (nguồn từ EIA) Danh sách các quốc gia theo trữ lượng dầu mỏ là một bảng thống kê về các quốc gia theo trữ lượng dầu thô đã được thăm dò và xác thực.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Danh sách các quốc gia theo trữ lượng dầu mỏ · Danh sách các quốc gia theo trữ lượng dầu mỏ và Oman · Xem thêm »

Eo biển Hormuz

Eo biển Hormuz (tiếng Ba Tư: تنگه هرمز - Tangeh-ye Hormoz, tiếng Ả Rập: مضيق هرمز‎ - Madīq Hurmuz) là con đường biển chiến lược quan trọng và hẹp, eo biển nằm giữa vịnh Oman phía đông nam và vịnh Ba Tư ở tây nam, nằm trên bờ biển phía bắc là Iran và trên bờ biển phía nam là Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Musandam, một phần đất tách rời của Oman.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Eo biển Hormuz · Eo biển Hormuz và Oman · Xem thêm »

Freedom House

Freedom House (Ngôi nhà Tự do) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế có chức năng theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, cũng như khảo sát và nghiên cứu về tình trạng thực thi tự do chính trị cũng như các quyền tự do cơ bản của công dân tại các quốc gia trên thế giới.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Freedom House · Freedom House và Oman · Xem thêm »

Fujairah

Fujairah (الفجيرة) là một trong bảy tiểu vương quốc hình thành nên Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, và là tiểu vương quốc duy nhất trong số đó chỉ có bờ biển ven vịnh Oman và không có bờ biển ven vịnh Ba Tư.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Fujairah · Fujairah và Oman · Xem thêm »

Hồi giáo

Biểu tượng của Hồi giáo được thế giới biết đến Tỷ lệ dân mỗi nước theo đạo Hồi Các nhánh của Hồi giáo Các quốc gia Hồi giáo: hệ phái Shia màu đỏ; hệ phái Sunni màu lục Tín đồ Islam lễ bái Hồi giáo (tiếng Ả Rập: الإسلام al-'islām), còn gọi là đạo Islam, là một tôn giáo độc thần thuộc nhóm các tôn giáo Abraham.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Hồi giáo · Hồi giáo và Oman · Xem thêm »

Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh

Hội đồng Hợp tác các nước Ả Rập Vùng Vịnh (tiếng Ả Rập: مجلس التعاون لدول الخليج العربية), còn được gọi là Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC; مجلس التعاون الخليجي), là một liên minh chính trị và kinh tế của tất cả các quốc gia Ả Rập ở Vịnh Ba Tư ngoại trừ Iraq, với nhiều mục tiêu kinh tế và xã hội.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh · Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh và Oman · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Iran · Iran và Oman · Xem thêm »

Kitô giáo

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Kitô giáo · Kitô giáo và Oman · Xem thêm »

Linh dương sừng thẳng Ả Rập

Linh dương sừng thẳng Ả Rập là một loài động vật thuộc chi Oryx, họ Trâu bò.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Linh dương sừng thẳng Ả Rập · Linh dương sừng thẳng Ả Rập và Oman · Xem thêm »

Mùa xuân Ả Rập

Mùa xuân Ả Rập (الربيع العربي,; Arab Spring) là làn sóng cách mạng với các cuộc nổi dậy, diễu hành và biểu tình phản đối chưa có tiền lệ tại các quốc gia ở thế giới Ả Rập: Tunisia, Algérie, Ai Cập, Yemen và Jordan, Mauritanie, Ả Rập Xê Út, Oman, Sudan, Syria, Iraq, Libya và Maroc.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Mùa xuân Ả Rập · Mùa xuân Ả Rập và Oman · Xem thêm »

Muhammad

Muhammad (phiên âm: Môhamet hay Môhammet; tiếng Ả Rập:; sống vào khoảng 570 – 632) được những tín đồ Islam (I xơ lam, Hồi giáo) tin là vị ngôn sứ cuối cùng mà Thiên Chúa (tiếng Ả Rập gọi là Allah) gửi xuống để dẫn dắt nhân loại với thông điệp của I xơ lam.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Muhammad · Muhammad và Oman · Xem thêm »

Musandam

Một ngôi làng trên bán đảo Musandam Vị trí tỉnh Musandam tại Oman Musandam (tiếng Ả Rập: مسندم) là một tỉnh của Oman.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Musandam · Musandam và Oman · Xem thêm »

Muscat

Muscat (مسقط) là thủ đô và thành phố lớn nhất của Oman.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Muscat · Muscat và Oman · Xem thêm »

Phóng viên không biên giới

Phóng viên không biên giới hay Ký giả không biên giới (tiếng Pháp: Reporters sans frontières) là một tổ chức phi chính phủ hoạt động toàn cầu, với mục đích bảo vệ tự do báo chí trên thế giới, chống kiểm duyệt và tạo áp lực giúp đỡ những nhà báo đang bị giam giữ.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Phóng viên không biên giới · Oman và Phóng viên không biên giới · Xem thêm »

Phật giáo

Bánh xe Pháp Dharmacakra, biểu tượng của Phật giáo, tượng trưng cho giáo pháp, gồm Tứ diệu đế, Bát chính đạo, Trung đạo Phật giáo (chữ Hán: 佛教) là một loại tôn giáo bao gồm một loạt các truyền thống, tín ngưỡng và phương pháp tu tập dựa trên lời dạy của một nhân vật lịch sử là Tất-đạt-đa Cồ-đàm (悉達多瞿曇).

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Phật giáo · Oman và Phật giáo · Xem thêm »

Quân chủ chuyên chế

Quân chủ chuyên chế, chế độ quân chủ tuyệt đối, là chính thể mà quân chủ nắm thực quyền.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Quân chủ chuyên chế · Oman và Quân chủ chuyên chế · Xem thêm »

Ramadan

Lưỡi liềm Ramadan Thời gian bắt đầu tháng Ramadan theo dương lịch, trong vòng 100 năm từ 1938 đến 2038 (''nhấp vào hình để xem chi tiết'') Ramadan (tiếng Ả Rập: رمضان, Ramadān) là tên gọi tháng thứ 9 của âm lịch Ả Rập.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Ramadan · Oman và Ramadan · Xem thêm »

Shari'a

Sharīʿah (شريعة,, "đường" hay "đạo") là luật hành vi hoặc luật tôn giáo của Hồi giáo.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Shari'a · Oman và Shari'a · Xem thêm »

Sohar

Suhar (صُحار, cũng được viết là Soḥār) là thủ đô và thành phố lớn nhất của tỉnh Al Batinah Bắc của Oman.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Sohar · Oman và Sohar · Xem thêm »

Tiếng Ả Rập

Tiếng Ả Rập (العَرَبِيَّة, hay عَرَبِيّ) là một ngôn ngữ Trung Semit đã được nói từ thời kỳ đồ sắt tại tây bắc bán đảo Ả Rập và nay là lingua franca của thế giới Ả Rập.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Tiếng Ả Rập · Oman và Tiếng Ả Rập · Xem thêm »

Vịnh Ba Tư

Vịnh Ba Tư Vịnh Ba Tư, Vịnh Ả Rập, hay Vịnh Péc-xích là vùng vành đai nông của Ấn Độ Dương nằm giữa Bán đảo Ả Rập và vùng tây nam Iran.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Vịnh Ba Tư · Oman và Vịnh Ba Tư · Xem thêm »

Vịnh Oman

Vịnh Oman Vịnh Oman hoặc Biển Oman (tiếng Ba Tư: درياي عمان), hoặc Vịnh Makran (الخليج عمان; latin hóa: khalīj ʿumān), (tiếng Urdu/tiếng Ba Tư: خليج مکران) là một vịnh biển nối Biển Ả Rập với Eo biển Hormuz, rồi chảy ra Vịnh Ba Tư.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Vịnh Oman · Oman và Vịnh Oman · Xem thêm »

Danh sách trên trả lời các câu hỏi sau

So sánh giữa Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Oman

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất có 97 mối quan hệ, trong khi Oman có 99. Khi họ có chung 27, chỉ số Jaccard là 13.78% = 27 / (97 + 99).

Tài liệu tham khảo

Bài viết này cho thấy mối quan hệ giữa Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất và Oman. Để truy cập mỗi bài viết mà từ đó các thông tin được trích xuất, vui lòng truy cập:

Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »