Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Cappadocia (tỉnh La Mã)

Mục lục Cappadocia (tỉnh La Mã)

Cappadocia là một tỉnh của đế quốc La Mã ở Tiểu Á (ngày nay là khu vực trung đông Thổ Nhĩ Kỳ), với thủ phủ của nó là Caesarea.

59 quan hệ: Alexandros Đại đế, Antiochos III Đại đế, Antiochos XIII Asiaticos, Ariarathes IV của Cappadocia, Ariarathes V của Cappadocia, Ariarathes VI của Cappadocia, Ariarathes VIII của Cappadocia, Ariarathes X của Cappadocia, Ariobarzanes I của Cappadocia, Ariobarzanes II của Cappadocia, Attalos III, Đế quốc La Mã, Địa Trung Hải, Caesarea, Cappadocia, Cộng hòa La Mã, Chiến tranh Mithridates lần thứ ba, Chiến tranh Mithridates lần thứ nhất, Cicero, Colchis, Eumenes III, Gaius Caesar, Germanicus, Hadrianus, Hoàng đế La Mã, Julius Caesar, Justinianus I, Kayseri, Lucius Cornelius Sulla, Macedonia (định hướng), Marcus Antonius, Marcus Aurelius, Marcus Junius Brutus, Mithridates V của Pontos, Mithridates VI của Pontos, Nero, Nicomedes III của Bithynia, Nicomedes IV của Bithynia, Perseus của Macedonia, Pharnaces II của Pontos, Polemon II của Pontos, Pompey, Pontos, Rhodes, Sông Rubicon, Tỉnh của La Mã, Thời kỳ cổ đại, Thổ Nhĩ Kỳ, Tiểu Á, Tiberius, ..., Tigranes Đại đế, Trận Actium, Trận Nikopolis, Trận Philippi, Valens, Vương quốc Bosporos, Vương quốc Commagene, Vương quốc Pontos, Vương quốc Seleukos. Mở rộng chỉ mục (9 hơn) »

Alexandros Đại đế

Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế,Kh̉ảo cổ học - Viện kh̉ao cổ học, ̉Uy ban khoa học xã hội Việt Nam, 1984 - trang 69 (tiếng Hy Lạp: Megas Alexandros, tiếng Latinh: Alexander Magnus) (tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN), nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Alexandros Đại đế · Xem thêm »

Antiochos III Đại đế

Antiochos III Đại đế (Tiếng Hy Lạp:; 241 TCN – 187 TCN, trị vì từ năm 222 TCN đến năm 187 TCN) là hoàng đế (Megas Basileus) thứ sáu của Đế quốc Seleukos thời Hy Lạp hóa.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Antiochos III Đại đế · Xem thêm »

Antiochos XIII Asiaticos

Antiochos XIII Dionysus Philopator Kallinikos, còn được biết đến với tên là Asiaticus,ông là một trong những vị vua cuối cùng của vương quốc Seleukos thời Hy Lạp hóa.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Antiochos XIII Asiaticos · Xem thêm »

Ariarathes IV của Cappadocia

Ariarathes IV Eusebes (tiếng Hy Lạp cổ: Ἀριαράθης Εὐσεβής, Ariaráthēs Eusebḗs; cai trị 220-163 TCN) con trai của vua Cappadocia Ariarathes III.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Ariarathes IV của Cappadocia · Xem thêm »

Ariarathes V của Cappadocia

Ariarathes V Eusebes Philopator (tiếng Hy Lạp cổ: Ἀριαράθης Εὐσεβής Φιλοπάτωρ, Ariaráthēs Eusebḗs Philopátōr; trị vì 163-130 TCN hoặc 126 TCN) là con trai của vua Ariarathes IV.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Ariarathes V của Cappadocia · Xem thêm »

Ariarathes VI của Cappadocia

Ariarathes VI Epiphanes Philopator (tiếng Hy Lạp: Ἀριαράθης Ἐπιφανής Φιλοπάτωρ, Ariaráthēs Epiphanes Philopator; trị vì 130-116 TCN hoặc 126 TCN-111 TCN), vua của Cappadocia, là con trai út của Ariarathes V. Ông trị vì khoảng 14 năm (130-116 TCN). Ông lên ngôi khi còn nhỏ tuổi, chính vì vậy mà quyền lực nằm trong tay của mẹ ông Nysa. Vào một thời điểm nào đó, mẹ ông dường như đã đầu độc 5 anh em của Ariarathes,nhưng vị vua trẻ đã giữ được mạng sống bởi những thần dân trung thành và Nysa bị giết chết. Những sự thật này là một lý do tốt cho Mithridates Euergetes (151-120 TCN), vua của Pontus, để cố gắng khẳng định quyền kiểm soát trên toàn vương quốc. Để làm điều này, ông gả con gái mình Laodice cho Ariarathes. Nhưng điều đó không đủ để biến Cappadocia thành một quốc gia vệ tinh của Pontus. Laodice sinh cho Ariarathes một con gái và hai con trai: Nysa, kết hôn với vua Nicomedes III Euergetes của Bithynia; Ariarathes VII Philometor và Ariarathes VIII Epiphanes. Con trai của Mithridates Euergetes,Mithridates VI đã sử dụng Gordius, một quý tộc Cappadocia, để ám sát Ariarathes. Sau khi ông mất, vương quốc của ông được cai trị bởi vợ cũ của Ariarathes,và một thời gian ngắn sau đó là Nicomedes III, vua Bithynia, người đã kết hôn với Laodice, góa phụ của vị vua cũ. Nhưng Nicomedes III đã sớm bị trục xuất bởi Mithridates VI, người đã đặt lên ngai vàng Ariarathes VII, một con trai của Ariarathes VI.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Ariarathes VI của Cappadocia · Xem thêm »

Ariarathes VIII của Cappadocia

Ariarathes VIII Epiphanes (tiếng Hy Lạp: Ἀριαράθης Ἐπιφανής, Ariaráthēs Epiphanes; trị vì khoảng 101- 96 TCN và 95 TCN),là vua của Cappadocia,và là con trai thứ hai của vua Ariarathes VI và vợ là Laodice.Ông được tôn lên ngôi sau khi tầng lớp quý tộc Cappadocia nổi dậy chống lại vua Mithridates VI của Pontus và con trai ông, vua bù nhìn Ariarathes IX.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Ariarathes VIII của Cappadocia · Xem thêm »

Ariarathes X của Cappadocia

Ariarathes X, tên hiệu là Eusebes Philadelphos, "Hiếu thảo, tình yêu của người anh trai" (Ἀριαράθης Εὐσεβής Φιλάδελφος, Ariaráthēs Eusebḗs Philádelphos), là một vị vua của Cappadocia từ năm 42 TCN cho tới năm 36 TCN.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Ariarathes X của Cappadocia · Xem thêm »

Ariobarzanes I của Cappadocia

Ariobarzanes I, tên là Philoromaios (tiếng Hy Lạp: Ἀριοβαρζάνης Φιλορώμαιος, Ariobarzánēs Philorṓmaios, người tình của Roma), là vua của Cappadocia từ năm 95 TCN đến khoảng 63 TCN-62 TCN.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Ariobarzanes I của Cappadocia · Xem thêm »

Ariobarzanes II của Cappadocia

Ariobarzanes II, có tên hiệu là Philopator (tiếng Hy Lạp cổ đại: Ἀριοβαρζάνης Φιλοπάτωρ, Ariobarzánēs Philopátōr), ông làm vua của Cappadocia từ khoảng năm 63 TCN hoặc 62TCN đến khoảng năm 51 trước Công nguyên.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Ariobarzanes II của Cappadocia · Xem thêm »

Attalos III

Attalos III(trong tiếng Hy Lạp: Attalos III) Philometor Euergetes (khoảng 170 TCN - 133 TCN) là vị vua cuối cùng của triều đại Attalos ở Pergamon, cầm quyền từ 138 TCN đến 133 TCN.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Attalos III · Xem thêm »

Đế quốc La Mã

Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma (IMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Đế quốc La Mã · Xem thêm »

Địa Trung Hải

Địa Trung Hải, ảnh chụp từ vệ tinh Địa Trung Hải là một phần của Đại Tây Dương được vây quanh bởi đất liền – phía bắc bởi châu Âu, phía nam bởi châu Phi và phía đông bởi châu Á. Địa Trung Hải có diện tích 2.509.000 km² (969.000 dặm vuông Anh) tới 2.510.000 km² (970.000 dặm vuông Anh).

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Địa Trung Hải · Xem thêm »

Caesarea

Caesarea (קֵיסָרְיָה; قيسارية, Kaysaria; Καισάρεια) là một thị trấn ở Israel nằm giữa đường từ Tel Aviv và Haifa (45 km), trên bờ biển Địa Trung Hải của Israel ở gần thành phố Hadera.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Caesarea · Xem thêm »

Cappadocia

Cappadocia (phát âm là / kæpədoʊʃə; cũng Capadocia; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kapadokya, từ tiếng Hy Lạp: Καππαδοκία / Kappadokía) là một khu vực ở miền trung Thổ Nhĩ Kỳ, phần lớn trong tỉnh Nevşehir.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Cappadocia · Xem thêm »

Cộng hòa La Mã

Cộng hòa La Mã (Res publica Romana) là giai đoạn trong nền văn minh La Mã cổ đại được phân biệt vì có chế độ cộng hòa.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Cộng hòa La Mã · Xem thêm »

Chiến tranh Mithridates lần thứ ba

Chiến tranh Mithridatic lần III (73-63 TCN) là cuộc chiến tranh cuối cùng và dài nhất trong chiến tranh Mithridatic.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Chiến tranh Mithridates lần thứ ba · Xem thêm »

Chiến tranh Mithridates lần thứ nhất

Chiến tranh Mithridatic lần I89-85 TCN) là một cuộc xung đột xảy ra giữa vương quốc Pontus và sự nổi loạn của các thành phố Hy lạp-nổi bật trong đó là sự tham gia của Athen-được lãnh đạo bởi vua Mithridates VI của Pontus chống lại nước Cộng hòa La Mã và Vương quốc Bithynia. Cuộc chiến kéo dài năm năm và kết thúc là một chiến thắng của cộng hòa La mã và buộc Mithridates phải từ bỏ các vùng đất mà ông đã chinh phục và trở về Pontus.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Chiến tranh Mithridates lần thứ nhất · Xem thêm »

Cicero

Marcus Tullius Cicero (Latin cổ điển:; 3 tháng 1, 106 TCN – 7 tháng 12, 43 TCN) là một triết gia và nhà hùng biện, chính khách, nhà lý luận chính trị La Mã.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Cicero · Xem thêm »

Colchis

Trong địa lý Hy Lạp-La Mã, Colchis (კოლხეთი Kolkheti; tiếng Hy Lạp Κολχίς Kolkhis, được cho là bắt nguồn từ tiếng Kartvelia ḳolkheti hoặc ḳolkha) là tên của một khu vực thuộc miền nam Kavkaz.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Colchis · Xem thêm »

Eumenes III

Eumenes III (ban đầu có tên là Aristonicus, trong tiếng Hy Lạp là Aristonikos) là một kẻ cướp ngôi của Pergamon.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Eumenes III · Xem thêm »

Gaius Caesar

Gaius Julius Caesar, được biết đên rộng rãi với tên gọi Gaius Caesar hoặc Caius Caesar, là con trai lớn của Marcus Vipsanius Agrippa và Julia Già.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Gaius Caesar · Xem thêm »

Germanicus

Germanicus (tiếng Latin: Gaius Iulius Caesar Germanicus; ngày 24 tháng 5 năm 15 TCN - ngày 10 tháng 10 năm 19) là một thành viên của triều đại Julia-Claudia và một vị tướng lỗi lạc của Đế quốc La Mã, nổi bật với các chiến dịch đánh xứ Germania.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Germanicus · Xem thêm »

Hadrianus

Hadrianus (Publius Aelius Trajanus Hadrianus Augustus 24 tháng 1 năm 76 – 10 tháng 7 năm 138) là vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 117 cho đến khi qua đời vào năm 138. Ông là một vị minh quân và là nhà lãnh đạo quân sự tàn nhẫn, có đầu óc tham vọng và làm việc không biết ngừng nghỉ. Tính cách và con người của ông luôn luôn cuốn hút hậu thế. Là một trong những quốc trưởng lừng danh nhất của La Mã, ông ngự trị trên một Đế quốc lớn hơn cả Liên minh châu Âu ngày nay.Thorsten Opper, Hadrian: empire and conflict, trang Giới thiệu - trang 9. Ông trở nên nổi tiếng hơn cả về công cuộc gầy dựng Trường thành Hadrianus, đánh dấu biên giới phía Bắc của lãnh thổ La mã tại Anh. Tại kinh đô La Mã, ông tài gầy dựng đền Pantheon và xây cất Miếu thờ Vệ Nữ và La Mã. Hadrian có tên khai sinh là Publius Aelius Hadrianus, chào đời ở Italica hay có lẽ tại kinh kỳ La Mã, từ một gia đình nguồn gốc ở Picenum tại Ý và sau đó đã định cư ở Italica, Hispania Baetica, gần với vị trí ngày nay của Sevilla, Tây Ban Nha. Tiên hoàng Traianus của Hadrianus là một người anh họ của cha ông. Do Traianus không có người kế vị chính thức nhưng theo Hoàng hậu Pompeia Plotina, Traianus đã chọn Hadrianus làm người thừa kế chính thức trước khi mất. Trong suốt triều đại của ông, Hadrianus đã không ngừng đi thị sát, đến hầu như bất cứ tỉnh nào của đế quốc. Là một người ngưỡng mộ nồng nhiệt nền văn minh Hy Lạp, Hoàng đế Hadrianus đã nỗ lực đưa thành Athena trở thành kinh đô văn hóa của đế quốc và ra lệnh xây dựng đền miếu nguy nga trong khắp thành phố này. Một trong những nguyên nhân khiến cho ông hâm mộ văn minh Hy Lạp đến thế cũng là do ông yêu đương một mĩ nam người Hy Lạp là chàng Antinous. Sau khi Antinous chết đột ngột ở sông Nin, vị Hoàng đế đồng tính luyến ái đã phong thần cho chàng. Hadrianus đã dành nhiều thời gian với các chiến binh của mình, bản thân ông thường mặc chiến bào và thậm chí còn ăn tối và ngủ cùng với những người lính. Ông chú tâm huấn luyện quân sự và rèn luyện vô cùng nghiêm ngặt, thậm chí ông đã giả vờ đưa tin rằng "quân địch đang tấn công" để khiến cho ba quân luôn luôn cảnh giác. Sau khi ông lên ngôi, tân Hoàng đế Hadrianus từ bỏ đất đai mà tiên hoàng Traianus ở vùng Lưỡng Hà và Armenia, và thậm chí được coi là từ bỏ Dacia. Trong những năm tháng cuối của triều đại mình, ông đã thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của Bar ​​Kokhba ở Judaea, đổi tên thành tỉnh Syria Palaestina. Vào năm 136, thể lực của ông suy nhược, và ông chấp nhận Lucius Aelius sẽ là Hoàng đế kế tục của ông, nhưng ông này đột ngột qua đời hai năm sau đó. Vào năm 138, Hadrianus quyết định chấp nhận Antoninus Pius nếu ông ta ở sẽ lần lượt chấp nhận Marcus Aurelius và con trai của Aelius là Lucius Verus như là những người thừa kế riêng cuối cùng của mình. Antoninus đồng ý, và ngay sau đó Hadrianus đã mất tại Baiae.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Hadrianus · Xem thêm »

Hoàng đế La Mã

Hoàng đế La Mã là danh hiệu mà giới sử học dùng để gọi những người cai trị La Mã trong thời đại đế chế. Về mặt từ nguyên, từ "hoàng đế" (tiếng Anh:Emperor, tiếng Pháp:Empereur) bắt nguồn từ danh hiệu "Imperator" trong tiếng Latin, có nghĩa là "người cai trị đế quốc". Người được xem là hoàng đế La Mã đầu tiên, Augustus, luôn tuyên bố mình là một công dân của nền Cộng hòa chứ không phải một vị vua theo kiểu phương Đông. Giống ông, những Hoàng đế sau đó coi danh hiệu của mình là một chức trách của nguyên thủ quốc gia-công dân thứ nhất, đồng thời là tổng chỉ huy quân đội và trong nhiều trường hợp là cả vai trò trong tôn giáo nhà nước. Vì lý do trên, danh hiệu hoàng đế La Mã không thực sự là cha truyền con nối ít ra là trên danh nghĩa. Tuy nhiên từ thời Diocletianus, nền cai trị càng lúc càng trở nên có tính cách quân chủ. Đế quốc La Mã bị phân chia làm đôi từ thế kỷ IV và từ đó, trong khi đế quốc Tây La Mã nhanh chóng lụn bại, vị hoàng đế cuối cùng của Roma, Romulus Augustus phải thoái vị năm 476 thì đế quốc Đông La Mã hấp thu các yếu tố Đông phương trong đó có việc quân chủ hóa nền cai trị. Các vị Hoàng đế Byzantine tập trung quyền lực tối cao vào bản thân, gồm cả các yếu tố thần quyền, và tiếp tục trị vì cho tới năm 1453.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Hoàng đế La Mã · Xem thêm »

Julius Caesar

Gāius Iūlius Caesār (phát âm trong tiếng Latin:; cách phiên âm "Xê-da" bắt nguồn từ tiếng Pháp César) 12 tháng 7 hoặc 13 tháng 7 năm 100 TCN – 15 tháng 3 năm 44 TCN) là một lãnh tụ quân sự và chính trị, và tác gia văn xuôi Latin lớn của La Mã cổ đại. Ông đóng một vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. Sinh ra trong nhà Julia, một trong những dòng dõi quý tộc lớn ở Rôma, Caesar được tiếp xúc và bắt đầu tham gia đời sống chính trị từ rất sớm. Năm 60 TCN, ông cùng với Crassus và Pompeirus (Pompey). thành lập tam đầu chế thứ nhất, một liên minh chính trị có tính thống lãnh Rôma trong suốt nhiều năm. Phương cách xây dựng quyền lực dựa trên các phương thức dân túy đã đụng chạm và dẫn tới sự chống đối của giai cấp quý tộc lãnh đạo ở Rôma, mà đứng đầu là Cato Trẻ với sự ủng hộ thường xuyên của Cicero. Những cuộc chinh chiến thành công tại xứ Gallia của Caesar mở cho La Mã con đường tiếp cận Đại Tây Dương. Iulius Caesar được ghi nhận là vị tướng La Mã đầu tiên xây dựng thành công cầu sông Rhein năm 55 TCN, và trở thành tướng La Mã đầu tiên vượt qua eo biển Manche và tiến hành cuộc xâm lăng vào xứ Britannia. Các thành công quân sự lớn lao của Caesar đã mang lại cho Caesar quyền lực quân sự tối thượng; đe dọa đến chỗ đứng của Pompey, người đã ngả lại về phe của Viện Nguyên lão sau khi Crassus chết trong trận Carrhae năm 53 TCN. Sau khi chiến cuộc xứ Gaule đến hồi kết, Caesar được lệnh phải từ bỏ quyền chỉ huy quân sự và trở về Roma. Caesar bất tuân lệnh này và thay vào đó ông rời khỏi khu vực tài phán của mình, vượt sông Rubicon tiến vào Roma với một binh đoàn La Mã vào năm 49 TCN. Kết quả là nội chiến nổ ra ở La Mã, với chiến thắng sau cùng thuộc về Caesar. Sau khi lên nắm quyền ở Rôma, Caesar bắt đầu tiến hành một loạt chương trình cải cách xã hội lẫn chính quyền, bao gồm cả việc tạo ra và áp dụng lịch Julia. Bên cạnh đó, ông có tiến hành tập trung quyền lực cho chính quyền Cộng hòa và trở thành một Dictator perpetuo (Độc tài trọn đời) với nhiều quyền lực chưa từng có. Tuy nhiên những mâu thuẫn chính trị vẫn chưa được giải quyết, và vào ngày Idus Martiae (15 tháng 3) năm 44 TCN, một nhóm Nguyên lão nổi loạn do Marcus Junius Brutus lãnh đạo mưu sát thành công Caesar. Việc này khiến cho một loạt cuộc nội chiến nổi ra liên tiếp sau đó ở La Mã, kết thúc với việc chính quyền theo thể chế Cộng hòa không bao giờ được khôi phục và Gaius Octavius Octavianus, cháu trai và cũng là người thừa kế được chỉ định của Caesar, lên nắm quyền lực tuyệt đối với danh hiệu Augustus sau khi đánh bại tất cả các đối thủ khác. Việc Augustus củng cố quyền lực này đã đánh dấu sự bắt đầu Đế chế La Mã. Những chiến dịch quân sự của Caesar được biết đến một cách chi tiết qua những bài viết Commentarii (bài tường thuật) của ông, và nhiều chi tiết khác về cuộc đời của ông được ghi nhận lại bởi những sử gia như Appian, Suetonius, Plutarch, Cassius Dio và Strabo. Những thông tin khác được thu thập từ những nguồn thông tin xuất hiện đương thời như là những bức thư và bài diễn văn của Cicero, những bài thơ của Catullus, và những bài viết của sử gia Sallus. Caesar được nhiều sử gia xem là một trong những nhà quân sự và chính trị gia lỗi lạc nhất trong lịch sử thế giới.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Julius Caesar · Xem thêm »

Justinianus I

Justinian I (Flavius Petrus Sabbatius Iustinianus Augustus; Φλάβιος Πέτρος Σαββάτιος Ἰουστινιανός Flávios Pétros Sabbátios Ioustinianós) (482 13 tháng 11 hay 14 tháng 11 năm 565), còn được biết đến trong tiếng Việt với tên gọi Justinianô trong các bản dịch của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Justinianus I · Xem thêm »

Kayseri

Kayseri là một thành phố tự trị (büyük şehir) đồng thời cũng là một tỉnh (il) của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Kayseri · Xem thêm »

Lucius Cornelius Sulla

Lucius Cornelius Sulla Felix (khoảng 138 TCN - 78 TCN), được gọi chung là Sulla, là một vị tướng và chính khách La Mã.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Lucius Cornelius Sulla · Xem thêm »

Macedonia (định hướng)

Macedonia có thể là.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Macedonia (định hướng) · Xem thêm »

Marcus Antonius

Marcus Antonius (trong tiếng Latin: M·ANTONIVS·M·F·M·N) (khoảng 14 tháng 1 năm 83 TCN - 1 tháng 8 năm 30 TCN) được biết đến trong tiếng Anh là Mark Antony, là một chính trị gia và một thống chế La Mã.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Marcus Antonius · Xem thêm »

Marcus Aurelius

Marcus Aurelius Antoninus Augustus, được biết trong tiếng Pháp là Marc-Aurèle (Ngày 26 tháng 4 năm 121 – 17 tháng 3 năm 180) là một Hoàng đế La Mã, trị vì từ năm 161 đến khi ông mất vào năm 180.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Marcus Aurelius · Xem thêm »

Marcus Junius Brutus

Tượng của Marcus Brutus Marcus Junius Brutus (85 TCN – 42 TCN), hay Quintus Servilius Caepio Brutus, là một thành viên của Viện nguyên lão La Mã thuộc Cộng hòa La Mã.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Marcus Junius Brutus · Xem thêm »

Mithridates V của Pontos

Mithridates V Euergetes (tiếng Hy Lạp: Μιθριδάτης ὁ εὐεργέτης, có nghĩa là "Mithridates người bảo trợ", trị vì khoảng năm 150-120 TCN.),Erciyas, Wealth, aristocracy and royal propaganda under the Hellenistic kingdom of the Mithradatids in the Central Black Sea Region in Turkey p.122 Vị vua thứ bảy của vương quốc Pontos, có lẽ là con trai của Pharnaces I, và cháu của Mithridates IV.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Mithridates V của Pontos · Xem thêm »

Mithridates VI của Pontos

Mithradates VI (tiếng Hy Lạp: Μιθριδάτης, tiếng Ba Tư cổ: Mithradatha, "Món quà của Mithra") (134 TCN – 63 TCN), còn được biết đến như là Mithradates Vĩ đại (Megas) và Eupator Dionysius, là vua xứ Pontos ở miền Bắc Tiểu Á (nay ở Thổ Nhĩ Kỳ) từ khoảng 119 – 63 TCN.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Mithridates VI của Pontos · Xem thêm »

Nero

Nero Claudius Caesar Augustus Germanicus (15 tháng 12 năm 37 – 9 tháng 6 năm 68), tên khai sinh là Lucius Domitius Ahenobarbus, còn được gọi là Nero Claudius Caesar Germanicus, là vị Hoàng đế thứ năm và cũng là cuối cùng của triều đại Julius-Claudius, trị vì từ năm 54 tới 68 AD.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Nero · Xem thêm »

Nicomedes III của Bithynia

Nicomedes III Euergetes (tiếng Hy Lạp cổ: Νικομήδης Εὐεργέτης Nikomḗdēs Euergetes) là vua của Bithynia, từ khoảng năm 127 trước Công nguyên đến khoảng năm 94 trước Công nguyên.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Nicomedes III của Bithynia · Xem thêm »

Nicomedes IV của Bithynia

Nicomedes IV Philopator, là vua của Bithynia, từ khoảng năm 94 trước Công nguyên đến năm 74 trước Công nguyên.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Nicomedes IV của Bithynia · Xem thêm »

Perseus của Macedonia

Đồng Tetradrachm của Perseus của Macedonia. Bảo tàng Anh. Tiền xu của Perseus của Macedonia. Dòng chữ tiếng Hy Lạp là "''ΒΑΣΙΛΕΩΣ ΠΕΡΣΕΩΣ''" (Vua Perseus). Perseus (tiếng Hy Lạp: Περσεύς; khoảng 212 TCN - 166 TCN) là vị vua cuối cùng (Basileus) của nhà Antigonos, người cai trị nhà nước kế tục (Diadochi) ở Macedonia được thành lập sau cái chết của Alexandros Đại đế.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Perseus của Macedonia · Xem thêm »

Pharnaces II của Pontos

Pharnaces II (trong tiếng Hy Lạp Φαρνάκης, mất năm 47 TCN) là vua của Pontus cho đến khi ông qua đời.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Pharnaces II của Pontos · Xem thêm »

Polemon II của Pontos

Marcus Antonius Polemon Pythodoros, còn được gọi là Polemon II của Pontos và Polemon của Cilicia (tiếng Hy Lạp: Μάρκος Αντώνιος Πολέμων Πυθόδωρος, 12 BC/11 BC-74) là một hoàng tử và vua chư hầu của La Mã, ông là vua của Pontos, Colchis và Cilicia.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Polemon II của Pontos · Xem thêm »

Pompey

Pompey, còn gọi là Pompey Vĩ đại hay Pompey thành viên Tam Hùng (chữ viết tắt tiếng Latinh cổ: CN·POMPEIVS·CN·F·SEX·N·MAGNVS, Gnaeus hay Cnaeus Pompeius Magnus) (26 tháng 9 năm 106 TCN – 28 tháng 9 năm 48 TCN) là một nhà lãnh đạo quân sự, chính trị lỗi lạc của Cộng hòa La Mã.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Pompey · Xem thêm »

Pontos

Pontos (Πόντος Pontos, Latin hóa: Pontus, "Biển") có thể chỉ.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Pontos · Xem thêm »

Rhodes

Rhodes (Ρόδος, Ródos) là một hòn đảo của Hy Lạp, nằm ở đông nam biển Aegea.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Rhodes · Xem thêm »

Sông Rubicon

Dòng chảy đoán chừng của sông Rubicon Sông Rubicon ở bên phải Cesena, Pisciatello Sông Rubicon (Latin: Rubicō, Italian: Rubicone) là một con sông cạn ở phía bắc Ý, dài khoảng 80 km, chạy từ núi Apennine đến biển Adriatic đi qua phía nam của vùng Emilia-Romagna, giữa 2 thành phố Rimini và Cesena.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Sông Rubicon · Xem thêm »

Tỉnh của La Mã

Đế chế La Mã dưới thời Augustus Caesar (31 TCN - 6 SCN). Vàng: 31 TCN. Xanh thẫm 31-19 TCN, Xanh 19-9 TCN, Xanh nhạt 9-6 TCN. Màu hoa cà: Các nước chư hầu Đế chế La Mã dưới thời Vespasian (trị vì 69 SCN) với ranh giới '''các tỉnh''' Ở La Mã cổ đại, tỉnh (tiếng Latin: provincia, số nhiều provinciae) là một đơn vị hành chính và lãnh thổ lớn nhất bên ngoài Italia của đế quốc cho đến thời Tetrarchy (khoảng 296).

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Tỉnh của La Mã · Xem thêm »

Thời kỳ cổ đại

Thời kỳ cổ đại là lịch sử thế giới từ khi con người xuất hiện lần đầu tiên ở Cựu thế giới đến thời Sơ kì Trung Cổ ở châu Âu và nhà Tần ở Trung Hoa.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Thời kỳ cổ đại · Xem thêm »

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye), tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye Cumhuriyeti), là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Tiểu Á

Tiểu Á (tiếng Hy Lạp: Μικρά Ασία Mikra Asia), hay Anatolia (Ανατολία, có nghĩa là "mặt trời mọc", "phía đông") là một bán đảo của châu Á mà ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen ở phía bắc, Địa Trung Hải ở phía nam, cách châu Âu bằng biển Aegea và biển Marmara (cùng thuộc Địa Trung Hải) ở phía tây, và giáp với phần rộng lớn còn lại của châu Á ở phía đông.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Tiểu Á · Xem thêm »

Tiberius

Tiberius (Tiberius Caesar Divi Augusti filius Augustus; 16 tháng 11 năm 42 trước Công nguyên – 16 tháng 3 năm 37 sau Công nguyên), là vị Hoàng đế La Mã thứ hai, sau cái chết của Augustus vào năm 14 sau Công nguyên đến khi qua đời vào năm 37 sau CN.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Tiberius · Xem thêm »

Tigranes Đại đế

Tigranes Đại đế (tiếng Armenia: Տիգրան Մեծ, tên Hy Lạp: Τιγράνης ο Μέγας, tiếng Nga: Тигран Велики) (cai trị 95-55 TCN), còn gọi là Tigranes II (đôi khi Tigranes I), là vua của Armenia mà trong một thời gian ngắn đã biến quốc gia này thành một thế lực ở phương đông đối trọng với cộng hòa La Mã.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Tigranes Đại đế · Xem thêm »

Trận Actium

Trận Actium là trận chiến có ý nghĩa quyết định trong chuỗi các cuộc nội chiến thời Cộng hòa La Mã, với hai phe tham chiến: một bên là lực lượng của Octavius và một bên là liên minh giữa Marcus Antonius và nữ hoàng Cleopatra.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Trận Actium · Xem thêm »

Trận Nikopolis

Trận Nikopolis (Niğbolu Savaşı, Битка при Никопол, Bătălia de la Nicopole, Nikápolyi csata), trận chiến nổ ra vào ngày 25 tháng 9 năm 1396, trong trận này, Đế quốc Ottoman và Serbia đánh cho liên minh Hungary, Đế quốc La Mã Thần thánh, Pháp, Wallachia, Ba Lan và Vương quốc Anh, Vương quốc Scotland, Liên minh Thụy Sĩ cũ, Cộng hòa Venezia, Cộng hòa Genoa và Các hiệp sĩ thánh Gioan đại bại gần pháo đài Nikopolis (nay là Nikopolis, Bulgaria) tại sông Donau.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Trận Nikopolis · Xem thêm »

Trận Philippi

Trận Philippi là trận đánh cuối cùng trong các cuộc chiến tranh của liên minh tam hùng lần thứ 2 giữa quân đội của Marcus Antonius và Octavianus (Liên minh tam hùng lần thứ hai) với những kẻ ám sát Julius Caesar là Marcus Junius Brutus và Gaius Cassius Longinus vào năm 42 TCN, tại Philippi ở Macedonia.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Trận Philippi · Xem thêm »

Valens

Valens (Latin: Augustus Valens Flavius ​​Julius; 328-9 tháng 8 năm 378) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 364-378. Ông đã được trao cho nửa phía đông của đế quốc bởi Valentinianus I, anh trai của ông sau khi ông ta lên ngôi. Valens, đôi khi được gọi là Người La mã đích thực cuối cùng, đã bị đánh bại và bị giết chết trong trận Adrianople, đánh dấu sự bắt đầu sụp đổ của Đế quốc Tây La Mã.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Valens · Xem thêm »

Vương quốc Bosporos

Vương quốc Bosporos hay Vương quốc của Cimmerian Bosporus là một quốc gia cổ xưa nằm ở phía Đông Crimea và bán đảo Taman trên bờ của Cimmerian Bosporus (xem Eo biển Kerch).

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Vương quốc Bosporos · Xem thêm »

Vương quốc Commagene

Vương quốc Commagene (Կոմմագենէի Թագավորութիւն, Βασίλειον τῆς Kομμαγηνῆς) là một vương quốc Armenia thời cổ đại trong thời kỳ Hy Lạp hóa.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Vương quốc Commagene · Xem thêm »

Vương quốc Pontos

Vương quốc Pontos hay đế quốc Pontos là một vương quốc Hy Lạp hóa nằm ở phía nam biển Đen.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Vương quốc Pontos · Xem thêm »

Vương quốc Seleukos

Vương quốc Seleukos (312 – 63 TCN) là một vương quốc thời Hy Lạp hóa, kế tục đế quốc của Alexandros Đại đế.

Mới!!: Cappadocia (tỉnh La Mã) và Vương quốc Seleukos · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Cappadocia (Tỉnh La Mã).

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »