Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Thủy quyển

Mục lục Thủy quyển

Thủy quyển (thủy, phiên âm Hán Việt của 水, nghĩa là nước) trong địa vật lý, được mô tả như là khối lượng chung của nước được tìm thấy dưới, trên bề mặt cũng như trong khí quyển của hành tinh.

53 quan hệ: Đại dương, Đất ngập nước gian triều, Địa chấn học, Địa chấn nông phân giải cao, Địa chất môi trường, Địa lý, Địa lý tự nhiên, Địa vật lý, Địa vật lý biển, Địa vật lý máy bay, Địa vật lý thăm dò, Độ nghiêng trục quay, Đo hồi âm, Bản đồ địa hình, Băng quyển, Biến đổi khí hậu, Biển lùi, Chu trình cacbon, Chu trình oxy, Chu trình photpho, Chu trình sinh địa hóa, Dị thường từ, Dị thường trọng lực, Geoid, Hành tinh đất đá, Hệ Mặt Trời, Hơi nước, Khí tượng qui mô nhỏ, Khảo sát địa vật lý, Khoa học Trái Đất, Máy đo gradient, Máy đo trọng lực, Mạch nước, Sóng (định hướng), Sóng địa chấn, Sinh địa hóa học, Sinh quyển, Tự nhiên, Thạch quyển, Thủy triều, Thổ nhưỡng học, Thăm dò Điện trường thiên nhiên, Thăm dò điện chiếu trường, Thăm dò điện phân cực kích thích, Thăm dò điện từ miền thời gian, Thăm dò điện từ Tellur, Thăm dò điện trở, Thăm dò phóng xạ, Thăm dò từ, Thăm dò trọng lực, ..., Trái Đất, Tương lai của Trái Đất, Vật chưa nổ. Mở rộng chỉ mục (3 hơn) »

Đại dương

Đại dương thế giới (toàn cầu) được chia thành một số các khu vực cơ bản. Sự phân chia thành 5 đại dương là điều thường được công nhận: Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Bắc Băng Dương và Nam Đại Dương; hai đại dương cuối đôi khi được hợp nhất trong ba đại dương đầu tiên. Đại dương là khối nước mặn tạo nên phần lớn thủy quyển của một hành tinh.

Mới!!: Thủy quyển và Đại dương · Xem thêm »

Đất ngập nước gian triều

Đất ngập nước gian triều là một phần của đới gian triều, được định nghĩa là một vùng đất ngập nước ở khu vực ven biển, luân phiên nổi và ngập trong nước mặn khi thủy triều lên và xuống.

Mới!!: Thủy quyển và Đất ngập nước gian triều · Xem thêm »

Địa chấn học

Địa chấn học là một lĩnh vực quan trọng của địa vật lý, là khoa học nghiên cứu về động đất và sự lan truyền sóng địa chấn (Seismic waves) trong Trái Đất hoặc hành tinh tương tự khác.

Mới!!: Thủy quyển và Địa chấn học · Xem thêm »

Địa chấn nông phân giải cao

Địa chấn nông phân giải cao (High Resolution Seismic) là một phương pháp của Địa vật lý thăm dò, thực hiện trên mặt vùng nước như biển hay sông hồ, dùng nguồn phát chuyên dụng phát sóng địa chấn trên mặt và thu nhận các sóng phản xạ ở các tầng đất đá dưới sâu.

Mới!!: Thủy quyển và Địa chấn nông phân giải cao · Xem thêm »

Địa chất môi trường

Địa chất môi trường là một chuyên ngành của kỹ thuật địa chất dựa trên nền tảng kiến thức của địa chất học để giải quyết các vấn đề về môi trường địa chất như sinh quyển, thạch quyển, thủy quyển, và một phần thuộc khí quyển.

Mới!!: Thủy quyển và Địa chất môi trường · Xem thêm »

Địa lý

Bản đồ Trái Đất Địa lý học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả trái đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất.

Mới!!: Thủy quyển và Địa lý · Xem thêm »

Địa lý tự nhiên

Địa lý tự nhiên là một phân ngành của địa lý chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu hệ thống hóa các mô hình và quá trình diễn ra trong thủy quyển, sinh quyển, khí quyển và thạch quyển.

Mới!!: Thủy quyển và Địa lý tự nhiên · Xem thêm »

Địa vật lý

Địa vật lý là một ngành của khoa học Trái Đất nghiên cứu về các quá trình vật lý, tính chất vật lý của Trái Đất và môi trường xung quanh nó.

Mới!!: Thủy quyển và Địa vật lý · Xem thêm »

Địa vật lý biển

Địa vật lý biển (Marine Geophysics) là một lĩnh vực của Địa vật lý, dùng tàu thuyền làm phương tiện để thực hiện các khảo sát địa vật lý trên vùng nước phủ như biển hoặc sông hồ, nhằm nghiên cứu thạch - thủy quyển trong khảo sát địa chất tổng quát, trong tìm kiếm dầu khí, khoáng sản, khảo sát địa chất công trình, địa chất môi trường,...

Mới!!: Thủy quyển và Địa vật lý biển · Xem thêm »

Địa vật lý máy bay

Địa vật lý máy bay, còn gọi là Địa vật lý hàng không (Airborne Geophysics) là một lĩnh vực của ''Địa vật lý thăm dò'', dùng máy bay làm phương tiện để bay đo các trường Địa vật lý trên đất liền hoặc trên thềm lục địa, nhằm nghiên cứu thạch - thủy quyển.

Mới!!: Thủy quyển và Địa vật lý máy bay · Xem thêm »

Địa vật lý thăm dò

Địa vật lý thăm dò (Exploration Geophysics), đôi khi gọi là vật lý địa chất, là chi nhánh của địa vật lý ứng dụng (Applied Geophysics), sử dụng các trường hoặc quá trình vật lý có nguồn tự nhiên hoặc nhân tạo để nghiên cứu địa - thủy quyển, nhằm mục đích xác định thành phần, tính chất, trạng thái vật chất ở đó.

Mới!!: Thủy quyển và Địa vật lý thăm dò · Xem thêm »

Độ nghiêng trục quay

Trong thiên văn học và cơ học thiên thể, độ nghiêng trục quay của các hành tinh, vệ tinh tự nhiên hay thiên thể nói chung là góc giữa phương tự quay của thiên thể với phương trực tuyến Bắc của mặt phẳng quỹ đạo hay một mặt phẳng tham chiếu nào đó.

Mới!!: Thủy quyển và Độ nghiêng trục quay · Xem thêm »

Đo hồi âm

Lược đồ hoạt động đo sâu hồi âm Đo hồi âm hay đo sâu hồi âm (Echo sounding) là một loại sonar công suất nhỏ, dùng cho xác định độ sâu vùng nước.

Mới!!: Thủy quyển và Đo hồi âm · Xem thêm »

Bản đồ địa hình

Bản đồ địa hình với các đường đồng mức shaded relief, minh họa các đường đồng mức thể hiện địa vật ''Hệ thống Chỉ số Bản đồ Toàn cầu'' đầu tiên, hiện đang được dùng ở Việt Nam, Liên Xô cũ, và nhiều nước khác. Phần Bản đồ địa hình vùng Nablus ở West Bank, Trung Đông, với Khoảng cao đều 100 m, vùng cao được tô mã màu Bản đồ địa hình trong đồ bản hiện đại, là loại bản đồ biểu diễn chi tiết và định lượng các đặc trưng của địa hình địa vật theo một hệ tọa độ địa lý xác định.

Mới!!: Thủy quyển và Bản đồ địa hình · Xem thêm »

Băng quyển

Tổng quan băng quyển và các thành phần lớn hơn của nó, từ http://maps.grida.no/go/graphic/cryosphere UN Environment Programme Global Outlook for Ice and Snow. IPCC, cho thấy mức độ các vùng đất bị ảnh hưởng bởi các thành phần của băng quyển trên khắp thế giới.  Băng quyển bao gồm những phần bề mặt Trái Đất mà tại đó nước ở thể rắn, bao gồm băng biển, băng hồ, băng sông, lớp tuyết bao phủ, sông băng, chỏm băng, dải băng, và mặt đất đóng băng (thứ bao gồm cả tầng đất đóng băng vĩnh cửu).

Mới!!: Thủy quyển và Băng quyển · Xem thêm »

Biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu Trái Đất là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỷ hay hàng triệu năm.

Mới!!: Thủy quyển và Biến đổi khí hậu · Xem thêm »

Biển lùi

Biển lùi hay còn gọi là biển thoái, là một tiến trình địa chất xảy ra khi mực nước biển hạ thấp làm lộ các phần của đáy biển.

Mới!!: Thủy quyển và Biển lùi · Xem thêm »

Chu trình cacbon

Biểu đồ chu trình cacbon. Các số màu đen chỉ ra lượng cacbon được lưu giữ trong các nguồn chứa khác nhau, tính bằng tỉ tấn ("GtC" là viết tắt của ''GigaTons of Carbon'' (tỉ tấn cacbon) và các con số ước tính vào năm 2004). Các số màu xanh lam sẫm chỉ ra lượng cacbon di chuyển giữa các nguồn mỗi năm. Các loại trầm tích, như định nghĩa trong biểu đồ này, dkhông bao gồm ~70 triệu GtC trong các loại đá cacbonat và kerogen. Chu trình cacbon là một chu trình sinh địa hóa học, trong đó cacbon được trao đổi giữa sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, địa quyển và khí quyển của Trái Đất.

Mới!!: Thủy quyển và Chu trình cacbon · Xem thêm »

Chu trình oxy

Chu trình oxy  Chu trình oxy là chu trình sinh địa hóa của oxy bên trong bốn nguồn dự trữ chính của nó: khí quyển (không khí), tổng tất cả vật chất sinh học trong sinh quyển (tổng toàn cầu của mọi hệ sinh thái), thủy quyển (tổng khối lượng của nước có trên, dưới toàn bộ bề mặt của Trái Đất), và thạch quyển/vỏ Trái Đất.

Mới!!: Thủy quyển và Chu trình oxy · Xem thêm »

Chu trình photpho

Chu trình photpho trong đất Chu trình photpho là chu trình sinh địa hóa mô tả sự vận động của photpho qua thạch quyển, thủy quyển và sinh quyển.

Mới!!: Thủy quyển và Chu trình photpho · Xem thêm »

Chu trình sinh địa hóa

Một ví dụ về chu trình sinh địa hóa phổ biến thường được trích dẫn là vòng tuần hoàn nước. Trong ngành địa lý và khoa học Trái Đất, một chu trình sinh địa hóa là một quy trình mà một phân tử hay nguyên tố hóa học di chuyển qua cả hai tầng sinh học (sinh quyển) và phi sinh học (thạch quyển, khí quyển và thủy quyển) của Trái Đất.

Mới!!: Thủy quyển và Chu trình sinh địa hóa · Xem thêm »

Dị thường từ

Trong địa vật lý, dị thường từ là sự biến động cục bộ từ trường của Trái Đất hay thiên thể, do các thay đổi về từ tính hay hóa học của đất đá.

Mới!!: Thủy quyển và Dị thường từ · Xem thêm »

Dị thường trọng lực

Trong địa vật lý, Dị thường trọng lực (Gravity anomaly) là sự khác biệt giữa gia tốc quan sát của trọng lực của hành tinh với giá trị trường bình thường, là giá trị trường tính toán được khi khái quát hành tinh theo một mô hình xác định.

Mới!!: Thủy quyển và Dị thường trọng lực · Xem thêm »

Geoid

Geoid là hình dạng bề mặt của đại dương giả định khi chỉ có ảnh hưởng của Tương tác hấp dẫn của Trái Đất và sự tự xoay, mà không có những ảnh hưởng khác như thủy triều và gió.

Mới!!: Thủy quyển và Geoid · Xem thêm »

Hành tinh đất đá

Hành tinh vòng trong Hệ Mặt trời. Hành tinh đất đá (hay còn gọi là hành tinh kiểu Trái Đất, tuy rằng không nhất thiết phải có thủy quyển) là các hành tinh có cấu trúc và các tính chất giống các hành tinh vòng trong của Hệ Mặt Trời (như Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa): có bề mặt chắc cứng, khối lượng khá thấp, trọng lượng riêng cao, chứa nhiều sắt và các kim loại nặng.

Mới!!: Thủy quyển và Hành tinh đất đá · Xem thêm »

Hệ Mặt Trời

Hệ Mặt Trời (hay Thái Dương Hệ) là một hệ hành tinh có Mặt Trời ở trung tâm và các thiên thể nằm trong phạm vi lực hấp dẫn của Mặt Trời, tất cả chúng được hình thành từ sự suy sụp của một đám mây phân tử khổng lồ cách đây gần 4,6 tỷ năm.

Mới!!: Thủy quyển và Hệ Mặt Trời · Xem thêm »

Hơi nước

Hơi nước là trạng thái khí của nước. Nó là một trong những pha của nước trong thủy quyển. Hơi nước sinh ra từ quá trình bay hơi hoặc sôi của nước lỏng hoặc từ thăng hoa của băng. Không như những trạng thái khác của nước, hơi nước là trong suốt, không nhìn thấy được. Dưới điều kiện khí quyển điển hình, hơi nước liên tục sinh ra từ sự bay hơi hay ngưng tụ thành nước. Nó nhẹ hơn không khí và kích hoạt những dòng đối lưu dẫn đến hình thành các đám mây. Nguồn cung cấp hơi nước chủ yếu ở biển và đại dương Hơi nước cũng là một trong các khí nhà kính như cacbon điôxít và mêtan.

Mới!!: Thủy quyển và Hơi nước · Xem thêm »

Khí tượng qui mô nhỏ

Khí tượng qui mô nhỏ hay Khí tượng học vi mô là việc nghiên cứu các hiện tượng khí quyển ngắn ngủi nhỏ hơn khí tượng qui mô trung chiều dài khoảng 1 km hoặc ít hơn.

Mới!!: Thủy quyển và Khí tượng qui mô nhỏ · Xem thêm »

Khảo sát địa vật lý

Đo từ đường bộ kiểu gradient thẳng đứng bằng máy đo từ Geometrics Cesium G-858 hai đầu thu tại một vị trí khảo cổ tại Montana, USA. Khảo sát địa vật lý (Geophysical survey) là hệ thống các phương pháp được ứng dụng để nghiên cứu về các quá trình vật lý và tính chất vật lý của Trái Đất và môi trường không gian xung quanh của nó.

Mới!!: Thủy quyển và Khảo sát địa vật lý · Xem thêm »

Khoa học Trái Đất

Khoa học Trái Đất là thuật ngữ khái quát cho những khoa học về Trái Đất.

Mới!!: Thủy quyển và Khoa học Trái Đất · Xem thêm »

Máy đo gradient

Máy đo gradient trường (Gradiometer) là máy đo bố trí nhiều cảm biến theo cách xác định để đo đồng thời một trường vật lý, từ đó tính được gradient trường.

Mới!!: Thủy quyển và Máy đo gradient · Xem thêm »

Máy đo trọng lực

Máy Scintrex Autograv CG-5 Gravimeter đang làm việc Máy đo trọng lực (Gravimeter) là công cụ để đo Trọng trường Trái Đất tại địa phương cụ thể.

Mới!!: Thủy quyển và Máy đo trọng lực · Xem thêm »

Mạch nước

cfs. Mạch nước (tiếng Anh: spring) — là một thành phần của thủy quyển.

Mới!!: Thủy quyển và Mạch nước · Xem thêm »

Sóng (định hướng)

* Sóng, chuyển động sóng, hay ngắn gọn là sóng, là sự lan truyền của dao động.

Mới!!: Thủy quyển và Sóng (định hướng) · Xem thêm »

Sóng địa chấn

Sóng địa chấn (Seismic wave) là dạng sóng cơ học chứa năng lượng phát sinh từ nguồn chấn động trong đất như động đất, núi lửa, nổ, đập, rung,...

Mới!!: Thủy quyển và Sóng địa chấn · Xem thêm »

Sinh địa hóa học

Sinh địa hóa học là ngành khoa học nghiên cứu các quá trình và phản ứng hóa học, vật lý, địa chất và sinh học chi phối thành phần của môi trường tự nhiên (gồm sinh quyển, băng quyển, thủy quyển, thổ quyển, khí quyển và thạch quyển).

Mới!!: Thủy quyển và Sinh địa hóa học · Xem thêm »

Sinh quyển

Hỗn hợp màu chỉ sự phân bổ sinh vật quang hợp của đại dương và đất liền, hình ảnh từ 09/2007 đến 08/2000 do Dự án SeaWiFS, NASA/Goddard Space Flight Center and ORBIMAGE. Sơ đồ 5 quyển của Trái Đất Sinh quyển là một phần của Trái Đất, bao gồm tầng trên của thạch quyển (có thể sâu tới 11 km), toàn bộ thủy quyển, tầng đối lưu, tầng bình lưu của khí quyển, nơi có các điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sống phát triển.

Mới!!: Thủy quyển và Sinh quyển · Xem thêm »

Tự nhiên

Thác Hopetoun, Australia Sét đánh xuống núi lửa Galunggung đang phun trào, Tây Java, năm 1982. Tự nhiên hay cũng được gọi thiên nhiên, thế giới vật chất, vũ trụ và thế giới tự nhiên (tiếng Anh: nature) là tất cả vật chất và năng lượng chủ yếu ở dạng bản chất.

Mới!!: Thủy quyển và Tự nhiên · Xem thêm »

Thạch quyển

Các mảng (đĩa) thạch quyển. Thạch quyển là lớp vỏ cứng ngoài cùng nhất của các hành tinh có đất đá.

Mới!!: Thủy quyển và Thạch quyển · Xem thêm »

Thủy triều

Triều lên (nước lớn) và triều xuống (nước ròng) tại vịnh Fundy. Thủy triều là hiện tượng nước biển, nước sông...

Mới!!: Thủy quyển và Thủy triều · Xem thêm »

Thổ nhưỡng học

Thổ nhưỡng học là ngành khoa học nghiên cứu về đất trong môi trường tự nhiên của chúng.

Mới!!: Thủy quyển và Thổ nhưỡng học · Xem thêm »

Thăm dò Điện trường thiên nhiên

Thăm dò Điện trường thiên nhiên (Self Potential hay Spontaneous Potential, SP) là một phương pháp của Địa vật lý thăm dò, bố trí đo điện trường có sẵn trong thiên nhiên bằng các điện cực không phân cực, để phát hiện các dị thường điện trường, vốn là thứ liên quan đến những đới đất đá hay vật liệu khác thường trong vùng.

Mới!!: Thủy quyển và Thăm dò Điện trường thiên nhiên · Xem thêm »

Thăm dò điện chiếu trường

Kết quả giải ngược Mặt cắt ảnh điện 2D bằng Res2Dinv Thăm dò điện chiếu trường (Electrical resistivity tomography, ERT) là một phương pháp kỹ thuật của ''thăm dò điện trở'' của ''Địa vật lý thăm dò'', khảo sát hình ảnh cấu trúc dưới bề mặt từ các phép đo điện trở thực hiện ở bề mặt, hoặc bằng điện cực trong một hoặc nhiều hố khoan.

Mới!!: Thủy quyển và Thăm dò điện chiếu trường · Xem thêm »

Thăm dò điện phân cực kích thích

Thăm dò Điện Phân cực kích thích (PKKT, en:Induced Polarization, IP) hay Phân cực cảm ứng là một phương pháp của Địa vật lý Thăm dò, bố trí hệ điện cực đo như trong ''thăm dò điện trở'', nhưng phát dòng điện vào đất đá và đo hiệu điện thế theo cách thức thích hợp, để thu được thông tin về phân bố độ nạp (Chargeability) hay độ phân cực của môi trường đất đá.

Mới!!: Thủy quyển và Thăm dò điện phân cực kích thích · Xem thêm »

Thăm dò điện từ miền thời gian

Đo TDEM bằng trực thăng Thăm dò Điện từ miền thời gian (Time-Domain Electromagnetics, TDEM; Transient Electromagnetics, TEM) là một phương pháp của Địa vật lý Thăm dò, bố trí vòng dây phát trường điện từ dạng xung ngắn vào môi trường đất đá, và thu nhận tín hiệu cảm ứng điện từ theo diễn biến thời gian.

Mới!!: Thủy quyển và Thăm dò điện từ miền thời gian · Xem thêm »

Thăm dò điện từ Tellur

Một bộ máy đo Điện từ Tellur Thăm dò Điện từ Tellur (Magnetotellurics, MT) là một phương pháp của Địa vật lý, thực hiện quan sát các biến thiên của trường điện và trường từ ở vỏ trái đất, nhằm xác định phân bố tính chất điện từ của đất đá ở độ sâu từ 300m đến chục ngàn mét, từ đó giải đoán về tính chất trạng thái đất đá và cấu trúc địa chất.

Mới!!: Thủy quyển và Thăm dò điện từ Tellur · Xem thêm »

Thăm dò điện trở

Thăm dò điện trở (Resistivity survey), là một phương pháp của địa vật lý thăm dò, bố trí phát dòng điện vào đất đá và đo hiệu điện thế tại các vị trí thích hợp thông qua hệ thống các điện cực (gọi gọn là Hệ điện cực, Electrode array), từ đó thu được thông tin về phân bố điện trở suất thuần (Ohmic) của môi trường.

Mới!!: Thủy quyển và Thăm dò điện trở · Xem thêm »

Thăm dò phóng xạ

Các Phương pháp thăm dò phóng xạ là nhóm các phương pháp của Địa vật lý Thăm dò, thực hiện đo đạc các bức xạ của đất đá, nhằm xác định sự có mặt của các nguyên tố có đồng vị phóng xạ trong đất đá.

Mới!!: Thủy quyển và Thăm dò phóng xạ · Xem thêm »

Thăm dò từ

Thăm dò từ (Magnetic Method) là một phương pháp của Địa vật lý, thực hiện đo từ trường Trái Đất để phân định ra phần dị thường từ, từ đó xác định phân bố mức độ chứa các vật liệu từ tính của các tầng đất đá, hoặc định vị các khối từ tính, giải đoán ra cấu trúc địa chất và thành phần, tính chất, trạng thái của đất đá.

Mới!!: Thủy quyển và Thăm dò từ · Xem thêm »

Thăm dò trọng lực

Thăm dò trọng lực (Gravimetry) là một phương pháp của Địa vật lý, thực hiện đo Trọng trường Trái Đất để xác định ra phần dị thường trọng lực, từ đó xác định phân bố mật độ dư của các khối đất đá, giải đoán ra cấu trúc địa chất và tính chất, trạng thái của đất đá.

Mới!!: Thủy quyển và Thăm dò trọng lực · Xem thêm »

Trái Đất

Trái Đất là hành tinh thứ ba tính từ Mặt Trời, đồng thời cũng là hành tinh lớn nhất trong các hành tinh đất đá của hệ Mặt Trời xét về bán kính, khối lượng và mật độ vật chất.

Mới!!: Thủy quyển và Trái Đất · Xem thêm »

Tương lai của Trái Đất

Tương lai của Trái Đất về mặt sinh học và địa chất có thể được ngoại suy dựa trên việc ước lượng những tác động trong dài hạn của một số yếu tố, bao gồm thành phần hóa học của bề mặt Trái Đất, tốc độ nguội đi ở bên trong của nó, những tương tác trọng lực với các vật thể khác trong hệ Mặt Trời, và sự tăng dần lên trong độ sáng của Mặt Trời.

Mới!!: Thủy quyển và Tương lai của Trái Đất · Xem thêm »

Vật chưa nổ

Vật chưa nổ (Unexploded ordnance, UXO) là vũ khí nổ (bom, đạn pháo, lựu đạn, mìn, thủy lôi,...) nhưng khi chúng được sử dụng đã không phát nổ, nay vẫn còn đó, có nguy cơ nổ và đe dọa sinh mạng con người sau hàng thập kỷ kết thúc chiến tranh.

Mới!!: Thủy quyển và Vật chưa nổ · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Thuỷ quyển.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »