Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

SU-85

Mục lục SU-85

SU-85 là tên một loại pháo tự hành được lắp ráp trên khung tăng T-34 phục vụ cho lực lượng Xô-Viết trong thế chiến II.Những mẫu pháo tự hành đời đầu của Liên Xô đều có chức năng vừa là pháo tự hành, vừa là pháo tự hành chống tăng hoặc một pháo chống tăng được đặt trên bệ đá và SU-85 có chức năng thứ hai.Chữ SU tượng trưng cho một chữ tiếng Nga:"Samokhodnaya Ustanovka", con số 85 là cỡ nòng pháo chính(pháo 85 mm D-5T).

9 quan hệ: ISU-152, Panther, Pháo tự hành chống tăng, SU, SU-100, SU-122, Trận Prokhorovka, Xe tăng T-34, Xe tăng Tiger I.

ISU-152

ISU-152 là một pháo tự hành bọc thép của Liên Xô dùng trong Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Mới!!: SU-85 và ISU-152 · Xem thêm »

Panther

Xe tăng Panther (Con Báo) là tên một loại chiến xa hạng trung phục vụ cho lực lượng Đức Quốc xã từ giữa năm 1943 đến cuối năm 1945.

Mới!!: SU-85 và Panther · Xem thêm »

Pháo tự hành chống tăng

Hai chiếc PTHCT M10 của quân Mỹ tại Pháp Pháo tự hành chống tăng (tạm viết tắt: PTHCT) (tiếng Anh: Tank Destroyer hay Tank Hunter) là một loại chiến xa được thiết kế riêng để chống lại các phương tiện cơ giới bọc thép của đối phương, đặc biệt là xe tăng khác.

Mới!!: SU-85 và Pháo tự hành chống tăng · Xem thêm »

SU

SU có thể là một trong các nghĩa sau.

Mới!!: SU-85 và SU · Xem thêm »

SU-100

SU-100 là tên một loại pháo tự hành chống tăng của Liên Xô.

Mới!!: SU-85 và SU-100 · Xem thêm »

SU-122

SU-122 (SU là viết tắt của " Samokhodnaya Ustanovka"; 122 mm là cỡ nòng pháo chính) là tên một loại pháo lựu tự hành hạng nặng do Liên Xô chế tạo từ thời thế chiến II.

Mới!!: SU-85 và SU-122 · Xem thêm »

Trận Prokhorovka

Trận Prokhorovka là một trận đánh diễn ra giữa Tập đoàn quân xe tăng 4 của Đức Quốc xã với Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5, Quân đoàn xe tăng 2, Quân đoàn cơ giới cận vệ 2 của Quân đội Liên Xô, diễn ra tại làng Prokhorovka cách Moskva 450 kilomet về phía nam như một phần của Trận Vòng cung Kursk trong mặt trận Xô-Đức của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó là một trong những trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Tổng cộng hai bên đã đưa vào trận 1.464 xe tăng và pháo tự hành. Ngày 5 tháng 7 năm 1943 Bộ tư lệnh Tối cao các lực lượng vũ trang Đức Quốc xã đã phát động Chiến dịch Thành trì (Untrenchmen Zitadelle) với mục tiêu hủy diệt khối quân Liên Xô đang đóng tại "chỗ lồi" Kursk. Nếu thành công, phát xít Đức hy vọng sẽ lấy lại được quyền chủ động chiến lược, vốn đã bị mất sau thảm họa Stalingrad. Tham gia chiến dịch Thành trì là 5 tập đoàn quân Đức có nhiệm vụ chọc thủng trận tuyến Hồng quân ở hai cánh Nam và Bắc của Vòng cung Kursk nhằm thực hiện hai đòn vu hồi bao vây Hồng quân tại "chỗ lồi" Kursk. Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên bang Xô viết Stavka, đã đoán biết trước kế hoạch tấn công của phát xít Đức, vì vậy họ tích cực chuẩn bị các phòng tuyến dày đặc nhằm ngăn quân Đức theo nguyên tắc chiến tranh chiều sâu. Lúc này, Nguyên soái G. K. Zhukov thuyết phục I. V. Stalin rằng Hồng quân Xô Viết không nên tấn công mà cần phải tổ chức phòng ngự và tiêu hao lực lượng Đức tiến công vào Vòng cung Kursk. Khi phát xít Đức đã thấm mệt sau các đợt tiến công vất vả thì Hồng quân sẽ tung những lực lượng dự bị chiến lược ra đập tan các mũi tấn công đã mỏi mệt của phát xít Đức. Trong Trận Kursk, cánh bắc của quân Đức tại khu vực gần Orel đã nhanh chóng bị chặn đứng và ngay sau đó, Hồng quân mở Chiến dịch Kutuzov đẩy lui mũi phía Bắc của phát xít Đức. Ở cánh nam, mọi việc diễn ra thuận lợi hơn cho quân Đức khi các lực lượng thiết giáp Đức và các đơn vị SS đã chọc thủng trận tuyến Hồng quân và tiến gần tới làng Prokhorovka. Lúc này, Hồng quân Xô Viết quyết định phải tung một phần lực lượng dự bị - sớm hơn so với dự kiến - ra để chặn mũi tiến công của phát xít Đức. Và trận đấu xe tăng với quy mô lớn nhất trong lịch sử quân sự đã diễn ra vào ngày 12 tháng 7 năm 1943 tại làng Prokhorovka. Trận đánh này là một giai đoạn mấu chốt trong toàn bộ quá trình thực hiện kế hoạch hợp vây Hồng quân tại "chỗ lồi" Kursk. Đỉnh điểm và kết quả của trận đánh có thể được xem là hệ quả của một sự ganh đua quyết liệt giữa hai phe tham chiến. Phát xít Đức đã giành được một vài mục tiêu chiến thuật, nhưng thất bại hoàn toàn trong việc đạt được mục tiêu chiến lược của họ. Còn Hồng quân Xô Viết thất bại trong quá trình phản công đẩy lui mũi tấn công của phát xít Đức, nhưng đã thành công trong việc bảo vệ trận địa và ngăn không cho quân Đức chọc thủng phòng tuyến. Cuối trận, cả hai phe đều chịu tổn thất nặng; mặc dù tổn thất của Hồng quân cao hơn nhưng nền công nghiệp quốc phòng cũng như nguồn nhân lực và vật lực dự trữ chiến lược to lớn của Liên Xô dư sức bù đắp những thiệt hại đó; trong khi đó phát xít Đức đã mệt lả và không còn lực lượng dự bị để có thể phát triển tiến công được nữa. Thất bại tại vòng cung Kursk đã đặt dấu chấm hết cho mọi cơ hội giúp phát xít Đức giành lại thế chủ động chiến lược tại Mặt trận Xô-Đức: quân Đức càng lúc càng lún sâu vào thế phòng ngự bị động cho đến hết chiến tranh.

Mới!!: SU-85 và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Xe tăng T-34

Xe tăng T–34 là một xe tăng hạng trung sản xuất bởi Liên Xô từ năm 1940 đến năm 1958, chủ yếu được sử dụng trong chiến tranh Xô-Đức (1941-1945).

Mới!!: SU-85 và Xe tăng T-34 · Xem thêm »

Xe tăng Tiger I

Tiger I (phiên âm từ tiếng Đức: Thi-gờ) là một loại xe tăng hạng nặng của Đức được sử dụng trong Thế chiến II, được sản xuất từ cuối năm 1942 như một phương án đương đầu với sự kháng cự mạnh không ngờ của lực lượng thiết giáp Liên Xô trong những tháng đầu của Chiến dịch Barbarossa, đặc biệt là chiếc T-34 và KV-1.

Mới!!: SU-85 và Xe tăng Tiger I · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »