Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Nội thủy

Mục lục Nội thủy

Các vùng biển theo luật biển quốc tế, nội thủy là vùng trong cùng, bản đồ không thể hiện các sông, suối chảy ra biển. Vùng nội thủy của một quốc gia có chủ quyền là toàn bộ vùng nước và đường thủy trong phần đất liền, và được tính từ đường cơ sở mà quốc gia đó xác định vùng lãnh hải của mình trở vào.

14 quan hệ: Đường chín đoạn, Đường cơ sở (biển), Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, Chiết Giang, Lãnh hải, Qua lại không gây hại, Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada, Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ, Réunion, Thềm lục địa, Thuật ngữ pháp lý, Vùng đặc quyền kinh tế, Vùng tiếp giáp lãnh hải, Việt Nam.

Đường chín đoạn

Đường lưỡi bò do Trung Quốc vẽ Đường chín đoạn (tiếng Anh: Nine-dash line, âm Hán Việt: Cửu đoạn tuyến), còn gọi là Đường lưỡi bò, Đường chữ U, Đường chín khúc, là tên gọi dùng để chỉ đường quốc giới hải vực biển Đông mà Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chủ trương và đơn phương tuyên bố chủ quyền và đã bị Tòa án Trọng tài thường trực theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 bác bỏ vào ngày 12/7/2016 với lý do "không có căn cứ pháp lý cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển trong Đường Chín Đoạn".

Mới!!: Nội thủy và Đường chín đoạn · Xem thêm »

Đường cơ sở (biển)

Các vùng biển theo luật biển quốc tế Đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa).

Mới!!: Nội thủy và Đường cơ sở (biển) · Xem thêm »

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (tiếng Anh: United Nations Convention on Law of the Sea - UNCLOS), cũng gọi là Công ước Luật biển hay cũng được những người chống đối nó gọi là Hiệp ước Luật biển, là một hiệp ước quốc tế được tạo ra trong Hội nghị về luật biển Liên Hiệp Quốc lần thứ 3 diễn ra từ năm 1973 cho đến 1982 với các chỉnh sửa đã được thực hiện trong Hiệp ước Thi hành năm 1994.

Mới!!: Nội thủy và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển · Xem thêm »

Chiết Giang

Chiết Giang (浙江) là một tỉnh ven biển phía đông của Trung Quốc.

Mới!!: Nội thủy và Chiết Giang · Xem thêm »

Lãnh hải

Các vùng biển theo luật quốc tế Lãnh hải hay hải phận là vùng biển ven bờ nằm giữa vùng nước nội thủy và các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia (tức vùng đặc quyền kinh tế).

Mới!!: Nội thủy và Lãnh hải · Xem thêm »

Qua lại không gây hại

Qua lại không gây hại là một khái niệm được sử dụng trong Công ước Liên hiệp quốc về luật biển 1982 về việc cho phép tàu thuyền nước ngoài qua lại trong vùng lãnh hải của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có chủ quyền, với một số hạn chế nhất định về quyền của các tàu thuyền đó.

Mới!!: Nội thủy và Qua lại không gây hại · Xem thêm »

Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada

Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada (Canadian Arctic Archipelago), cũng gọi là Quần đảo Bắc Cực (Arctic Archipelago), là một quần đảo của Canada nằm ở phía bắc phần đại lục của đất nước này.

Mới!!: Nội thủy và Quần đảo Bắc Cực thuộc Canada · Xem thêm »

Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ

Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ (tiếng Anh: The Uniform Customs and Practice for Documentary Credits, viết tắt là UCP) là một bộ các quy định về việc ban hành và sử dụng thư tín dụng (hay L/C).

Mới!!: Nội thủy và Quy tắc và Thực hành thống nhất Tín dụng chứng từ · Xem thêm »

Réunion

Đảo Réunion (tiếng Pháp: Réunion hay chính thức là La Réunion; trước đây là Île Bourbon) là một hòn đảo nhỏ nằm trong Ấn Độ Dương, cách Madagascar 700 km về phía đông và cách Mauritius 200 km về phía tây nam.

Mới!!: Nội thủy và Réunion · Xem thêm »

Thềm lục địa

Các vùng biển theo luật biển quốc tế Thềm lục địa là một phần của rìa lục địa, từng là các vùng đất liền trong các thời kỳ băng hà còn hiện nay là các biển tương đối nông (biển cạn) và các vịnh.

Mới!!: Nội thủy và Thềm lục địa · Xem thêm »

Thuật ngữ pháp lý

Thuật ngữ pháp lý là những thuật ngữ dùng để chỉ về những khái niệm thường dùng trong khoa học pháp lý hoặc các văn bản pháp luật và dùng để chỉ, mô tả một cách khái quát nhất, cô đọng nhất các hiện tượng, nội dung, trạng thái pháp lý.

Mới!!: Nội thủy và Thuật ngữ pháp lý · Xem thêm »

Vùng đặc quyền kinh tế

Trong luật biển quốc tế, vùng đặc quyền kinh tế (tiếng Anh: Exclusive Economic Zone - EEZ; tiếng Pháp: zone économique exclusive- ZEE) là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với lãnh hải.

Mới!!: Nội thủy và Vùng đặc quyền kinh tế · Xem thêm »

Vùng tiếp giáp lãnh hải

Các vùng biển theo luật quốc tế Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm liền kề vùng lãnh hải.

Mới!!: Nội thủy và Vùng tiếp giáp lãnh hải · Xem thêm »

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Mới!!: Nội thủy và Việt Nam · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Vùng nội thủy.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »