Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Người Miến

Mục lục Người Miến

Người Miến, còn gọi là người Miến Điện, người Bamar (tiếng Miến Điện: ဗမာလူမျိုး; chuyển tự Latinh: ba ma lu myui:; phiên âm quốc tế) là sắc tộc đông dân nhất ở Myanmar, với tổng số khoảng 30 triệu người, chiếm 68% dân số cả nước.

41 quan hệ: Anawrahta, Đạo Cao Đài, Ẩm thực Myanmar, Bago, Myanmar, Bayinnaung, Các quốc gia Arakan, Các quốc gia Môn ở Myanma, Các thị quốc Pyu, Chiến tranh Thanh-Miến, Danh sách vua Myanmar, Dãy núi Arakan, Hạ Miến, Khẩn Na La, Kyaukse, Lễ hội hoa đăng Thái Lan, Lịch sử Đông Nam Á, Lịch sử Myanmar, Manisanda, Mawlamyaing, Meiktila, Moken, Myanmar, Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam, Người Rakhine, Rakhine, Sông Mu, Sithu Kyawhtin, Tatmadaw, Taungoo, Thingyan, Thượng Miến, Tiếng Miến Điện, Triều Ava, Triều Konbaung, Triều Pagan, Triều Taungoo, Vùng Ayeyarwady, Vùng Magway, Vùng Mandalay, Vương quốc Hanthawaddy, Vương quốc Hanthawaddy phục hồi.

Anawrahta

Anawrahta Minsaw (အနော်ရထာ မင်းစော,; 1015–1078) là một vị vua nhà Pagan, người sáng lập đế quốc Myanma thứ nhất. Ông được các sử gia coi là vị vua quan trọng nhất trong lịch sử Myanma. Anawrahta đã biến nhà nước của người Miến từ một tiểu quốc ở vùng đất khô ở Thượng Miến thành một đế quốc, tạo lập cơ sở cho đất nước Myanma hiện nay. Lịch sử thành văn của Myanma chỉ chính thức bắt đầu từ khi ông lên ngôi vào năm 1044. Anawrahta đã thống nhất toàn thể thung lũng sông Ayeyarwady, và đó là lần thống nhất đầu tiên trong lịch sử, và đặt các vùng ngoại vi, tức là các nhà nước của người Shan và người Arakan, dưới bá chủ của triều đình Pagan. Ông đã ngăn chặn thành công đế quốc Khmer tiến về bờ biển Tenasserim và vào lưu vực thượng lưu sông Menam, giúp cho Myanma trở thành một trong hai đế quốc ở Đông Nam Á lục địa. Anawrahta đã thực hiện một loạt cải cách xã hội, tín ngưỡng và kinh tế quan trọng để lại những tác động lâu dài tới lịch sử Myanma. Những cải cách xã hội và tín ngưỡng của ông sau đó đã phát triển thành văn hóa Myanma hiện đại. Ông đã cho xây dựng một loạt đập nước, biến vùng đất khô cằn quanh Pagan thành một trung tâm sản xuất lúa gạo ở Thượng Miến, giúp cho Thượng Miến có một cơ sở kinh tế bền vững để dựa vào đó thống trị lưu vực sông Ayeyarwady và các vùng ngoại vi của nó trong các thế kỷ tiếp theo. Ông đã để lại một hệ thống hành chính mạnh mà tất cả các vua nhà Pagan tiếp sau đều áp dụng cho đến tận khi vương triều này bị diệt vong vào năm 1287. Quyền bá chủ bền vững của vương triều Pagan ở lưu vực sông Ayeyarwady đã tạo lập cơ sở cho văn hóa và ngôn ngữ Miến phát triển, cho dân tộc Miến mở rộng phạm vi cư trú ở Thượng Miến. Di sản của Anawrahta đã vượt ra ngoài cả biên giới Myanma hiện đại. Việc ông hậu thuẫn Phật giáo Thượng tọa bộ và việc ông ngăn chặn thành công sự mở rộng về phía tây của đế quốc Khmer, một nhà nước theo đạo Hindu, đã giúp cho tông Phật giáo này có được chỗ dựa an toàn. Ông đã giúp Phật giáo Thượng tọa bộ phục hưng ở Ceylon, quê hương của nó. Sự thành công của triều Pagan đã giúp cho Phật giáo Thượng tọa bộ sau này phát triển ở Lan Na (miền Bắc Thái Lan ngày nay), Ayutthaya và Sukhothai (miền Trung Thái Lan ngày nay), Lan Xang (Lào ngày nay), và Đế quốc Khmer ở thế kỷ 13 và 14.

Mới!!: Người Miến và Anawrahta · Xem thêm »

Đạo Cao Đài

Đạo Cao Đài là một tôn giáo được thành lập ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX, năm 1926.

Mới!!: Người Miến và Đạo Cao Đài · Xem thêm »

Ẩm thực Myanmar

Lahpet, một món ngon phổ biến Ẩm thực Myanmar bao gồm những món ăn từ các vùng khác nhau của Myanmar.

Mới!!: Người Miến và Ẩm thực Myanmar · Xem thêm »

Bago, Myanmar

Thành phố Bago, tên trong quá khứ vinh quang là Pegu, Hanthawaddy, là thủ phủ của vùng Bago.

Mới!!: Người Miến và Bago, Myanmar · Xem thêm »

Bayinnaung

Bayinnaung (ဘုရင့်နောင်,; sinh: 13/11/1516 – mất 11/1581) là vị vua đời thứ ba của nhà Taungoo ở Myanma.

Mới!!: Người Miến và Bayinnaung · Xem thêm »

Các quốc gia Arakan

Dân tộc Arakan (hiện nay ở Myanma gọi là dân tộc Rakhine) là một dân tộc định cư lâu đời ở Myanma.

Mới!!: Người Miến và Các quốc gia Arakan · Xem thêm »

Các quốc gia Môn ở Myanma

Người Môn là một trong những tộc người ở Myanma.

Mới!!: Người Miến và Các quốc gia Môn ở Myanma · Xem thêm »

Các thị quốc Pyu

Các thị quốc Pyu là tên gọi chung cho các thành bang của người Pyu từng tồn tại ở miền Trung và miền Bắc Myanma hiện đại từ thế kỷ 1 TCN cho đến năm 840.

Mới!!: Người Miến và Các thị quốc Pyu · Xem thêm »

Chiến tranh Thanh-Miến

Chiến tranh Thanh-Miến (中緬戰爭 hoặc 清緬戰爭; တရုတ်-မြန်မာ စစ်ပွဲ (၁၇၆၅–၁၇၆၉)), còn gọi là Cuộc xâm lược Miến Điện của nhà Thanh hay Chiến dịch Miến Điện của Đại Thanh, là một cuộc chiến tranh giữa Đại Thanh và Đế quốc Konbaung tại Miến Điện.

Mới!!: Người Miến và Chiến tranh Thanh-Miến · Xem thêm »

Danh sách vua Myanmar

Đây là danh sách các vua của Myanma (Miến Điện), bao gồm quốc vương của tất cả các vương quốc chính từng tồn tại trên lãnh thổ Myanmar ngày nay.

Mới!!: Người Miến và Danh sách vua Myanmar · Xem thêm »

Dãy núi Arakan

Dãy núi Arakan (hay Dãy núi Rakhine, Rakhine Yoma, Arakan Yoma, Rakhine Roma, Arakan Roma; ရခိုင်ရိုးမ) là một dãy núi ở phía tây Myanma, giữa bờ biển bang Rakhine và bồn địa miền trung Myanma.

Mới!!: Người Miến và Dãy núi Arakan · Xem thêm »

Hạ Miến

Hạ Miến, hay theo cách gọi của người Anh là Lower Burma, là vùng đất của Myanma mà triều Konbaung chấp nhận nhượng cho thực dân Anh sau chiến tranh Anh-Miến lần thứ hai (năm 1852) cộng với lãnh thổ của vương quốc Arakan và Tenasserim mà người Anh đã chiếm được vào năm 1826.

Mới!!: Người Miến và Hạ Miến · Xem thêm »

Khẩn Na La

Hình tượng Khẩn Na La nguyên thủy Khẩn Na La nguyên thủy có hình dạng của một con ngựa Khẩn Na La (tiếng Phạn Pali: Kinnara/Kinnari, chữ Phạn: किंनरी/kiṁnarī) là một sinh vật huyền thoại xuất hiện trong thần thoại có nguồn gốc ở Ấn Độ xuất hiện trong Bà La Môn giáo, Ấn Độ giáo và Phật giáo.

Mới!!: Người Miến và Khẩn Na La · Xem thêm »

Kyaukse

Kyaukse (ကျောက်ဆည် မြို့) là một thị trấn nhở ở vùng Mandalay, Myanma.

Mới!!: Người Miến và Kyaukse · Xem thêm »

Lễ hội hoa đăng Thái Lan

Lễ hội hoa đăng Thái Lan là một lễ hội truyền thống, có từ rất lâu đời được bắt nguồn từ đất nước Thái Lan.

Mới!!: Người Miến và Lễ hội hoa đăng Thái Lan · Xem thêm »

Lịch sử Đông Nam Á

Vị trí Đông Nam Á.

Mới!!: Người Miến và Lịch sử Đông Nam Á · Xem thêm »

Lịch sử Myanmar

Myanmar có một bề dày lịch sử dài, rực rỡ và tương đối phức tạp.

Mới!!: Người Miến và Lịch sử Myanmar · Xem thêm »

Manisanda

Manisanda Khin U (မဏိစန္ဒာ ခင်ဦး) là một công chúa người Môn và là hoàng hậu của 3 đời vua nhà Pagan liên tiếp.

Mới!!: Người Miến và Manisanda · Xem thêm »

Mawlamyaing

Mawlamyine (còn gọi là Mawlamyaing; မတ်မလီု), tên cũ Moulmein, là một thành phố của Myanmar, cách Yangon 300 km về phía đông nam và cách Thaton 70 km về phía nam, nằm ngay cửa sông Thanlwin (Salween).

Mới!!: Người Miến và Mawlamyaing · Xem thêm »

Meiktila

Meiktila là một thành phố ở miền trung Myanma, nằm bên hồ Meiktila ở vùng Mandalay, nơi giao nhau của các tuyến quốc lộ Bagan-Taunggyi, Yangon-Mandalay và Meiktila-Myingyan.

Mới!!: Người Miến và Meiktila · Xem thêm »

Moken

Cậu bé Moken Sama-Bajau Moken (còn gọi là Mawken hay Morgan, tiếng Myanmar: ဆလုံ လူမျိုး, tiếng Thái Lan: ชาวเล chao le, nghĩa là "người biển") là một dân tộc ít người sống ở vùng quần đảo Mergui, một nhóm gồm khoảng 800 hòn đảo ở biển Andaman phía tây eo đất Kra, thuộc chủ quyền của Myanmar và Thái Lan.

Mới!!: Người Miến và Moken · Xem thêm »

Myanmar

Myanmar (phát âm tiếng Việt: Mi-an-ma) hay còn gọi là Miến Điện, Diến Điện, tên chính thức là Cộng hòa Liên bang Myanmar, là một quốc gia có chủ quyền tại Đông Nam Á có biên giới với Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc, Lào và Thái Lan.

Mới!!: Người Miến và Myanmar · Xem thêm »

Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam

Dân tộc Việt Nam là một danh từ chung để chỉ các dân tộc có vùng cư trú truyền thống là lãnh thổ nước Việt Nam hiện nay.

Mới!!: Người Miến và Nguồn gốc các dân tộc Việt Nam · Xem thêm »

Người Rakhine

Người Rakhine, trước gọi là người Arakan, là một sắc tộc sinh sống chủ yếu tại Myanma, Bangladesh và Ấn Đ. Người Rakhine là dân tộc đa số ở bang Rakhine ở phía Tây Myanma.

Mới!!: Người Miến và Người Rakhine · Xem thêm »

Rakhine

Rakhine là một bang phía tây nam của Myanma, diện tích 36.780 km², có khoảng 2.698.000 dân mà chủ yếu là người Rakhine (nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến).

Mới!!: Người Miến và Rakhine · Xem thêm »

Sông Mu

Sông Mu (ở Myanma gọi là Mu Myit) là một dòng sông dài 275 km ở Myanma, là một phụ lưu của sông Ayeyarwady.

Mới!!: Người Miến và Sông Mu · Xem thêm »

Sithu Kyawhtin

Sithu Kyawhtin (စည်သူကျော်ထင်,; cũng gọi là Narapati Sithu (နရပတိ စည်သူ)) là quốc vương cuối cùng của Ava từ năm 1551 đến năm 1555.

Mới!!: Người Miến và Sithu Kyawhtin · Xem thêm »

Tatmadaw

Lực lượng Vũ trang Myanmar còn được gọi là Tatmadaw (တပ်မတော်) là tổ chức quân sự của Miến Điện, cũng gọi là Myanmar.

Mới!!: Người Miến và Tatmadaw · Xem thêm »

Taungoo

Cảnh Taungoo trong một bưu ảnh cũ (Ahuja) Taungoo là một thành phố của Myanma ở Vùng Bago, cách Yangon khoảng 220 km.

Mới!!: Người Miến và Taungoo · Xem thêm »

Thingyan

Thingyan (từ bắt nguồn từ tiếng Pali sankanta, nghĩa là sự di chuyển của mặt trời từ cung Song Ngư sang cung Dương Cưu) là Tết té nước năm mới của Miến Điện (nay là Myanmar), thường rơi vào giữa tháng tư (theo lịch Miến Điện cổ).

Mới!!: Người Miến và Thingyan · Xem thêm »

Thượng Miến

Thượng Miến là tên gọi của thực dân Anh gọi miền Trung và miền Bắc của Myanma ngày nay.

Mới!!: Người Miến và Thượng Miến · Xem thêm »

Tiếng Miến Điện

Tiếng Miến Điện, hay tiếng Miến (tên မြန်မာဘာသာ, MLCTS: myanma bhasa, IPA), còn gọi là tiếng Myanmar, là ngôn ngữ chính thức của Myanmar.

Mới!!: Người Miến và Tiếng Miến Điện · Xem thêm »

Triều Ava

Triều Ava hay Vương quốc Ava (tiếng Myanma: အင်းဝခေတ, phiên âm quốc tế: ʔíɴwɑ̯ kʰiʔ) từng thống trị miền Thượng Miến từ năm 1364 đến năm 1555.

Mới!!: Người Miến và Triều Ava · Xem thêm »

Triều Konbaung

Triều Konbaung (tiếng Myanma: ကုန်းဘောင်ခေတ), hoặc triều Cống Bảng theo tiếng Hán, là vương triều cuối cùng ở Miến Điện, thành lập năm 1752 và diệt vong năm 1885.

Mới!!: Người Miến và Triều Konbaung · Xem thêm »

Triều Pagan

Triều Pagan là vương triều đầu tiên thống nhất các vùng lãnh thổ mà ngày nay là Myanma.

Mới!!: Người Miến và Triều Pagan · Xem thêm »

Triều Taungoo

Phạm vi của vương quốc Taungoo Triều Taungoo hay Toungoo (tiếng Myanma: တောင်ငူခေတ်, phiên âm quốc tế: tàuɴŋù kʰiʔ) là một trong những triều đại vĩ đại nhất trong lịch sử Myanma.

Mới!!: Người Miến và Triều Taungoo · Xem thêm »

Vùng Ayeyarwady

Vùng Ayeyarwady (ဧရာဝတီတိုင်းဒေသကြီး) là một vùng của Myanmar, nằm trên vùng châu thổ sông Ayeyarwady (sông Irrawaddy).

Mới!!: Người Miến và Vùng Ayeyarwady · Xem thêm »

Vùng Magway

Vị trí của Vùng Magway. Vùng Magway là một vùng hành chính của Myanma.

Mới!!: Người Miến và Vùng Magway · Xem thêm »

Vùng Mandalay

Vị trí của Vùng Mandalay Vùng Mandalay là một vùng hành chính của Myanma, nằm chính giữa đất nước, giáp với Vùng Sagaing và Vùng Magway ở phía tây, Bang Shan ở phía đông, Vùng Bago và Bang Kayin ở phía Nam.

Mới!!: Người Miến và Vùng Mandalay · Xem thêm »

Vương quốc Hanthawaddy

Vương quốc Hanthawaddy (tiếng Myanma: ဟံသာဝတီ ပဲခူး တိုင်းပြည်; còn gọi Hanthawaddy Pegu hoặc đơn giản là Pegu) từng là một quốc gia lớn của người Môn cai trị miền Hạ Miến (Myanma) trong thời kỳ 1287-1539.

Mới!!: Người Miến và Vương quốc Hanthawaddy · Xem thêm »

Vương quốc Hanthawaddy phục hồi

Hanthawaddy phục hồi (ဟံသာဝတီ ပဲခူး တိုင်းပြည်) là một quốc gia cổ của người Môn, thống trị miền Hạ Miến và một số nơi ở Thượng Miến trong một thời kỳ ngắn ngủi 15 năm (từ năm 1740 đến 1757).

Mới!!: Người Miến và Vương quốc Hanthawaddy phục hồi · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »