Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Cuộc thập tự chinh thứ nhất

Mục lục Cuộc thập tự chinh thứ nhất

Thập tự chinh Thứ nhất (1095 - 1099) là cuộc Thập tự chinh đầu tiên, được phát động vào năm 1095 bởi Giáo hoàng Urban II với mục đích chiếm lại những vùng đất đã mất, trong đó có Đất Thánh Jerusalem, từ những người Hồi giáo, đem lại tự do cho người Cơ đốc giáo Đông Âu thoát khỏi sự thống trị của Hồi giáo.

48 quan hệ: Alexiad, Alexios I Komnenos, Anna Komnene, Đế quốc Đông La Mã, Đế quốc Seljuk, Ăn thịt đồng loại, Bá quốc Edessanus, Bethlehem, Cộng hòa Genova, Cộng hòa Pisa, Charlemagne, Chiến thắng kiểu Pyrros, Cuộc vây hãm Jerusalem (1099), Cuộc vây hãm Nicaea (1097), Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta, Giáo hoàng Urbanô II, Gunther von Pairis, Henry I của Anh, Hiệp sĩ Đền thánh, Hiệp sĩ Cứu tế, Israel, Kılıç Arslan I, Krak des Chevaliers, Lịch sử châu Âu, Liên minh Frank-Mông Cổ, Malik Shah I, Nhà Seljuk, Nhà thờ Mộ Thánh, Nikephoros Bryennios Trẻ, Phục Hưng Komnenos, Rhodes, Stephen của Anh, Týros, Thập tự chinh, Thập tự chinh năm 1101, Thập tự chinh thứ hai, Trận Agincourt, Trận Ascalon, Trận Dorylaeum (1097), Trận Manzikert, Trung Cổ, Trung kỳ Trung Cổ, Vương quốc Hierosolymitanum, 12 tháng 8, 15 tháng 7, 27 tháng 11, 28 tháng 6, 7 tháng 6.

Alexiad

Alexiad là một tác phẩm lịch sử và tiểu sử thời Trung Cổ được viết vào khoảng năm 1148, bởi nhà sử học và công chúa Đông La Mã Anna Komnene, con gái của Hoàng đế Alexios I Komnenos.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Alexiad · Xem thêm »

Alexios I Komnenos

Alexios I Komnenos (Ἀλέξιος Αʹ Κομνηνός., 1048Norwich 1995, p. 4 hoặc 1056 – 15 tháng 8, 1118), là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 1081 đến năm 1118.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Alexios I Komnenos · Xem thêm »

Anna Komnene

Anna Komnene (Ἄννα Κομνηνή, Ánna Komnēnḗ; 1 tháng 12, 1083 – 1153), thường được Latinh hóa thành Anna Comnena, là một công chúa, học giả, bác sĩ, quản lý bệnh viện và nhà sử học Đông La Mã.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Anna Komnene · Xem thêm »

Đế quốc Đông La Mã

Đế quốc Đông La Mã (tiếng Hy Lạp cổ đại:, phiên âm:, Imperium Romanum tạm dịch là "Đế quốc La Mã") còn được gọi Đế quốc Byzantium, Đế quốc Byzantine, Đế quốc Byzance hay Đế quốc Hy Lạp;;;;;;;. là một đế quốc tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, đóng đô ở Constantinopolis.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Đế quốc Seljuk

Đế quốc Seljuk hay Đế quốc Đại Seljuk (còn được đọc là Seljuq) (آل سلجوق) là một đế quốc Turk-Ba Tư.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Đế quốc Seljuk · Xem thêm »

Ăn thịt đồng loại

Một con chó đang ăn thịt đồng loại của mình Ăn thịt đồng loại là hành động ăn thịt các thành viên cùng loài với mình.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Ăn thịt đồng loại · Xem thêm »

Bá quốc Edessanus

Bá quốc Edessanus (Comitatus Edessanus, Κομητεία της Έδεσσας, كونتية الرها) được thành lập vào năm 1098 khi các cánh quân hỗn loạn của Baldwin I tình cờ đi lạc về hướng Đông.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Bá quốc Edessanus · Xem thêm »

Bethlehem

Bethlehem (tiếng Ả Rập: بيت لحم,, nghĩa đen: "Nhà thịt cừu non"; tiếng Hy Lạp: Βηθλεέμ Bethleém; בית לחם, Beit Lehem, nghĩa đen: "Nhà bánh mì"; tiếng Việt còn gọi là Bêlem từ tiếng Bồ Đào Nha: Belém) là một thành phố của Palestine ở miền trung Bờ Tây, phía nam thành phố Jerusalem khoảng 10 km.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Bethlehem · Xem thêm »

Cộng hòa Genova

Cộng hòa Genova (Repubblica di Genova, tiếng Liguria: Repúbrica de Zêna) là một quốc gia độc lập từ năm 1005 đến năm 1797 ở Liguria trên bờ biển phía tây bắc Ý, đã sáp nhập Corsica từ năm 1347 đến năm 1768 và nhiều vùng lãnh thổ khác trên khắp Địa Trung Hải.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Cộng hòa Genova · Xem thêm »

Cộng hòa Pisa

Cộng hòa Pisa là một quốc gia độc lập trên thực tế tập trung vào thành phố Pisa của Tuscany trong suốt cuối thế kỷ 10 và 11.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Cộng hòa Pisa · Xem thêm »

Charlemagne

Charlemagne của đế quốc Karolinger (phiên âm tiếng Việt: Saclơmanhơ, (Carolus Magnus hay Karolus Magnus, nghĩa là Đại đế Carolus; sinh 742 hay 747 – mất ngày 28 tháng 1 năm 814) là vua của người Frank (768 – 814), nổi bật với việc chinh phục Ý và lấy vương miện sắt của Lombardia năm 774, và trong một chuyến viếng thăm thành Roma vào năm 800, được phong "Imperator Augustus" (Hoàng đế vĩ đại) bởi Giáo hoàng Lêô III vào Giáng sinh. Sự kiện này đã tạm thời khiến ông trở thành một đối thủ của đế quốc Đông La Mã. Bằng những chuyến phục chinh và việc củng cố nội bộ, Hoàng đế Karl I góp phần định dạng Tây Âu và thời kỳ Trung cổ. Ông cho xây trường học, đường sá, cầu cống, cải thiện đời sống nhân dân Frank;Susan Wise Bauer, The Middle Ages Activity Book: From the Fall of Rome to the Rise of the Renaissance, trang 71 và sự thống trị của ông cũng ảnh hưởng tới thời kỳ Phục hưng, sự hồi sinh của nghệ thuật, tôn giáo và văn hóa. Trong danh sách các vua nước Đức, Pháp và đế quốc La Mã Thần thánh, ông được ghi là Charles I (theo tiếng Pháp) hay Karl I (theo tiếng Đức). Là con trưởng của vua Pepin III (Pepin Lùn) và Bertrada xứ Laon, tên thật của ông trong tiếng Frank cổ không được ghi ghép lại, nhưng có các dạng trong tiếng La Tinh như "Carolus" hay mang nghĩa "thuộc về Karol". Ông kế nghiệp vua cha và cùng cai trị với em trai là Carloman I, cho đến khi Carloman chết vào năm 771. Karl I tiếp tục chính sách của cha ông đối với chế độ Giáo hoàng và trở thành người bảo vệ cho chế độ đó, tách người dân Lombard ra khỏi chính quyền tại Ý và phát động chiến tranh với người Saracen đang đe dọa lãnh thổ của ông ở Tây Ban Nha. Ở Roncesvalles vào năm 778, một trong những chiến dịch đó làm vua Karl I nếm sự thất bại nhất trong đời ông, nhưng giành chiến thắng sau 20 năm gian khổ chiến đấu rửa hận. Ông cũng từng chiến đấu với người đến từ phía đông, đặc biệt là người Sachsen, và, sau một cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài, ông đã buộc họ phải tuân theo sự cai trị của mình. Ông đã biến họ thành những người theo đạo Cơ đốc, sáp nhập họ vào vương quốc của mình và từ đó dọn đường cho nhà Otto (hay nhà Liudolfinger) sau này.Mục từ Saclơmanhơ trong Từ điển Bách khoa Toàn thư Việt Nam Vương quốc Frank trở nên cực thịnh nhất trong thời kỳ cầm quyền của ông, lãnh thổ của đế quốc Franhk lúc này bao gồm hầu hết đất đai của đế quốc La Mã xưa kia, chạy dài từ phía Nam dãy Pyrénées (Tây Ban Nha) đến sông Elbe và Boen (Đức), từ Địa Trung Hải cho tới Bắc Hải. Triều đại của ông trở thành một thời kỳ phục hưng của Giáo hội La Mã. Là một vị Hoàng đế La Mã Thần thánh, triều đại huy hoàng của ông kéo dào 14 năm, và phục hưng Đế quốc La Mã cổ đại. Ngày nay Karl I được coi như là vị Cha già Dân tộc của cả hai nước Pháp và Đức, thậm chí có khi là Người cha của cả châu Âu ("pater Europae") hay Nguyên thủ của cả thế giới ("capus orbit").Strobe Talbott, The great experiment: the story of ancient empires, modern states, and the quest for a global nation, trang 69 Charlemagne là vị vua đầu tiên của một đế quốc tại Tây Âu sau sự sụp đổ của Đế quốc La Mã phía Tây (476). Trong khi chính trị gia Đức Quốc xã Heinrich Himmler công khai tố cáo ông là "kẻ giết những người Đức", trùm phát xít Adolf Hitler xem ông là một trong những vị hoàng đế vĩ đại trong lịch sử Đức.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Charlemagne · Xem thêm »

Chiến thắng kiểu Pyrros

Pyrros của Hy Lạp cổ đại Chiến thắng kiểu Pyrros hay Chiến thắng kiểu Pyrrhic là một thành ngữ để chỉ một thắng lợi với những tổn thất có tính huỷ diệt ở phe chiến thắng; thuật ngữ này mang ý nghĩa thắng lợi đó cuối cùng cũng sẽ dẫn đến thất bại.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Chiến thắng kiểu Pyrros · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Jerusalem (1099)

Cuộc vây hãm Jerusalem diễn ra từ ngày 7 tháng 6 đến ngày 15 tháng 7 năm 1099 trong cuộc Thập tự chinh đầu tiên.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Cuộc vây hãm Jerusalem (1099) · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Nicaea (1097)

Cuộc bao vây Nicaea diễn ra từ ngày 14 tháng 5 đến ngày 19 tháng 6 năm 1097, là một trận chiến trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Cuộc vây hãm Nicaea (1097) · Xem thêm »

Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta

Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta (tên đầy đủ là Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Cứu tế Thánh Gioan của Jerusalem, Rhodes và Malta, tiếng Ý: Sovrano Militare Ordine Ospedaliero di San Giovanni di Gerusalemme di Rodi e di Malta, cũng được gọi tắt là Dòng Hiệp sĩ Malta) là một dòng tu Công giáo Rôma được tổ chức như một lực lượng quân sự.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Dòng Chiến sĩ Toàn quyền Malta · Xem thêm »

Giáo hoàng Urbanô II

Urbanô II (Latinh: Urbanus II) là người kế nhiệm Giáo hoàng Victor III và là vị giáo hoàng thứ 159 của Giáo hội Công giáo.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Giáo hoàng Urbanô II · Xem thêm »

Gunther von Pairis

Gunther von Pairis (khoảng 1150 – khoảng 1220) là một nhà văn và tu sĩ Dòng Xitô người Đức, sáng tác bằng tiếng Latinh.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Gunther von Pairis · Xem thêm »

Henry I của Anh

Henry I Henry I của Anh (1068/1069 – 1 tháng 12 năm 1135) là con thứ năm của William the Conqueror và là vị vua đầu tiên sinh tại Anh từ sau sự xâm lược của người Normandie năm 1066.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Henry I của Anh · Xem thêm »

Hiệp sĩ Đền thánh

Chữ thập của dòng Đền Các Chiến hữu Nghèo của Chúa Kitô và đền Solomon (tiếng Latinh: paupers commilitones Christi Templique Solomonici), thường được gọi tắt là Hiệp sĩ dòng Đền hay Hiệp sĩ Đền Thánh, là một trong những dòng tu quân đội Kitô giáo nổi tiếng nhất của ngày xưa.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Hiệp sĩ Đền thánh · Xem thêm »

Hiệp sĩ Cứu tế

Hiệp sĩ Cứu tế hay Y viện Hiệp sĩ Đoàn hay Hiệp sĩ Y viện (còn được gọi là Giáo binh đoàn Tối cao của Thánh John của Jerusalem của Rhodes và của Malta, Hiệp sĩ Malta, Hiệp sĩ của Rhodes, và Hiệp sĩ Malta; tiếng Pháp: Ordre des Hospitaliers, tiếng Anh: Knight Hospitaller) khởi đầu là bệnh viện Amalfi được thành lập ở Jerusalem vào năm 1080 nhằm chăm sóc những người hành hương nghèo và bệnh tật đến Đất Thánh.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Hiệp sĩ Cứu tế · Xem thêm »

Israel

Israel (phiên âm tiếng Việt: I-xra-en), tên chính thức là Nhà nước Israel (מְדִינַת יִשְׂרָאֵל; دولة إِسْرَائِيل), là một quốc gia tại Trung Đông, trên bờ đông nam của Địa Trung Hải và bờ bắc của biển Đỏ.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Israel · Xem thêm »

Kılıç Arslan I

Kılıç Arslan I (قِلِج اَرسلان, قلج ارسلان) là Sultan của Hồi quốc Rûm từ năm 1092 đến khi qua đời năm 1107.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Kılıç Arslan I · Xem thêm »

Krak des Chevaliers

Krak des Chevaliers (قلعة الحصن), còn được gọi là Crac des Chevaliers, là một lâu đài của quân đội Thập tự chinh ở Syria và là một trong những lâu đài thời Trung cổ được bảo tồn quan trọng nhất trên thế giới.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Krak des Chevaliers · Xem thêm »

Lịch sử châu Âu

Lịch sử châu Âu mô tả những sự kiện của con người đã diễn ra trên lục địa châu Âu.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Lịch sử châu Âu · Xem thêm »

Liên minh Frank-Mông Cổ

ft) tới vua Philippe IV của Pháp, cho thấy sự hợp tác quân sự giữa hai bên Quan hệ Frank-Mông Cổ được thiết lập vào thế kỷ 13, khi mà Thập tự quân Kitô giáo và đế quốc Mông Cổ cố gắng thành lập nên một liên minh Pháp-Mông Cổ nhằm chống lại người Hồi giáo.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Liên minh Frank-Mông Cổ · Xem thêm »

Malik Shah I

Malik-Shah I (ملکشاه; 8 tháng 8 năm 1055 – 19 tháng 11 năm 1092, tên đầy đủ: Jalāl al-Dawla Mu'izz al-Dunyā Wa'l-Din Abu'l-Fatḥ ibn Alp Arslān, معزالدنیا و الدین ملکشاه بن محمد الب ارسلان قسیم امیرالمومنین), là hoàng đế (Sultan) của Đế quốc Đại Seljuk từ năm 1072 đến năm 1092.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Malik Shah I · Xem thêm »

Nhà Seljuk

Nhà Seljuk (SELL-juuk; Saljūqiyān) là một vương triều Oghuz Thổ theo đạo Hồi giáo Sunni và tuần tự trở thành  xã hội Ba Tư và đóng góp vào truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ-Ba Tư tại Tây Nam Á và Trung Á trong thời kỳ Trung Cổ.  Nhà Seljuk xây dựng nên Đế quốc Seljuk và Hồi quốc Rûm, ở thời cường thịnh nhất trải dài từ Tiểu Á tới Iran và trở thành mục tiêu tấn công của Cuộc thập tự chinh thứ nhất.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Nhà Seljuk · Xem thêm »

Nhà thờ Mộ Thánh

Hai Mái vòm của Nhà thờ Mộ Thánh, Mái vòm bên trên Rotunda ở trên nóc có lá cờ Thập Tự Thánh Georges và mái vòm nhỏ hơn ở phía trên Catholicon, Tháp giáo đường phía bên trái là của Giáo đường Hồi giáo Omar. Cửa chính vào Nhà thờ Mộ Thánh rotunda (nhà tròn) nhìn thấy ở bên trên. Nhà thờ Mộ Thánh (Kitô giáo Đông phương gọi là Nhà thờ Phục sinh), là một nhà thờ nằm ở bên trong bức tường thành của thành phố cổ Jerusalem.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Nhà thờ Mộ Thánh · Xem thêm »

Nikephoros Bryennios Trẻ

Nikephoros Bryennios Trẻ (Hy Lạp: Νικηφόρος Βρυέννιος, Nikēphoros Bryennios; 1062–1137) là một tướng lĩnh, chính khách và sử gia Đông La Mã.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Nikephoros Bryennios Trẻ · Xem thêm »

Phục Hưng Komnenos

Đế quốc Đông La Mã trước cuộc thập tự chinh lần thứ nhất. Đế quốc Đông La Mã dưới thời Manuel I Komnenos, những năm 1170. Lúc này, một phần lớn Tiểu Á và bán đảo Balkan đã được giành lại. Phục Hưng Komnenos là một thuật ngữ được các nhà sử học sử dụng để gọi sự phục hồi về quân sự, kinh tế và lãnh thổ của Đế quốc Đông La Mã dưới thời nhà Komnenos, từ sự kiện lên ngôi của Alexios I Komnenos năm 1081, cho đến cái chết của Andronikos I Komnenos vào năm 1185.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Phục Hưng Komnenos · Xem thêm »

Rhodes

Rhodes (Ρόδος, Ródos) là một hòn đảo của Hy Lạp, nằm ở đông nam biển Aegea.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Rhodes · Xem thêm »

Stephen của Anh

Stephen (– 25 tháng 10, 1154), còn thường được gọi là Stephen xứ Blois (theo tiếng Pháp, là Étienne de Blois, về sau là Étienne d'Angleterre), là cháu trai của Chinh phạt vương William.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Stephen của Anh · Xem thêm »

Týros

Týros (tiếng Ả Rập:,; tiếng Phoenicia:צור,; צוֹר, Tzor; tiếng Hebrew Tiberia:,; tiếng Akkad: 𒋗𒊒; tiếng Hy Lạp:, Týros; Sur; Tyrus) - hoặc Sour hoặc Tyre (tên trong tiếng Anh) - là thành phố nằm ở tỉnh (muhafazah) Nam của Liban.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Týros · Xem thêm »

Thập tự chinh

Jerusalem năm 1099 Thập tự chinh là một loạt các cuộc chiến tranh tôn giáo, được kêu gọi bởi Giáo hoàng và tiến hành bởi các vị vua và quý tộc là những người tình nguyện cầm lấy cây thập giá với mục tiêu chính là phục hồi sự kiểm soát của Kitô giáo với vùng Đất Thánh.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Thập tự chinh · Xem thêm »

Thập tự chinh năm 1101

Cuộc Thập tự chinh năm 1101 là ba chiến dịch riêng biệt được tổ chức vào năm 1100 và 1101 do hậu quả từ thành công của cuộc Thập tự chinh đầu tiên.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Thập tự chinh năm 1101 · Xem thêm »

Thập tự chinh thứ hai

Chiến thắng quyết định của Thập tự quân ở Iberia và vùng Baltic.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Thập tự chinh thứ hai · Xem thêm »

Trận Agincourt

Trận Agincourt hay còn được gọi là Trận Azincourt ở Pháp, là một chiến thắng lớn trong Chiến tranh Trăm Năm của quân Anh trước quân Pháp đông đảo hơn nhiều về mặt số lượng. Trận chiến diễn ra vào ngày thứ sáu 25 tháng 10 năm 1415 (ngày Thánh Crispin) tại một địa điểm gần Azincourt ngày nay, thuộc miền Bắc Pháp. Đây là một toàn thắng của vua Henry V nước Anh và có ý nghĩa như một đòn giáng sấm sét của ông vào quân Pháp, bất chấp ưu thế to lớn về quân số của PhápDavid Charles Greenwood, History of England, trang 56. Không những gặp may mắn, mà lòng can trường của ông đã truyền cảm ba quân chiến đấu và thắng trận lừng danh này. Với liên tiếp hai đợt tấn công của quân Pháp bị phá tan mà quân Anh chỉ có chút ít thương vong, trận Agincourt trở thành một trong những cuộc ác chiến "một chiều" nhất trong lịch sử nhân loại, một vụ tàn sát thê lương tầng lớp Hiệp sĩ phong kiến Pháp. Được xem là cuộc đại thắng cuối cùng của quân Anh với cung dài trên đất Pháp,Larry H. Addington, The patterns of war through the eighteenth century, trang 72 toàn thắng tại Agincourt cũng được xem là một chiến tích đầu tay của ông vua cầm binh Henry V.Guillaume-Emmanuel-Joseph Guilhem de Clermont-Lodève Sainte-Croix (baron de), History of the rise and progress of the naval power of England: interspersed with various important notices relative the the French marine..., trang 51 Trong văn học - lịch sử nước Anh, thắng lợi to tát của ông trong trận này - là tuyệt đỉnh cho cuộc tiến công nước Pháp của ông - đã trở nên bất hủ,Thomas Percy, Reliques of ancient English poetry: consisting of old heroic ballads, songs, and other pieces of our earlier poets; together with some few of later date, Tập 2, trang 26 góp phần làm nên niềm tự hào dân tộc Anh.Viscount Garnet Wolseley Wolseley, James A. Rawley, The American Civil War: an English view, trang 222 Với tầm trọng đại trong suốt lịch sử châu Âu, chiến thắng oanh liệt này được coi là một biểu hiện cho chủ nghĩa anh hùng và binh thế của nước Anh, làm nước Pháp lâm vào cảnh lụn bại, mất quá nhiều quý tộc (trong đó có cả bảy vương hầu), và mở ra một thời kỳ mới của cuộc chiến tranh với thế thượng phong nghiêng hẳn về nhà Plantagenet cũng như 30 năm thống trị của Quân đội Anh trên đất Pháp.Régine Pernoud, Marie-Véronique Clin, Jeremy duQuesnay Adams, Joan of Arc: Her Story, trang 61 Thắng lợi lừng vang này - có thể được xem là trận thắng ngoại bang lớn nhất của người Anh trước trận phá hạm đội Tây Ban Nha (1588)Shakespeare and Biography - cũng khiến cho Henry V, nổi danh là "nhà chinh phạt tại Agincourt"Henry White, History of Great Britain and Ireland, trang 187Colin Pendrill, The Wars of the Roses and Henry VII: England 1459-C. 1513, trang 59 đã diệt sạch quân chủ lực Pháp mà hoàn toàn "giết tươi cái vinh hiển của Hiệp sĩ Pháp"Viscount Cranborne, Historical Sketches and Reviews: First Series. Reprinted from the "St. James's Medley.", trang 381, nắm được lợi thế rõ rệt và trở nên một anh hùng bất bại trong mắt người đời, gắn chắc với niềm huy hoàng của nước Anh. Và, sau đó ông đã phát huy thắng lợi bước đầu này bằng cuộc chinh phạt vùng Normandie và buộc nước Pháp phải cầu hòa, lấy con gái của vua Pháp và con trai của họ được hứa hẹn sẽ nối dõi ngôi vua nước Pháp, tuy nhiên kế hoạch của ông đã không thể thực thi được sau khi ông qua đời.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Trận Agincourt · Xem thêm »

Trận Ascalon

Trận Ascalon diễn ra vào ngày 12 tháng 8 năm 1099, và thường được coi là trận chiến cuối cùng của cuộc Thập tự chinh đầu tiên.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Trận Ascalon · Xem thêm »

Trận Dorylaeum (1097)

Trận Dorylaeum là trận đánh trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất diễn ra vào ngày 1 tháng 7 năm 1097, giữa Thập tự quân và người Thổ Seljuk, trận đánh diễn ra ở gần thành phố Dorylaeum ở Anatolia.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Trận Dorylaeum (1097) · Xem thêm »

Trận Manzikert

Trận Manzikert là một trận đánh diễn ra vào ngày 26 tháng 8 năm 1071 ở gần Manzikert (Malazgirt, tỉnh Muş, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay) giữa đế quốc Byzantium (Đông La Mã) và đế quốc Seljuk.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Trận Manzikert · Xem thêm »

Trung Cổ

''Thánh Giá Mathilde'', chiếc thánh giá nạm ngọc của Mathilde, Tu viện trưởng Essen (973-1011), bộc lộ nhiều đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình Trung Cổ. Thời kỳ Trung Cổ (hay Trung Đại) là giai đoạn trong lịch sử châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây Rôma vào thế kỷ 5, kéo dài tới thế kỉ 15, hòa vào thời Phục hưng và Thời đại khám phá.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Trung Cổ · Xem thêm »

Trung kỳ Trung Cổ

Các chiến binh Công giáo chiếm đóng Jerusalem trong cuộc Thập tự chinh thứ nhất. Giai đoạn giữa Trung Cổ là một thời kỳ lịch sử ở châu Âu kéo dài trong ba thế kỷ 11, 12, và 13.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Trung kỳ Trung Cổ · Xem thêm »

Vương quốc Hierosolymitanum

Vương quốc Hierosolymitanum (Regnum Hierosolymitanum, Βασίλειον τῶν Ἱεροσολύμω, Roiaume de Jherusalem) là một quốc gia do Godefroy xứ Bouillon sáng lập vào năm 1099 tại cực Nam Levant, sự kiện này được coi là dấu mốc đáng nhớ nhất trong cuộc Thập tự chinh lần thứ nhất.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và Vương quốc Hierosolymitanum · Xem thêm »

12 tháng 8

Ngày 12 tháng 8 là ngày thứ 224 (225 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và 12 tháng 8 · Xem thêm »

15 tháng 7

Ngày 15 tháng 7 là ngày thứ 196 (197 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và 15 tháng 7 · Xem thêm »

27 tháng 11

Ngày 27 tháng 11 là ngày thứ 331 (332 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và 27 tháng 11 · Xem thêm »

28 tháng 6

Ngày 28 tháng 6 là ngày thứ 179 (180 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và 28 tháng 6 · Xem thêm »

7 tháng 6

Ngày 7 tháng 6 là ngày thứ 158 (159 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Cuộc thập tự chinh thứ nhất và 7 tháng 6 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Thập tự chinh lần thứ nhất, Thập tự chinh thứ nhất, Thập tự chinh đầu tiên.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »