Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Chiến dịch Kavkaz

Mục lục Chiến dịch Kavkaz

Chiến dịch Kavkaz là tên gọi chung cho một chuỗi các chiến dịch tại khu vực Kavkaz diễn ra giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã trong cuộc Chiến tranh Xô-Đức.

27 quan hệ: Chiến dịch Blau, Chiến dịch giải phóng Novorossiysk, Chiến dịch giải phóng Taman, Chiến dịch Hoa nhung tuyết, Chiến dịch Maikop-Krasnodar, Chiến dịch Mozdok-Stavropol, Chiến dịch Myskhako, Chiến dịch Nalchik-Ordzhonikidze, Chiến dịch Ngôi Sao, Chiến dịch phòng thủ Mozdok-Malgobek, Chiến dịch phòng thủ Novorossiysk, Chiến dịch phòng thủ Tikhoretsk-Stavropol, Chiến dịch phòng thủ Tuapse, Chiến dịch phản công Salsk-Rostov, Chiến dịch Sao Thiên Vương, Chiến dịch Taman lần thứ nhất, Chiến tranh Xô-Đức, Không chiến tại Kuban, Lev Zakharovich Mekhlis, Phương diện quân (Liên Xô), Phương diện quân Bắc Kavkaz, Phương diện quân Kavkaz, Phương diện quân Zakavkaz, Quân đội Giải phóng Nga, Trận Stalingrad, Trận Vòng cung Kursk, Wilhelm List.

Chiến dịch Blau

Chiến dịch Blau (tiếng Đức: Fall Blau) là mật danh của Kế hoạch tổng tấn công từ mùa hè năm 1942 của quân đội Đức Quốc xã trên toàn bộ cánh Nam của mặt trận Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, (blau có nghĩa là "xanh" trong tiếng Đức).

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến dịch Blau · Xem thêm »

Chiến dịch giải phóng Novorossiysk

Chiến dịch giải phóng Novorossiysk là cuộc tấn công chiến thuật của Tập đoàn quân 18 và Hạm đội Biển Đen (Liên Xô) từ ngày 10 đến ngày 16 tháng 9 năm 1943 để thu hồi thành phố và quân cảng Novorossiysk trong cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến dịch giải phóng Novorossiysk · Xem thêm »

Chiến dịch giải phóng Taman

Chiến dịch giải phóng Taman là hoạt động quân sự lớn cuối cùng của quân đội Liên Xô trong toàn bộ chiến dịch Kavkaz diễn ra từ ngày 10 tháng 9 đến ngày 9 tháng 10 năm 1943, bao gồm cả Chiến dịch giải phóng Novorossiysk.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến dịch giải phóng Taman · Xem thêm »

Chiến dịch Hoa nhung tuyết

Chiến dịch Hoa nhung tuyết (Edelweiß) - được đặt theo tên của một loài hoa nổi tiếng mọc trên các khu vực núi cao ở châu Âu - là một chiến dịch do quân đội phát xít Đức tổ chức mới mục tiêu nhằm đánh chiếm khu vực Kavkaz và vựa dầu ở Baku, diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến dịch Hoa nhung tuyết · Xem thêm »

Chiến dịch Maikop-Krasnodar

Chiến dịch Maikop-Krasnodar là cuộc tấn công lớn của Quân đội Liên Xô tại Bắc Kavkaz chống lại Tập đoàn quân 17 của Quân đội Đức Quốc xã tại khu vực phía Tây đồng bằng Kuban từ Maikop qua Armavir đến thành phố Krasnodar do Cụm tác chiến Biển Đen tiến hành từ ngày 11 tháng 1 đến ngày 19 tháng 3 năm 1943.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến dịch Maikop-Krasnodar · Xem thêm »

Chiến dịch Mozdok-Stavropol

Chiến dịch Mozdok-Stavropol là đòn phản công lớn đầu tiên trong năm 1943 của Cụm tác chiến Bắc Kavkaz (Liên Xô) vào Cụm tập đoàn quân A (Đức) trên một chính diện rộng hơn 150 km, có chiều sâu từ 350 km đến 400 km, từ khu vực Mozdok - Nalchik qua tuyến Kislovodsk - Essentuki - Pyatigorsk - Georgiyevsk đến tuyến Nevinnomyssk - Stavropol và sau đó, tiếp tục phát triển lên phía bắc.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến dịch Mozdok-Stavropol · Xem thêm »

Chiến dịch Myskhako

Chiến dịch Myskhako là một phần hoạt động quân sự của Kế hoạch "Biển" của quân đội Liên Xô trong giai đoạn phản công của Chiến dịch Kavkaz.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến dịch Myskhako · Xem thêm »

Chiến dịch Nalchik-Ordzhonikidze

Chiến dịch Nalchik-Ordzhonikidze diễn ra từ ngày 25 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11 năm 1942 là trận tấn công cuối cùng của Tập đoàn quân xe tăng 1 do tướng Paul Ludwig Ewald von Kleist, tư lệnh Cụm tập đoàn quân A kiêm tư lệnh Tập đoàn quân xe tăng 1 chỉ huy vào khu vực Ordzhonikidze.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến dịch Nalchik-Ordzhonikidze · Xem thêm »

Chiến dịch Ngôi Sao

Chiến dịch Ngôi Sao (Tiếng Nga: Oпераций «Звезда») là tên mã của Chiến dịch Belgorod-Kharkov, hoạt động quân sự lớn thứ ba do Phương diện quân Voronezh (Liên Xô) tiến hành tại miền Trung nước Nga trong chuỗi các chiến dịch tổng phản công mùa đông 1942-1943.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến dịch Ngôi Sao · Xem thêm »

Chiến dịch phòng thủ Mozdok-Malgobek

Chiến dịch phòng thủ Mozdok-Malgobek là hoạt động quân sự lớn của Cụm tác chiến Bắc Kavkaz của quân đội Liên Xô chống lại cuộc tấn công của Cụm tập đoàn quân A (Đức) qua Mozdok và Grozny về hướng Makhachkala - Baku.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến dịch phòng thủ Mozdok-Malgobek · Xem thêm »

Chiến dịch phòng thủ Novorossiysk

Chiến dịch phòng thủ Novorossiysk nằm trong chuỗi Chiến dịch Kavkaz của Chiến tranh Xô-Đức.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến dịch phòng thủ Novorossiysk · Xem thêm »

Chiến dịch phòng thủ Tikhoretsk-Stavropol

Chiến dịch phòng thủ Tikhoretsk-Stavropol là một trong các hoạt động quân sự đầu tiên của quân đội Liên Xô tại khu vực Bắc Kavlaz trong Chiến tranh Xô-Đức nhằm chống lại Cuộc hành quân Edelweiß của Cụm tập đoàn quân Nam (Quân đội Đức Quốc xã) vào Kavkaz.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến dịch phòng thủ Tikhoretsk-Stavropol · Xem thêm »

Chiến dịch phòng thủ Tuapse

Chiến dịch phòng thủ Tuapse là một trong các hoạt động quân sự quân trong của quân đội Đức Quốc xã và quân đội Liên Xô trong Chiến dịch Kavkaz, một phần diễn biến của Chiến tranh Xô-Đức thuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến dịch phòng thủ Tuapse · Xem thêm »

Chiến dịch phản công Salsk-Rostov

Chiến dịch Salsk-Rostov (có tên mã là "Chiến dịch Sông Đông") là chiến dịch phản công có quy mô lớn nhất của quân đội Liên Xô trong năm 1943 tại Mặt trận Kavkaz. Từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 24 tháng 1 năm 1943, các tập đoàn quân cận vệ 2, 28 và 51 của Phương diện quân Nam (Liên Xô) đã tấn công dọc theo bờ Nam sông Đông và hai bờ sông Sal từ khu vực Zhukovskoye, Kotelnikovo, Dubovskoye, Khutorskoy và Elista đến tuyến sông Manych. Từ ngày 10 đến ngày 18 tháng 1, Quân đoàn xe tăng 3 và Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) tổ chức kháng cự quyết liệt trên tuyến sông Manych, nơi quân đội Liên Xô đã phá đập nước làm ngập của một vùng rộng lớn để ngăn cản xe tăng Đức tấn công trong mùa hè năm 1942. Sử dụng kỵ binh và cơ giới đột kích từ hướng Bashanta và Yashanta vòng lên phía Bắc, ngày 21 tháng 1, Tập đoàn quân 28 đánh chiếm Salsk và đến ngày 23 tháng 1 đã đẩy lùi quân Đức thêm hơn 100 km về phía Tây Bắc. Ngày 24 tháng 1, Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) được điều từ Tập đoàn quân xe tăng 4 đến đã chặn được cuộc tấn công của Tập đoàn quân cận vệ 2 (Liên Xô) tại Manychskaya trên ngã ba sông Đông và sông Sal, cách Rostov 45 km về phía Đông Từ ngày 25 tháng 1, cuộc phản công tiếp tục với sự tham gia của Tập đoàn quân 44 của Phương diện quân Bắc Kavkaz. Được tăng thêm lực lượng, trong đó có hai quân đoàn kỵ binh và một cụm xe tăng nhưng phải đến ngày 4 tháng 2, quân đội Liên Xô mới buộc được Quân đoàn xe tăng 3 (Đức) phải rút khỏi tuyến sông Manych. Tuy nhiên, ở cánh Bắc, Quân đoàn xe tăng 57 (Đức) vẫn liên tục phản kích vào Tập đoàn quân cận vệ 2 và tập đoàn quân 51 (Liên Xô), không cho các tập đoàn quân này vượt sông đánh sang Rostov. Trên cánh Nam Quân đoàn xe tăng 3 (Đức) cũng lập được một "vành đai thép" xung quanh hai cứ điểm Azov và Bataisk, chặn đứng cuộc tiến quân của các tập đoàn quân 44 và 28 trước cửa ngõ phía Nam Rostov. Phải đến ngày 12 tháng 2, sau khi được tăng cường Quân đoàn xe tăng 3 từ Tập đoàn quân xung kích 5 của tướng P. A. Rotmistrov Các tập đoàn quân 28 và Cận vệ 2 mới chọc thủng được phòng tuyến phía Đông và phía Nam Rostov. Ngày 14 tháng 2, Quân đoàn xe tăng 3 (Liên Xô) đánh chiếm Rostov nhưng đã muộn. Các tập đoàn quân xe tăng 1 và 4 (Đức) đã rút khỏi Rostov. thống chế Erich von Manstein điều động Cụm tác chiến Hollidt cùng các quân đoàn bộ binh 52, sư đoàn cơ giới 16 (Tập đoàn quân xe tăng 1) và sư đoàn đổ bộ đường không 15 (Tập đoàn quân 57) thiết lập tuyến phòng thủ vững chắc dọc theo bờ Tây sông Mius từ Taganrog đến phía Bắc Mataveev - Kurgan. Cuộc phản công đầu năm 1943 của quân đội Liên Xô phải dừng lại trên tuyến sông này. Cuộc phản công Slask-Rostov đã không đạt được kết quả mong muốn như Bộ Tổng tư lệnh tối cao Liên Xô hoạch định. Cả hai phía đều có những nguyên nhân của phía mình để dẫn đến kết quả chiến dịch này. Đối với người Đức, đó là việc chủ động rút quân để tiếp tục cuộc chiến ở mặt trận Xô-Đức mà theo Adolf Hitler đánh giá, nó mang ý nghĩa sống còn đối với quân đội Đức Quốc xã và cả "Đế chế thứ ba". Sau những thành công trong việc sử dụng xe tăng làm mũi đột kích chủ yếu có chiều sâu và tốc độ cao, giờ đây, các xe tăng Đức lại được sử dụng cho chiến thuật mới phục vụ cho mục đích phòng ngự: Chiến thuật lá chắn thép. Trong các diễn biến sau này của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, quân Đức còn tiếp tục sử dụng chiến thuật này trong các trận đánh ở cả hai mặt trận phía Đông và phía Tây, điển hình là các trận đánh trên bờ sông Mets, vùng Strasburg ở mặt trận phía Tây và các trận Korsun - Shevchenko và giai đoạn cuối chiến dịch phòng ngự trên vùng hồ Balalton ở mặt trận phía Đông. Đối với quân đội Liên Xô, đây là lần đầu tiên họ thực hiện tấn công trên một chiều sâu dài chưa từng có kể từ đầu cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Vì vậy đã xảy ra tình trạng gián đoạn phổ biến trong việc tiếp tế vũ khí, đạn dược, nhiêu liệu, lương thực và bổ sung quân số. Một nghịch lý đã diễn ra là muốn hợp vây quân Đức đang rút lui thì phải tăng tốc độ hành quân. Nhưng điều đó lại mâu thuẫn với trang thiết bị hiện có cũng như những khó khăn về tiếp tế hậu cần trong điều kiện hầu như không có một tuyến vận chuyển nào không bị phá hoại đến mức các phương tiện thô sơ còn có hiệu quả hơn cả các phương tiện cơ giới. Điều đó đã dẫn đến hậu quả là các cuộc tấn công của các tập đoàn quân Liên Xô đều bị "hụt hơi" ở giai đoạn cuối. Khi gặp phải đội hình phòng ngự vững chắc của quân Đức trên tuyến sông Manych, sức chiến đấu của quân đội Liên Xô bị giảm sút đáng kể, không còn đủ lực lượng và phương tiện để đột phá tuyến phòng thủ của quân Đức.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến dịch phản công Salsk-Rostov · Xem thêm »

Chiến dịch Sao Thiên Vương

Chiến dịch Sao Thiên Vương (Uranus) (tiếng Nga: Операция «Уран», phiên âm La Tinh: Operatsiya Uran; tiếng Đức: Operation Uranus) là mật danh của chiến dịch có tính chiến lược của Liên Xô thời gian cuối năm 1942 trong Thế chiến thứ hai tại khu vực phía Nam mặt trận Xô-Đức, trên hai khúc ngoặt giáp nhau của sông Đông và sông Volga với trung tâm là thành phố Stalingrad. Kết quả của chiến dịch này là việc ba phương diện quân Liên Xô đã bao vây Tập đoàn quân 6 và một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 của quân đội Đức Quốc xã, đánh thiệt hại nặng các Tập đoàn quân 3 và 4 của Romania, tập đoàn quân 8 của Ý và bộ phận bên ngoài vòng vây của Tập đoàn quân xe tăng 4 của Đức. Chiến dịch này là giai đoạn đầu của toàn bộ Chiến dịch Stalingrad với mục đích tiêu diệt các lực lượng Đức ở bên trong và xung quanh Stalingrad, đánh lùi các cuộc tấn công mở vây của Quân đội Đức Quốc xã trong chiến dịch Bão Mùa đông. Việc hoạch định chiến dịch Sao Thiên Vương được khởi xướng vào thượng tuần tháng 9 năm 1942, được triển khai đồng thời với các kế hoạch bao vây và tiêu diệt một bộ phận của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) tại khu vực Rzhev - Vyazma (Chiến dịch Sao Hoả) và các chiến dịch kiềm chế Cụm tập đoàn quân A của Đức tại Kavkaz. Sau hơn 4 tháng triển khai Chiến dịch Blau trên toàn bộ cánh Nam của Mặt trận Xô-Đức, quân đội Đức Quốc xã đã tiến sâu thêm từ 150 km (trên hướng Voronezh) đến hơn 250 km (trên hướng Stalingrad). Đặc biệt, đòn đánh vào Bắc Kavkaz do Cụm tập đoàn quân A (Đức) thực hiện không triệt để, không chiếm được các dải đất liền ven Biển Đen phía Nam Novorossissk đã làm cho toàn bộ chiến tuyến cánh Nam của mặt trận Xô-Đức kéo dài hơn gấp 2 lần, lên đến trên 1000 km. Đến cuối tháng 5 năm 1942, mặc dù có trong tay tổng cộng 102 sư đoàn nhưng hai Cụm tập đoàn quân A và B vẫn không đủ quân để gây áp lực với quân đội Liên Xô. Điều này buộc Bộ Tổng tư lệnh quân Đội Đức Quốc xã phải điều thêm quân từ Trung Âu và Tây Âu để bảo đảm tính liên tục của trận tuyến. Ngoài 28 sư đoàn Đức được điều động từ Tây Âu đang hoàn toàn yên tĩnh, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức còn điều động cho cụm tập đoàn quân B hai tập đoàn quân 3 và 4 của Romania, tập đoàn quân 8 của Ý. Các đơn vị này cùng với tập đoàn quân 6 và tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) phụ trách hướng Stalingrad (hướng chủ yếu). Cụm tác chiến Weichs thuộc Cụm tập đoàn quân B gồm tập đoàn quân 2 (Đức) và tập đoàn quân 2 Hungary có nhiệm vụ giữ tuyến mặt trận Voronezh - Liski - Kantemirovka. Cụm tập đoàn quân A gồm tập đoàn quân xe tăng 1 và tập đoàn quân 17 (Đức) hoạt động tại Bắc Kavkaz với mục tiêu đánh chiếm các mỏ dầu ở Baku hay ít nhất cũng cắt đứt các đường ống dẫn dầu từ Baku về Nga. Tại hướng Stalingrad đã hình thành một thế trận bất lợi cho quân đội Đức. Từ ngày 23 tháng 8, chủ lực cụm tập đoàn quân B gồm Tập đoàn quân 6 và Tập đoàn quân xe tăng 4 tấn công vây bọc Stalingrad từ hai hướng Bắc và bị hút vào các trận đánh trong thành phố để cố chiếm lấy Stalingrad từ tay các tập đoàn quân 62, 63, 64 của Liên Xô. Các tập đoàn quân 3 và 4 (Romania) và tập đoàn quân 8 (Ý) yểm hộ hai bên sườn có binh lực yếu hơn. Các lực lượng Đức tại mặt trận phía Đông đã bị căng ra đến mức tối đa. Quân Đức thiếu các lực lượng dự bị mạnh và rảnh rỗi để điều động đến các địa đoạn xung yếu. Qua phân tích các tin tức tình báo, nghiên cứu hình thế chiến trường và căn cứ vào thực lực các tập đoàn quân dự bị mới được xây dựng, số lượng vũ khí và các phương tiện chiến tranh do nền công nghiệp quốc phòng cung cấp, trung tuần tháng 9 năm 1942, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô vạch kế hoạch bao vây và tiêu diệt cánh Nam (cánh chủ yếu) của Cụm tập đoàn quân B (Đức) tại khu vực Stalingrad. Cuối tháng 9, những nét cơ bản nhất của kế hoạch này đã được hoàn thành với mật danh "Sao Thiên Vương". Mở màn lúc 7 giờ 20 phút (giờ Moskva) vào ngày 19 tháng 11, Phương diện quân Tây Nam ở sườn phía bắc của các lực lượng phe Trục tại Stalingrad bắt đầu mở cuộc tấn công các tập đoàn quân 3 Romania. Sau một ngày, Phương diện quân Stalingrad tấn công ở phía Nam vào tập đoàn quân 4 Romania và tập đoàn quân 8 Ý. Sau 4 ngày tiến công liên tục, các đơn vị đi đầu của Tập đoàn quân xe tăng 5 (Phương diện quân Tây Nam) và Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 (Phương diện quân Stalingrad) đã gặp nhau tại Kalach trên sông Đông, đánh bại các tập đoàn quân 3, 4 Romania và đẩy lùi tập đoàn quân 8 Ý; hoàn thành việc bao vây tập đoàn quân 6 và một phần tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) trong khu vực Stalingrad. Thay vì tìm cách tháo lui, Führer nước Đức Adolf Hitler quyết định giữ nguyên các lực lượng phe Trục ở Stalingrad và tổ chức tiếp tế bằng đường hàng không và hy vọng giải vây cho lực lượng này bằng Chiến dịch Bão Mùa đông do Cụm tập đoàn quân Sông Đông (mới được tổ chức) thực hiện.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến dịch Sao Thiên Vương · Xem thêm »

Chiến dịch Taman lần thứ nhất

Chiến dịch Taman lần thứ nhất do quân đội Liên Xô tổ chức tấn công các lực lượng chủ yếu của Tập đoàn quân 17 (Đức) đóng tại bán đảo Taman (bao gồm cả các lực lượng đang đóng tại Novorossiysk) nhằm buộc tập đoàn quân này phải rút sang bán đảo Krym, hoàn thành toàn bộ các mục tiêu chiến lược của chiến dịch Kavkaz.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến dịch Taman lần thứ nhất · Xem thêm »

Chiến tranh Xô-Đức

Chiến tranh Xô–Đức 1941–1945 là cuộc chiến giữa Liên Xô và Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trải dài khắp Bắc, Nam và Đông Âu từ ngày 22 tháng 6 năm 1941 khi Quân đội Đức Quốc xã (Wehrmacht) theo lệnh Adolf Hitler xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô- Đức và bất ngờ tấn công Liên bang Xô Viết tới ngày 9 tháng 5 năm 1945 khi đại diện Đức Quốc xã ký kết biên bản đầu hàng không điều kiện Quân đội Xô Viết và các lực lượng của Liên minh chống Phát xít sau khi Quân đội Xô Viết đánh chiếm thủ đô Đức Berlin.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Chiến tranh Xô-Đức · Xem thêm »

Không chiến tại Kuban

Không chiến tại Kuban là chiến dịch hoạt động quân sự trên không lớn nhất trong chuỗi chiến dịch ở Kavkaz (1943) nhằm tranh quyền khống chế không phận và là một trong các cuộc đụng đầu bằng không quân lớn nhất giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh Xô-Đức.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Không chiến tại Kuban · Xem thêm »

Lev Zakharovich Mekhlis

Lev Zakharovich Mekhlis (Лев Захарович Мехлис, 1 (13) tháng 1 năm 1889, Odessa - 13 tháng 2 năm 1953, Moskva) là một chính trị gia Liên Xô.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Lev Zakharovich Mekhlis · Xem thêm »

Phương diện quân (Liên Xô)

Cờ hiệu của 10 Phương diện quân Liên Xô có mặt trong giai đoạn cuối cùng của cuộc Chiến tranh vệ quốc vĩ đại Phương diện quân (tiếng Nga: Фронт) là tổ chức tác chiến cấp chiến lược cao nhất của Hồng quân Liên Xô, trên cấp Tập đoàn quân.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Phương diện quân (Liên Xô) · Xem thêm »

Phương diện quân Bắc Kavkaz

Phương diện quân Bắc Kavkaz (tiếng Nga: Северо-Кавказский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Phương diện quân Bắc Kavkaz · Xem thêm »

Phương diện quân Kavkaz

Phương diện quân Kavkaz (tiếng Nga: Кавказский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Phương diện quân Kavkaz · Xem thêm »

Phương diện quân Zakavkaz

Phương diện quân Ngoại Kavkaz (tiếng Nga: Закавказский фронт) là một tổ chức tác chiến chiến lược của Hồng quân Liên Xô trong Chiến tranh thế giới II.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Phương diện quân Zakavkaz · Xem thêm »

Quân đội Giải phóng Nga

Quân đội Giải phóng Nga là lực lượng quân sự được thành lập trong Chiến tranh thế giới thứ hai bao gồm các binh sĩ có tư tưởng chống Liên Xô do nguyên trung tướng Quân đội Liên Xô là Andrei Vlasov chỉ huy.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Quân đội Giải phóng Nga · Xem thêm »

Trận Stalingrad

Trận Stalingrad là một trận đánh lớn diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức giữa một phe là quân đội phát xít Đức cùng với các chư hầu và phe kia là Hồng quân Liên Xô tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở miền Tây Nam nước Nga.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Trận Stalingrad · Xem thêm »

Trận Vòng cung Kursk

Trận vòng cung Kursk (lịch sử Nga gọi là Chiến dịch phòng ngự - phản công Kursk) là một trong những chiến dịch lớn nhất trên chiến trường Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai, kéo dài từ ngày 5 tháng 7 đến 23 tháng 8 năm 1943 giữa quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã tại vùng đồng bằng giữa các thành phố Kursk (tiếng Nga: Курск), Oryol (Орёл), Belgorod (Белгород) và Kharkov (Харьков) thuộc Liên Xô (cũ), nay thuộc miền trung tây nước Nga và đông Ukraina.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Trận Vòng cung Kursk · Xem thêm »

Wilhelm List

Siegmund Wilhelm List (14 tháng 5 năm 1880 – 17 tháng 8 năm 1971) là một trong số các thống chế của quân đội Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Chiến dịch Kavkaz và Wilhelm List · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »