Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Ai Cập thuộc Hy Lạp

Mục lục Ai Cập thuộc Hy Lạp

Thời kỳ Ai Cập thuộc Hy Lạp bắt đầu với cuộc chinh phục của Alexandros Đại Đế năm 332 TCN.

32 quan hệ: Abydos, Ai Cập, Ai Cập thuộc La Mã, Alexandria, Amman, Antiochos III Đại đế, Đền Karnak, Cộng hòa Síp, Cuộc vây hãm Alexandria (47 TCN), Cung Hoàng Đạo, Danh sách các vương triều Ai Cập, Danh sách di sản thế giới tại Ai Cập, Danh sách vương quốc, Hành tinh, Hiện vật bảo tàng Louvre, Horus, Huyền thoại Osiris, Israel, Lịch sử Síp, Lịch sử Trung Đông, Lịch Vũ trụ, Loạn luân, Nekhen, Người Do Thái, Nhà Ptolemaios, Ptolemaios I Soter, Ptolemaios II Philadelphos, Pyrros của Ipiros, Tanis, Vua của châu Á, Vương quốc Nabatea, Vương quốc Seleukos.

Abydos

Abydos (Tiếng Ả Rập: أبيدوس‎) là một thành phố cổ của Ai Cập cổ đại, và cũng là nome (tương đương một quận) thứ 8 của Thượng Ai Cập, nằm cách bờ tây sông Nin 11 km.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Abydos · Xem thêm »

Ai Cập

Ai Cập (مِصر, مَصر,http://masri.freehostia.com), tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel về phía đông bắc, giáp vịnh Aqaba về phía đông, biển Đỏ về phía đông và nam, Sudan về phía nam, và Libya về phía tây.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Ai Cập · Xem thêm »

Ai Cập thuộc La Mã

Tỉnh Ai Cập của La Mã (Tiếng La Tinh: Aegyptus, tiếng Hy Lạp: Αἴγυπτος Aigyptos) được thành lập vào năm 30 TCN sau khi Octavian (sau này là hoàng đế tương lai Augustus) đánh bại Mark Antony cùng người tình Cleopatra VII và sáp nhập vương quốc Ptolemaios của Ai Cập vào đế chế La Mã.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Ai Cập thuộc La Mã · Xem thêm »

Alexandria

Alexandria (Tiếng Ả Rập, giọng Ai Cập: اسكندريه Eskendereyya; tiếng Hy Lạp: Aλεξάνδρεια), tiếng Copt: Rakota, với dân số 4,1 triệu, là thành phố lớn thứ nhì của Ai Cập, và là hải cảng lớn nhất xứ này, là nơi khoảng 80% hàng xuất khẩu và nhập khẩu của cả nước phải đi qua.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Alexandria · Xem thêm »

Amman

Amman (عمّان) là thủ đô và thành phố lớn nhất của Jordan, và là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của đất nước.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Amman · Xem thêm »

Antiochos III Đại đế

Antiochos III Đại đế (Tiếng Hy Lạp:; 241 TCN – 187 TCN, trị vì từ năm 222 TCN đến năm 187 TCN) là hoàng đế (Megas Basileus) thứ sáu của Đế quốc Seleukos thời Hy Lạp hóa.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Antiochos III Đại đế · Xem thêm »

Đền Karnak

Quần thể đền Karnak, thường gọi tắt là đền Karnak, là một di tích nổi tiếng nằm ở thành phố Thebes, kinh đô cũ của Ai Cập.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Đền Karnak · Xem thêm »

Cộng hòa Síp

Síp (Kýpros; Kıbrıs), gọi chính thức là nước Cộng hoà Síp, là một đảo quốc tại phần phía đông của Địa Trung Hải, và là đảo có diện tích và dân số lớn thứ ba tại trong biển này.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Cộng hòa Síp · Xem thêm »

Cuộc vây hãm Alexandria (47 TCN)

Cuộc vây hãm Alexandria là một loạt các cuộc đụng độ và trận chiến xảy ra giữa quân đội dưới trướng của Julius Caesar, Cleopatra VII với Arsinoe IV và Ptolemaios XIII, diễn ra giữa năm 48 đến năm 47 TCN.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Cuộc vây hãm Alexandria (47 TCN) · Xem thêm »

Cung Hoàng Đạo

mặt trời và vị trí những chòm sao cung hoàng đạo 12 biểu tượng cung Hoàng Đạo trên tranh khắc gỗ thế kỷ 16 Trong chiêm tinh học và thiên văn học thời cổ, các cung Hoàng Đạo là một vòng tròn 360o và được phân chia làm 12 nhánh, mỗi nhánh tương ứng với một cung, góc 30o.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Cung Hoàng Đạo · Xem thêm »

Danh sách các vương triều Ai Cập

Trong lịch sử Ai Cập cổ đại, mỗi vương triều là thời kỳ mà các vị pharaon cùng chung dòng tộc hoặc trong cùng gia đình nối tiếp cai trị vương quốc.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Danh sách các vương triều Ai Cập · Xem thêm »

Danh sách di sản thế giới tại Ai Cập

Ai Cập phê chuẩn Công ước Di sản thế giới của UNESCO vào ngày 7 tháng 2 năm 1974.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Danh sách di sản thế giới tại Ai Cập · Xem thêm »

Danh sách vương quốc

Vương quốc in đậm là vương quốc chứa nhiều các vương quốc nhỏ.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Danh sách vương quốc · Xem thêm »

Hành tinh

Hành tinh là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hay các tàn tích sao, có đủ khối lượng để nó có hình cầu do chính lực hấp dẫn của nó gây nên, có khối lượng dưới khối lượng giới hạn để có thể diễn ra phản ứng hợp hạch (phản ứng nhiệt hạch) của deuterium, và đã hút sạch miền lân cận quanh nó như các vi thể hành tinh.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Hành tinh · Xem thêm »

Hiện vật bảo tàng Louvre

''Tượng thần chiến thắng Samothrace'', một trong những hiện vật nổi tiếng nhất của Louvre Du khách thăm bảo tàng Louvre Bộ sưu tập của Viện bảo tàng Louvre hiện nay gồm hơn 380.000 hiện vật, nhưng chỉ khoảng 35.000 trong số đó được trưng bày thường xuyên.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Hiện vật bảo tàng Louvre · Xem thêm »

Horus

Horus là tên một vị thần cổ đại quan trọng nhất trong Thần thoại Ai Cập.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Horus · Xem thêm »

Huyền thoại Osiris

Từ phải sang: Isis, Osiris, con trai của họ Horus - các nhân vật chính trong huyền thoại Osiris Huyền thoại Osiris là câu chuyện phức tạp và giàu ảnh hưởng nhất trong thần thoại Ai Cập.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Huyền thoại Osiris · Xem thêm »

Israel

Israel (phiên âm tiếng Việt: I-xra-en), tên chính thức là Nhà nước Israel (מְדִינַת יִשְׂרָאֵל; دولة إِسْرَائِيل), là một quốc gia tại Trung Đông, trên bờ đông nam của Địa Trung Hải và bờ bắc của biển Đỏ.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Israel · Xem thêm »

Lịch sử Síp

Lịch sử và văn hóa Síp bắt đầu vào cuối thời đại đồ đá cũ.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Lịch sử Síp · Xem thêm »

Lịch sử Trung Đông

Bài này là một tổng quan về lịch sử Trung Đông.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Lịch sử Trung Đông · Xem thêm »

Lịch Vũ trụ

Một bản trình bày đồ họa của Lịch Vũ trụ, thể hiện các tháng trong năm, các ngày tháng 12, và phút cuối cùng. Lịch Vũ trụ là một phương thức hình dung lịch sử vũ trụ, rút ngắn 13,8 tỉ năm tuổi của vũ trụ vào một năm duy nhất để trực quan hóa lịch sử vũ trụ nhằm giảng dạy trong giáo dục khoa học hay khoa học phổ thông.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Lịch Vũ trụ · Xem thêm »

Loạn luân

Loạn luân hoặc phi luân là biệt ngữ mô tả mọi hoạt động tình dục giữa những người trong cùng gia đình hoặc những người có liên hệ huyết thống gần gũi.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Loạn luân · Xem thêm »

Nekhen

Nekhen hay Hierakonpolis (Ἱεράκων πόλις hierakōn polis, "thành phố diều hâu", الكوم الأحمر, Al-Kom Al-Aħmar, "gò đất đỏ") là thủ đô tôn giáo và chính trị của Thượng Ai Cập vào cuối thời kỳ tiền Triều đại (3200-3100 trước Công nguyên), và có lẽ cũng trong thời kỳ Sơ Triều đại của Ai Cập (3100-2686 trước Công nguyên).

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Nekhen · Xem thêm »

Người Do Thái

Người Do Thái (יְהוּדִים ISO 259-3, phát âm) là một sắc tộc tôn giáo là một dân tộc "The Jews are a nation and were so before there was a Jewish state of Israel" "That there is a Jewish nation can hardly be denied after the creation of the State of Israel" "Jews are a people, a nation (in the original sense of the word), an ethnos" có nguồn gốc từ người Israel, Israelite origins and kingdom: "The first act in the long drama of Jewish history is the age of the Israelites""The people of the Kingdom of Israel and the ethnic and religious group known as the Jewish people that descended from them have been subjected to a number of forced migrations in their history" còn gọi là người Hebrew, trong lịch sử vùng Cận Đông cổ đại.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Người Do Thái · Xem thêm »

Nhà Ptolemaios

Các thuộc địa của tộc Hy Lạp Nhà Ptolemaios (tiếng Anh: The Ptolemaic dynasty; tiếng Hy Lạp: Πτολεμαίος, Ptolemaioi), cũng thường gọi là Nhà Lagids hay Lagidae vì đây là tên của cha Ptolemaios I Soter, vị quốc vương sáng lập ra nhà này.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Nhà Ptolemaios · Xem thêm »

Ptolemaios I Soter

Ptolemaios I Soter (Πτολεμαῖος Σωτήρ, Ptolemaĩos Sōtḗr, tạm dịch là "Ptolemaios Vua cứu độ"), còn được biết đến với tên gọi là Ptolemaios Lagides (khoảng 367 TCN - 283 TCN), là một vị tướng người Macedonia dưới trướng của vua Alexandros Đại đế, là người cai trị Ai Cập (323-283 TCN) và người sáng lập ra Vương quốc Ptolemaios và Nhà Ptolemaios.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Ptolemaios I Soter · Xem thêm »

Ptolemaios II Philadelphos

Ptolemy II Philadelphus - nghĩa là người (đàn ông) yêu chị mình vì ông cưới chị là Arsinoe II (tiếng Hy Lạp: Πτολεμαῖος Φιλάδελφος, Ptolemaîos Philádelphos" 309 – 246 trước Công nguyên) là vua nhà Ptolemaios của Ai Cập thuộc Hy Lạp từ năm 283 đến năm 246 trước Công nguyên.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Ptolemaios II Philadelphos · Xem thêm »

Pyrros của Ipiros

Pyrros, (Πύρρος; 319 – 272 trước Công nguyên) là nhà quân sự, chính trị Hy Lạp cổ đại.Pyrrhus, Britannica, 2008, O.Ed. Pyrrhus: Main: king of Hellenistic Epirus whose costly military successes against Macedonia and Rome gave rise to the phrase "Pyrrhic victory." His Memoirs and books on the art of war were quoted and praised by many ancient authors, including Cicero. Pyrros làm vua xứ Ipiros lần đầu từ năm 306 đến 302 trước Công nguyên, lần hai từ 297 đền 272 TCN. Pyrros cũng từng chiếm ngôi vua Macedonia trong giai đoạn 288–284 và 273–272 TCN. Pyrros được xem là trong những một kẻ thù mạnh nhất trong thời kỳ đầu của chủ nghĩa đế quốc La Mã. Năm 281 TCN, Pyrros mang quân đến giúp cư dân Nam Ý chặn sự xâm lược của La Mã. Pyrros đã đánh bại quân La Mã trong hai trận lớn, nhưng bị thiệt hại rất nặng nề. Từ đó thuật ngữ "chiến thắng kiểu Pyrros" ra đời để chỉ những thắng lợi với những tổn thất có tính huỷ diệt ở phe chiến thắng. Quân La Mã cũng bị hao tổn, nhưng họ có nguồn nhân lực dồi dào nên dễ dàng bù đắp. Năm 275 TCN, La Mã đánh bại Pyrros và buộc ông ta lui quân về Ipiros. Sau khi thua trận ở Nam Ý, dù quốc lực điêu đứng nhưng Pyrros vẫn tiến hành nhiều cuộc chiến tranh tại Hy Lạp, nhằm tranh ngôi với vua Macedonia Antigonos và xâm lược Sparta. Theo sử cũ, Pyrros bị một người đàn bà giết khi đang đánh phá thành phố Argos.Kevin McGeoug, The Romans: New Perspectives, các trang 64-65. Pyrros được đánh gia là một trong những lãnh đạo quân sự tài ba của phương Tây cổ đại; song cũng bị phê phán vì thói ham phiêu lưu, không biết xây dựng một sách lược chính trị, quốc phòng lâu dài cho Hy Lạp trước sự bành trướng của La Mã. Ngày nay, giới nghiên cứu chủ yếu biết đến Pyrros thông qua bài viết chi tiết của sử gia La Mã Plutarchus về cuộc đời Pyrros trong bộ "Tiểu sử sóng đôi".

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Pyrros của Ipiros · Xem thêm »

Tanis

Tanis (tiếng Ả Rập: صان الحجر‎ Ṣān al-Ḥagar; tiếng Ai Cập: /ˈcʼuʕnat/; tiếng Hy Lạp cổ đại: Τάνις; tiếng Copt: ϫⲁⲛⲓ / ϫⲁⲁⲛⲉ) là một thành phố nằm ở đông bắc châu thổ sông Nin, Ai Cập.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Tanis · Xem thêm »

Vua của châu Á

Vua của cả châu Á (tiếng Hy Lạp: Κύριος της Ασίας) là tước hiệu do người ta tôn phong cho vua Macedonia là Alexandros Đại đế, sau khi ông thắng trận Gaugamela vào năm 331 TCN.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Vua của châu Á · Xem thêm »

Vương quốc Nabatea

Vương quốc Nabatea (نبطية; còn đọc thành Nabataea), là một quốc gia Ả Rập của người Nabatea tồn tại trong thời kỳ cổ đại và bị Đế quốc La Mã sáp nhập vào năm 106 SCN.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Vương quốc Nabatea · Xem thêm »

Vương quốc Seleukos

Vương quốc Seleukos (312 – 63 TCN) là một vương quốc thời Hy Lạp hóa, kế tục đế quốc của Alexandros Đại đế.

Mới!!: Ai Cập thuộc Hy Lạp và Vương quốc Seleukos · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Ai Cập Hy Lạp hóa, Ai Cập Ptolemy, Ai Cập thuộc Macedonia, Ai Cập thuộc Ptolemaios, Đế chế Ptolemaios.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »