Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

302

Mục lục 302

Nhà Tào Ngụy ở Trung Quốc bị sụp đổ Năm 302 là một năm trong lịch Julius.

10 quan hệ: Đế quốc Sasanian, Danh sách những cuộc nhường ngôi trong lịch sử Trung Quốc và Mông Cổ, Danh sách phiên vương nhà Tấn, Hormizd II, Mộ Dung Hối, Ngũ Hồ thập lục quốc, Niên hiệu Trung Quốc, Tào Hoán, Tôn Tú (Tam Quốc), Tư Mã Quýnh.

Đế quốc Sasanian

Nhà Sassanid, còn gọi là Sassanian, Sasanid, Sassanid, (tiếng Ba Tư: ساسانیان) hay Tân Đế quốc Ba Tư, là triều đại Hỏa giáo cuối cùng của Đế quốc Ba Tư trước sự nổi lên của đạo Hồi. Đây là một trong hai đế quốc hùng mạnh nhất vùng Tây Á trong vòng 400 năm. Ardashir I đã thành lập triều đại này sau khi ông ta đánh bại vua nhà Arsacid cuối cùng là Artabanus IV Adravan, và kết thúc khi vị Vua của các vua cuối cùng là Yazdegerd III (632–651) thoái vị sau 14 năm kháng chiến chống sự càn quét của người Ả Rập theo Hồi giáo. Lãnh thổ của đế quốc Sassanid bao gồm Iran, Iraq, Armenia, Afghanistan, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ và một phần của Syria, Pakistan, Kavkaz, Trung Á và Ả rập. Dưới triều Khosrau II (590–628) thì Ai Cập, Jordan, Palestine và Liban cũng thuộc Sassanid. Người Sassanid gọi đế quốc họ là Erānshahr (ایرانشهر) tức "Lãnh địa của người Iran". Vương triều Sassanid được xem là một trong những thời đại quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Iran. Thời đại này chứng kiến đỉnh cao của nền văn minh Ba Tư và là đế quốc hùng mạnh cuối cùng của người Ba Tư trước cuộc càn quét của những người Hồi giáo. Ba Tư gây ảnh hưởng rất lớn đến đế quốc La Mã lừng danh trong thời kì Sassanid và La Mã dành cho Ba Tư một vị thế ngang bằng mình, như trong bức thư Hoàng đế La Mã gửi cho Vua của các vua Ba Tư đề là "gửi người anh em". Tầm ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư đã vươn ra ngoài đất nước họ, tác động đến Tây Âu, châu Phi, Ấn Độ và Trung Hoa, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của nghệ thuật châu Á và châu Âu thời Trung Cổ. Khosrau Đại Đế, còn gọi là Chosroes I được coi là vị vua vĩ đại nhất của Vương triều Sassanid, đã tiến hành cải cách lớn lao và thể hiện tài năng quân sự trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Đông La Mã, đồng thời là một nhà xây dựng xuất sắc. Đối với thế giới Islam thì nhiều thứ như văn hóa, kiến trúc hay kĩ năng của họ đều lấy phần lớn là từ thời Sassanid. Chẳng hạn như ngôn ngữ chính của Afghanistan cũng là ngôn ngữ chính của Ba Tư thời Sassanid.

Mới!!: 302 và Đế quốc Sasanian · Xem thêm »

Danh sách những cuộc nhường ngôi trong lịch sử Trung Quốc và Mông Cổ

Dưới đây là danh sách ghi nhận về những cuộc nhường ngôi trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: 302 và Danh sách những cuộc nhường ngôi trong lịch sử Trung Quốc và Mông Cổ · Xem thêm »

Danh sách phiên vương nhà Tấn

Dưới đây là danh sách các phiên vương thời nhà Tấn trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: 302 và Danh sách phiên vương nhà Tấn · Xem thêm »

Hormizd II

Đồng tiền mang hình Hormizd II Hormizd II (هرمز دوم) là hoàng đế thứ 8 của Vương triều Sassanid thuộc Đế quốc Ba Tư, trị vì 7 năm 5 tháng, từ 302 đến 309.

Mới!!: 302 và Hormizd II · Xem thêm »

Mộ Dung Hối

Mộ Dung Hối (chữ Hán: 慕容廆, bính âm Mùróng Guī, 269 — 333, tên tự Dịch Lặc Côi (弈洛瓌), quê ở Cức Thành, Xương Lê là thủ lĩnh thuộc bộ tộc của người Tiên Ti dưới thời nhà Tấn, thủy tổ của nước Tiền Yên, một trong mười sáu nước Ngũ Hồ trong lịch sử Trung Quốc. Lúc sinh thời ông có tước hiệu Liêu Đông công, sau khi mất được truy phong thụy hiệu (Tiền) Yên Vũ Tuyên Đế.

Mới!!: 302 và Mộ Dung Hối · Xem thêm »

Ngũ Hồ thập lục quốc

Thập lục quốc, còn gọi là Ngũ Hồ loạn Hoa, là một tập hợp gồm nhiều quốc gia có thời gian tồn tại ngắn ở bên trong và tại các vùng lân cận Trung Quốc từ năm 304 đến 439 kéo theo sự rút lui của nhà Tấn về miền nam Trung Quốc đến khi Bắc triều thống nhất toàn bộ phương bắc, mở ra cục diện mới là Nam Bắc triều.

Mới!!: 302 và Ngũ Hồ thập lục quốc · Xem thêm »

Niên hiệu Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trong lịch sử sử dụng niên hiệu.

Mới!!: 302 và Niên hiệu Trung Quốc · Xem thêm »

Tào Hoán

Tào Hoán (chữ Hán: 曹奐; 246–302) hay Tào Ngụy Nguyên Đế, là vị vua cuối cùng của nhà Tào Ngụy thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: 302 và Tào Hoán · Xem thêm »

Tôn Tú (Tam Quốc)

Tôn Tú (chữ Hán: 孙秀, ? – 301 hoặc 302), tên tự là Ngạn Tài, người Phú Xuân, Ngô Quận, tông thất nhà Đông Ngô thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: 302 và Tôn Tú (Tam Quốc) · Xem thêm »

Tư Mã Quýnh

Tư Mã Quýnh (chữ Hán: 司马冏, ?-302), tên tự là Cảnh Trị (景治) là một thân vương của nhà Tấn.

Mới!!: 302 và Tư Mã Quýnh · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »