Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Đế quốc Parthia

Mục lục Đế quốc Parthia

Đế quốc Parthia hay còn được gọi là Đế quốc Arsaces (247 TCN – 224 CN) là một quốc gia của người Iran ở Trung Đông, có nền chính trị và quân sự phát triển mạnh, và là đối thủ đáng gờm của Đế quốc La Mã trên miền đất này.

239 quan hệ: Afghanistan, Ahura Mazda, Aleppo, An Thế Cao, Andragoras, Antiochia, Antiochos III Đại đế, Antiochos X Eusebes, Antiokhos VII Sidetes, Antoninus Pius, Aphrodite, Apollo, Ardashir I, Armenia, Arsaces I của Parthia, Arsaces II của Parthia, Artabanus II của Parthia, Artabanus IV của Parthia, Artabanus V của Parthia, Artavasdes II của Armenia, Artaxerxes II, Artaxias II, Augustus, Aulus Gabinius, Avesta, Azerbaijan, Đa phu thê, Đông Azerbaijan (tỉnh), Đậu mùa, Đế quốc La Mã, Đế quốc Parthia, Đế quốc Quý Sương, Đế quốc Sasanian, Địa Trung Hải, Ấn Độ, Óc Eo, Óc Eo (thị trấn), Babylon, Bactria, Ban Cố, Ban Chiêu, Ban Siêu, Basileus, Bán đảo Ả Rập, Bạc, Bảng chữ cái Hy Lạp, Biển Đông, Biển Caspi, Cam Túc, Cambridge University Press, ..., Caracalla, Cassius Dio, Cataphract, Cổ đại Hy-La, Cộng hòa La Mã, Chôn cất, Chế độ quân chủ, Chữ Hán, Chữ hình nêm, Chiến tranh La Mã-Parthia, Chiến tranh La Mã-Parthia (Năm 58-63), Chiến tranh Mithridates lần thứ ba, Claudius, Claudius Ptolemaeus, Cleopatra Thea, Con đường tơ lụa, Corduene, Ctesiphon, Cyrus Đại đế, Danh sách vua Ba Tư, Darius I, , Demetrios II Nikator, Demetrios III Eukairos, Diadochi, Diodotos I của Bactria, Diodotos II, Diodotos Tryphon, Drachma, Edessa, Erzurum, Eucratides I, Euphrates, Euripides, Gaius Plinius Secundus, Giấy cói, Gotarzes I của Parthia, Gotarzes II của Parthia, Hades, Hadrianus, Hatra, Hán Chương Đế, Hán Hòa Đế, Hán Hoàn Đế, Hán thư, Hán Vũ Đế, Hậu Hán thư, Hỏa giáo, Hera, Heraclius, Hermes, Hoàng đế La Mã, Hung Nô, Hy Lạp, Iran, Iraq, Isfahan, Israel, Judea, Julius Caesar, Khosrau II, Khuzestan (tỉnh), Kinh điển Phật giáo, Lòng chảo Tarim, Lạc Dương, Lịch sử Iran, Lingua franca, Lucius Cornelius Sulla, Lucius Verus, Lưỡng Hà, Macrinus, Mani giáo, Marcus Antonius, Marcus Aurelius, Marcus Licinius Crassus, Masada, Mẫu Anh, Mersin, Mithridates I của Parthia, Mithridates II, Mithridates III của Parthia, Mithridates VI của Pontos, Molon, Mosul, Musa của Parthia, Naqsh-e Rustam, Nero, Ngoại giao, Nguyệt Chi, Người Ba Tư, Người Media, Người Parthia, Người Saka, Người Scythia, Nhà Achaemenes, Nhà Hán, Nhà Kayani, Nhà Ptolemaios, Nineveh, Orodes II của Parthia, Osroes I, Pacorus I của Parthia, Pacorus II, Pakistan, Palmyra, Persepolis, Phạm Diệp, Phong kiến, Phraates I của Parthia, Phraates II, Phraates III của Parthia, Phraates IV của Parthia, Phraates V, Phriapatius của Parthia, Plutarchus, Pompey, Ptolemaios III Euergetes, Ptolemaios XII Auletes, Res gestae Divi Augusti, Rượu vang, Sanatruces của Parthia, Sông Ấn, Sử ký Tư Mã Thiên, Sử thi, Scythia, Seleucia, Seleukos II Kallinikos, Septimius Severus, Shah, Sogdiana, Strabo, Susa, Syria, Sơn nguyên Iran, Taxila, Tây Vực, Týros, Thời kỳ Hy Lạp hóa, Thổ Nhĩ Kỳ, Tiếng Akkad, Tiếng Aram, Tiếng Ba Tư, Tiếng Hy Lạp, Tiếng Hy Lạp cổ đại, Tiếng Kurd, Tiếng Parthia, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Việt, Tiberius, Tigranes Đại đế, Tigris, Tiridates I của Parthia, Tiridates III của Parthia, Traianus, Tranh tường, Trận Actium, Trận Carrhae, Trận Magnesia, Trận Nisibis (217), Trận Philippi, Trung Á, Trung Đông, Trung Quốc, Trương Khiên, Turkmenistan, Tư Mã Thiên, Vardanes I của Parthia, Vịnh Ba Tư, Vịnh Thái Lan, Văn hóa Hy Lạp, Văn học dân gian, Việt Nam, Vologases I của Parthia, Vologases III của Parthia, Vologases IV, Vologases V, Vologases VI, Vonones I của Parthia, Vương quốc Armenia (cổ đại), Vương quốc Ấn-Parthia, Vương quốc Hy Lạp-Bactria, Vương quốc Seleukos, Yazdegerd III, Zeus, 216, 228, 229, 276, 97. Mở rộng chỉ mục (189 hơn) »

Afghanistan

Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan (phiên âm tiếng Việt: Áp-ga-ni-xtan; tiếng Pashto: د افغانستان اسلامي جمهوریت Da Afġānistān Islāmī jomhoriyat; tiếng Dari: جمهوری اسلامی افغانستان jomhoriye-e Eslāmī-ye Afġānistān; Hán-Việt: "A Phú Hãn") là một quốc gia nằm giữa lục địa châu Á, có tên cũ là Nhà nước Hồi giáo Afghanistan (د افغانستان اسلامي دول Da Afghanistan Islami Dawlat).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Afghanistan · Xem thêm »

Ahura Mazda

Ahura Mazda (còn được gọi là Ohrmazd, Ahuramazda, Hourmazd, Hormazd, Hurmuz, Aramazd và Azzandara) là tên Avestan của vị thần trong tôn giáo Iran cổ đã được Zoroaster, người sáng lập nên Hỏa giáo tuyên bố là vị thần đại diện cho kiến thức, sự thông thái, hài hòa.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Ahura Mazda · Xem thêm »

Aleppo

Aleppo (حلب là một thành phố Syria. Thành phố này là thủ phủ của tỉnh Aleppo, tỉnh đông dân nhất Syria. Aleppo có diện tích 190 km², dân số theo ước tính năm 2005 là 2.301.570 người còn dân số vùng đô thị là 2.490.751 người và là thành phố lớn nhất ở vùng Levant. Trong nhiều thế kỷ, Aleppo đã là thành phố lớn nhất Đại Syria và là thành phố lớn thứ ba đế chế Ottoman, sau Constantinopolis và Cairo.Russell, Alexander (1794),, 2nd Edition, Vol. I, các trang 1-2Gaskin, James J. (1846),, các trang 33-34 Mặc dù nằm khá gần thủ đô Damascus, Aleppo lại có bản sắc văn hóa, kiến trúc riêng do điều kiện lịch sử và địa lý khác hẳn. Thành phố nằm ở khu vực có độ cao 379 mét trên mực nước biển. Sân bay quốc tế Aleppo nằm ở thành phố này.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Aleppo · Xem thêm »

An Thế Cao

An Thế Cao (năm sinh và mất không rõ), vị cao Tăng chuyên phiên dịch từ Tây vực đến Trung Quốc thời kỳ hậu Hán, tự là Thế Cao.

Mới!!: Đế quốc Parthia và An Thế Cao · Xem thêm »

Andragoras

Nike, together with an armed warrior. Andragoras (? - 238 TCN) là một tổng trấn tỉnh Parthia (Parthia) của vương quốc Seleukos, dưới thời vua Antiochos I Soter và Antiochos II Theos (Justin, xli. 4).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Andragoras · Xem thêm »

Antiochia

Antiochia theo cách vẽ của Abraham Ortelius. Antiochia bên sông Orontes (Ἀντιόχεια ἡ ἐπὶ Ὀρόντου, Ἀντιόχεια ἡ ἐπὶ Δάφνῃ, hay Ἀντιόχεια ἡ Μεγάλη; ܐܢܛܝܘܟܝܐ Anṭiokia; אנטיוכיה, antiyokhya; ანტიოქია; Անտիոք Antiok; Antiochia ad Orontem; انطاکیه, Anṭākiya, phiên âm tiếng Việt: Antiôkhia, Antiôkia, Antiốt), còn được gọi Antiochia xứ Syria, là một thành phố cổ nằm ở bờ đông của sông Orontes.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Antiochia · Xem thêm »

Antiochos III Đại đế

Antiochos III Đại đế (Tiếng Hy Lạp:; 241 TCN – 187 TCN, trị vì từ năm 222 TCN đến năm 187 TCN) là hoàng đế (Megas Basileus) thứ sáu của Đế quốc Seleukos thời Hy Lạp hóa.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Antiochos III Đại đế · Xem thêm »

Antiochos X Eusebes

Antiochos X Eusebes Antiochos X Eusebes Philopator, vua của vương quốc Seleukos thời kỳ Hy Lạp hóa, ông là một thành viên vướng vào mối hận thù gia đình rối tung vào cuối thời đại Seleukos.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Antiochos X Eusebes · Xem thêm »

Antiokhos VII Sidetes

Antiochos VII Euergetes, có ngoại hiệu là Sidetes (đến từ Side), vị vua của đế chế Seleukos thời Hy Lạp hóa, trị vì từ 138 TCN đến 129 TCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Antiokhos VII Sidetes · Xem thêm »

Antoninus Pius

Antoninus Pius Titus Aurelius Fulvus Boionius Arrius Antoninus (Titus Aelius Hadrianus Antoninus Augustus Pius;Weigel, Antoninus Pius ngày 19 tháng 9 năm 86-7 tháng 3 năm 161), thường được gọi theo tiếng Anh là Antoninus Pius,là hoàng đế La mã từ năm 138-161.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Antoninus Pius · Xem thêm »

Aphrodite

Xem Aphrodite (định hướng) cho các nghĩa khác Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Aphrodite (tiếng Hy Lạp: Ἀφροδίτη) là thần của tình yêu, sắc đẹp, sự sinh nở và dục vọng; và cũng là thần hộ mệnh của thủy thủ.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Aphrodite · Xem thêm »

Apollo

Apollo, điêu khắc La Mã sao chép Hy Lạp, bảo tàng Louvre Apollo (tiếng Hy Lạp: Απόλλων Apóllon) là thần ánh sáng, chân lý và nghệ thuật trong thần thoại Hy Lạp, thường được thể hiện dưới hình dạng một chàng trai tóc vàng, đeo cung bạc và mang đàn lia.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Apollo · Xem thêm »

Ardashir I

Ardashir I (tiếng Ba Tư trung đại:, tiếng Ba Tư mới: اردشیر بابکان, Ardashir-e Bābakān) là người sáng lập ra triều đại Sassanid, là người trị vì của Istakhr (206-241), sau đó là Ba Tư (208-241), và cuối cùng thì là "Vua của các vị vua Iran (Ba Tư)" (226-241).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Ardashir I · Xem thêm »

Armenia

Armenia (Հայաստան, chuyển tự: Hayastan,; phiên âm tiếng Việt: Ác-mê-ni-a), tên chính thức Cộng hoà Armenia (Հայաստանի Հանրապետություն, chuyển tự: Hayastani Hanrapetut’yun), là một quốc gia nhiều đồi núi nằm kín trong lục địa ở phía nam Kavkaz.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Armenia · Xem thêm »

Arsaces I của Parthia

Arsaces I là vị vua khai quốc của nhà Arsaces ở thế kỉ thứ III TCN, và sau này có khoảng 30 vị vua của Vương quốc Arsaces chính thức mang tên như vậy.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Arsaces I của Parthia · Xem thêm »

Arsaces II của Parthia

Arsaces II, còn gọi là Artabanus I, là vua của vương quốc Parthia, thuộc về triều đại Arsacid, trị vì từ giữa 211 TCN tới 191 TCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Arsaces II của Parthia · Xem thêm »

Artabanus II của Parthia

Nike và sừng dê kết hoa quả trên tay. Dòng chữ đọc là ΒΑΣΙΛΕΩΣ ΑΡΣΑΚΟΥ (''tiền của vua Arsaces''). Niên đại ΗΠΡ là năm thứ 188 của nhà Seleukos, tức vào khoảng năm 125 TCN–124 TCN. Artabanus I của Parthia là vua của đế chế Parthia từ năm 128 TCN tới năm 124 TCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Artabanus II của Parthia · Xem thêm »

Artabanus IV của Parthia

Artabanus IV của Parthia là vua của Đế quốc Parthia (khoảng 216-224).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Artabanus IV của Parthia · Xem thêm »

Artabanus V của Parthia

Artabanus V hay Ardavan V (tiếng Parthia: 𐭍𐭐𐭕𐭓) là vua của Đế quốc Parthia (khoảng 216-224).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Artabanus V của Parthia · Xem thêm »

Artavasdes II của Armenia

Vua Artavasdes II (Armenian: Արտավազդ Երկրորդ) cai trị Armenia từ năm 53-34 TCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Artavasdes II của Armenia · Xem thêm »

Artaxerxes II

Artaxerxes II Mnemon (tiếng Ba Tư:Artakhshathra II) (khoảng 436 TCN - 358 TCN) là vua Ba Tư từ 404 TCN tới khi băng hà.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Artaxerxes II · Xem thêm »

Artaxias II

Artaxias II (còn gọi là Artaxes hoặc Artashes, Tiếng Ác-mê-ni: Արտաշես Երկրորդ) (cai trị 34-TCN - 20 TCN) là vua của Armenia,và là con trai cả của Artavasdes II.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Artaxias II · Xem thêm »

Augustus

Augustus (Imperator Gaius Julius Caesar Augustus; 23 tháng 9 năm 63 TCN – 19 tháng 8 năm 14, tên lúc khai sinh là Gaius Octavius và được biết đến với cái tên Gaius Julius Caesar Octavianus (tiếng Latinh cổ: GAIVS•IVLIVS•CAESAR•OCTAVIANVS) giai đoạn sau năm 27, là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã, trị vì La Mã từ 27 TCN đến khi qua đời năm 14. Octavian được người ông cậu của mình, Julius Caesar nhận làm con nuôi và thừa hưởng mọi di sản của Caesar sau khi ông bị ám sát năm 44 TCN. Những năm tiếp theo, Octavian tham gia Liên minh tam hùng lần thứ 2 cùng với Marcus Antonius và Marcus Aemilius Lepidus. Như là một thành viên của Tam đầu chế, Octavius cai trị La Mã và hầu như toàn bộ các vùng thuộc địa Châu Âu của nó một cách chuyên quyền, chiếm giữ cả quyền chấp chính tối cao sau khi hai chấp chính Aulus Hirtius và Gaius Vibius Pansa Caetronianus qua đời và đảm bảo khả năng tái cử bất biến của mình. Tam đầu chế tan rã sau khi hoàn thành mục tiêu của những kẻ lập ra nó: Lepidus bị buộc lưu vong và Antonius buộc phải tự sát sau khi bại trận tại Actium trước Octavian năm 31 TCN. Sau khi Tam đầu chế thứ Hai tan rã, Octavius vẻ bên ngoài là khôi phục lại Cộng hoà La Mã, với quyền lực tối cao là của Viện nguyên lão nhưng thực chất là vẫn nằm trong tay ông. Phải mất sáu hay bảy năm để tìm ra được một khuôn mẫu chính xác để một nước chính thức vẫn theo thể chế Cộng hòa nhưng bây giờ được lãnh đạo bởi một lãnh tụ duy nhất; kết quả là thể chế được biết đến như là Đế quốc La Mã. Chức vụ hoàng đế không bao giờ giống như độc tài La Mã mà Caesar và Sulla đã từng nắm giữ trước đó; thật vậy, ông đã khước từ khi đại đa số dân La Mã muốn "đưa ông lên chức vụ độc tài" CCAA, Erich S. Gruen, Augustus and the Making of the Principate, 35. Theo pháp luật, Augustus có một tập hợp các quyền lực ông có suốt đời do Viện nguyên lão giao cho ông, bao gồm cả quyền lên diễn đàn để diễn thuyết, quyền kiểm duyệt, và quyền lãnh đạo, mà không cần phải được bầu vào những cơ quan tương ứng với các chức vụ đó, gồm quan bảo dân, quan giám sát, và chấp chính tối cao. Quyền lực áp đảo của ông có được từ những thành công về tài chính và những nguồn lợi thu được từ các cuộc chinh phạt, sự xây dựng các mối quan hệ bảo trợ trong suốt toàn lãnh thổ Đế quốc, sự trung thành của binh sĩ và những cựu chiến binh, quyền lực từ những vinh dự được phong cho bởi Viện Nguyên lãoEck, 3., và sự kính trọng, ỵêu mến của dân chúng. Sự nắm giữ đa số các sư đoàn lê dương có thể tạo thành mối đe dọa quân sự đối với Viện Nguyên lão, cho phép ông áp đặt các quyết định mà không cần thông qua ý kiến của Viện Nguyên lão. Với khả năng loại bỏ những Nguyên lão đối lập với biện pháp quân sự, Viện Nguyên lão trở nên ngoan ngoãn dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của ông. Triều đại của Augustus đã mở ra một thời đại tương đối hòa bình được biết đến như là Pax Augusta, hay là hòa bình của Augustus. Mặc dù các cuộc chiến tranh liên tục nổ ra ở biên giới, và một năm nội chiến về việc nối ngôi Hoàng đế, vùng Địa Trung Hải là hòa bình trong hơn hai thế kỉ. Augustus mở rộng lãnh thổ của Đế quốc La Mã, bảo vệ được biên giới của Đế quốc với nhiều nước chư hầu, và thiết lập hòa bình với Parthia thông qua các biện pháp ngoại giao. Ông đã cải cách lại hệ thống thuế của La Mã, phát triển một mạng lưới đường sá với hệ thống liên lạc chính thức, thiết lập quân đội thường trực (và một lực lượng hải quân nhỏ), thiết lập lực lượng Cận vệ Praetorian, và tạo ra hệ thống bảo an và lính cứu hỏa cho thành Roma. Nhiều thành phố được xây dựng lại dưới thời của Augustus; và ông viết lại những thành tựu mà chính ông đã làm được, được biết đến như là Res Gestae Divi Augusti, tồn tại tới nay. Khi ông chết vào năm 14, Augustus được phong là một vị thần bởi Viện Nguyên lão, được thờ phụng bởi dân La Mã. Tên của ông Augustus và của Caesar được lấy làm đế hiệu của các hoàng đế sau này, và tháng Tám (August) được chính thức đặt tên theo tên ông. Sau khi ông mất, con riêng của vợ ông là Tiberius nối ngôi.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Augustus · Xem thêm »

Aulus Gabinius

Aulus Gabinius (?-48 hoặc 47 TCN) là một chính khách người La Mã, một vị tướng và là người ủng hộ Pompey.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Aulus Gabinius · Xem thêm »

Avesta

Bản dịch năm 1858 của Avesta Avesta là một tập hợp các bản kinh thánh thời Ba Tư cổ đại của Hoả giáo và được viết bằng tiếng Avesta.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Avesta · Xem thêm »

Azerbaijan

Azerbaijan (phiên âm Tiếng Việt: A-déc-bai-gian hoặc A-déc-bai-dan; tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), tên chính thức Cộng hoà Azerbaijan (tiếng Azerbaijan: Azərbaycan Respublikası), là một quốc gia vùng Kavkaz ở Âu Á. Nằm trên ngã tư đường giữa Đông Âu và Tây Á, nước này giáp với Biển Caspia ở phía đông, Nga ở phía bắc, Gruzia ở phía tây bắc, Armenia ở phía tây và Iran ở phía nam.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Azerbaijan · Xem thêm »

Đa phu thê

Ở Mauritius, Đa phu thê không được công nhận chính thức. Người đàn ông Hồi giáo có thể cưới tới 4 vợ, nhưng không được họp thức hóa. Đa phu thê là hôn nhân với nhiều hơn một người phối ngẫu.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Đa phu thê · Xem thêm »

Đông Azerbaijan (tỉnh)

Đông Azerbaijan (tiếng Ba Tư:استان آذربایجان شرقی, Āzarbāijān-e Sharqi) là một trong 31 tỉnh của Iran.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Đông Azerbaijan (tỉnh) · Xem thêm »

Đậu mùa

Đậu mùa là một căn bệnh truyền nhiễm của riêng loài người, gây bởi hai dạng virus Variola major và Variola minor.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Đậu mùa · Xem thêm »

Đế quốc La Mã

Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma (IMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Đế quốc La Mã · Xem thêm »

Đế quốc Parthia

Đế quốc Parthia hay còn được gọi là Đế quốc Arsaces (247 TCN – 224 CN) là một quốc gia của người Iran ở Trung Đông, có nền chính trị và quân sự phát triển mạnh, và là đối thủ đáng gờm của Đế quốc La Mã trên miền đất này.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Đế quốc Parthia · Xem thêm »

Đế quốc Quý Sương

Người Quý Sương mặc quần áo truyền thống có áo chẽn và đôi giày ống, thế kỷ thứ 2, Gandhara. Đế quốc Quý Sương, tức Đế quốc Kushan (vào khoảng thế kỷ thứ 1–3), là một cường quốc cổ đại tại Trung Á. Vào thời đỉnh cao (105-250), đế chế này trải dài từ Tajikistan tới Biển Caspi và từ Afghanistan xuống đến lưu vực sông Hằng.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Đế quốc Quý Sương · Xem thêm »

Đế quốc Sasanian

Nhà Sassanid, còn gọi là Sassanian, Sasanid, Sassanid, (tiếng Ba Tư: ساسانیان) hay Tân Đế quốc Ba Tư, là triều đại Hỏa giáo cuối cùng của Đế quốc Ba Tư trước sự nổi lên của đạo Hồi. Đây là một trong hai đế quốc hùng mạnh nhất vùng Tây Á trong vòng 400 năm. Ardashir I đã thành lập triều đại này sau khi ông ta đánh bại vua nhà Arsacid cuối cùng là Artabanus IV Adravan, và kết thúc khi vị Vua của các vua cuối cùng là Yazdegerd III (632–651) thoái vị sau 14 năm kháng chiến chống sự càn quét của người Ả Rập theo Hồi giáo. Lãnh thổ của đế quốc Sassanid bao gồm Iran, Iraq, Armenia, Afghanistan, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ và một phần của Syria, Pakistan, Kavkaz, Trung Á và Ả rập. Dưới triều Khosrau II (590–628) thì Ai Cập, Jordan, Palestine và Liban cũng thuộc Sassanid. Người Sassanid gọi đế quốc họ là Erānshahr (ایرانشهر) tức "Lãnh địa của người Iran". Vương triều Sassanid được xem là một trong những thời đại quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Iran. Thời đại này chứng kiến đỉnh cao của nền văn minh Ba Tư và là đế quốc hùng mạnh cuối cùng của người Ba Tư trước cuộc càn quét của những người Hồi giáo. Ba Tư gây ảnh hưởng rất lớn đến đế quốc La Mã lừng danh trong thời kì Sassanid và La Mã dành cho Ba Tư một vị thế ngang bằng mình, như trong bức thư Hoàng đế La Mã gửi cho Vua của các vua Ba Tư đề là "gửi người anh em". Tầm ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư đã vươn ra ngoài đất nước họ, tác động đến Tây Âu, châu Phi, Ấn Độ và Trung Hoa, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của nghệ thuật châu Á và châu Âu thời Trung Cổ. Khosrau Đại Đế, còn gọi là Chosroes I được coi là vị vua vĩ đại nhất của Vương triều Sassanid, đã tiến hành cải cách lớn lao và thể hiện tài năng quân sự trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Đông La Mã, đồng thời là một nhà xây dựng xuất sắc. Đối với thế giới Islam thì nhiều thứ như văn hóa, kiến trúc hay kĩ năng của họ đều lấy phần lớn là từ thời Sassanid. Chẳng hạn như ngôn ngữ chính của Afghanistan cũng là ngôn ngữ chính của Ba Tư thời Sassanid.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Đế quốc Sasanian · Xem thêm »

Địa Trung Hải

Địa Trung Hải, ảnh chụp từ vệ tinh Địa Trung Hải là một phần của Đại Tây Dương được vây quanh bởi đất liền – phía bắc bởi châu Âu, phía nam bởi châu Phi và phía đông bởi châu Á. Địa Trung Hải có diện tích 2.509.000 km² (969.000 dặm vuông Anh) tới 2.510.000 km² (970.000 dặm vuông Anh).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Địa Trung Hải · Xem thêm »

Ấn Độ

n Độ (tiếng Hindi: भारत(Bhārata), India), tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ, là một quốc gia tại Nam Á. Đây là quốc gia lớn thứ bảy về diện tích, và đông dân thứ nhì trên thế giới với trên 1,33 tỷ người.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Ấn Độ · Xem thêm »

Óc Eo

Óc Eo là tên gọi chỉ.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Óc Eo · Xem thêm »

Óc Eo (thị trấn)

Óc Eo (tiếng Khmer: O Keo) là một thị trấn thuộc huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Óc Eo (thị trấn) · Xem thêm »

Babylon

Một phần tàn tích của Babylon nhìn từ Cung Điện Mùa Hè của Saddam Hussein Babylon (tiếng Hy Lạp: Βαβυλών, tiếng Akkad: Babili, Babilla) là một thành quốc của Lưỡng Hà cổ đại.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Babylon · Xem thêm »

Bactria

Các đô thị cổ của Bactria. Bactria hay Bactriana (tiếng Hy Lạp: Βακτριανα, tiếng Ba Tư: بلخ Bākhtar, đánh vần: Bhalakh; tiếng Trung: 大夏, Dàxià, Đại Hạ) là tên gọi cổ đại của một khu vực lịch sử tại Trung Á, nằm trong phạm vi của Hindu Kush và Amu Darya (Oxus).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Bactria · Xem thêm »

Ban Cố

Ban Cố (tiếng Trung: 班固, Wade-Giles: Pan Ku, bính âm: Ban Gu, 32 – 92), tự là Mạnh Kiên (孟堅), là sử gia nổi tiếng Trung Quốc trong thế kỷ I. Ông được biết đến nhờ sách Hán thư do gia đình ông viết ra.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Ban Cố · Xem thêm »

Ban Chiêu

Ban Chiêu Ban Chiêu (chữ Hán: 班昭; 45 - 116), còn có tên Ban Cơ (班姬), tiểu tự là Huệ Ban (惠班), xuất thân thế gia vọng tộc họ Ban, bà thông tuệ chữ nghĩa, lễ nghi, được xem là nữ sử gia đầu tiên của Trung Quốc.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Ban Chiêu · Xem thêm »

Ban Siêu

Ban Siêu (32 – 102) là nhà quân sự và cũng là nhà ngoại giao thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Ban Siêu · Xem thêm »

Basileus

Basileus (βασιλεύς) là từ chỉ "Vua".

Mới!!: Đế quốc Parthia và Basileus · Xem thêm »

Bán đảo Ả Rập

Bán đảo Ả Rập (الجزيرة العربية, "đảo Ả Rập") là một bán đảo nằm ở Tây Á, tọa lạc ở phía đông bắc châu Phi, trên mảng Ả Rập.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Bán đảo Ả Rập · Xem thêm »

Bạc

Bạc là tên một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu Ag và số hiệu nguyên tử bằng 47.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Bạc · Xem thêm »

Bảng chữ cái Hy Lạp

Bảng chữ cái Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp: "Ελληνικό αλφάβητο" - Elleniká alphábeto) là hệ thống 24 ký tự được dùng để viết tiếng Hy Lạp từ cuối thế kỷ thứ IX trước Công nguyên hoặc đầu thế kỷ thứ VIII trước Công nguyên.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Bảng chữ cái Hy Lạp · Xem thêm »

Biển Đông

Biển Đông là tên gọi riêng của Việt Nam để nói đến vùng biển có tên quốc tế là South China Sea (tiếng Anh) hay Mer de Chine méridionale (tiếng Pháp), là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng 3.447.000 km².

Mới!!: Đế quốc Parthia và Biển Đông · Xem thêm »

Biển Caspi

Bản đồ biển Caspi, khu màu vàng chỉ vùng trũng Caspi. Biển Caspi (cũng được phiên âm là: Caxpi, Hán Việt: Lý Hải) là hồ nước lớn nhất trên thế giới tính về cả diện tích và thể tích.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Biển Caspi · Xem thêm »

Cam Túc

() là một tỉnh ở phía tây bắc của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Cam Túc · Xem thêm »

Cambridge University Press

Nhà xuất bản Đại học Cambridge (Cambridge University Press, CUP) là một nhà xuất bản của Đại học Cambridge.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Cambridge University Press · Xem thêm »

Caracalla

Caracalla (Marcus Aurelius Severus Antoninus Augustus; 4 tháng 4 năm 188 – 8 tháng 4, 217) là Hoàng đế La Mã gốc Berber từ năm 198 đến 217.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Caracalla · Xem thêm »

Cassius Dio

Cassius Dio hay Dio Cassius là chính khách và nhà sử học La Mã gốc Hy Lạp.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Cassius Dio · Xem thêm »

Cataphract

Cataphract hay thiết kỵ là tên gọi của một loại kỵ binh nặng của phương Đông, trang bị bởi một bộ áo giáp dạng lưới hoặc/ và dạng vảy cá che kín toàn thân chiến mã và người cưỡi.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Cataphract · Xem thêm »

Cổ đại Hy-La

Đền Parthenon là một trong những biểu trưng mẫu mực nhất của kỷ nguyên cổ điển Cổ đại Hy-La cũng được gọi là Cổ đại cổ điển, kỷ nguyên cổ điển hay thời đại cổ điển là một thuật ngữ rộng để chỉ một giai đoạn dài của lịch sử văn hóa Âu châu với trọng tâm là Địa Trung Hải, bao gồm hai nền văn minh đan chồng lên nhau là Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Cổ đại Hy-La · Xem thêm »

Cộng hòa La Mã

Cộng hòa La Mã (Res publica Romana) là giai đoạn trong nền văn minh La Mã cổ đại được phân biệt vì có chế độ cộng hòa.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Cộng hòa La Mã · Xem thêm »

Chôn cất

Hai vạn dặm dưới biển'' với phiên bản có tranh vẽ của Alphonse de Neuville và Édouard Riou Chôn cất hoặc mai táng là hành động mang tính nghi lễ của việc đưa xác người hoặc động vật chết, thường là có đồ chôn theo, xuống dưới đất.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Chôn cất · Xem thêm »

Chế độ quân chủ

Chế độ quân chủ hoặc quân chủ chế hay còn gọi là Chế độ quân quyền, là một thể chế hình thức chính quyền mà trong đó người đứng đầu nhà nước là nhà vua hoặc nữ vương.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Chế độ quân chủ · Xem thêm »

Chữ Hán

Từ "Hán tự" được viết bằng chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Chữ Hán · Xem thêm »

Chữ hình nêm

Chữ hình nêm là một trong những hệ thống chữ viết sớm nhất trong lịch sử nhân loại.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Chữ hình nêm · Xem thêm »

Chiến tranh La Mã-Parthia

Các cuộc chiến tranh La Mã-Parthia (Từ năm 66 TCN - 217 SCN) là một loạt các cuộc xung đột giữa đế quốc Parthia với người La Mã.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Chiến tranh La Mã-Parthia · Xem thêm »

Chiến tranh La Mã-Parthia (Năm 58-63)

Chiến tranh La Mã-Parthia từ năm 58 tới năm 63 hay còn được gọi là Chiến tranh Kế vị Armenia, là cuộc chiến tranh xảy ra giữa Đế quốc La Mã và đế chế Parthia nhằm tranh giành quyền kiểm soát đối với Armenia, một quốc gia đệm quan trọng giữa hai thế lực.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Chiến tranh La Mã-Parthia (Năm 58-63) · Xem thêm »

Chiến tranh Mithridates lần thứ ba

Chiến tranh Mithridatic lần III (73-63 TCN) là cuộc chiến tranh cuối cùng và dài nhất trong chiến tranh Mithridatic.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Chiến tranh Mithridates lần thứ ba · Xem thêm »

Claudius

Tiberius Claudius Caesar Augustus Germanicus (Latin: Tiberius Claudius Caesar Augustus Germanicus;1 tháng 8 năm 10 TCN – 13 tháng 10 năm 54) (Tiberius Claudius Drusus Nero Germanicus trước khi lên ngôi) là hoàng đế La Mã của triều đại Julio-Claudia, ông trị vì từ ngày 24 tháng 1 năm 41 cho đến khi băng hà năm 54.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Claudius · Xem thêm »

Claudius Ptolemaeus

Claudius Ptolemaeus (tiếng Hy Lạp: Κλαύδιος Πτολεμαῖος Klaudios Ptolemaios), hoặc một cách đơn giản là Ptolemaeus, Ptolemy hay Ptolémée hay Ptôlêmê, (khoảng 100-178) là một nhà bác học Hy Lạp xuất xứ từ Tebaida, học hành và làm việc tại Alexandria.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Claudius Ptolemaeus · Xem thêm »

Cleopatra Thea

Cleopatra Thea (tiếng Hy Lạp: Κλεοπάτρα Θεά, có nghĩa là "Cleopatra Nữ thần"; khoảng 164-121 TCN) tên họ là Euergetis (ví dụ: "Benefactress"), là nữ hoàng của vương quốc Hy lạp hóa Đế chế Seleukos.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Cleopatra Thea · Xem thêm »

Con đường tơ lụa

Hệ thống Con đường tơ lụa Con đường tơ lụa (phồn thể: 絲綢之路; giản thể: 丝绸之路; Hán-Việt: Ti trù chi lộ; bính âm: sī chóu zhī lù, Ba Tư: راه ابریشم Râh-e Abrisham, Thổ Nhĩ Kỳ: İpekyolu) là một hệ thống các con đường buôn bán nổi tiếng đã từ hàng nghìn năm nối châu Á với châu Âu (cách hay nói là giữa Đông và Tây).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Con đường tơ lụa · Xem thêm »

Corduene

Corduene '(tiếng Armenia: Կորճայք, còn được gọi là Gorduene, Cordyene, Cardyene, Carduene, Gordyene, Gordyaea, Korduene, Korchayk, Gordian, tiếng Do Thái: קרטיגיני) là một vùng cổ nằm ở phía bắc vùng Lưỡng Hà và hiện đại ngày người Kurd sinh sống đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Corduene · Xem thêm »

Ctesiphon

Ctesiphon (تيسفون Tīsfūn; قطيسفون) là thủ đô của Đế quốc Parthia và Đế quốc Sassanid.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Ctesiphon · Xem thêm »

Cyrus Đại đế

Cyrus Đại đế, cũng viết là Kourosh Đại đế, Kyros Đại đếPhilip De Souza, The Greek and Persian Wars, 499-386 BC, trang 19 hay Cyros Đại đế (Tiếng Ba Tư cổ đại: 𐎤𐎢𐎽𐎢𐏁,,, Ba Tư: کوروش بزرگ, Kūrosh-e-Bozorg) (Khoảng 600 TCN hoặc là 576 TCN – Tháng 12 năm 530 TCN), trong tiếng Việt cũng viết là Xyrut II Đại đế cũng được gọi là Cyrus II hoặc là Cyrus của Ba Tư, là vị Hoàng đế khai quốc của Đế quốc Ba Tư dưới Triều đại nhà Achaemenes.Schmitt Achaemenid dynasty (i. The clan and dynasty) Là một vị vua vĩ đại, sau cuộc chinh phạt Đế quốc Tân Babylon, ông xưng làm "Vua của các vị vua".Samuel Willard Crompton, Cyrus the Great, trang 78 Người ta không rõ ông có theo Hỏa giáo hay là không? Dưới Triều đại ông, Đế quốc Ba Tư chiếm được tất cả những nền văn minh trước đây của vùng Cận Đông cổ đại, bành trướng đáng kể và cuối cùng đã chinh phạt phần lớn vùng Tây Nam Á và nhiều phần đất của vùng Trung Á, thậm chí những phần đất của châu Âu và vùng Kavkaz. Từ bờ biển Địa Trung Hải và biển Hellespont ở phía Tây cho tới sông Ấn ở phía Đông, Cyrus đã gầy dựng nên một đế quốc rộng lớn nhất mà trước đây, không có đế quốc nào bì kịp trên thế giới. Ông cũng là vua Ba Tư đầu tiên có danh hiệu "Đại đế" (Bozorg theo tiếng Ba Tư hay the Great theo tiếng Anh). Có khi ông được đánh đồng với vua Kay Khosrow trong huyền sử Ba Tư. Triều đại của ông kéo dài khoảng 29 năm, hoặc là 31 năm. Thoạt đầu, ông khởi lập Đế quốc qua cuộc chinh phạt Đế quốc Media, sau đó chinh phạt người Saka (theo Ctesias), Đế quốc Lydia và cuối cùng, ông chinh phạt Đế quốc Tân Babylon. Có lẽ là trước hoặc là sau khi Đế quốc Babylon sụp đổ, ông tiến hành một cuộc chinh phạt miền Trung Á, và kết quả của những cuộc chinh phạt này là ông đã buộc "tất cả mọi dân tộc phải thần phục, mà không hề có ngoại lệ" - theo Herodotos. Cyrus hy sinh tại Trung Á khi giao chiến với một bộ tộc Scythia (theo Herodotos và Ctesias), hoặc qua đời bình yên tại Ba Tư theo Xenophon, vào khoảng tháng 12 năm 530 TCN.Cyrus's date of death can be deduced from the last two references to his own reign (a tablet from Borsippa dated to 12 August and the final from Babylon 12 September 530 BC) and the first reference to the reign of his son Cambyses (a tablet from Babylon dated to 31 August and or 4 September), but a undocumented tablet from the city of Kish dates the last official reign of Cyrus to 4 December 530 BC; see R.A. Parker and W.H. Dubberstein, Babylonian Chronology 626 B.C. - A.D. 75, 1971. Con ông là Cambyses II lên nối ngôi, theo sử cũ ngoài "Cyropaedia" của Xenophon, ông vua này tiến hành chinh phạt Ai Cập. Tuy là một nhà chinh phạt hùng cường, ông tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của những vùng đất mà ông chiếm lĩnh.Dandamayev Cyrus (iii. Cyrus the Great) Cyrus’ religious policies. Người ta nói rằng, trong lịch sử nhân loại, Cyrus đã đưa Đế quốc Achaemenes trở thành một mẫu mực về việc thiết lập một bộ máy hành chính trung ương và một chính phủ làm việc vì lợi ích và hạnh phúc của trăm họ. Các chính sách dựng nước của ông đã được các vua kế tiếp của Vương triều Achaemenes - xa hơn nữa là các đế quốc Hy Lạp và La Mã cổ noi theo. Trên thực tế, bộ máy hành chính thông qua các quân Tổng trấn và nguyên tắc quan trọng của việc thành lập chính phủ tại kinh thành Pasargadae, đều là những công trạng của ông.The Cambridge Ancient History Vol. IV p. 42. See also: G. Buchaman Gray and D. Litt, The foundation and extension of the Persian empire, Chapter I in The Cambridge Ancient History Vol. IV, 2nd Edition, Published by The University Press, 1927. p. 15. Excerpt: The administration of the empire through satrap, and much more belonging to the form or spirit of the government, was the work of Cyrus... Bên ngoài quốc gia của chính ông ta, Đế quốc Ba Tư (nay là Iran), Cyrus còn để lại một di sản bền vững đối với tôn giáo của người Do Thái thông qua Sắc lệnh Khôi phục của ông; vì những chính sách công minh của ông tại thành Babylon, ông được gọi là Người được xức dầu thánh của Chúa Trời trong kinh Tanakh của người Do Thái. Cyrus cũng được công nhận rộng rãi về những thành tựu của ông về các vấn đề nhân quyền, chính trị, chiến lược quân sự, cũng như ảnh hưởng của ông ta lên cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Đối với nhiều người Iran sau này, Cyrus và danh tiếng lịch sử của ông đã thể hiện rõ bản chất của dân tộc họ. Trong thế giới cổ đại, danh tiếng của Cyrus và cả Vương triều Achaemenes vang xa, đến tận thành Athena, tại đây, nhiều người Athena xem những khía cạnh của Văn hóa Ba Tư triều Achaemenes là của văn hóa của chính họ.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Cyrus Đại đế · Xem thêm »

Danh sách vua Ba Tư

Danh sách dưới đây bao gồm các vị vua và nữ hoàng của các triều đại chính thức đã từng cai trị trên mảnh đất thuộc về Iran ngày nay.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Danh sách vua Ba Tư · Xem thêm »

Darius I

Darius I (Tiếng Ba Tư cổ: Dārayava(h)uš, Tiếng Ba Tư mới: داریوش Dāriush; 550–486 TCN) là vị vua thứ ba của Đế quốc Achaemenes Ba Tư.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Darius I · Xem thêm »

Vắt sữa dê Dê là loài động vật nhai lại, chân có móng thuộc họ Bovidae.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Dê · Xem thêm »

Demetrios II Nikator

Demetrios II (tiếng Hy Lạp: Δημήτριος Β mất 125 TCN), được gọi là Nicator (tiếng Hy Lạp: "Νικάτωρ", nghĩa là "người chiến thắng") là con trai của Demetrios I Soter.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Demetrios II Nikator · Xem thêm »

Demetrios III Eukairos

tiền xu của'''Demetrios III'''.'''Obv''': Diademed head of Demetrios III.'''Rev''': Figure of Atargatis, veiled, holding flower, barley stalks at each shoulder. Greek legend ΒΑΣΙΛΕΩΣ ΔΗΜΗΤΡΙΟΥ ΘΕΟΥ ΦΙΛΟΠΑΤΟΡΟΣ ΣΩΤΗΡΟΣ "King Demetrios, God, Father-loving and Saviour". Demetrios III (mất 88 TCN) được gọi là Eukairos ("đúng lúc " có thể là một sự hiểu lầm của tên Akairos, "không hợp thời") và Philopator, là vua của vương quốc Seleukos, con trai của vua Antiochos VIII Grypos.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Demetrios III Eukairos · Xem thêm »

Diadochi

Thuộc địa Hy Lạp Diadochi (số ít là Diadochus trong tiếng La Tinh, từ Διάδοχοι, Diadokhoi, "người thừa kế") là những người tranh giành ngôi vị của Alexander Đại đế sau khi ông chết.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Diadochi · Xem thêm »

Diodotos I của Bactria

Diodotos (Tiếng Hy Lạp: Διόδοτος Α 'ὁ Σωτήρ), là phó vương Seleukos của Bactria, đã nổi loạn chống lại sự cai trị của luật lệ Hy lạp sau cái chết của Antiochos II vào khoảng năm 255 hoặc 246 TCN và thiết lập nền độc lập cho tỉnh của mình.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Diodotos I của Bactria · Xem thêm »

Diodotos II

Diodotos II là một vị vua Hy Lạp-Bactria, ông là con trai của vua Diodotus I. Ông được biết vì đã thiết lập một hiệp ước hòa bình với vua Parthia,Arsaces, chặn được âm mưu chinh phục lại Parthia và Bactria của đế chế Seleukos: "Ngay sau đó, khi nhận được tin về cái chết của Diodotos I, Arsaces đã thiết lập hòa bình trong đó bao gồm cả một liên minh với con trai của ông ta, cũng theo tên Diodotos; một thời gian sau ông đã chống lại Seleukos, người đến để trừng phạt những kẻ nổi loạn.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Diodotos II · Xem thêm »

Diodotos Tryphon

Diodotos Tryphon là vua của vương quốc Hy lạp hóa,đế chế Seleukos.Với vai trò là một thống chế quân đội, ông đã thúc đẩy việc lập Antiochos VI Dionysos,người con trai nhỏ của Alexandros Balas, lên làm vua ở Antioch sau khi Alexander mất,nhưng đến năm 142 TCN đã lật đổ đứa trẻ đó và tự mình lên chiếm quyền làm chủ Coele-Syria, do Demetrios II Nicator không được lòng dân chúng vì sự đàn áp của ông đối với người Do thái.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Diodotos Tryphon · Xem thêm »

Drachma

Drachma (có thể dịch là đracma) còn có tên khác drachmas hoặc drachmae (δραχμή, pl. δραχμές hoặc δραχμαί) là đơn vị tiền tệ của Hy Lạp được sử dụng trước khi đồng Euro được thay thế và hiện nay đồng Drachma có thể sẽ quay trở lại nếu Hy Lạp không có biện pháp giải quyết khủng hoảng nợ và chính sách cứu trợ của Liên minh châu Âu.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Drachma · Xem thêm »

Edessa

Một di chỉ thời La Mã. Edessa (Ἔδεσσα; ܐܘܪܗܝ,, Եդեսիա) là một thành phố cổ ở vùng thượng Lưỡng Hà, được Seleucus I Nicator tái lập trên một khu cư trú đã có trước đó.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Edessa · Xem thêm »

Erzurum

Erzurum (Arzen thời cổ, Karin trong tiếng Armenia cổ, Theodosiupolis hay Theodosiopolis trong thời Byzantin, Erzorom) là một thành phố tự trị (büyük şehir) đồng thời cũng là một tỉnh (''il'') của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Erzurum · Xem thêm »

Eucratides I

Eukratides I (tiếng Hy Lạp: Εὐκρατίδης Α΄), đôi khi được gọi là Eukratides Đại đế, là vua của vương quốc Hy Lạp-Bactria từ năm 170 đến năm 145 trước Công nguyên.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Eucratides I · Xem thêm »

Euphrates

Euphrates (tiếng Ả Rập: نهر الفرات,; Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Fırat; tiếng Syria: ܦܪܬ,; tiếng Việt: Ơ-phơ-rát được phiên âm từ tiếng Pháp: Euphrate) là con sông phía tây trong hai con sông làm nền tảng cho nền văn minh Lưỡng Hà (sông kia là Tigris), khởi nguồn từ Anatolia.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Euphrates · Xem thêm »

Euripides

Euripides (Εὐριπίδης) (khoảng 480 – 406 tr CN) là một trong ba nhà kịch vĩ đại của Athena thời Hy Lạp cổ điển, cùng với Aeschylus và Sophocles.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Euripides · Xem thêm »

Gaius Plinius Secundus

Gaius Plinius Secundus (23 - 25/8/79 TCN), được biết đến nhiều hơn với tên Pliny Già, là một tác giả, nhà tự nhiên học, và triết học tự nhiên La Mã, cũng như các chỉ huy hải quân và quân đội của Đế chế La Mã giai đoạn đầu, và bạn riêng của hoàng đế Vespasia.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Gaius Plinius Secundus · Xem thêm »

Giấy cói

Cây Papyrus mọc tại một khu vườn ở Úc Sách về cõi chết, viết trên giấy cói Giấy cói hay tên gốc là Papyrus là một vật liệu dày giống giấy được sản xuất từ ruột cây papyrus (Cyperus papyrus), một loại cói túi mọc trên các cùng đất ẩm đã từng rất phong phú ở Châu thổ sông Nin.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Giấy cói · Xem thêm »

Gotarzes I của Parthia

Arsaces, cha đỡ đầu, người chiến thắng). Một đồng tiền xu khác của Gotarzes I. Bảo tàng Anh quốc. Gotarzes I của Parthia cai trị một phần của đế chế Parthia từ 95-90 TCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Gotarzes I của Parthia · Xem thêm »

Gotarzes II của Parthia

Gotarzes II của Parthia Gotarzes II của Parthia trị vì đế chế Parthia liên tục giữa khoảng năm 40 và 51.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Gotarzes II của Parthia · Xem thêm »

Hades

Trong thần thoại Hy Lạp, Hades (tiếng Hy Lạp: Άδης), hay còn gọi là Aides, vừa là địa ngục, nơi cai quản của thần Hades, vừa là tên của vị thần này.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Hades · Xem thêm »

Hadrianus

Hadrianus (Publius Aelius Trajanus Hadrianus Augustus 24 tháng 1 năm 76 – 10 tháng 7 năm 138) là vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 117 cho đến khi qua đời vào năm 138. Ông là một vị minh quân và là nhà lãnh đạo quân sự tàn nhẫn, có đầu óc tham vọng và làm việc không biết ngừng nghỉ. Tính cách và con người của ông luôn luôn cuốn hút hậu thế. Là một trong những quốc trưởng lừng danh nhất của La Mã, ông ngự trị trên một Đế quốc lớn hơn cả Liên minh châu Âu ngày nay.Thorsten Opper, Hadrian: empire and conflict, trang Giới thiệu - trang 9. Ông trở nên nổi tiếng hơn cả về công cuộc gầy dựng Trường thành Hadrianus, đánh dấu biên giới phía Bắc của lãnh thổ La mã tại Anh. Tại kinh đô La Mã, ông tài gầy dựng đền Pantheon và xây cất Miếu thờ Vệ Nữ và La Mã. Hadrian có tên khai sinh là Publius Aelius Hadrianus, chào đời ở Italica hay có lẽ tại kinh kỳ La Mã, từ một gia đình nguồn gốc ở Picenum tại Ý và sau đó đã định cư ở Italica, Hispania Baetica, gần với vị trí ngày nay của Sevilla, Tây Ban Nha. Tiên hoàng Traianus của Hadrianus là một người anh họ của cha ông. Do Traianus không có người kế vị chính thức nhưng theo Hoàng hậu Pompeia Plotina, Traianus đã chọn Hadrianus làm người thừa kế chính thức trước khi mất. Trong suốt triều đại của ông, Hadrianus đã không ngừng đi thị sát, đến hầu như bất cứ tỉnh nào của đế quốc. Là một người ngưỡng mộ nồng nhiệt nền văn minh Hy Lạp, Hoàng đế Hadrianus đã nỗ lực đưa thành Athena trở thành kinh đô văn hóa của đế quốc và ra lệnh xây dựng đền miếu nguy nga trong khắp thành phố này. Một trong những nguyên nhân khiến cho ông hâm mộ văn minh Hy Lạp đến thế cũng là do ông yêu đương một mĩ nam người Hy Lạp là chàng Antinous. Sau khi Antinous chết đột ngột ở sông Nin, vị Hoàng đế đồng tính luyến ái đã phong thần cho chàng. Hadrianus đã dành nhiều thời gian với các chiến binh của mình, bản thân ông thường mặc chiến bào và thậm chí còn ăn tối và ngủ cùng với những người lính. Ông chú tâm huấn luyện quân sự và rèn luyện vô cùng nghiêm ngặt, thậm chí ông đã giả vờ đưa tin rằng "quân địch đang tấn công" để khiến cho ba quân luôn luôn cảnh giác. Sau khi ông lên ngôi, tân Hoàng đế Hadrianus từ bỏ đất đai mà tiên hoàng Traianus ở vùng Lưỡng Hà và Armenia, và thậm chí được coi là từ bỏ Dacia. Trong những năm tháng cuối của triều đại mình, ông đã thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của Bar ​​Kokhba ở Judaea, đổi tên thành tỉnh Syria Palaestina. Vào năm 136, thể lực của ông suy nhược, và ông chấp nhận Lucius Aelius sẽ là Hoàng đế kế tục của ông, nhưng ông này đột ngột qua đời hai năm sau đó. Vào năm 138, Hadrianus quyết định chấp nhận Antoninus Pius nếu ông ta ở sẽ lần lượt chấp nhận Marcus Aurelius và con trai của Aelius là Lucius Verus như là những người thừa kế riêng cuối cùng của mình. Antoninus đồng ý, và ngay sau đó Hadrianus đã mất tại Baiae.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Hadrianus · Xem thêm »

Hatra

Hatra (الحضر) là một thành phố cổ tọa lạc tại tỉnh Ninawa, Iraq.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Hatra · Xem thêm »

Hán Chương Đế

Hán Chương Đế (chữ Hán: 漢章帝; 58 – 9 tháng 4, 88), là vị Hoàng đế thứ ba của nhà Đông Hán, và là Hoàng đế thứ 18 của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 75 đến năm 88.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Hán Chương Đế · Xem thêm »

Hán Hòa Đế

Hán Hòa Đế (chữ Hán: 漢和帝; 79 – 13 tháng 2, 105), là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Đông Hán, và là hoàng đế thứ 19 của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc, trị vì từ năm 88 đến năm 105, tổng cộng 17 năm.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Hán Hòa Đế · Xem thêm »

Hán Hoàn Đế

Hán Hoàn Đế (chữ Hán: 漢桓帝; 132 – 167), tên thật là Lưu Chí (劉志), là vị Hoàng đế thứ 11 nhà Đông Hán, và cũng là hoàng đế thứ 26 của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Hán Hoàn Đế · Xem thêm »

Hán thư

Hán thư (Phồn thể: 漢書; giản thể: 汉书) là một tài liệu lịch sử Trung Quốc cổ đại viết về giai đoạn lịch sử thời Tây Hán từ năm 206 TCN đến năm 25.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Hán thư · Xem thêm »

Hán Vũ Đế

Hán Vũ Đế (chữ Hán: 漢武帝; 31 tháng 7, 156 TCN - 29 tháng 3, 87 TCN), hay được phiên thành Hán Võ Đế, tên thật Lưu Triệt (劉徹), là vị hoàng đế thứ bảy của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Hán Vũ Đế · Xem thêm »

Hậu Hán thư

Hậu Hán Thư (tiếng Trung Quốc: 後漢書/后汉书) là một trong những tác phẩm lịch sử chính thức của Trung Quốc do Phạm Diệp biên soạn vào thế kỷ thứ 5, sử dụng một số cuốn sách sử và văn bản trước đó làm nguồn thông tin.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Hậu Hán thư · Xem thêm »

Hỏa giáo

Biểu tương của linh hồn trong Hỏa giáo Hỏa giáo còn được gọi là Hiên giáo, Hỏa hiên giáo, Hỏa yêu giáo hay Bái hỏa giáo là tôn giáo do nhà tiên tri Zoroaster (Zarathushtra) sáng lập vào khoảng cuối thế kỷ 7 TCN tại miền Đông Đế quốc Ba Tư cổ đại.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Hỏa giáo · Xem thêm »

Hera

Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Hera (tiếng Hy Lạp: Ἥρα), hay còn gọi là Here, là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Hera · Xem thêm »

Heraclius

Flavius ​​Heraclius Augustus (tiếng Hy Lạp: Φλάβιος ȳράκλειος) khoảng 575 – 11 tháng 2 năm 641) hay còn được biết đến là Heraclius hay Herakleios, là Hoàng đế của Đế quốc Đông La Mã từ ngày 5 tháng 10 năm 610 đến ngày 11 tháng 2 năm 641. Ông chịu trách nhiệm đưa Ngôn ngữ Hy Lạp trở thành ngôn ngữ chính thức của Đông La Mã. Sự vươn tới quyền lực của ông bắt đầu năm 608, khi ông và cha của mình, Heraclius Già, quan trấn phủ tỉnh Africa, lãnh đạo thành công cuộc khởi nghĩa chống lại Phocas - một ông vua cướp ngôi mất lòng dân. Triều đại Heraclius cho thấy nhiều cuộc chiến diễn ra. Năm ông đăng quang ngôi Hoàng đế, biên giới đế quốc bị đe dọa các nước lân bang. Ngay lập tức, ông quyết định nhúng tay vào cuộc chiến tranh đang diễn ra chống lại Đế quốc Sassanid. Trận đánh đầu tiên của chiến dịch kết thúc với thất bại của người La Mã; quân Ba Tư tiếp tục đánh phá sâu vào lãnh thổ Đông La Mã và hành quân cho tới tận Eo biển Bosphorus; tuy nhiên, thành Constantinopolis được bảo vệ bởi những bức tường không thể công phá và được hỗ trợ bởi một lực lượng hải quân hùng mạnh nên Heraclius đã tránh được một thất bại toàn diện. Ngay sau đó, ông bắt đầu cải cách và củng cố lại quân đội. Heraclius bắt đầu đánh vào lãnh thổ Ba Tư từ khu vực Tiểu Á, và tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ địch và giành được chiến thắng quyết định trước chiến thắng quyết định trước nhà Sassanid trong trận Nineveh năm 627. Vua Ba Tư, Khosrau II bị ám sát ngay sau khi hiệp ước hòa bình giữa hai kẻ thù truyền kiếp của nhau được ký kết. Tuy nhiên, sau khi chiến thắng trước người Ba Tư qua đi chưa lâu, ông đã phải đối mặt với một mối đe dọa mới, các cuộc xâm lược của người Hồi giáo. Nổi lên từ bán đảo Ả Rập, những người Hồi giáo nhanh chóng chinh phục toàn đế chế Ba Tư. Năm 634, người Hồi giáo phát động cuộc xâm lược tỉnh Syria của La Mã, tại đây họ đánh bại em trai của Heraclius là Theodorus. Chỉ trong vòng một thời gian ngắn, người Ả Rập đã chinh phục toàn bộ Lưỡng Hà, Armenia và Ai Cập. Về vấn đề tôn giáo, Heraclius được biết đến như là người đã ủng hộ việc di cư nhiều tộc người đến bán đảo Balkan. Ông đã thỉnh cầu Giáo hoàng Gioan IV (640-642) gửi các thầy giảng đạo Cơ Đốc đến Dalmatia, tức Tỉnh Croatia, cấm quyền bởi Porga, một người theo đạo đa thần Slavic, và gia tộc của ông ta.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Heraclius · Xem thêm »

Hermes

Hermes (tiếng Hy Lạp: Ἑρμῆς) là một trong 12 vị thần trên đỉnh Olympus của thần thoại Hy Lạp, thần đã tạo ra đàn lia (lyre).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Hermes · Xem thêm »

Hoàng đế La Mã

Hoàng đế La Mã là danh hiệu mà giới sử học dùng để gọi những người cai trị La Mã trong thời đại đế chế. Về mặt từ nguyên, từ "hoàng đế" (tiếng Anh:Emperor, tiếng Pháp:Empereur) bắt nguồn từ danh hiệu "Imperator" trong tiếng Latin, có nghĩa là "người cai trị đế quốc". Người được xem là hoàng đế La Mã đầu tiên, Augustus, luôn tuyên bố mình là một công dân của nền Cộng hòa chứ không phải một vị vua theo kiểu phương Đông. Giống ông, những Hoàng đế sau đó coi danh hiệu của mình là một chức trách của nguyên thủ quốc gia-công dân thứ nhất, đồng thời là tổng chỉ huy quân đội và trong nhiều trường hợp là cả vai trò trong tôn giáo nhà nước. Vì lý do trên, danh hiệu hoàng đế La Mã không thực sự là cha truyền con nối ít ra là trên danh nghĩa. Tuy nhiên từ thời Diocletianus, nền cai trị càng lúc càng trở nên có tính cách quân chủ. Đế quốc La Mã bị phân chia làm đôi từ thế kỷ IV và từ đó, trong khi đế quốc Tây La Mã nhanh chóng lụn bại, vị hoàng đế cuối cùng của Roma, Romulus Augustus phải thoái vị năm 476 thì đế quốc Đông La Mã hấp thu các yếu tố Đông phương trong đó có việc quân chủ hóa nền cai trị. Các vị Hoàng đế Byzantine tập trung quyền lực tối cao vào bản thân, gồm cả các yếu tố thần quyền, và tiếp tục trị vì cho tới năm 1453.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Hoàng đế La Mã · Xem thêm »

Hung Nô

Người Hung Nô (tiếng Trung: 匈奴), là các bộ lạc du cư ở khu vực Trung Á, nói chung sinh sống ở khu vực thuộc Mông Cổ ngày nay.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Hung Nô · Xem thêm »

Hy Lạp

Hy Lạp (tiếng Hy Lạp: Ελλάδα Ellada hay Ελλάς Ellas), tên chính thức là Cộng hòa Hy Lạp (Ελληνική Δημοκρατία, Elliniki Dimokratia), là một quốc gia thuộc khu vực châu Âu, nằm phía nam bán đảo Balkan.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Hy Lạp · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Iran · Xem thêm »

Iraq

Cộng hoà Iraq (phát âm: I-rắc, tiếng Ả Rập: الجمهورية العراقية Al-Jumhuriyah Al-Iraqiyah, tiếng Kurd: عیراق Komara Iraqê) là một quốc gia ở miền Trung Đông, ở phía tây nam của châu Á. Nước này giáp với Ả Rập Xê Út, Kuwait về phía nam, Thổ Nhĩ Kỳ về phía bắc, Syria về phía tây bắc, Jordan về phía tây, và Iran về phía đông.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Iraq · Xem thêm »

Isfahan

Esfahān hay Isfahan (trong lịch sử cũng được gọi là Ispahan hay Hispahan, tiếng Ba Tư cổ: Aspadana, tiếng Ba Tư trung cổ: Spahān, Esfahān), là một thành phố nằm cách Tehran 340 km về phía nam, là tỉnh lỵ của tỉnh Esfahan và là thành phố lớn thứ ba của Iran (sau Tehran và Mashhad).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Isfahan · Xem thêm »

Israel

Israel (phiên âm tiếng Việt: I-xra-en), tên chính thức là Nhà nước Israel (מְדִינַת יִשְׂרָאֵל; دولة إِسْرَائِيل), là một quốc gia tại Trung Đông, trên bờ đông nam của Địa Trung Hải và bờ bắc của biển Đỏ.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Israel · Xem thêm »

Judea

Judea, còn gọi Giuđê hoặc Do Thái, là tên của phần phía nam miền núi của đất Israel, khoảng tương ứng với phía nam Bờ Tây.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Judea · Xem thêm »

Julius Caesar

Gāius Iūlius Caesār (phát âm trong tiếng Latin:; cách phiên âm "Xê-da" bắt nguồn từ tiếng Pháp César) 12 tháng 7 hoặc 13 tháng 7 năm 100 TCN – 15 tháng 3 năm 44 TCN) là một lãnh tụ quân sự và chính trị, và tác gia văn xuôi Latin lớn của La Mã cổ đại. Ông đóng một vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La Mã. Sinh ra trong nhà Julia, một trong những dòng dõi quý tộc lớn ở Rôma, Caesar được tiếp xúc và bắt đầu tham gia đời sống chính trị từ rất sớm. Năm 60 TCN, ông cùng với Crassus và Pompeirus (Pompey). thành lập tam đầu chế thứ nhất, một liên minh chính trị có tính thống lãnh Rôma trong suốt nhiều năm. Phương cách xây dựng quyền lực dựa trên các phương thức dân túy đã đụng chạm và dẫn tới sự chống đối của giai cấp quý tộc lãnh đạo ở Rôma, mà đứng đầu là Cato Trẻ với sự ủng hộ thường xuyên của Cicero. Những cuộc chinh chiến thành công tại xứ Gallia của Caesar mở cho La Mã con đường tiếp cận Đại Tây Dương. Iulius Caesar được ghi nhận là vị tướng La Mã đầu tiên xây dựng thành công cầu sông Rhein năm 55 TCN, và trở thành tướng La Mã đầu tiên vượt qua eo biển Manche và tiến hành cuộc xâm lăng vào xứ Britannia. Các thành công quân sự lớn lao của Caesar đã mang lại cho Caesar quyền lực quân sự tối thượng; đe dọa đến chỗ đứng của Pompey, người đã ngả lại về phe của Viện Nguyên lão sau khi Crassus chết trong trận Carrhae năm 53 TCN. Sau khi chiến cuộc xứ Gaule đến hồi kết, Caesar được lệnh phải từ bỏ quyền chỉ huy quân sự và trở về Roma. Caesar bất tuân lệnh này và thay vào đó ông rời khỏi khu vực tài phán của mình, vượt sông Rubicon tiến vào Roma với một binh đoàn La Mã vào năm 49 TCN. Kết quả là nội chiến nổ ra ở La Mã, với chiến thắng sau cùng thuộc về Caesar. Sau khi lên nắm quyền ở Rôma, Caesar bắt đầu tiến hành một loạt chương trình cải cách xã hội lẫn chính quyền, bao gồm cả việc tạo ra và áp dụng lịch Julia. Bên cạnh đó, ông có tiến hành tập trung quyền lực cho chính quyền Cộng hòa và trở thành một Dictator perpetuo (Độc tài trọn đời) với nhiều quyền lực chưa từng có. Tuy nhiên những mâu thuẫn chính trị vẫn chưa được giải quyết, và vào ngày Idus Martiae (15 tháng 3) năm 44 TCN, một nhóm Nguyên lão nổi loạn do Marcus Junius Brutus lãnh đạo mưu sát thành công Caesar. Việc này khiến cho một loạt cuộc nội chiến nổi ra liên tiếp sau đó ở La Mã, kết thúc với việc chính quyền theo thể chế Cộng hòa không bao giờ được khôi phục và Gaius Octavius Octavianus, cháu trai và cũng là người thừa kế được chỉ định của Caesar, lên nắm quyền lực tuyệt đối với danh hiệu Augustus sau khi đánh bại tất cả các đối thủ khác. Việc Augustus củng cố quyền lực này đã đánh dấu sự bắt đầu Đế chế La Mã. Những chiến dịch quân sự của Caesar được biết đến một cách chi tiết qua những bài viết Commentarii (bài tường thuật) của ông, và nhiều chi tiết khác về cuộc đời của ông được ghi nhận lại bởi những sử gia như Appian, Suetonius, Plutarch, Cassius Dio và Strabo. Những thông tin khác được thu thập từ những nguồn thông tin xuất hiện đương thời như là những bức thư và bài diễn văn của Cicero, những bài thơ của Catullus, và những bài viết của sử gia Sallus. Caesar được nhiều sử gia xem là một trong những nhà quân sự và chính trị gia lỗi lạc nhất trong lịch sử thế giới.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Julius Caesar · Xem thêm »

Khosrau II

Khosrau II, hay Khosrow II, Chosroes II hoặc Xosrov II tên hiệu của ông là Apavez, "Người Chiến Thắng" - (tiếng Trung Ba Tư: 𐭧𐭥𐭮𐭫𐭥𐭣𐭩 Husrō (y); còn được gọi là Khusraw Parvez, tiếng Tân Ba Tư: خسرو پرویز Khosrow Parviz), là vị vua có năng lực cuối cùng của nhà Sassanid (Ba Tư), trị vì từ năm 590 đến năm 628.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Khosrau II · Xem thêm »

Khuzestan (tỉnh)

Khūzestān (خوزستان) là một trong 30 tỉnh của Iran.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Khuzestan (tỉnh) · Xem thêm »

Kinh điển Phật giáo

Kinh điển Phật giáo có số lượng rất lớn.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Kinh điển Phật giáo · Xem thêm »

Lòng chảo Tarim

Sa mạc Taklamakan trong '''lòng chảo Tarim'''. Lòng chảo Tarim, (tiếng Trung: 塔里木盆地, Hán-Việt: Tháp Lý Mộc bồn địa) là một trong số các lòng chảo khép kín lớn nhất trên thế giới có diện tích bề mặt khoảng 400.000 km², nằm giữa vài dãy núi trong Khu tự trị Uyghur Tân Cương ở miền viễn tây Trung Quốc.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Lòng chảo Tarim · Xem thêm »

Lạc Dương

Lạc Dương có thể là.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Lạc Dương · Xem thêm »

Lịch sử Iran

Lịch sử Iran hay còn được gọi là lịch sử Ba Tư, là lịch sử bao gồm nhiều đế quốc khác nhau trong suốt nhiều thiên niên kỷ qua tại Cao nguyên Iran và các khu vực xung quanh.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Lịch sử Iran · Xem thêm »

Lingua franca

Lingua franca (còn gọi là ngôn ngữ cầu nối/đi làm/du lịch) là ngôn ngữ, một cách hệ thống, dùng để giao tiếp giữa những người không nói cùng tiếng mẹ đẻ.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Lingua franca · Xem thêm »

Lucius Cornelius Sulla

Lucius Cornelius Sulla Felix (khoảng 138 TCN - 78 TCN), được gọi chung là Sulla, là một vị tướng và chính khách La Mã.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Lucius Cornelius Sulla · Xem thêm »

Lucius Verus

Lucius Verus Lucius Aurelius Verus (ngày 15 tháng 12 năm 130-169), sinh là Lucius Ceionius Commodus, được gọi đơn giản là Lucius Verus, là hoàng đế La Mã cùng với Marcus Aurelius (161-180), từ năm 161 cho đến khi ông qua đời.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Lucius Verus · Xem thêm »

Lưỡng Hà

Bản đồ địa lý của khu vực của vương quốc Lưỡng Hà cổ đại Lưỡng Hà hay Mesopotamia (trong Μεσοποταμία " giữa các con sông"; بلاد الرافدين (bilād al-rāfidayn); ܒ(Beth Nahrain, giữa hai con sông) là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Vùng địa lý được cung cấp nước từ hai con sông đó thường được gọi là "Cái nôi của Văn minh", bởi chính tại đây những xã hội tri thức đầu tiên đã phát triển từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Từ Lưỡng Hà (mesopotamia) đã được tạo ra trong giai đoạn Hy Lạp và không hề có biên giới rõ ràng xác định vùng này, để chỉ một vùng địa lý rộng lớn và có lẽ đã được người Seleucid sử dụng. Vùng này đã từng trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã trong một thời gian ngắn ở thời Trajan, với tên gọi Provincia Mesopotamia. Các nhà văn học đã cho rằng thuật ngữ biritum/birit narim trong tiếng Akkad tương ứng với một khái niệm địa lý và phú đã xuất hiện ở thời vùng này đang trải qua giai đoạn Aramaic hoá. Tuy nhiên, một điều cũng được nhiều người chấp nhận rằng những xã hội Lưỡng Hà sớm đơn giản chỉ phản ánh toàn bộ những vùng bồi tích, kalam trong tiếng Sumer (dịch nghĩa "đất đai"). Những thuật ngữ gần đây hơn như "Đại Lưỡng Hà" hay "Lưỡng Hà Syria" đã được chấp nhận với nghĩa chỉ một vùng địa lý rộng hơn tương đương vùng Cận Đông hay Trung Đông. Những tên khác sau này đều là các thuật ngữ do người châu Âu đặt cho nó khi họ tới xâm chiếm vùng đất này vào giữa thế kỷ 19. Sách chữ Nôm của người Việt thế kỷ 17 gọi khu vực này là Mạch Tam.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Lưỡng Hà · Xem thêm »

Macrinus

Macrinus (Marcus Opellius Severus Macrinus Augustus; 165 – 218), là Hoàng đế La Mã từ năm 217 đến 218.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Macrinus · Xem thêm »

Mani giáo

Mani giáo (hay còn gọi Minh giáo, Mạt Ni giáo, Mâu Ni giáo), tiếng Ba Tư: آین مانی Āyin-e Māni, tiếng Trung: 摩尼教, là một tôn giáo cổ của Iran, do Mani (216-277), người Ba Tư (tiếng Ba Tư: مانی) sáng lập vào khoảng thế kỷ 3, được truyền bá theo hai hướng Đông - Tây, cực thịnh một thời, ảnh hưởng sâu rộng.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Mani giáo · Xem thêm »

Marcus Antonius

Marcus Antonius (trong tiếng Latin: M·ANTONIVS·M·F·M·N) (khoảng 14 tháng 1 năm 83 TCN - 1 tháng 8 năm 30 TCN) được biết đến trong tiếng Anh là Mark Antony, là một chính trị gia và một thống chế La Mã.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Marcus Antonius · Xem thêm »

Marcus Aurelius

Marcus Aurelius Antoninus Augustus, được biết trong tiếng Pháp là Marc-Aurèle (Ngày 26 tháng 4 năm 121 – 17 tháng 3 năm 180) là một Hoàng đế La Mã, trị vì từ năm 161 đến khi ông mất vào năm 180.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Marcus Aurelius · Xem thêm »

Marcus Licinius Crassus

Marcus Licinius Crassus (Latin: M · LICINIVS · P · F · P · N · CRASSVS) (ca. 115 trước CN - 53 TCN) là một vị tướng La Mã và chính trị gia, người chỉ huy cánh trái của quân đội Sulla trong trận cổng Colline, đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nô lệ lãnh đạo bởi Spartacus, cung cấp hỗ trợ chính trị và tài chính cho Julius Caesar và tham gia vào liên minh chính trị được biết đến là Liên minh Tam Đầu Chế với Pompey và Caesar.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Marcus Licinius Crassus · Xem thêm »

Masada

Masada nguyên là một pháo đài của người Do Thái nằm trong nước Israel, về phía tây nam của Biển Chết.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Masada · Xem thêm »

Mẫu Anh

Một mẫu Anh hay đôi khi gọi tắt là mẫu (một số người gọi là mẫu vuông) là một đơn vị đo diện tích trong hệ đo lường Anh và hệ đo lường Mỹ.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Mẫu Anh · Xem thêm »

Mersin

Mersin (tiếng Armenia: Մերսին, tiếng Hy Lạp cổ: Ζεφύριον, Zephyrion) là một thành phố tự trị (büyük şehir) của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Mersin · Xem thêm »

Mithridates I của Parthia

Mithridates I Arsaces V (sinh 195 TCN (?), mất 138 TCN) là "hoàng đế vĩ đại" của nhà Arsacid, người Parthia thuộc tộc Iran.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Mithridates I của Parthia · Xem thêm »

Mithridates II

Mithridates II Arsaces VII (Đại đế) là "hoàng đế vĩ đại" của Parthia từ năm 123 tới 88 TCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Mithridates II · Xem thêm »

Mithridates III của Parthia

Vua Mithridates III của Parthia (tiếng Ba Tư: مهرداد سوم) cai trị đế quốc Parthia trong khoảng từ năm 57-54 TCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Mithridates III của Parthia · Xem thêm »

Mithridates VI của Pontos

Mithradates VI (tiếng Hy Lạp: Μιθριδάτης, tiếng Ba Tư cổ: Mithradatha, "Món quà của Mithra") (134 TCN – 63 TCN), còn được biết đến như là Mithradates Vĩ đại (Megas) và Eupator Dionysius, là vua xứ Pontos ở miền Bắc Tiểu Á (nay ở Thổ Nhĩ Kỳ) từ khoảng 119 – 63 TCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Mithridates VI của Pontos · Xem thêm »

Molon

Molon (trong tiếng Hy Lạp Moλων; mất năm 220 TCN) là một tướng lĩnh và phó vương của vua Seleukos Antiochus III Đại đế (223-187 TCN).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Molon · Xem thêm »

Mosul

Mosul là một thành phố ở miền bắc Iraq và thủ phủ của tỉnh Nineveh, khoảng 400 km (250 dặm) về phía tây bắc Baghdad.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Mosul · Xem thêm »

Musa của Parthia

Bức tượng bán thân của nữ hoàng Musa từ Bảo tàng quốc gia Iran, được khai quật bởi đội khảo cổ người Pháp ở Khuzestan vào năm 1939. Musa là hoàng hậu của đế quốc Parthia từ khoảng năm 2 TCN đến năm 4 SCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Musa của Parthia · Xem thêm »

Naqsh-e Rustam

Naqsh-e Rustam (نقش رستم) là khu đại mộ địa cổ nằm cách Persepolis 12 km về phía tây bắc, thuộc tỉnh Fars, Iran.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Naqsh-e Rustam · Xem thêm »

Nero

Nero Claudius Caesar Augustus Germanicus (15 tháng 12 năm 37 – 9 tháng 6 năm 68), tên khai sinh là Lucius Domitius Ahenobarbus, còn được gọi là Nero Claudius Caesar Germanicus, là vị Hoàng đế thứ năm và cũng là cuối cùng của triều đại Julius-Claudius, trị vì từ năm 54 tới 68 AD.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Nero · Xem thêm »

Ngoại giao

New York là một tổ chức ngoại giao lớn nhất. Ger van Elk, ''Symmetry of Diplomacy'', 1975, Groninger Museum. Ngoại giao là một nghệ thuật tiến hành trong việc đàm phán, thương lượng giữa những người đại diện cho một nhóm hay một quốc gia.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Ngoại giao · Xem thêm »

Nguyệt Chi

Sự di cư của người Nguyệt Chi qua vùng Trung Á, từ khoảng năm 176 TCN đến năm 30 Nguyệt Chi (tiếng Trung:月氏, hoặc 月支) hay Đại Nguyệt Chi (tiếng Trung:大月氏, hoặc 大月支), là tên gọi trong tiếng Trung để chỉ những người Trung Á cổ đại.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Nguyệt Chi · Xem thêm »

Người Ba Tư

Người Ba Tư là một dân tộc thuộc nhóm người Iran, những người nói tiếng Ba Tư hiện đại và có liên quan chặt chẽ về ngôn ngữ lẫn sắc tộc với người Iran địa phương.C.S. Coon, "Iran:Demography and Ethnography" in Encycloapedia of Islam, Volme IV, E.J. Brill, pp 10,8. Excerpt: "The Lurs speak an aberrant form of Archaic Persian" See maps also on page 10 for distribution of Persian languages and dialectKathryn M. Coughlin, "Muslim cultures today: a reference guide," Greenwood Publishing Group, 2006. pg 89: "...Iranians speak Persian or a Persian dialect such as Gilaki or Mazandarani" Nguồn gốc của họ bắt nguồn từ các dân tộc Iran cổ đại, bản thân họ là một phần của nhánh Ấn-Iran thuộc nhóm dân tộc Ấn-Âu lớn hơn. Thuật ngữ "người Ba Tư" (persian) trong hệ thống ngôn ngữ châu Âu bắt nguồn từ Persis, một vùng đất nằm ở phía bắc vịnh Ba Tư, là nơi mà Cyrus Đại đế đã thành lập nên Đế quốc Achaemenes, thống nhất tất cả các vương quốc Iran khác (chẳng hạn như Đế quốc Media) và mở rộng ảnh hưởng văn hóa và xã hội Ba Tư bằng cách sát nhập Đế quốc Babylon và Đế quốc Lydia. Mặc dù không phải là đế chế đầu tiện tại Iran, nhưng nhà Achaemenes là đế chế Ba Tư đầu tiên được các sử gia phương Tây lẫn Ba Tư công nhận vì ảnh hưởng văn hóa, quân sự và xã hội của nó vượt xa các nền văn mình cũng thời như Athena, Ai Cập, Libya.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Người Ba Tư · Xem thêm »

Người Media

Người Media (Tiếng Ba Tư: مادها, Tiếng Hy Lạp Μῆδοι; Assyrian Mādāyu) là một dân tộc Iran cổ đại, những người sống ở khu vực tây bắc của Iran ngày nay.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Người Media · Xem thêm »

Người Parthia

Một thanh niên trong trang phục Parthia, Palmyra, Syria vào nửa đầu thế kỷ III. Tượng khắc trang trí. Bảo tàng Louvre. Người Parthia là một dân tộc miền đông bắc Ba Tư, được biết đến vì đã đặt nền tảng về chính trị và văn hóa cho Vương quốc Arsaces sau này.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Người Parthia · Xem thêm »

Người Saka

Người Saka hay người Sakai (tiếng Iran cổ Sakā; tiếng Hy Lạp cổ Σάκαι, Sakai; tiếng Phạn) là những bộ lạc dân du mục gốc Iran sinh sống theo kiểu di cư tại các vùng bình nguyên Á-Âu kéo dài từ Đông Âu tới khu vực thuộc Tân Cương (Trung Quốc), từ thời kỳ Ba Tư cổ tới thời kỳ Ba Tư trung khi họ bị thay thế hay khi hòa hợp lại với những người nói tiếng Turk trong thời kỳ di cư của người Turk.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Người Saka · Xem thêm »

Người Scythia

Người Scythia hay người Scyth là một dân tộc bao gồm những người chăn thả gia súc, sống du mục, cưỡi ngựa, có nguồn gốc từ Iran đã thống trị vùng thảo nguyên Hắc Hải trong suốt thời kỳ cổ đại từ khoảng thế kỷ 8-7 TCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Người Scythia · Xem thêm »

Nhà Achaemenes

Đế quốc Achaemenes (tiếng Ba Tư: Hakhamanishian) (690 TCN – 328 TCN), hay Đế quốc Ba Tư thứ nhất, là triều đại đầu tiên của người Ba Tư (nay là Iran) được biết đến trong lịch s. Vương triều này còn được biết với cái tên là Nhà Achaemenid.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Nhà Hán

Nhà Hán (206 TCN – 220) là triều đại kế tục nhà Tần (221 TCN - 207 TCN), và được tiếp nối bởi thời kỳ Tam Quốc (220-280).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Nhà Hán · Xem thêm »

Nhà Kayani

Nhà Kayani (còn gọi là Kay, Kaianid hay Kayanian) là một triều đại bán thần thoại trong truyền thống dân gian nước Đại Iran.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Nhà Kayani · Xem thêm »

Nhà Ptolemaios

Các thuộc địa của tộc Hy Lạp Nhà Ptolemaios (tiếng Anh: The Ptolemaic dynasty; tiếng Hy Lạp: Πτολεμαίος, Ptolemaioi), cũng thường gọi là Nhà Lagids hay Lagidae vì đây là tên của cha Ptolemaios I Soter, vị quốc vương sáng lập ra nhà này.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Nhà Ptolemaios · Xem thêm »

Nineveh

Nineveh (hay; Tiếng Akkad: Ninua) là một thành phố cổ của Assyria ở Thượng Lưỡng Hà, ngày nay ở vùng bắc Iraq; thành phố này ở trên bờ đông của sông Tigris, và là thủ đô của Đế quốc Tân Assyria.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Nineveh · Xem thêm »

Orodes II của Parthia

Tiền xu mang hình Orodes II Orodes II của Parthia (còn gọi là Hyrodes Anaridius) là vua của Đế quốc Parthia từ năm 57-38 trước Công nguyên.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Orodes II của Parthia · Xem thêm »

Osroes I

Tiền xu mang hình Osroes I Osroes I của Parthia cai trị đế chế Parthia từ khoảng năm 109-129.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Osroes I · Xem thêm »

Pacorus I của Parthia

Pacorus I của Parthia (mất năm 38 trước Công nguyên) là con trai của vua Orodes II và hoàng hậu Laodice của Đế chế Parthia.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Pacorus I của Parthia · Xem thêm »

Pacorus II

Pacorus II của Parthia. Pacorus II của Parthia cai trị Đế chế Parthia từ khoảng năm 78-105.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Pacorus II · Xem thêm »

Pakistan

Pakistan (tiếng Việt: Pa-ki-xtan; پاکِستان), tên chính thức Cộng hoà Hồi giáo Pakistan, là một quốc gia ở Nam Á. Tiếng Việt còn gọi quốc gia này vào thế kỷ XX là Hồi Quốc.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Pakistan · Xem thêm »

Palmyra

Palmyra (tiếng Ả rập: تدمر Tadmor‎) là một thành phố quan trọng vào thời xa xưa của Syria, đặt tại một ốc đảo nằm ở phía đông bắc Damascus cách Damascus khoảng 215 km, và nằm ở phía tây nam của Euphrates khoảng 120 km.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Palmyra · Xem thêm »

Persepolis

Persepolis (tiếng Ba Tư cổ: 𐎱 𐎠 𐎼 𐎿 Pārsa, tiếng Ba Tư hiện đại: تخت جمشید / پارسه, Takht-e Jamshid hoặc Chehel Minar, UniPers: Taxte Jamšid) là kinh đô nghi lễ của Đế quốc Ba Tư dưới thời nhà Achaemenes (khoảng năm 550-330 TCN).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Persepolis · Xem thêm »

Phạm Diệp

Phạm Diệp (chữ Hán giản thể: 范晔; chữ Hán phồn thể: 范曄; bính âm: Fan Ye) (398 – 445 hoặc 446) tự Úy Tông, là nhà chính trị, nhà sử học, nhà văn thời Lưu Tống Nam Triều (Trung Quốc), tác giả bộ chính sử Hậu Hán thư, tổ tiên xuất thân từ Thuận Dương (nay thuộc Tích Xuyên, Hà Nam), sinh tại Sơn Âm (nay thuộc Thiệu Hưng Chiết Giang).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Phạm Diệp · Xem thêm »

Phong kiến

Phong kiến là cấu trúc xã hội xoay quanh những mối quan hệ xuất phát từ việc sở hữu đất đai để đổi lấy lao động.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Phong kiến · Xem thêm »

Phraates I của Parthia

Phraates I của Parthia, con trai của Phriapatius (191 TCN-171 TCN), là vua của đế chế Parthia.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Phraates I của Parthia · Xem thêm »

Phraates II

Phraates II của Parthia, con trai của Mithridates I của Parthia (171 - 128 TCN), người đã chinh phục Babylon.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Phraates II · Xem thêm »

Phraates III của Parthia

Tiền xu mang hình Phraates III từ lò đúc tại Ecbatana. Hình phía đối diện là của một xạ thủ đang ngồi, tay đang cầm một cây cung. Dòng chữ tiếng Hy Lạp là ΒΑΣΙΛΕΩΣ ΜΕΓΑΛΟΥ (Đại vương). Vua Phraates III của Parthia đã kế vị vua cha Sanatruces của mình và cai trị Đế chế Parthia từ năm 70-57 trước Công nguyên.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Phraates III của Parthia · Xem thêm »

Phraates IV của Parthia

Phraates IV. Vua Phraates IV của Parthia, con trai của vua Orodes II, trị vì đế chế Parthia từ năm 37- năm 2 TCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Phraates IV của Parthia · Xem thêm »

Phraates V

Musa phía bên phải. Phraates V (tiếng Ba Tư: فرهاد پنجم), còn được biết đến với tên Phraataces nhỏ bé (tiếng Hy Lạp cổ: Φραατάκης), trị vì đế chế Parthia từ năm 2 TCN tới năm 4 SCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Phraates V · Xem thêm »

Phriapatius của Parthia

Phriapatius (hoặc Priapatius) là vua của Đế quốc Parthian từ 191 TCN đến 176 TCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Phriapatius của Parthia · Xem thêm »

Plutarchus

Plutarchus (Tiếng Hy Lạp cổ đại: Πλούταρχος, Ploutarchos), còn được viết theo tên tiếng Anh, tiếng Đức là Plutarch, và tiếng Pháp là Plutarque, tên đầy đủ là Lucius Mestrius Plutarchus (Μέστριος Πλούταρχος) lấy khi nhận được quyền công dân La Mã, (46 - 120) là một nhà tiểu luận va nhà tiểu sử học La Mã cổ đại, ông là người gốc Hy Lạp.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Plutarchus · Xem thêm »

Pompey

Pompey, còn gọi là Pompey Vĩ đại hay Pompey thành viên Tam Hùng (chữ viết tắt tiếng Latinh cổ: CN·POMPEIVS·CN·F·SEX·N·MAGNVS, Gnaeus hay Cnaeus Pompeius Magnus) (26 tháng 9 năm 106 TCN – 28 tháng 9 năm 48 TCN) là một nhà lãnh đạo quân sự, chính trị lỗi lạc của Cộng hòa La Mã.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Pompey · Xem thêm »

Ptolemaios III Euergetes

Ptolemaios III Euergetes (cai trị 246 TCN–222 TCN) là vị vua thứ ba của vương triều Ptolemaios của Ai Cập.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Ptolemaios III Euergetes · Xem thêm »

Ptolemaios XII Auletes

Ptolemaios XII Auletes (117–51 TCN, tiếng Hy Lạp: , Πτολεμαῖος) là một pharaon Ai Cập.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Ptolemaios XII Auletes · Xem thêm »

Res gestae Divi Augusti

Một phần của ''Res gestae Divi Augusti''. Những công tích của đức Augustus chí thánh (Res gestae Divi Augusti) hoặc gọi tắt Công nghiệp ký (Res gestae) là bản khắc ghi chép về vị Hoàng đế La Mã đầu tiên, Augustus, ghi lại cuộc đời và những thành tựu của ông trong góc nhìn người thứ nhất.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Res gestae Divi Augusti · Xem thêm »

Rượu vang

Máy nghiền nho thế kỷ 16 Rượu vang (từ tiếng Pháp vin) là một loại thức uống có cồn được lên men từ nho.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Rượu vang · Xem thêm »

Sanatruces của Parthia

Arsaces, người văn minh, và người bạn của người Hy Lạp). Vua Sanatruces của Parthia (Sinatruces hoặc Sanatruk, khoảng năm 157 TCN - 70 trước Công nguyên) trị vì đế chế Parthia từ khoảng năm 77 đến khoảng năm 70 trước Công nguyên.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Sanatruces của Parthia · Xem thêm »

Sông Ấn

Sông Ấn Độ gọi tắt là Sông Ấn (Sindh darya), còn được ghi lại là Sindhu (tiếng Phạn), Sinthos (tiếng Hy Lạp), và Sindus (tiếng Latinh), là con sông chính của Pakistan.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Sông Ấn · Xem thêm »

Sử ký Tư Mã Thiên

Sử Ký, hay Thái sử công thư (太史公書, nghĩa: Sách của quan Thái sử) là cuốn sử của Tư Mã Thiên được viết từ năm 109 TCN đến 91 TCN, ghi lại lịch sử Trung Quốc trong hơn 2500 năm từ thời Hoàng Đế thần thoại cho tới thời ông sống.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Sử ký Tư Mã Thiên · Xem thêm »

Sử thi

Sử thi hay trường ca là thuật ngữ văn học dùng để chỉ những tác phẩm theo thể tự sự, có nội dung hàm chứa những bức tranh rộng và hoàn chỉnh về đời sống nhân dân với nhân vật trung tâm là những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho một thế giới nào đó.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Sử thi · Xem thêm »

Scythia

Phạm vi gần đúng của Scythia và tiếng Scythia (màu da cam) trong thế kỷ 1 TCN. Trong thời kỳ cổ đại, Scythia (tiếng Hy Lạp cổ đại Skythia, là một khu vực tại đại lục Á-Âu có người Scythia sinh sống, từ khoảng thế kỷ 8 TCN tới khoảng thế kỷ 2. Vị trí và phạm vi của Scythia dao động theo thời gian nhưng thông thường mở rộng xa hơn về phía tây so với phạm vi chỉ ra trên bản đồ mé bên phải này. Khu vực được các tác giả cổ đại biết tới như là Scythia bao gồm.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Scythia · Xem thêm »

Seleucia

Seleucia (tiếng Hy Lạp: Σελεύκεια), còn được gọi là Seleucia bên bờ sông Tigris, là một trong những thành phố lớn trên thế giới thời Hy Lạp và La Mã.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Seleucia · Xem thêm »

Seleukos II Kallinikos

Seleukos II Kallinikos hoặc Pogon (Tiếng Hy Lạp: Σέλευκος Β 'Καλλίνικος, có ý nghĩa là người chiến thắng đẹp và "Bearded", tương ứng như vậy) là một vị vua Hy Lạp hóa của vương quốc Seleukos.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Seleukos II Kallinikos · Xem thêm »

Septimius Severus

Lucius Septimius Severus (Lucius Septimius Severus Augustus; 11 tháng 4, 146 - 4 tháng 2, 211) là Hoàng đế của Đế quốc La Mã (193-211).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Septimius Severus · Xem thêm »

Shah

Shah (SAH) (/ ʃɑː /; Ba Tư: شاه,, "vua") là một danh hiệu được trao cho các hoàng đế / vua và lãnh chúa của Iran (Ba Tư).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Shah · Xem thêm »

Sogdiana

Người Túc Đặc, được miêu tả trên một bia Bắc Tề Trung Quốc, khoảng năm 567-573 SCN.Dorothy C Wong: ''Chinese steles: pre-Buddhist and Buddhist use of a symbolic form'', Honolulu: University of Hawaii Press, 2004, tr. 150 Sogdiana hoặc Sogdia (tiếng Ba Tư cổ: Suguda-; tiếng Hy Lạp cổ đại: Σογδιανή, Sogdianē; tiếng Ba Tư: سغد - Sōġd; Tajik: Суғд - Sughd; tiếng Uzbek: Sogd; tiếng Trung Quốc: 粟特, Túc Đặc) là nền văn minh cổ xưa của người Iran và là một tỉnh của Đế chế Achaemenes Ba Tư, thứ mười tám trong danh sách trên văn bia Behistun của Darius Đại Đế (i. 16).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Sogdiana · Xem thêm »

Strabo

Greek Hình Strabo trên bản khắc thế kỷ 16 Một trang của sách ''Geographica'' do Isaac Casaubon xuất bản năm 1620 Strabo (Στράβων; sinh khoảng năm 63/64 trước Công nguyên – chết khoảng năm 24 sau Công nguyên) là một sử gia, nhà địa lý và triết gia Hy Lạp cổ đại.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Strabo · Xem thêm »

Susa

* Susa kinh đô của Elam (2700 TCN đến 539 TCN), thuộc Ba Tư và Iran ngày nay.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Susa · Xem thêm »

Syria

Syria (tiếng Pháp: Syrie, سورية hoặc سوريا; phiên âm tiếng Việt: Xi-ri), tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Syria (الجمهورية العربية السورية), là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Syria · Xem thêm »

Sơn nguyên Iran

Bản đồ địa hình với sơn nguyên Iran nối Anatolia ở phía tây với Hindu Kush và Himalaya ở phía đông. Ấn Độ. Sơn nguyên Iran hay cao nguyên Iran là một thành hệ địa chất tại khu vực tây nam Á, Nam Á và Kavkaz.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Sơn nguyên Iran · Xem thêm »

Taxila

Taxila (hay Takshashila, Takshila; tiếng Phạn: तक्षशिला Takṣaśilā) là một thành phố và một địa điểm khảo cổ quan trọng ở hạt Rawalpindi, tỉnh Punjab, Pakistan.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Taxila · Xem thêm »

Tây Vực

Trương Khiên đi Tây Vực (bích họa ở Đôn Hoàng). Tây Vực (chữ Hán: 西域, bính âm: Xi-yu hoặc Hsi-yu) là cách người Trung Quốc ngày xưa gọi các nước nằm ở phía Tây của Trung Quốc.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tây Vực · Xem thêm »

Týros

Týros (tiếng Ả Rập:,; tiếng Phoenicia:צור,; צוֹר, Tzor; tiếng Hebrew Tiberia:,; tiếng Akkad: 𒋗𒊒; tiếng Hy Lạp:, Týros; Sur; Tyrus) - hoặc Sour hoặc Tyre (tên trong tiếng Anh) - là thành phố nằm ở tỉnh (muhafazah) Nam của Liban.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Týros · Xem thêm »

Thời kỳ Hy Lạp hóa

Các thuộc địa Hy Lạp Thời kỳ Hy Lạp hóa (từ Ελληνισμός hellēnismós trong tiếng Hy Lạp) là một giai đoạn trong lịch sử Hy Lạp cổ đại và lịch sử Địa Trung Hải sau cái chết của Alexandros Đại đế vào năm 323 TCN và sự xuất hiện của đế quốc La Mã, được báo hiệu bằng trận Actium năm 31 TCN và cuộc chinh phục nhà Ptolemaios Ai Cập năm 30 TCN ngay sau đó.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Thời kỳ Hy Lạp hóa · Xem thêm »

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye), tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye Cumhuriyeti), là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Tiếng Akkad

Tiếng Akkad (lišānum akkadītum, ak.kADû) - hay tiếng Accad, tiếng Assyria-Babylon - là một ngôn ngữ không còn tồn tại thuộc nhóm Ngôn ngữ Semit (thuộc ngữ hệ Phi-Á) từng được con người ở vùng Lưỡng Hà cổ đại dùng để nói.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tiếng Akkad · Xem thêm »

Tiếng Aram

Không có mô tả.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tiếng Aram · Xem thêm »

Tiếng Ba Tư

Tiếng Ba Tư, còn được biết đến như tiếng Farsi (فارسی), là một ngôn ngữ Iran thuộc ngữ tộc Ấn-Iran của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tiếng Ba Tư · Xem thêm »

Tiếng Hy Lạp

Tiếng Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp hiện đại: ελληνικά, elliniká, hoặc ελληνική γλώσσα, ellinikí glóssa) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, bản địa tại Hy Lạp, tây và đông bắc Tiểu Á, nam Ý, Albania và Síp.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tiếng Hy Lạp · Xem thêm »

Tiếng Hy Lạp cổ đại

Tiếng Hy Lạp cổ đại là hình thức tiếng Hy Lạp được sử dụng trong thế kỷ 9 TCN đến thế kỷ 6 SCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tiếng Hy Lạp cổ đại · Xem thêm »

Tiếng Kurd

Tiếng Kurd (Kurdî, کوردی) là một dãy phương ngữ gồm các phương ngữ và ngôn ngữ liên quan đến nhau được nói bởi người Kurd ở Tây Á. Tiếng Kurd bao gồm ba nhóm phương ngữ gọi là Bắc Kurd (Kurmanji), Trung Kurd (Sorani), và Nam Kurd (Palewani).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tiếng Kurd · Xem thêm »

Tiếng Parthia

Tiếng Parthia là một ngôn ngữ Iran tuyệt chủng từng hiện diện ở Parthia, một vùng của miền đông bắc Iran cổ đại. Tiếng Parthia từng là ngôn ngữ của Đế quốc Parthia dưới triều đại Arsaces (248 TCN – 224 CN), cũng như những phân nhánh là nhà Arsaces của Armenia, nhà Arsaces của Iberia và nhà Arsaces của Albania Kavkaz. Ngôn ngữ này có ảnh hưởng lên tiếng Armenia, với một khối từ mượn gốc Parthia khá đáng kể.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tiếng Parthia · Xem thêm »

Tiếng Trung Quốc

Tiếng Trung Quốc, tiếng Hán, hay tiếng Hoa (hay) là tập hợp những dạng ngôn ngữ có liên quan đến nhau, nhưng trong rất nhiều trường hợp không thông hiểu lẫn nhau, hợp thành một nhánh trong ngữ hệ Hán-Tạng.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tiếng Trung Quốc · Xem thêm »

Tiếng Việt

Tiếng Việt, còn gọi tiếng Việt Nam hay Việt ngữ, là ngôn ngữ của người Việt (người Kinh) và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tiếng Việt · Xem thêm »

Tiberius

Tiberius (Tiberius Caesar Divi Augusti filius Augustus; 16 tháng 11 năm 42 trước Công nguyên – 16 tháng 3 năm 37 sau Công nguyên), là vị Hoàng đế La Mã thứ hai, sau cái chết của Augustus vào năm 14 sau Công nguyên đến khi qua đời vào năm 37 sau CN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tiberius · Xem thêm »

Tigranes Đại đế

Tigranes Đại đế (tiếng Armenia: Տիգրան Մեծ, tên Hy Lạp: Τιγράνης ο Μέγας, tiếng Nga: Тигран Велики) (cai trị 95-55 TCN), còn gọi là Tigranes II (đôi khi Tigranes I), là vua của Armenia mà trong một thời gian ngắn đã biến quốc gia này thành một thế lực ở phương đông đối trọng với cộng hòa La Mã.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tigranes Đại đế · Xem thêm »

Tigris

Tigris (Tiếng Việt:Ti-gơ-rơ hoặc Tigrơ, được phiên âm từ tên tiếng Pháp: Tigre) là con sông phía đông thuộc hai con sông lớn phân định nền văn minh Lưỡng Hà, cùng với sông Euphrates.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tigris · Xem thêm »

Tiridates I của Parthia

Tiridates, hoặc Teridates là một tên Ba Tư, được đưa ra bởi Arrian trong tác phẩm Parthica của mình để nói về người em trai của Arsaces I,người sáng lập của đế chế Parthia.Người mà đã được nói là ông đã kế vị từ ông ta năm 246 TCN.Nhưng những thông tin của Arrian dường như được cho là phi lịch sử và các nhà lịch sử ngày nay cho rằng Arsaces đã cai trị Parthia cho tới tận năm 211 TCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tiridates I của Parthia · Xem thêm »

Tiridates III của Parthia

Tiridates III của Parthia (tiếng Ba Tư: تيرداد سوم), cai trị đế chế Parthia một thời gian ngắn từ năm 35-36.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tiridates III của Parthia · Xem thêm »

Traianus

Marcus Ulpius Nerva Traianus Augustus hay còn gọi là Trajan (18 tháng 9 năm 53 – 9 tháng 8 năm 117), là vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 98 tới khi qua đời năm 117.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Traianus · Xem thêm »

Tranh tường

Hình vua Maya ở San Bartolo, Guatemala Tranh tường là loại tranh nghệ thuật mà người họa sĩ dùng sơn để vẽ trực tiếp lên tường, lên trần, hay các bề mặt khác như đá trong hang động (tranh hang động).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tranh tường · Xem thêm »

Trận Actium

Trận Actium là trận chiến có ý nghĩa quyết định trong chuỗi các cuộc nội chiến thời Cộng hòa La Mã, với hai phe tham chiến: một bên là lực lượng của Octavius và một bên là liên minh giữa Marcus Antonius và nữ hoàng Cleopatra.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Trận Actium · Xem thêm »

Trận Carrhae

Trận Carrhae xảy ra gần thị trấn Carrhae năm 53 TCN, là một chiến thắng quyết định cho Spahbod (tướng) Surena của người Parthava trước quân xâm lược La Mã dưới sự chỉ huy của Marcus Licinius Crassus, người đã bị giết sau đó.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Trận Carrhae · Xem thêm »

Trận Magnesia

Trận Magnesia nổ ra năm 190 TCN gần Magnesia ad Sipylum, trên vùng đất của Lydia (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ) giữa người La Mã do chấp chính quan Lucius Cornelius Scipio và người anh trai nổi tiếng là tướng Scipio Africanus, cùng với đồng minh Eumenes II của Pergamon chống lại quân đội của Antiochos III Đại đế của vương quốc Seleukos.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Trận Magnesia · Xem thêm »

Trận Nisibis (217)

Trận Nisibis xảy ra vào mùa hè năm 217 giữa quân đội của đế quốc La Mã dưới sự chỉ huy của hoàng đế Macrinus mới lên ngôi và quân đội Parthia của vua Artabanus IV.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Trận Nisibis (217) · Xem thêm »

Trận Philippi

Trận Philippi là trận đánh cuối cùng trong các cuộc chiến tranh của liên minh tam hùng lần thứ 2 giữa quân đội của Marcus Antonius và Octavianus (Liên minh tam hùng lần thứ hai) với những kẻ ám sát Julius Caesar là Marcus Junius Brutus và Gaius Cassius Longinus vào năm 42 TCN, tại Philippi ở Macedonia.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Trận Philippi · Xem thêm »

Trung Á

Trung Á là một vùng của châu Á không tiếp giáp với đại dương.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Trung Á · Xem thêm »

Trung Đông

Các khu vực đôi khi được gộp vào Trung Đông (về mặt chính trị-xã hội) Trung Đông là một phân miền lịch sử và văn hoá của vùng Phi-Âu-Á về mặt truyền thống là thuộc các quốc gia vùng Tây Nam Á và Ai Cập.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Trung Đông · Xem thêm »

Trung Quốc

Trung Quốc, tên chính thức là nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một quốc gia có chủ quyền nằm tại Đông Á. Đây là quốc gia đông dân nhất trên thế giới, với số dân trên 1,405 tỷ người. Trung Quốc là quốc gia độc đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền, chính phủ trung ương đặt tại thủ đô Bắc Kinh. Chính phủ Trung Quốc thi hành quyền tài phán tại 22 tỉnh, năm khu tự trị, bốn đô thị trực thuộc, và hai khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao. Chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cũng tuyên bố chủ quyền đối với các lãnh thổ nắm dưới sự quản lý của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan), cho Đài Loan là tỉnh thứ 23 của mình, yêu sách này gây tranh nghị do sự phức tạp của vị thế chính trị Đài Loan. Với diện tích là 9,596,961 triệu km², Trung Quốc là quốc gia có diện tích lục địa lớn thứ tư trên thế giới, và là quốc gia có tổng diện tích lớn thứ ba hoặc thứ tư trên thế giới, tùy theo phương pháp đo lường. Cảnh quan của Trung Quốc rộng lớn và đa dạng, thay đổi từ những thảo nguyên rừng cùng các sa mạc Gobi và Taklamakan ở phía bắc khô hạn đến các khu rừng cận nhiệt đới ở phía nam có mưa nhiều hơn. Các dãy núi Himalaya, Karakoram, Pamir và Thiên Sơn là ranh giới tự nhiên của Trung Quốc với Nam và Trung Á. Trường Giang và Hoàng Hà lần lượt là sông dài thứ ba và thứ sáu trên thế giới, hai sông này bắt nguồn từ cao nguyên Thanh Tạng và chảy hướng về vùng bờ biển phía đông có dân cư đông đúc. Đường bờ biển của Trung Quốc dọc theo Thái Bình Dương và dài 14500 km, giáp với các biển: Bột Hải, Hoàng Hải, biển Hoa Đông và biển Đông. Lịch sử Trung Quốc bắt nguồn từ một trong những nền văn minh cổ nhất thế giới, phát triển tại lưu vực phì nhiêu của sông Hoàng Hà tại bình nguyên Hoa Bắc. Trải qua hơn 5.000 năm, văn minh Trung Hoa đã phát triển trở thành nền văn minh rực rỡ nhất thế giới trong thời cổ đại và trung cổ, với hệ thống triết học rất thâm sâu (nổi bật nhất là Nho giáo, Đạo giáo và thuyết Âm dương ngũ hành). Hệ thống chính trị của Trung Quốc dựa trên các chế độ quân chủ kế tập, được gọi là các triều đại, khởi đầu là triều đại nhà Hạ ở lưu vực Hoàng Hà. Từ năm 221 TCN, khi nhà Tần chinh phục các quốc gia khác để hình thành một đế quốc Trung Hoa thống nhất, quốc gia này đã trải qua nhiều lần mở rộng, đứt đoạn và cải cách. Trung Hoa Dân Quốc lật đổ triều đại phong kiến cuối cùng của Trung Quốc là nhà Thanh vào năm 1911 và cầm quyền tại Trung Quốc đại lục cho đến năm 1949. Sau khi Đế quốc Nhật Bản bại trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Đảng Cộng sản đánh bại Quốc dân Đảng và thiết lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh vào ngày 1 tháng 10 năm 1949, trong khi đó Quốc dân Đảng dời chính phủ Trung Hoa Dân Quốc đến đảo Đài Loan và thủ đô hiện hành là Đài Bắc. Trong hầu hết thời gian trong hơn 2.000 năm qua, kinh tế Trung Quốc được xem là nền kinh tế lớn và phức tạp nhất trên thế giới, với những lúc thì hưng thịnh, khi thì suy thoái. Kể từ khi tiến hành cuộc cải cách kinh tế vào năm 1978, Trung Quốc trở thành một trong các nền kinh kế lớn có mức tăng trưởng nhanh nhất. Đến năm 2014, nền kinh tế Trung Quốc đã đạt vị trí số một thế giới tính theo sức mua tương đương (PPP) và duy trì ở vị trí thứ hai tính theo giá trị thực tế. Trung Quốc được công nhận là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và có quân đội thường trực lớn nhất thế giới, với ngân sách quốc phòng lớn thứ nhì. Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trở thành một thành viên của Liên Hiệp Quốc từ năm 1971, khi chính thể này thay thế Trung Hoa Dân Quốc trong vị thế thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc. Trung Quốc cũng là thành viên của nhiều tổ chức đa phương chính thức và phi chính thức, trong đó có WTO, APEC, BRICS, SCO, và G-20. Trung Quốc là một cường quốc lớn và được xem là một siêu cường tiềm năng.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Trung Quốc · Xem thêm »

Trương Khiên

Tượng Trương Khiên tại Bảo tàng lịch sử Thiểm Tây, Tây An Trương Khiên (?164 TCN – 114 TCN), tự Tử Văn, người Thành Cố, Hán Trung, nhà lữ hành, nhà ngoại giao, nhà thám hiểm kiệt xuất đời Tây Hán trong lịch sử Trung Quốc, có đóng góp to lớn trong việc mở ra con đường Tơ Lụa, kết nối giao thông nhà Hán với các nước Tây Vực.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Trương Khiên · Xem thêm »

Turkmenistan

Turkmenistan (Türkmenistan/Түркменистан/تۆركمنيستآن,; phiên âm tiếng Việt: Tuốc-mê-ni-xtan), cũng được gọi là Turkmenia, tên đầy đủ là Cộng hòa Turkmenistan (tiếng Turkmen: Türkmenistan Jumhuriyäti) là một quốc gia tại Trung Á. Tên "Turkmenistan" bắt nguồn từ tiếng Ba Tư, có nghĩa "nước của người Turkmen".

Mới!!: Đế quốc Parthia và Turkmenistan · Xem thêm »

Tư Mã Thiên

Tư Mã Thiên (145 TCN – 86 TCN), tên tự là Tử Trường, là tác giả bộ Sử ký (史記); với bộ sử đó, ông được tôn là Sử thánh, một trong Mười vị thánh trong lịch sử Trung Quốc.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Tư Mã Thiên · Xem thêm »

Vardanes I của Parthia

Vardanes I của Parthia cai trị Đế quốc Parthia từ khoảng năm 40-45SCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Vardanes I của Parthia · Xem thêm »

Vịnh Ba Tư

Vịnh Ba Tư Vịnh Ba Tư, Vịnh Ả Rập, hay Vịnh Péc-xích là vùng vành đai nông của Ấn Độ Dương nằm giữa Bán đảo Ả Rập và vùng tây nam Iran.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Vịnh Ba Tư · Xem thêm »

Vịnh Thái Lan

Bản đồ chỉ ra vị trí của vịnh Thái Lan Vịnh Thái Lan (tên gọi cũ: Vịnh Chân Lạp, Vịnh Xiêm La) là một vịnh nằm ở biển Đông (thuộc Thái Bình Dương), được bao bọc bởi các quốc gia như Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Vịnh Thái Lan · Xem thêm »

Văn hóa Hy Lạp

Bán đảo Hy Lạp và đảo lân cận Parthenon ở Athena Địa điểm xuất phát phát triển của nền văn minh Hy Lạp là đồng bằng Thessalia (Θεσσαλία) màu mỡ, rộng lớn ở vùng bắc Hy Lạp cùng với các đồng bằng Attike (Αττική), Beotia (Βοιωτια) ở trung Hy Lạp và bán đảo Peloponnese (Πελοπόννησος) ở phía nam Hy Lạp.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Văn hóa Hy Lạp · Xem thêm »

Văn học dân gian

Văn học dân gian (VHDG) hay văn học truyền miệng là những sáng tác văn học do nhân dân tạo nên và lưu truyền.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Văn học dân gian · Xem thêm »

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Việt Nam · Xem thêm »

Vologases I của Parthia

Vologases I. Vologases I của Parthia (tiếng Ba Tư: Balash hoặc Valakhsh) vua của đế chế Parthia từ khoảng năm 51-78.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Vologases I của Parthia · Xem thêm »

Vologases III của Parthia

Tiền xu mang hình Vologases III Vologases III của Parthia tuyên bố lên ngôi vua của Đế chế Parthia khoảng năm 105, trong những ngày cuối cùng của vua Pacorus II của Parthia (80-105).

Mới!!: Đế quốc Parthia và Vologases III của Parthia · Xem thêm »

Vologases IV

Vologases IV của Parthia là vua của Đế chế Parthia từ 147-191.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Vologases IV · Xem thêm »

Vologases V

Tiền xu mang hình Vologases V Vologases V của Parthia là vua của Đế chế Parthia từ 191-208.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Vologases V · Xem thêm »

Vologases VI

Tiền xu hình mang hình Vologases VI Vologases VI của Parthia (tiếng Parthia: Walagash; tiếng Ba Tư: بلاش ششم, Balash) đã kế vị vua cha Vologases V của Parthia (191-208), lên ngôi vua đế chế Parthia năm 208.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Vologases VI · Xem thêm »

Vonones I của Parthia

Vonones I của Parthia (ΟΝΩΝΗΣ trên đồng tiền của ông) trị vì đế chế Parthia từ khoảng năm 8 đến 12 SCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Vonones I của Parthia · Xem thêm »

Vương quốc Armenia (cổ đại)

Đại Armenia (tiếng Armenia: Մեծ Հայք Mets Hayk), cũng gọi là Vương quốc Đại Armenia, là một vương quốc độc lập từ năm 190 TCN tới năm 387, và là một quốc gia chư hầu của La Mã và đế quốc Ba Tư cho tới năm 428.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Vương quốc Armenia (cổ đại) · Xem thêm »

Vương quốc Ấn-Parthia

Triều đại Gondophares, và hay còn được gọi là các vị vua Ấn-Parthia là một nhóm các vị vua cổ đại cai trị vùng đất ngày nay là Afghanistan, Pakistan và Bắc Ấn Độ, trong hoặc trước thế kỷ 1CN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Vương quốc Ấn-Parthia · Xem thêm »

Vương quốc Hy Lạp-Bactria

Vương quốc Hy Lạp-Bactria, là một phần phía đông của thế giới Hy Lạp, bao gồm Đại Hạ (tức Bactria) và Sogdiana ở khu vực Trung Á từ năm 250 - 125 TCN.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Vương quốc Hy Lạp-Bactria · Xem thêm »

Vương quốc Seleukos

Vương quốc Seleukos (312 – 63 TCN) là một vương quốc thời Hy Lạp hóa, kế tục đế quốc của Alexandros Đại đế.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Vương quốc Seleukos · Xem thêm »

Yazdegerd III

Yazdegerd III (624-651), cũng gọi là Yazdgerd hay Yazdiger (tiếng Trung Ba Tư: 𐭩𐭦𐭣𐭪𐭥𐭲𐭩 Yazdākird, có nghĩa là "được tạo nên bởi Chúa"; tiếng Ba Tư mới: یزدگرد) là hoàng đế thứ 38 và cũng là vị hoàng đế cuối cùng của Vương triều Sassanid, ông là cháu của hoàng đế Khosrau II (590-628), người đã bị con trai Kavadh II của Ba Tư sát hại vào năm 628.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Yazdegerd III · Xem thêm »

Zeus

Zeús, hay Dzeús, (tiếng Hy Lạp: Ζεύς) hay Dias (tiếng Hy Lạp: Δίας), còn gọi là thần Dớt, là thần trị vì các vị thần và là thần của bầu trời cũng như sấm trong thần thoại Hy Lạp.

Mới!!: Đế quốc Parthia và Zeus · Xem thêm »

216

216 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Đế quốc Parthia và 216 · Xem thêm »

228

Năm 228 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Đế quốc Parthia và 228 · Xem thêm »

229

Năm 229 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Đế quốc Parthia và 229 · Xem thêm »

276

Năm 276 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Đế quốc Parthia và 276 · Xem thêm »

97

Năm 97 là một năm trong lịch Julius.

Mới!!: Đế quốc Parthia và 97 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Nhà Arsaces, Nhà Arsacid, Nhà Ashkan, Nhà Ashkanian, Triều đại Arsacid, Vương quốc An Tức, Vương quốc Arsaces, Vương quốc Ashkan, Vương quốc Parthia, Đế chế Arsaces, Đế chế Arsacid, Đế chế Parthava, Đế chế Parthia, Đế quốc Arsaces, Đế quốc Arsacid, Đệ nhị Đế chế Ba Tư.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »