Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Palestine (khu vực)

Mục lục Palestine (khu vực)

Palestine (فلسطين, hoặc; tiếng Hebrew: פלשתינה Palestina) là một khu vực địa lý tại Tây Á, nằm giữa Địa Trung Hải và sông Jordan.

84 quan hệ: Ai Cập, Ai Cập cổ đại, Akko, Alexandros Đại đế, Ali bin Abu Talib, Assyria, Đất Thánh, Đế quốc Đông La Mã, Đế quốc La Mã, Đế quốc Mông Cổ, Đế quốc Palmyra, Đế quốc Sasanian, Đế quốc Seljuk, Đế quốc Tân Babylon, Địa Trung Hải, Bờ Tây, Biển Chết, Cambridge University Press, Canaan, Cái Chết Đen, Cộng hòa La Mã, Chính quyền Dân tộc Palestine, Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948, Chiến tranh Mithridates lần thứ ba, Chiến tranh Sáu Ngày, Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh thế giới thứ nhất, Constantinus Đại đế, Cuộc di cư Palestine, 1948, Damascus, Dải Gaza, Diadochi, Gaius Plinius Secundus, Galilea, Gaza, Hadith, Hadrianus, Hebron, Herodotos, Holocaust, Jerusalem, Jordan, Judea, Levant, Liban, Lưỡng Hà, Muawiyah I, Muhammad Ali của Ai Cập, Nablus, Naboukhodonosor II, ..., Núi Carmel, Người Israel (cổ đại), Nhà Abbas, Nhà Achaemenes, Nhà Fatimid, Nhà Ikhshid, Nhà nước Palestine, Nhà Omeyyad, Nhà Rashidun, Odaenathus, Pella, Phoenicia, Ramla, Safed, Saladin, Sông Jordan, Syria, Syria (khu vực), Tân Vương quốc Ai Cập, Thánh Helena, Thập tự chinh thứ bảy, Thập tự chinh thứ tư, Thời đại đồ đồng, Tiếng Hebrew, Titus, Trận Ain Jalut, Trận Hattin, Trận Yarmouk, Văn minh cổ Babylon, Văn minh Minos, Vương quốc Hasmoneus, Vương quốc Seleukos, Vương triều Ayyub, Yavne. Mở rộng chỉ mục (34 hơn) »

Ai Cập

Ai Cập (مِصر, مَصر,http://masri.freehostia.com), tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel về phía đông bắc, giáp vịnh Aqaba về phía đông, biển Đỏ về phía đông và nam, Sudan về phía nam, và Libya về phía tây.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Ai Cập · Xem thêm »

Ai Cập cổ đại

Ai Cập cổ đại là một nền văn minh cổ đại nằm ở Đông Bắc châu Phi, tập trung dọc theo hạ lưu của sông Nile thuộc khu vực ngày nay là đất nước Ai Cập.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Ai Cập cổ đại · Xem thêm »

Akko

Akko hay Acre (עַכּוֹ, ʻAkko; عكّا, ʻAkkā, tiếng Hy Lạp cổ đại: Ἄκρη Akre) là một thành phố nhỏ ở phía Tây Galilee thuộc miền Bắc Israel, nằm ven Địa Trung Hải tại phần cực bắc vịnh Haifa, với diện tích 13,533 km², có dân số hơn 46.000 người (năm 2011).

Mới!!: Palestine (khu vực) và Akko · Xem thêm »

Alexandros Đại đế

Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế,Kh̉ảo cổ học - Viện kh̉ao cổ học, ̉Uy ban khoa học xã hội Việt Nam, 1984 - trang 69 (tiếng Hy Lạp: Megas Alexandros, tiếng Latinh: Alexander Magnus) (tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN), nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Alexandros Đại đế · Xem thêm »

Ali bin Abu Talib

Ali bin Abu Talib (17 tháng 3 năm 599 hoặc 600 - 27 tháng 1 năm 661) là một người em họ, con rể và là Ahl al-Bayt, người nhà của nhà tiên tri Muhammad của Islam, thống trị đế quốc Rashidun từ năm 656 tới 661 và là một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử Islam.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Ali bin Abu Talib · Xem thêm »

Assyria

Babylon, Mitanni, Hittites. Tấm tượng quái vật bảo vệ mình bò có cánh, đầu người tại cung điện của Sargon II. Assyria là một vương quốc của người Akkad, nó bắt đầu tồn tại như là một nhà nước từ cuối thế kỷ 25 hoặc đầu thế kỉ 24 trước Công nguyên đến năm 608 trước Công nguyên Georges Roux - Ancient Iraq với trung tâm ở thượng nguồn sông Tigris, phía bắc Lưỡng Hà (ngày nay là miền bắc Iraq), mà đã vươn lên trở thành một đế quốc thống trị khu vực một vài lần trong lịch s. Nó được đặt tên theo kinh đô ban đầu của nó, thành phố cổ Assur (tiếng Akkad: 𒀸 𒋗 𒁺 𐎹 Aššūrāyu; tiếng Aramaic: אתור Aṯur, tiếng Do Thái: אַשּׁוּר Aššûr; tiếng Ả Rập: آشور Āšūr).

Mới!!: Palestine (khu vực) và Assyria · Xem thêm »

Đất Thánh

Đất Thánh (ארץ הקודש; Eretz HaQodesh; tiếng Ả Rập: الأرض المقدسة) là thuật ngữ trong Do Thái giáo chỉ Vương quốc Israel như được xác định trong bộ kinh Tanakh.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Đất Thánh · Xem thêm »

Đế quốc Đông La Mã

Đế quốc Đông La Mã (tiếng Hy Lạp cổ đại:, phiên âm:, Imperium Romanum tạm dịch là "Đế quốc La Mã") còn được gọi Đế quốc Byzantium, Đế quốc Byzantine, Đế quốc Byzance hay Đế quốc Hy Lạp;;;;;;;. là một đế quốc tồn tại từ năm 330 đến năm 1453, đóng đô ở Constantinopolis.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Đế quốc Đông La Mã · Xem thêm »

Đế quốc La Mã

Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma (IMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Đế quốc La Mã · Xem thêm »

Đế quốc Mông Cổ

Đế quốc Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Mongol-yn Ezent Güren) từng tồn tại trong các thế kỷ 13 và 14, và là đế quốc có lãnh thổ liền nhau lớn nhất trong lịch sử loài người.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Đế quốc Mông Cổ · Xem thêm »

Đế quốc Palmyra

Đế quốc Palmyra (260 - 273) là một quốc gia được tách khỏi Đế quốc La Mã trong cuộc khủng hoảng của thế kỷ thứ ba.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Đế quốc Palmyra · Xem thêm »

Đế quốc Sasanian

Nhà Sassanid, còn gọi là Sassanian, Sasanid, Sassanid, (tiếng Ba Tư: ساسانیان) hay Tân Đế quốc Ba Tư, là triều đại Hỏa giáo cuối cùng của Đế quốc Ba Tư trước sự nổi lên của đạo Hồi. Đây là một trong hai đế quốc hùng mạnh nhất vùng Tây Á trong vòng 400 năm. Ardashir I đã thành lập triều đại này sau khi ông ta đánh bại vua nhà Arsacid cuối cùng là Artabanus IV Adravan, và kết thúc khi vị Vua của các vua cuối cùng là Yazdegerd III (632–651) thoái vị sau 14 năm kháng chiến chống sự càn quét của người Ả Rập theo Hồi giáo. Lãnh thổ của đế quốc Sassanid bao gồm Iran, Iraq, Armenia, Afghanistan, phía tây Thổ Nhĩ Kỳ và một phần của Syria, Pakistan, Kavkaz, Trung Á và Ả rập. Dưới triều Khosrau II (590–628) thì Ai Cập, Jordan, Palestine và Liban cũng thuộc Sassanid. Người Sassanid gọi đế quốc họ là Erānshahr (ایرانشهر) tức "Lãnh địa của người Iran". Vương triều Sassanid được xem là một trong những thời đại quan trọng và có ảnh hưởng nhất trong lịch sử Iran. Thời đại này chứng kiến đỉnh cao của nền văn minh Ba Tư và là đế quốc hùng mạnh cuối cùng của người Ba Tư trước cuộc càn quét của những người Hồi giáo. Ba Tư gây ảnh hưởng rất lớn đến đế quốc La Mã lừng danh trong thời kì Sassanid và La Mã dành cho Ba Tư một vị thế ngang bằng mình, như trong bức thư Hoàng đế La Mã gửi cho Vua của các vua Ba Tư đề là "gửi người anh em". Tầm ảnh hưởng của văn hóa Ba Tư đã vươn ra ngoài đất nước họ, tác động đến Tây Âu, châu Phi, Ấn Độ và Trung Hoa, đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của nghệ thuật châu Á và châu Âu thời Trung Cổ. Khosrau Đại Đế, còn gọi là Chosroes I được coi là vị vua vĩ đại nhất của Vương triều Sassanid, đã tiến hành cải cách lớn lao và thể hiện tài năng quân sự trong cuộc chiến tranh chống Đế quốc Đông La Mã, đồng thời là một nhà xây dựng xuất sắc. Đối với thế giới Islam thì nhiều thứ như văn hóa, kiến trúc hay kĩ năng của họ đều lấy phần lớn là từ thời Sassanid. Chẳng hạn như ngôn ngữ chính của Afghanistan cũng là ngôn ngữ chính của Ba Tư thời Sassanid.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Đế quốc Sasanian · Xem thêm »

Đế quốc Seljuk

Đế quốc Seljuk hay Đế quốc Đại Seljuk (còn được đọc là Seljuq) (آل سلجوق) là một đế quốc Turk-Ba Tư.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Đế quốc Seljuk · Xem thêm »

Đế quốc Tân Babylon

Đế quốc Tân Babylon hay còn được gọi là đế quốc Chaldea là một giai đoạn lịch sử Lưỡng Hà bắt đầu từ năm 626 trước Công nguyên và kết thúc vào năm 539 trước Công nguyên.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Đế quốc Tân Babylon · Xem thêm »

Địa Trung Hải

Địa Trung Hải, ảnh chụp từ vệ tinh Địa Trung Hải là một phần của Đại Tây Dương được vây quanh bởi đất liền – phía bắc bởi châu Âu, phía nam bởi châu Phi và phía đông bởi châu Á. Địa Trung Hải có diện tích 2.509.000 km² (969.000 dặm vuông Anh) tới 2.510.000 km² (970.000 dặm vuông Anh).

Mới!!: Palestine (khu vực) và Địa Trung Hải · Xem thêm »

Bờ Tây

Bản đồ Bờ Tây. Bờ Tây (Tây Ngạn, West Bank) là một vùng lãnh thổ nằm kín trong lục địa tại Trung Đông, là một lãnh thổ đất liền gần bờ biển Địa Trung Hải của Tây Á, tạo thành phần lớn lãnh thổ hiện nay dưới sự kiểm soát của Israel, hoặc dưới sự kiểm soát chung của Israel-Palestine, và tình trạng cuối cùng của toàn bộ khu vực vẫn chưa được quyết định bởi các bên liên quan.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Bờ Tây · Xem thêm »

Biển Chết

Sông Jordan chảy vào biển Chết Biển Chết (tiếng Ả Rập: البحر الميت, tiếng Hêbrơ: ים המלח) hay Tử Hải là một hồ nước mặn nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Biển Chết · Xem thêm »

Cambridge University Press

Nhà xuất bản Đại học Cambridge (Cambridge University Press, CUP) là một nhà xuất bản của Đại học Cambridge.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Cambridge University Press · Xem thêm »

Canaan

Canaan, một vùng ở Cận Đông cổ đại, trong suốt cuối thiên niên kỷ thứ 2 TCN.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Canaan · Xem thêm »

Cái Chết Đen

Cái Chết Đen là tên gọi của một đại dịch xảy ra ở châu Á và châu Âu trong thế kỷ XIV mà đỉnh điểm là ở châu Âu từ năm 1348 đến năm 1350.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Cái Chết Đen · Xem thêm »

Cộng hòa La Mã

Cộng hòa La Mã (Res publica Romana) là giai đoạn trong nền văn minh La Mã cổ đại được phân biệt vì có chế độ cộng hòa.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Cộng hòa La Mã · Xem thêm »

Chính quyền Dân tộc Palestine

Chính quyền Dân tộc Palestine (PNA hay PA; السلطة الوطنية الفلسطينية Al-Sulṭa Al-Waṭaniyyah Al-Filasṭīniyyah) là tổ chức hành chính được lập ra để cai quản các vùng của lãnh thổ Palestine gồm Bờ Tây và Dải Gaza.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Chính quyền Dân tộc Palestine · Xem thêm »

Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948

Cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948, được người Do Thái gọi là Chiến tranh giành độc lập và Chiến tranh giải phóng, còn người Palestine gọi là al Nakba (tiếng Ả Rập: النكبة, "cuộc Thảm họa") là cuộc chiến đầu tiên trong một loạt cuộc chiến giữa Israel và các nước Ả Rập láng giềng.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948 · Xem thêm »

Chiến tranh Mithridates lần thứ ba

Chiến tranh Mithridatic lần III (73-63 TCN) là cuộc chiến tranh cuối cùng và dài nhất trong chiến tranh Mithridatic.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Chiến tranh Mithridates lần thứ ba · Xem thêm »

Chiến tranh Sáu Ngày

Chiến tranh sáu ngày (tiếng Ả Rập: حرب الأيام الستة, ħarb al‑ayyam as‑sitta; tiếng Hebrew: מלחמת ששת הימים, Milhemet Sheshet Ha‑Yamim), cũng gọi là Chiến tranh Ả Rập-Israel, Chiến tranh Ả Rập-Israel thứ ba, an‑Naksah (The Setback), hay Chiến tranh tháng sáu, là cuộc chiến giữa Israel và các nước láng giềng Ả Rập: Ai Cập, Jordan, và Syria.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Chiến tranh Sáu Ngày · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Chiến tranh thế giới thứ hai · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đệ Nhất thế chiến hay Thế chiến 1, diễn ra từ 28 tháng 7 năm 1914 đến 11 tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Chiến tranh thế giới thứ nhất · Xem thêm »

Constantinus Đại đế

Flavius Valerius Aurelius Constantinus (s. vào ngày 27 tháng 2 khoảng năm 280Nhiều tư liệu viết năm sinh khác nhau những phần lớn tài liệu hiện nay dùng "khoảng năm 274" như trong, Encyclopædia Britannica, 2007 Online edition; and "Constantine", Dictionary of the Middle Ages, volume 3, 1983. – mất ngày 22 tháng 5 năm 337), thường được biết đến là Constantinus I, Constantinus Đại Đế hay Thánh Constantinus (đối với các tín hữu Chính thống giáo Đông phương), là hoàng đế La Mã từ năm 306 đến khi mất.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Constantinus Đại đế · Xem thêm »

Cuộc di cư Palestine, 1948

Những người Palestine di cư năm 1948 Cuộc di cư Palestine năm 1948 (الهجرة الفلسطينية, al-Hijra al-Filasṭīnīya), còn được gọi Nakba (النكبة, an-Nakbah, có nghĩa "thảm họa"), là sự kiện khoảng 725.000 người Ả Rập gốc Palestine bỏ chạy hoặc bị đuổi khỏi nhà tại Lãnh thổ ủy trị Palestine trong cuộc Chiến tranh Ả Rập-Israel 1948 và Nội chiến trước đó.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Cuộc di cư Palestine, 1948 · Xem thêm »

Damascus

Damascus (theo tiếng Latinh, دمشق Dimashq, Δαμασκός, phiên âm tiếng Việt: Đa-mát theo tiếng Pháp Damas, còn gọi là Đa-ma-cút theo tiếng Anh: Damascus) là thủ đô và là thành phố lớn nhất của Syria.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Damascus · Xem thêm »

Dải Gaza

Bản đồ Dải Gaza từ cuốn The World Factbook. Dải Gaza là một dải đất hẹp ven biển dọc theo Địa Trung Hải, ở Trung Đông, về mặt pháp lý không được quốc tế công nhận là một phần của bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Dải Gaza · Xem thêm »

Diadochi

Thuộc địa Hy Lạp Diadochi (số ít là Diadochus trong tiếng La Tinh, từ Διάδοχοι, Diadokhoi, "người thừa kế") là những người tranh giành ngôi vị của Alexander Đại đế sau khi ông chết.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Diadochi · Xem thêm »

Gaius Plinius Secundus

Gaius Plinius Secundus (23 - 25/8/79 TCN), được biết đến nhiều hơn với tên Pliny Già, là một tác giả, nhà tự nhiên học, và triết học tự nhiên La Mã, cũng như các chỉ huy hải quân và quân đội của Đế chế La Mã giai đoạn đầu, và bạn riêng của hoàng đế Vespasia.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Gaius Plinius Secundus · Xem thêm »

Galilea

Galilea (tiếng Do Thái: הגליל ha-Galil, tiếng Ả Rập: الجليل al-Jaleel), là vùng đất thuộc phía bắc Israel.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Galilea · Xem thêm »

Gaza

Gaza (غزة,, עזה Azza), cũng được gọi là Thành phố Gaza, là một thành phố của người Palestine ở Dải Gaza, thành phố có khoảng 450.000 người và là thành phố lớn nhất Palestine.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Gaza · Xem thêm »

Hadith

hadith (حديث) (số nhiều aḥādīth) trong cách dùng tôn giáo thường được dịch là 'truyền thống', là bản ghi chép những lời dạy của Muhammad.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Hadith · Xem thêm »

Hadrianus

Hadrianus (Publius Aelius Trajanus Hadrianus Augustus 24 tháng 1 năm 76 – 10 tháng 7 năm 138) là vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 117 cho đến khi qua đời vào năm 138. Ông là một vị minh quân và là nhà lãnh đạo quân sự tàn nhẫn, có đầu óc tham vọng và làm việc không biết ngừng nghỉ. Tính cách và con người của ông luôn luôn cuốn hút hậu thế. Là một trong những quốc trưởng lừng danh nhất của La Mã, ông ngự trị trên một Đế quốc lớn hơn cả Liên minh châu Âu ngày nay.Thorsten Opper, Hadrian: empire and conflict, trang Giới thiệu - trang 9. Ông trở nên nổi tiếng hơn cả về công cuộc gầy dựng Trường thành Hadrianus, đánh dấu biên giới phía Bắc của lãnh thổ La mã tại Anh. Tại kinh đô La Mã, ông tài gầy dựng đền Pantheon và xây cất Miếu thờ Vệ Nữ và La Mã. Hadrian có tên khai sinh là Publius Aelius Hadrianus, chào đời ở Italica hay có lẽ tại kinh kỳ La Mã, từ một gia đình nguồn gốc ở Picenum tại Ý và sau đó đã định cư ở Italica, Hispania Baetica, gần với vị trí ngày nay của Sevilla, Tây Ban Nha. Tiên hoàng Traianus của Hadrianus là một người anh họ của cha ông. Do Traianus không có người kế vị chính thức nhưng theo Hoàng hậu Pompeia Plotina, Traianus đã chọn Hadrianus làm người thừa kế chính thức trước khi mất. Trong suốt triều đại của ông, Hadrianus đã không ngừng đi thị sát, đến hầu như bất cứ tỉnh nào của đế quốc. Là một người ngưỡng mộ nồng nhiệt nền văn minh Hy Lạp, Hoàng đế Hadrianus đã nỗ lực đưa thành Athena trở thành kinh đô văn hóa của đế quốc và ra lệnh xây dựng đền miếu nguy nga trong khắp thành phố này. Một trong những nguyên nhân khiến cho ông hâm mộ văn minh Hy Lạp đến thế cũng là do ông yêu đương một mĩ nam người Hy Lạp là chàng Antinous. Sau khi Antinous chết đột ngột ở sông Nin, vị Hoàng đế đồng tính luyến ái đã phong thần cho chàng. Hadrianus đã dành nhiều thời gian với các chiến binh của mình, bản thân ông thường mặc chiến bào và thậm chí còn ăn tối và ngủ cùng với những người lính. Ông chú tâm huấn luyện quân sự và rèn luyện vô cùng nghiêm ngặt, thậm chí ông đã giả vờ đưa tin rằng "quân địch đang tấn công" để khiến cho ba quân luôn luôn cảnh giác. Sau khi ông lên ngôi, tân Hoàng đế Hadrianus từ bỏ đất đai mà tiên hoàng Traianus ở vùng Lưỡng Hà và Armenia, và thậm chí được coi là từ bỏ Dacia. Trong những năm tháng cuối của triều đại mình, ông đã thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của Bar ​​Kokhba ở Judaea, đổi tên thành tỉnh Syria Palaestina. Vào năm 136, thể lực của ông suy nhược, và ông chấp nhận Lucius Aelius sẽ là Hoàng đế kế tục của ông, nhưng ông này đột ngột qua đời hai năm sau đó. Vào năm 138, Hadrianus quyết định chấp nhận Antoninus Pius nếu ông ta ở sẽ lần lượt chấp nhận Marcus Aurelius và con trai của Aelius là Lucius Verus như là những người thừa kế riêng cuối cùng của mình. Antoninus đồng ý, và ngay sau đó Hadrianus đã mất tại Baiae.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Hadrianus · Xem thêm »

Hebron

Hebron (الْخَلِيل; חֶבְרוֹן) là một thành phố của Palestine.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Hebron · Xem thêm »

Herodotos

Herodotos xứ Halikarnasseus, còn gọi là Hérodote hay Hêrôđôt (tiếng Hy Lạp: Hρόδοτος Aλικαρνασσεύς Hēródotos Halikarnāsseús) là một nhà sử học người Hy Lạp sống ở thế kỷ 5 trước Công nguyên (khoảng 484 TCN - 425 TCN), ông được coi là "người cha của môn sử học" trong văn hóa phương Tây.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Herodotos · Xem thêm »

Holocaust

Người Do Thái Hungary được lính Đức lựa chọn để đưa tới phòng hơi ngạt tại trại tập trung Auschwitz, tháng 5/6 năm 1944.http://www1.yadvashem.org/yv/en/exhibitions/album_auschwitz/index.asp "The Auschwitz Album". Yad Vashem. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012. Holocaust (từ tiếng Hy Lạp: ὁλόκαυστος holókaustos: hólos, "toàn bộ" và kaustós, "thiêu đốt"), còn được biết đến với tên gọi Shoah (tiếng Hebrew: השואה, HaShoah, "thảm họa lớn"), là một cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành và nó đã dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Holocaust · Xem thêm »

Jerusalem

Jerusalem (phiên âm tiếng Việt: Giê-ru-sa-lem,; tiếng Do Thái: ירושׁלים Yerushalayim; tiếng Ả Rập: al-Quds, tiếng Hy Lạp: Ιεροσόλυμα) hoặc Gia Liêm là một thành phố Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết ở phía đông của Tel Aviv, phía nam của Ramallah, phía tây của Jericho và phía bắc của Bethlehem.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Jerusalem · Xem thêm »

Jordan

Jordan (phiên âm tiếng Việt: Gioóc-đa-ni, الأردن), tên chính thức Vương quốc Hashemite Jordan (tiếng Ả Rập: المملكة الأردنية الهاشمية, Al Mamlakah al Urdunnīyah al Hāshimīyah) là một quốc gia Ả Rập tại Trung Đông trải dài từ phần phía nam của sa mạc Syria tới vịnh Aqaba.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Jordan · Xem thêm »

Judea

Judea, còn gọi Giuđê hoặc Do Thái, là tên của phần phía nam miền núi của đất Israel, khoảng tương ứng với phía nam Bờ Tây.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Judea · Xem thêm »

Levant

Levant Levant (tiếng Ả Rập: بلاد الشام, hay còn được biết đến là المشرق) mô tả một khu vực rộng lớn ở phía Đông Địa Trung Hải, nhưng từ này có thể được dùng như một thuật ngữ địa lý để biểu thị một khu vực rộng lớn ở Tây Á hình thành bởi các vùng đất giáp với bờ biển phía đông Địa Trung Hải, giáp ranh giới về phía bắc là dãy núi Taurus, về phía nam là sa mạc Ả Rập, và về phía tây là Địa Trung Hải, trong khi về phía đông đó mở rộng về phía dãy núi Zagros.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Levant · Xem thêm »

Liban

Liban (phiên âm: Li-băng; لبنان; phiên âm tiếng Ả Rập Liban:; Liban), tên đầy đủ Cộng hoà Liban (الجمهورية اللبنانية; phiên âm tiếng Ả Rập Liban:; République libanaise), là một quốc gia nhỏ tại vùng Trung Đông.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Liban · Xem thêm »

Lưỡng Hà

Bản đồ địa lý của khu vực của vương quốc Lưỡng Hà cổ đại Lưỡng Hà hay Mesopotamia (trong Μεσοποταμία " giữa các con sông"; بلاد الرافدين (bilād al-rāfidayn); ܒ(Beth Nahrain, giữa hai con sông) là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Vùng địa lý được cung cấp nước từ hai con sông đó thường được gọi là "Cái nôi của Văn minh", bởi chính tại đây những xã hội tri thức đầu tiên đã phát triển từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Từ Lưỡng Hà (mesopotamia) đã được tạo ra trong giai đoạn Hy Lạp và không hề có biên giới rõ ràng xác định vùng này, để chỉ một vùng địa lý rộng lớn và có lẽ đã được người Seleucid sử dụng. Vùng này đã từng trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã trong một thời gian ngắn ở thời Trajan, với tên gọi Provincia Mesopotamia. Các nhà văn học đã cho rằng thuật ngữ biritum/birit narim trong tiếng Akkad tương ứng với một khái niệm địa lý và phú đã xuất hiện ở thời vùng này đang trải qua giai đoạn Aramaic hoá. Tuy nhiên, một điều cũng được nhiều người chấp nhận rằng những xã hội Lưỡng Hà sớm đơn giản chỉ phản ánh toàn bộ những vùng bồi tích, kalam trong tiếng Sumer (dịch nghĩa "đất đai"). Những thuật ngữ gần đây hơn như "Đại Lưỡng Hà" hay "Lưỡng Hà Syria" đã được chấp nhận với nghĩa chỉ một vùng địa lý rộng hơn tương đương vùng Cận Đông hay Trung Đông. Những tên khác sau này đều là các thuật ngữ do người châu Âu đặt cho nó khi họ tới xâm chiếm vùng đất này vào giữa thế kỷ 19. Sách chữ Nôm của người Việt thế kỷ 17 gọi khu vực này là Mạch Tam.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Lưỡng Hà · Xem thêm »

Muawiyah I

Region controlled by Amr ibn al-As during the First Fitna. Muawiyah I (Muʿāwiyah ibn ʾAbī Ṣufyān; 602 – 29 tháng 4 hoặc 1 tháng 5 năm 680) là người đã xây dựng đế chế Umayyad, và là caliph thứ hai của nhà Umayyad, sau người thứ nhất là Uthman ibn Affan.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Muawiyah I · Xem thêm »

Muhammad Ali của Ai Cập

Muhammad Ali Pasha al-Mas'ud bin Agha, tiếng Albania gọi là Muhamed Ali Pasha còn tiếng Thổ Nhĩ Kỳ gọi là Mehemet Ali (sinh ra từ một gia đình gốc Albania vào năm 1769 ở Kavala thuộc lãnh thổ của đế quốc Ottoman ở Macedonia (nay thuộc Hy Lạp) - mất ngày 2 tháng 8 năm 1849 tại Alexandria) là một Wāli (tổng trấn) của Ai Cập và Sudan (lúc này dưới quyền cai quản của đế quốc Ottoman), được mệnh danh là "Người sáng lập ra nước Ai Cập hiện đại", đã trở thành tổng trấn Ai Cập vào năm 1805.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Muhammad Ali của Ai Cập · Xem thêm »

Nablus

Nablus (Nāblus, Šəḵem, Kinh thánh Shechem ISO 259-3 Škem, Νeapolis) là một thành phố phía bắc bờ Tây, khoảng 49 km về phía bắc Jerusalem, với dân số 126,132 người.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Nablus · Xem thêm »

Naboukhodonosor II

200px Nebuchadnezzar II (Tiếng Aramaic: (ܢܵܒܘܼ ܟܲܕܲܪܝܼ ܐܲܨܲܪ)) hay Nabuchodonosor II, đọc như Nabusôđônôdo II (khoảng 630 – 562 TCN) là vua của Vương triều Chaldea xứ Babylon, trị vì từ khoảng 605 TCN đến 562 TCN.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Naboukhodonosor II · Xem thêm »

Núi Carmel

Cảnh núi Carmel năm 1894 Núi Carmel (tiếng Hebrew הַר הַכַּרְמֶל), Har HaKarmel, phiên âm tiếng Việt: Các-men, Ca-mê-lô, Cạc-mên, Cát Minh, nghĩa đen: vườn nho của Chúa); Κάρμηλος, Kármēlos; الكرمل, Kurmul) là một dãy núi ven bờ biển ở miền bắc Israel, trải dài từ Địa Trung Hải về phía đông nam. Các nhà khảo cổ học đã phát hiện rượu nho cổ và các dụng cụ ép dầu ở nhiều địa điểm trên núi Carmel.Cheyne and Black, Encyclopedia BiblicaJewish encyclopedia Dãy núi này là khu dự trữ sinh quyển thế giới của UNESCO và một số thành phố nằm ở đây, đáng kể nhất là thành phố Haifa – thành phố lớn thứ ba của Israel - nằm ở sườn dốc phía bắc.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Núi Carmel · Xem thêm »

Người Israel (cổ đại)

Tranh khảm về 12 chi tộc Israel trên tường một hội đường ở Jerusalem. Người Israel (tiếng Hebrew: בני ישראל,, dịch nghĩa: "con cái của Israel") là một dân tộc và sắc tộc Semit nói tiếng Hebrew tại vùng Cận Đông cổ đại, định cư tại vùng đất thuộc Canaan trong thời kỳ bộ lạc và quân chủ (từ thế kỷ 15 tới thế kỷ 6 TCN).

Mới!!: Palestine (khu vực) và Người Israel (cổ đại) · Xem thêm »

Nhà Abbas

Nhà Abbas (الخلافة العباسية / ALA-LC: al-Khilāfah al-‘Abbāsīyyah) trong tiếng Việt còn được gọi là nước Đại Thực theo cách gọi của người Trung Quốc (大食) là triều đại Hồi giáo (khalifah) thứ ba của người Ả Rập.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Nhà Abbas · Xem thêm »

Nhà Achaemenes

Đế quốc Achaemenes (tiếng Ba Tư: Hakhamanishian) (690 TCN – 328 TCN), hay Đế quốc Ba Tư thứ nhất, là triều đại đầu tiên của người Ba Tư (nay là Iran) được biết đến trong lịch s. Vương triều này còn được biết với cái tên là Nhà Achaemenid.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Nhà Fatimid

Nhà Fatima hay al-Fāṭimiyyūn (tiếng Ả Rập الفاطميون) là một Triều đại khalip theo Hồi giáo Shi'a Ismaili đã ngự trị một vùng lãnh thổ rộng lớn trong thế giới Ả Rập, từ Biển Đỏ ở phía Đông tới Đại Tây Dương ở phía Tây.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Nhà Fatimid · Xem thêm »

Nhà Ikhshid

Nhà Ikhshid (آلإخشي) ở Ai Cập và Syria (cũng được phiên âm viết thành Ekhchid, hoặc nhiều cách khác) trị vì từ năm 935 đến năm 969.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Nhà Ikhshid · Xem thêm »

Nhà nước Palestine

Nhà nước Palestine (دولة فلسطين), gọi tắt là Palestine, là một quốc gia có chủ quyền về pháp lý tại Trung Đông, được đa số thành viên Liên Hiệp Quốc công nhận và kể từ năm 2012 có vị thế nhà nước quan sát viên phi thành viên tại Liên Hiệp Quốc.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Nhà nước Palestine · Xem thêm »

Nhà Omeyyad

Nhà Omeyyad (cũng được viết là Nhà Umayyad) là một vương triều Hồi giáo Ả Rập (661 - 750) do các khalip (vua Hồi) cai trị.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Nhà Omeyyad · Xem thêm »

Nhà Rashidun

Nhà Rashidun (الخلافة الراشدية al-khilāfat ar-Rāshidīyah), (khoảng 632-661) là thuật ngữ chung để chỉ khoảng thời gian cai trị của bốn vị khalip đầu tiên trong lịch sử Hồi giáo, và được thành lập sau khi cái chết của Muhammad năm 632 (năm thứ 10 trong lịch Hồi giáo).

Mới!!: Palestine (khu vực) và Nhà Rashidun · Xem thêm »

Odaenathus

Odaenathus Lucius Septimius Odaenathus, Odenathus or Odenatus (tiếng Aram: ܐܕܝܢܬ /; Greek: Οδαίναθος / Hodainathos; أذينة / ALA-LC: Udhaynah) (? - 267), tên Latinh hóa theo kiểu Syria Odainath, là một vị vua xứ Palmyra, Syria và sau là Đế quốc Palmyra tồn tại trong thời gian ngắn vào nửa sau thế kỷ thứ 3, người đã thành công trong việc khôi phục phía Đông La Mã từ tay người Ba Tư và trả lại nó cho Đế quốc La Mã.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Odaenathus · Xem thêm »

Pella

Pella (?) là một khu tự quản ở vùng Trung Makedonías, Hy Lạp.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Pella · Xem thêm »

Phoenicia

Phoenicia là một nền văn minh cổ đại nằm ở miền bắc khu vực Canaan cổ đại, với trung tâm nằm dọc vùng eo biển Liban, Syria, và bắc Israel ngày nay.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Phoenicia · Xem thêm »

Ramla

Ramla (רַמְלָה Ramlāh; الرملة ar-Ramlah, cũng gọi là Ramlah, Ramle, Remle và đôi khi Rama) là một thành phố ở miền trung của Israel.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Ramla · Xem thêm »

Safed

Safed (tiếng Hebrew: צפת, tiếng Ả Rập: صفد) là một thành phố Israel.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Safed · Xem thêm »

Saladin

Ṣalāḥ ad-Dīn Yūsuf ibn Ayyūb (صلاح الدين يوسف بن أيوب, Ṣalāḥ ad-Dīn Yūsuf ibn Ayyūb, Tiếng Kurd: سه‌لاحه‌دین ئه‌یوبی, Selah'edînê Eyubî) (1137/1138 – 4 tháng 3 năm 1193), tên thường gọi trong các tài liệu phương Tây là Saladin, là một người Kurd Hồi giáo và là Hồi vương của Ai Cập và Syria, người sáng lập ra triều đại Ayyub.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Saladin · Xem thêm »

Sông Jordan

Sông Jordan (tiếng Hebrew: נהר הירדן nehar hayarden, tiếng Ả Rập: نهر الأردن nahr al-urdun) là một sông ở Tây Nam Á, chảy từ chân núi Hermon vào biển Chết.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Sông Jordan · Xem thêm »

Syria

Syria (tiếng Pháp: Syrie, سورية hoặc سوريا; phiên âm tiếng Việt: Xi-ri), tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Syria (الجمهورية العربية السورية), là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Syria · Xem thêm »

Syria (khu vực)

Cuốn Cedid Atlas năm 1803 vẽ Syria thuộc Ottoman màu vàng nhạt. Khu vực lịch sử Syria (tiếng Luwian tượng hình: Sura/i, Συρία; trong các văn bản hiện đại cũng gọi là Đại Syria, Syria-Palestina, hoặc Levant) là một vùng đất phía đông Địa Trung Hải.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Syria (khu vực) · Xem thêm »

Tân Vương quốc Ai Cập

Tân Vương quốc Ai Cập (còn được gọi là Đế quốc Ai Cập) là một giai đoạn lịch sử của Ai cập cổ đại kéo dài từ giữa thế kỷ thứ 16 trước Công nguyên đến thế kỷ 11 trước Công nguyên, bao gồm các vương triều là Mười tám, Mười chín và Hai mươi.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Tân Vương quốc Ai Cập · Xem thêm »

Thánh Helena

Helena ôm cây Thánh giá Helena (tiếng Latinh: Flavia Iulia Helena Augusta) hay còn được gọi là Thánh Helen, Helena Augusta, Helena thành Constantinopolis (246-330 TCN) là vợ của Hoàng đế Constantius, và mẹ của Hoàng đế Constantine I. Bà được ghi nhận với việc tìm kiếm những di vật của cây Thánh giá thật của Chúa Giêsu đã thất lạc.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Thánh Helena · Xem thêm »

Thập tự chinh thứ bảy

Cuộc Thập tự chinh lần thứ bảy là một chiến dịch được lãnh đạo bởi Louis IX của Pháp từ năm 1248-1254.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Thập tự chinh thứ bảy · Xem thêm »

Thập tự chinh thứ tư

Cuộc Thập tự chinh lần thứ tư (1202-1204) ban đầu được dự định là để chinh phục người Hồi giáo và kiểm soát Jerusalem bằng cách tiến hành một cuộc xâm lược vào Ai Cập.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Thập tự chinh thứ tư · Xem thêm »

Thời đại đồ đồng

Thời đại đồ đồng là một thời kỳ trong sự phát triển của nền văn minh khi phần lớn công việc luyện kim tiên tiến (ít nhất là trong sử dụng có hệ thống và rộng rãi) bao gồm các kỹ thuật để nấu chảy đồng và thiếc từ các loại quặng lộ thiên sẵn có trong tự nhiên, và sau đó phối trộn các kim loại này với nhau để tạo ra đồng đỏ (đồng thiếc).

Mới!!: Palestine (khu vực) và Thời đại đồ đồng · Xem thêm »

Tiếng Hebrew

Tiếng Hebrew (phiên âm tiếng Việt: Híp-ri, Hê-brơ, Hi-bru, hoặc Hy-bá-lai), cũng được gọi một cách đại khái là "tiếng Do Thái", là một ngôn ngữ bản địa tại Israel, được sử dụng bởi hơn 9 triệu người trên toàn cầu, trong đó 5 triệu ở Israel.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Tiếng Hebrew · Xem thêm »

Titus

Titus Flavius Vespasianus, thường được gọi là Titus (Titus Flavius Caesar Vespasianus Augustus; ngày 30 tháng 12 năm 39 - 13 tháng 9 năm 81), là một vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Titus · Xem thêm »

Trận Ain Jalut

Trận Ain Jalut (một địa danh ở Syria) diễn ra vào ngày 3 tháng 9 năm 1260 giữa nhà Mamluk của Ai Cập với đạo quân Mông Cổ xâm lược.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Trận Ain Jalut · Xem thêm »

Trận Hattin

Trận Hattin diễn ra vào ngày thứ 7 mồng 4 tháng 7 năm 1187, giữa Vương quốc Thập tự Jerusalem và quân đội nhà Ayyub Ai Cập.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Trận Hattin · Xem thêm »

Trận Yarmouk

Trận Yarmouk (معركة اليرموك, còn được viết là Yarmuk, Yarmuq, hay trong tiếng Hy Lạp là Hieromyax, Ἱερομύαξ, hoặc Iermouchas, Ιερμουχάς) là một trận đánh lớn giữa quân đội Hồi giáo của quốc vương Ả Rập Hồi giáo Rashidun với quân đội của Đế quốc Đông La Mã.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Trận Yarmouk · Xem thêm »

Văn minh cổ Babylon

Văn minh cổ Babylon là một vùng văn hóa cổ ở trung tâm phía nam Lưỡng Hà (ngày nay là Iraq), với thủ đô là Babylon.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Văn minh cổ Babylon · Xem thêm »

Văn minh Minos

Crete Bức tượng "Nữ thần rắn", bảo tàng khảo cổ học Heraklion Minos (Tiếng Hy Lạp: Μινωίτες) là một nền văn minh thời đại đồ đồng ở Crete đã thống trị vùng biển Aegea, phát triển phồn thịnh vào khoảng từ năm 2700 tới năm 1450 trước Công Nguyên.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Văn minh Minos · Xem thêm »

Vương quốc Hasmoneus

Vương quốc Hasmoneus (/ hæzmə ˡ niən / Tiếng Do Thái: חשמונאים, Hashmonayim, âm thanh) là một nhà nước độc lập của người Do Thái tồn tại từ 140 TCN đến 37 TCN.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Vương quốc Hasmoneus · Xem thêm »

Vương quốc Seleukos

Vương quốc Seleukos (312 – 63 TCN) là một vương quốc thời Hy Lạp hóa, kế tục đế quốc của Alexandros Đại đế.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Vương quốc Seleukos · Xem thêm »

Vương triều Ayyub

Vương triều Ayyub (tiếng Ả Rập: الأيوبيون‎ al-‘Ayyūbiyyūn) là một vương triều Hồi giáo của người Kurd do Ṣalāḥ al-Dīn Yūsuf ibn Ayyūb sáng lập ở miền Trung Ai Cập.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Vương triều Ayyub · Xem thêm »

Yavne

Yavne (יַבְנֶה), trước đây mang tên Jabneh và Jamnia, là một thành phố ở quận Trung của Israel.

Mới!!: Palestine (khu vực) và Yavne · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Palestine (vùng).

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »