Chúng tôi đang làm việc để khôi phục ứng dụng Unionpedia trên Google Play Store
🌟Chúng tôi đã đơn giản hóa thiết kế của mình để điều hướng tốt hơn!
Instagram Facebook X LinkedIn

Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) và Phi tần

Phím tắt: Sự khác biệt, Điểm tương đồng, Jaccard Similarity Hệ số, Tài liệu tham khảo.

Sự khác biệt giữa Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) và Phi tần

Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) vs. Phi tần

Nguyễn Thị Bích (1830-1909), còn được gọi là Nguyễn Nhược Thị Bích hay Nguyễn Nhược Thị, tự: Lang Hoàn; là tác giả bài Hạnh Thục ca trong văn học Việt Nam. Phi tần (chữ Hán: 妃嬪, tiếng Anh: Imperial consort / Royal concubine), Thứ phi (次妃), Tần ngự (嬪御) là tên gọi chung cho nàng hầu, vợ lẽ của các vị quân chủ trong xã hội phong kiến phương Đông, như Hoàng đế, Quốc vương hay chúa Trịnh, chúa Nguyễn thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh trong lịch sử Việt Nam.

Những điểm tương đồng giữa Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) và Phi tần

Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) và Phi tần có 11 điểm chung (trong Unionpedia): Đại Nam thực lục, Đồng Khánh, Đường Minh Hoàng, Chữ Hán, Duy Tân, Hàm Nghi, Nhà Nguyễn, Từ Dụ, Tự Đức, Thành Thái, Vũ Thị Duyên.

Đại Nam thực lục

Đại Nam thực lục là bộ biên niên sử Việt Nam viết về triều đại các chúa Nguyễn và các vua nhà Nguyễn.

Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) và Đại Nam thực lục · Phi tần và Đại Nam thực lục · Xem thêm »

Đồng Khánh

Đồng Khánh (chữ Hán: 同慶; 19 tháng 2 năm 1864 – 28 tháng 1 năm 1889), tên húy là Nguyễn Phúc Ưng Thị (阮福膺豉) và Nguyễn Phúc Ưng Đường (阮福膺禟, lên ngôi lấy tên là Nguyễn Phúc Biện (阮福昪), là vị Hoàng đế thứ chín của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, tại vị từ năm 1885 đến 1889. Đồng Khánh nguyên là con nuôi của vua Tự Đức. Năm 1885, sau khi triều đình Huế bị thất bại trước quân đội Pháp trong trận Kinh Thành Huế, vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết bỏ chạy ra Quảng Trị, người Pháp đã lập ông lên làm vua, lập ra chính quyền Nam triều bù nhìn dưới sự Bảo hộ của Pháp. Trong thời gian trị vì của ông, thực dân Pháp bắt đầu những công việc đầu tiên để thiết lập nền đô hộ kéo dài hơn 60 năm ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, trong khi triều đình Huế tỏ thái độ thần phục và hòa hoãn, không dám gây xích mích với người Pháp. Đồng Khánh chủ trương tiếp thu nền văn minh Pháp, dùng các mặt hàng Tây phương và từng được người Pháp trao tặng Huân chương Bắc đẩu Bội tinh. Cũng vì nguyên do đó mà các sử sách của Việt Nam sau thời Nguyễn thường đánh giá ông như một ông vua phản động, vì quyền lợi của riêng mình mà cam tâm làm bù nhìn, tay sai cho ngoại bang. Đầu năm 1889, Đồng Khánh nhuốm bệnh nặng và qua đời khi còn khá trẻ, chỉ trị vì được 4 năm, miếu hiệu là Nguyễn Cảnh Tông (阮景宗)Đại Nam thực lục, tập 9, trang 542 (bản điện tử). Kế nhiệm ông là vua Thành Thái.

Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) và Đồng Khánh · Phi tần và Đồng Khánh · Xem thêm »

Đường Minh Hoàng

Đường Minh Hoàng (chữ Hán: 唐明皇, bính âm: Táng Míng Huáng), hay Đường Huyền Tông (chữ Hán: 唐玄宗,;, 8 tháng 9, 685 - 3 tháng 5, 762), tên thật là Lý Long Cơ, còn được gọi là Võ Long Cơ trong giai đoạn 690 - 705, là vị Hoàng đế thứ 7 hoặc thứ 9Cả hai vị Hoàng đế trước ông là Đường Trung Tông và Đường Duệ Tông đều ở ngôi hai lần không liên tục của triều đại nhà Đường trong lịch sử Trung Quốc. Huyền Tông được đánh giá là một trong những vị Hoàng đế đáng chú ý nhất của nhà Đường, danh tiếng không thua kém tằng tổ phụ của ông là Đường Thái Tông Lý Thế Dân, tạo nên giai đoạn thịnh trị tột bậc cho triều đại này. Thời niên thiếu của ông chứng kiến những biến động to lớn của dòng họ, từ việc tổ mẫu Võ thái hậu soán ngôi xưng đế cho đến Vi hoàng hậu mưu đoạt ngai vàng. Năm 710, sau khi bác ruột là Đường Trung Tông bị mẹ con Vi hoàng hậu và Công chúa An Lạc ám hại, ông liên kết với cô mẫu là Trưởng công chúa Thái Bình, tiến hành chính biến Đường Long, tiêu diệt bè đảng Vi thị, tôn hoàng phụ tức Duệ Tông Lý Đán trở lại ngôi hoàng đế. Sau đó, Lý Long Cơ được phong làm Hoàng thái tử. Năm 712, Long Cơ được vua cha nhường ngôi,. Sau khi đăng cơ, Đường Minh Hoàng thanh trừng các phe cánh chống đối của công chúa Thái Bình, chấm dứt gần 30 năm đầy biến động của nhà Đường với liên tiếp những người phụ nữ nối nhau bước lên vũ đài chánh trị. Sau đó, ông bắt tay vào việc xây dựng đất nước, trọng dụng các viên quan có năng lực như Diêu Sùng, Tống Cảnh, Trương Duyệt, đề xướng phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, trọng dụng nhân tài, ngăn chặn quan liêu lãng phí, tăng cường uy tín của Trung Quốc với lân bang, mở ra thời kì Khai Nguyên chi trị (開元之治) kéo dài hơn 30 năm. Tuy nhiên về cuối đời, Đường Minh Hoàng sinh ra mê đắm trong tửu sắc, không chú ý đến nền chính trị ngày càng bại hoại suy vi, bên trong sủng ái Dương Quý Phi, bỏ bê việc nước, bên ngoài trọng dụng gian thần Lý Lâm Phủ, Dương Quốc Trung khiến cho nền thống trị ngày càng xuống dốc. Các phiên trấn do người dân tộc thiểu số cai quản được trọng dụng quá mức, trong đó có mạnh nhất là An Lộc Sơn ở đất Yên. Năm 755, An Lộc Sơn chính thức phát động loạn An Sử sau đó nhanh chóng tiến về kinh đô Trường An. Sự kiện này cũng mở đầu cho giai đoạn suy tàn của triều đại nhà Đường. Trước bờ vực của sự diệt vong, Minh Hoàng và triều đình phải bỏ chạy khỏi kinh thành Trường An, đi đến Thành Đô. Cùng năm 756, con trai ông là thái tử Lý Hanh xưng đế, tức là Đường Túc Tông, Minh Hoàng buộc phải thừa nhận ngôi vị của Túc Tông, lên làm Thái thượng hoàng. Cuối năm 757, khi quân Đường giành lại được kinh đô Trường An, Thái thượng hoàng đế được đón về kinh đô nhưng không còn quyền lực và bị hoạn quan Lý Phụ Quốc ức hiếp. Những ngày cuối cùng của ông sống trong u uất và thất vọng cho đến lúc qua đời vào ngày 3 tháng 5 năm 762, ở tuổi 78.

Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) và Đường Minh Hoàng · Phi tần và Đường Minh Hoàng · Xem thêm »

Chữ Hán

Từ "Hán tự" được viết bằng chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.

Chữ Hán và Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) · Chữ Hán và Phi tần · Xem thêm »

Duy Tân

Duy Tân (chữ Hán: 維新; 19 tháng 9 năm 1900 – 26 tháng 12 năm 1945), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh San (阮福永珊), là vị Hoàng đế thứ 11 của nhà Nguyễn, ở ngôi từ năm 1907 đến năm 1916), sau vua Thành Thái. Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông dần dần khẳng định thái độ bất hợp tác với Pháp. Năm 1916, lúc ở Âu châu có cuộc Đại chiến, ông bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội như Thái Phiên, Trần Cao Vân, ông dự định khởi nghĩa. Dự định thất bại và Duy Tân bị bắt ngày 6 tháng 5 và đến ngày 3 tháng 11 năm 1916 ông bị đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương. Trong cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai (1939 - 1945) ông gia nhập quân Đồng Minh chống phát xít Đức. Ngày 26 tháng 12 năm 1945, ông mất vì tai nạn máy bay ở Cộng hoà Trung Phi, hưởng dương 45 tuổi. Ngày 24 tháng 4 năm 1987, thi hài ông được đưa từ đảo Réunion về Việt Nam, rồi đưa về an táng tại Lăng Dục Đức, Huế cạnh lăng mộ vua cha Thành Thái. Ông không có miếu hiệu.

Duy Tân và Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) · Duy Tân và Phi tần · Xem thêm »

Hàm Nghi

Hàm Nghi (chữ Hán: 咸宜; 3 tháng 8 năm 1872 – 4 tháng 1 năm 1943), tên thật Nguyễn Phúc Ưng Lịch (阮福膺𧰡), là vị Hoàng đế thứ tám của nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam.

Hàm Nghi và Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) · Hàm Nghi và Phi tần · Xem thêm »

Nhà Nguyễn

Nhà Nguyễn (Chữ Nôm: 家阮, Chữ Hán: 阮朝; Hán Việt: Nguyễn triều) là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, năm 1802 đến năm 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt (Gia Long khi triều cống nhà Thanh tự xưng "Nam Việt Quốc trưởng"), năm 1804 đến năm 1820 sử dụng quốc hiệu Việt Nam, từ năm 1820 đến năm 1839, vua Minh Mạng Nguyễn Phúc Đảm đổi quốc hiệu là Đại Nam.

Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) và Nhà Nguyễn · Nhà Nguyễn và Phi tần · Xem thêm »

Từ Dụ

Nghi Thiên Chương Hoàng hậu (chữ Hán: 儀天章皇后; 20 tháng 6 năm 1810 - 12 tháng 5 năm 1902), hay Từ Dụ hoàng thái hậu (慈裕皇太后) hoặc Nghi Thiên thái hoàng thái hậu (儀天太皇太后), là chính thất Quý phi của Thiệu Trị Hoàng đế, thân mẫu của Tự Đức.

Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) và Từ Dụ · Phi tần và Từ Dụ · Xem thêm »

Tự Đức

Tự Đức (22 tháng 9 năm 1829 – 19 tháng 7 năm 1883), tên thật là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (阮福洪任), khi lên ngôi đổi thành Nguyễn Phúc Thì (阮福時), là vị Hoàng đế thứ tư của triều Nguyễn.

Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) và Tự Đức · Phi tần và Tự Đức · Xem thêm »

Thành Thái

Thành Thái (chữ Hán: 成泰, 14 tháng 3 năm 1879 – 20 tháng 3 năm 1954), tên khai sinh là Nguyễn Phúc Bửu Lân (阮福寶嶙), là vị Hoàng đế thứ 10 của triều đại nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907.

Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) và Thành Thái · Phi tần và Thành Thái · Xem thêm »

Vũ Thị Duyên

Lệ Thiên Anh hoàng hậu (chữ Hán: 儷天英皇后, 20 tháng 6 năm 1828 - 3 tháng 6 năm 1903), là vợ chính thức của Nguyễn Dực Tông Tự Đức, vị quân chủ thứ tư của nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) và Vũ Thị Duyên · Phi tần và Vũ Thị Duyên · Xem thêm »

Danh sách trên trả lời các câu hỏi sau

So sánh giữa Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) và Phi tần

Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) có 50 mối quan hệ, trong khi Phi tần có 217. Khi họ có chung 11, chỉ số Jaccard là 4.12% = 11 / (50 + 217).

Tài liệu tham khảo

Bài viết này cho thấy mối quan hệ giữa Nguyễn Thị Bích (nhà thơ) và Phi tần. Để truy cập mỗi bài viết mà từ đó các thông tin được trích xuất, vui lòng truy cập: