Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Tải về
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Joseph Goebbels

Mục lục Joseph Goebbels

Paul Joseph Goebbels ((phiên âm: Giô-xép Gơ-ben) (29 tháng 10 năm 1897 – 1 tháng 5 năm 1945) là một chính trị gia người Đức giữ chức Bộ trưởng Bộ Giác ngộ quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã từ 1933 đến 1945. Goebbels là một trong số những trợ lý gần gũi và thuộc hạ tận tâm nhất của Adolf Hitler; ông được biết đến với những lần diễn thuyết trước công chúng cùng tư tưởng bài Do Thái sâu sắc và hiểm độc của mình, bởi vậy Goebbels đã ủng hộ việc tận diệt người Do Thái trong vụ Holocaust. Goebbels có mong muốn trở thành một tác giả, ông giành được tấm bằng Tiến sĩ Triết học tại Đại học Heidelberg vào năm 1921. Ba năm sau, Goebbels gia nhập đảng Quốc xã và cộng tác với Gregor Strasser tại chi nhánh phía Bắc của họ. Năm 1926 Goebbels được bổ nhiệm làm Gauleiter (lãnh đạo địa bàn) của Berlin, tại đây ông bắt đầu quan tâm đến việc sử dụng biện pháp tuyên truyền để giúp nâng cao vị thế và xúc tiến các kế hoạch của đảng. Sau khi những người Quốc xã lên nắm quyền vào năm 1933, Bộ Tuyên truyền của Goebbels đã nhanh chóng giành lấy và thực thi quyền giám sát quản lý các phương tiện truyền thông, nghệ thuật, và thông tin tại Đức. Goebbels tỏ ra đặc biệt thông thạo trong việc sử dụng các phương thức tương đối mới mẻ như phát thanh và phim ảnh để phục vụ cho mục đích tuyên truyền. Đề tài tuyên truyền gồm có bài Do Thái, công kích Giáo hội Cơ đốc, và sau sự bùng nổ của Thế chiến thứ hai là nỗ lực định hướng tinh thần. Vào năm 1943, Goebbels bắt đầu gây áp lực lên Hitler nhằm giới thiệu các biện pháp tạo nên "chiến tranh toàn diện", trong đó có việc đóng cửa các doanh nghiệp không cần thiết, buộc phụ nữ gia nhập lực lượng lao động khổ sai, và tận dụng những nam giới thuộc các ngành nghề được miễn trước đây để cho nhập ngũ. Hitler về sau bổ nhiệm Goebbels làm Toàn quyền Chiến tranh toàn diện vào ngày 23 tháng 7 năm 1944, nhờ đó Goebbels đã tiến hành các biện pháp, đa phần thất bại, nhằm làm tăng quân số phục vụ trong ngành sản xuất vũ khí và quân đội (Wehrmacht). Khi cuộc chiến gần khép lại cũng là lúc Đức Quốc xã đối mặt với thất bại, thời điểm đó Goebbels đoàn tụ với vợ Magda và những đứa con của mình tại Berlin. Từ ngày 22 tháng 4 năm 1945 gia đình họ trú ẩn dưới Vorbunker, một phần tổ hợp boongke dưới mặt đất của Hitler. Hitler tự sát vào ngày 30 tháng 4. Theo như bản di chúc của Hitler, Goebbels lên kế nhiệm ông trong vai trò Thủ tướng Đức. Goebbels giữ chức vụ này trong vòng một ngày, trước khi cùng vợ hạ độc sáu đứa con rồi tự sát.

109 quan hệ: Adolf Hitler, Albert Einstein, Áo, Đại học Bonn, Đại học Freiburg, Đại học Heidelberg, Đại học Ludwig Maximilian München, Đại Suy thoái, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, Đảng Cộng sản Đức, Đảo chính quán bia, Đế quốc Đức, Đức Quốc Xã, Bất thường bẩm sinh, BBC, Berlin, Cộng đồng các Quốc gia Độc lập, Cộng hòa Weimar, Chính trị cực hữu, Chủ nghĩa bài Do Thái, Chủ nghĩa quốc xã, Chiến tranh Bảy Năm, Chiến tranh thế giới thứ nhất, Düsseldorf, Diễn thuyết trước công chúng, Elizaveta của Nga, Erich Maria Remarque, Eva Braun, Führer, Franken, Friedrich Engels, Friedrich II của Phổ, Fyodor Mikhaylovich Dostoyevsky, Giáo dục trung học, Hòa ước Versailles, Heinrich Brüning, Heinrich Mann, Helen Keller, Holocaust, Horst Wessel, Horst-Wessel-Lied, Internet Archive, Jack London, Karl Dönitz, Karl Marx, Köln, Lutz Graf Schwerin von Krosigk, Magda Goebbels, Mönchengladbach, München, ..., Người Do Thái, Người Hà Lan, Oswald Spengler, Paris, Paul von Hindenburg, PBS, Phép lạ của Nhà Brandenburg, Phim câm, Potsdam, Sông Maas, Schutzstaffel, Scotland, Stefan Zweig, Sturmabteilung, Sudetenland, Tình trạng khẩn cấp, Tòa án Nürnberg, Thế vận hội, Thủ tướng Đức, Thomas Carlyle, Thomas Mann, Tiệp Khắc, Trung Cổ, Tuyên truyền, Tuyến phòng thủ Maginot, Viên, Vua, Vương quốc Phổ, Wehrmacht, Westfalen, Winston Churchill, 10 tháng 5, 12 tháng 2, 12 tháng 4, 13 tháng 3, 13 tháng 4, 14 tháng 10, 15 tháng 1, 15 tháng 2, 1918, 1933, 1939, 1944, 1945, 20 tháng 7, 21 tháng 3, 22 tháng 10, 22 tháng 4, 22 tháng 9, 25 tháng 4, 29 tháng 4, 3 tháng 9, 30 tháng 1, 30 tháng 4, 4 tháng 10, 6 tháng 4, 7 tháng 8, 8 tháng 8, 9 tháng 11. Mở rộng chỉ mục (59 hơn) »

Adolf Hitler

Adolf Hitler ((phiên âm: A-đôn-phơ Hít-le)(20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934. Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust). Thời trẻ, khi còn ở Áo, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, và được nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng. Thất bại của Đế chế Đức làm cho ông cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở München. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Đảo chính nhà hàng bia". Sau khi thất bại, Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng thì Hitler được phóng thích. Năm 1928, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, thì chính đảng này thừa cơ phát triển lên. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng và sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị xử tử mà không cần xét xử. Trong vài năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi và họ tin rằng ông ta sẽ thay đổi cả nước Đức. Sau đó, Hitler đã đưa nước Đức vào con đường xâm lược bên ngoài, dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939. Trên thực tế, Hitler không cần dùng vũ lực đã đạt được tham vọng lãnh thổ đầu tiên của mình. Khi đó, Anh và Pháp đang bị khốn đốn bởi các vấn đề kinh tế, một mực xin hòa. Hitler hủy bỏ Hòa ước Versailles, tổ chức, chỉnh đốn lại quân đội Đức. Năm 1936, quân Đức chiếm đánh khu vực Rheiland và thiết lập phòng thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực xâm lược nước Áo. Hai nước Anh và Pháp không có sự can thiệp nào đối với hành động đó của Hitler, thậm chí khi ông chỉ đạo quân đội tiến hành thôn tính khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp cũng ngầm thừa nhận. Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Tháng 6 năm ấy, Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler tự ý bãi bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của họ; nhưng không tiêu diệt được quân đội của Liên Xô. Theo tác giả Panphilov (Giáo viên lịch sử Liên Xô của trường MGIMO Maxcva - Liên Xô) viết trong một cuốn sách của mình như là một sử gia đã từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thì trước khi quyết định xâm lược Liên Bang Xô Viết thì Hitler đã viết một bức thư cho trùm phát xít Ý là Benito Mussolini, qua đó cho rằng quyết định tấn công Liên Bang Xô Viết là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của ông vì Liên Xô là một quốc gia khổng lồ. Vì lẽ đó nếu như năm 1941 khi tấn công Liên Xô theo kế hoạch của chiến dịch Barbarosa, kể cả khi Hitler đồng ý với ý kiến của các tướng lĩnh dưới quyền tấn công thẳng đến Moskva thì cũng không nhanh chóng đánh gục được Liên Xô bởi vì Ban Lãnh đạo Liên Xô lúc đó sẽ nhanh chóng sơ tán về miền Đông dãy Uran để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Đức. Sự sai lầm dẫn tới thất bại của Hitler khi tấn công Liên Xô là hắn đã quá tự cao tự đại, coi thường người đồng minh trong phe của mình là Đế quốc Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản đã không đưa quân lên phía Bắc, hiệp đồng với Quân đội Đức để tấn công Liên Xô ở mặt trận phía Đông mà dồn quân xuống phía Nam chiếm vùng Đông Á, để mặc một mình Hitler cố gắng xâm chiếm Liên Xô rộng lớn. Những nhà tình báo vĩ đại đã nắm được ý đồ đơn phương tiến hành chiến tranh của Hitler và giúp cho Ban Lãnh đạo Liên Xô có những phương án thích ứng để đối phó với Hitler. Hitler và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Yōsuke Matsuoka, tại một cuộc họp ở Berlin tháng 3 năm 1941. Trong bối cảnh là Joachim von Ribbentrop. Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong 2 chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ 2. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu; mặc dù thất bại là không tránh khỏi, nhưng Hitler kiên quyết không đầu hàng. Sau trận đánh tại Stalingrad, Hitler hạ lệnh cho làm lễ quốc tang 4 ngày. Nhưng ông còn kéo dài cuộc chiến hơn hai năm nữa. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, quân Liên Xô đánh vào Berlin, Adolf Hitler tự tử ở boong-ke của mình. Sau đó, quân đội Đức Quốc xã và Nhật đều tuyên bố đầu hàng, Thế chiến thứ 2 kết thúc. Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời trước tuổi 30 của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hiếm thấy. Từng có truyền đơn nổi tiếng của Đức Quốc xã coi Adolf Hitler là chính khách mới nhất trong chuỗi một loạt các chính khác tài năng của nước Đức kể từ thời vua Friedrich II Đại Đế, tới Thủ tướng Otto von Bismarck, rồi lại đến Tổng thống Hindenburg. Bản thân ông cũng luôn ví mình với vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786), nhân dân Phổ có truyền thống lịch sử hào hùng gắn liền với chủ nghĩa anh hùng của vị vua này. Adolf Hitler cũng rất vui khi ông ta nghe nói rằng vua Friedrich II Đại Đế cứng rắn với các võ quan, từ đó ông có lý lẽ để biện minh cho những hành vi của chính mình. Thực chất, chế độ Đức Quốc xã không hề là sự nối tiếp của truyền thống Phổ. Những người lên nắm quyền thường phải tự bảo mình là "con cháu người xưa" để có được quyền thống trị hợp pháp. Đảng Quốc xã đọc về lịch sử vinh quang của nước Phổ, của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế cũng thường không đến nơi đến chốn, móp méo. Vị vua này bị những người Quốc xã phóng đại.

Mới!!: Joseph Goebbels và Adolf Hitler · Xem thêm »

Albert Einstein

Albert Einstein (phiên âm: Anh-xtanh; 14 tháng 3 năm 1879 – 18 tháng 4 năm 1955) là nhà vật lý lý thuyết người Đức, người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột kia là cơ học lượng tử).

Mới!!: Joseph Goebbels và Albert Einstein · Xem thêm »

Áo

Áo (Österreich), tên chính thức là Cộng hòa Áo (Republik Österreich), là một cộng hòa liên bang và quốc gia không giáp biển với hơn 8,7 triệu người dân tại Trung Âu.

Mới!!: Joseph Goebbels và Áo · Xem thêm »

Đại học Bonn

Đại học Bonn (tiếng Đức: Rheinische Friedrich-Wilhelms-Universität Bonn) là một trường đại học nghiên cứu công đặt tại Bonn, Đức.

Mới!!: Joseph Goebbels và Đại học Bonn · Xem thêm »

Đại học Freiburg

Đại học Freiburg (tiếng Đức: Albert-Ludwigs-Universität Freiburg, thông dụng là Uni Freiburg hoặc chỉ là Freiburg), là một trường đại học nghiên cứu công cộng nằm ở Freiburg im Breisgau, Baden-Württemberg, Đức.

Mới!!: Joseph Goebbels và Đại học Freiburg · Xem thêm »

Đại học Heidelberg

Đại học Heidelberg là một trường đại học nghiên cứu nằm ở thành phố đại học Heidelberg, Baden-Württemberg, Cộng hoà liên bang Đức được thành lập năm 1386 dưới tên Ruprecht-Karls-Universität Heidelberg.

Mới!!: Joseph Goebbels và Đại học Heidelberg · Xem thêm »

Đại học Ludwig Maximilian München

Tòa nhà chính của Đại học Ludwig Maximilian München Đại học Ludwig Maximilian München (tiếng Đức: Ludwig-Maximilians-Universität München), thường được gọi là Đại học München hoặc LMU, là một trường đại học ở München, Đức.

Mới!!: Joseph Goebbels và Đại học Ludwig Maximilian München · Xem thêm »

Đại Suy thoái

Đại Suy thoái có thể là.

Mới!!: Joseph Goebbels và Đại Suy thoái · Xem thêm »

Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa

Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (tiếng Đức: Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei; viết tắt: NSDAP; gọi tắt: Nazi; gọi tắt trong tiếng Việt: Đảng Quốc Xã) là đảng cầm quyền Đức trong thời kỳ Đức Quốc Xã.

Mới!!: Joseph Goebbels và Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa · Xem thêm »

Đảng Cộng sản Đức

Đảng Cộng sản Đức là một Đảng Cộng sản tại Đức được thành lập vào năm 1968, được coi là nối tiếp Đảng Cộng sản của nước Đức.

Mới!!: Joseph Goebbels và Đảng Cộng sản Đức · Xem thêm »

Đảo chính quán bia

Đảo chính quán bia (Bürgerbräu-Putsch) hay Đảo chính Hitler-Ludendorff (Hitler-Ludendorff-Putsch) là cụm từ mà sử gia gọi biến cố xảy ra ngày 8 tháng 11 năm 1923 do Adolf Hitler điều động Đảng Đức Quốc xã gây ra, nhằm lật đổ chính quyền bang Bayern, từ đó dự định tiếp tục lật đổ chính phủ Cộng hòa Weimar.

Mới!!: Joseph Goebbels và Đảo chính quán bia · Xem thêm »

Đế quốc Đức

Hohenzollern. Bản đồ Đế quốc Đức thumb Các thuộc địa Đế quốc Đức Đế quốc Đức (Đức ngữ: Deutsches Reich) hay Đế chế thứ hai hay Đệ nhị Đế chế (Zweites Reich) được tuyên bố thiết lập vào ngày 18 tháng 1 năm 1871 sau khi thống nhất nước Đức và vài tháng sau đó chấm dứt Chiến tranh Pháp-Phổ.

Mới!!: Joseph Goebbels và Đế quốc Đức · Xem thêm »

Đức Quốc Xã

Đức Quốc Xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế Thứ ba (Drittes Reich), là nước Đức trong thời kỳ 1933-1945 đặt dưới một chế độ độc tài chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP).

Mới!!: Joseph Goebbels và Đức Quốc Xã · Xem thêm »

Bất thường bẩm sinh

Bất thường bẩm sinh (tiếng Anh: congenital disorder) là tên gọi chung của các bệnh có sẵn khi sinh ra.

Mới!!: Joseph Goebbels và Bất thường bẩm sinh · Xem thêm »

BBC

BBC (viết tắt cụm từ tiếng Anh: British Broadcasting Corporation, phát âm như bi-bi-xi) là thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Mới!!: Joseph Goebbels và BBC · Xem thêm »

Berlin

Berlin cũng còn gọi với tên tiếng Việt là Bá Linh hoặc Béc-lin là thủ đô, và cũng là một trong 16 tiểu bang của Liên bang Đức.

Mới!!: Joseph Goebbels và Berlin · Xem thêm »

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập

Cộng đồng các Quốc gia Độc lập là các quốc gia thành viên cũ của Liên bang cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết, đã lần lượt tách ra để trở thành các nước độc lập sau khi toàn bộ hệ thống xã hội chủ nghĩa châu Âu sụp đổ vào năm 1990.

Mới!!: Joseph Goebbels và Cộng đồng các Quốc gia Độc lập · Xem thêm »

Cộng hòa Weimar

Cộng hòa Weimar (tiếng Đức: Weimarer Republik) là tên sử gia gọi chính phủ của nước Đức trong khoảng thời gian từ 1918 sau cuộc Cách mạng tháng 11, sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, đến khi Adolf Hitler được phong làm thủ tướng vào ngày 30 tháng giêng 1933 và đảng Quốc xã lên nắm quyền.

Mới!!: Joseph Goebbels và Cộng hòa Weimar · Xem thêm »

Chính trị cực hữu

Đoàn thể cánh cực hữu ở Nhật Bản tiến hành diễn giảng tại quảng trường lối ra phía nam của trạm xe Kinshichō. Phái cực hữu (chữ Anh : Far-right parties, chữ Trung: 極右派), còn gọi là cánh cực hữu, cánh hữu cực đoan, ý chỉ nhân sĩ hoặc tổ chức mà lập trường chính trị của họ nằm ở đầu ngoài cùng bên phải của quang phổ chính trị, là hình thức cực đoan của chính trị cánh hữu.

Mới!!: Joseph Goebbels và Chính trị cực hữu · Xem thêm »

Chủ nghĩa bài Do Thái

Chủ nghĩa bài Do Thái (tiếng Đức Antisemitismus) là sự thù địch hoặc thành kiến, hay phân biệt đối xử đối với người Do Thái với danh nghĩa một nhóm chủng tộc hoặc tôn giáo.

Mới!!: Joseph Goebbels và Chủ nghĩa bài Do Thái · Xem thêm »

Chủ nghĩa quốc xã

Biểu tượng Swastika thường được dùng làm đại diện cho Chủ nghĩa Quốc xã. Chủ nghĩa quốc xã, chính thức là Chủ nghĩa quốc gia xã hội (Nationalsozialismus, viết tắt là Nazism), chỉ hệ tư tưởng và những hành động của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa dưới quyền Adolf Hitler, và những chính sách được chọn bởi Đức Quốc xã từ năm 1933 đến năm 1945.

Mới!!: Joseph Goebbels và Chủ nghĩa quốc xã · Xem thêm »

Chiến tranh Bảy Năm

Chiến tranh Bảy Năm (1756–1763) là cuộc chiến xảy ra giữa hai liên quân gồm có Vương quốc Anh/Vương quốc Hannover (liên minh cá nhân), Vương quốc Phổ ở một phía và Pháp, Áo, Nga, Thụy Điển và Vương quốc Sachsen ở phía kia.

Mới!!: Joseph Goebbels và Chiến tranh Bảy Năm · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ nhất

Chiến tranh thế giới thứ nhất, còn được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất, Đệ Nhất thế chiến hay Thế chiến 1, diễn ra từ 28 tháng 7 năm 1914 đến 11 tháng 11 năm 1918, là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại; về quy mô và sự khốc liệt nó chỉ đứng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Joseph Goebbels và Chiến tranh thế giới thứ nhất · Xem thêm »

Düsseldorf

Düsseldorf là thủ phủ của bang Bắc Rhine-Westphalia và là trung tâm kinh tế phía Tây của Đức (cùng với Köln và vùng Ruhr).

Mới!!: Joseph Goebbels và Düsseldorf · Xem thêm »

Diễn thuyết trước công chúng

Diễn thuyết trước công chúng là nghệ thuật nói chuyện với một nhóm người theo một phương cách được chuẩn bị kỹ nhằm cung cấp thông tin, gây ảnh hưởng hoặc gây cười cho thính gi.

Mới!!: Joseph Goebbels và Diễn thuyết trước công chúng · Xem thêm »

Elizaveta của Nga

Elizaveta Petrovna (Елизаве́та (Елисаве́т) Петро́вна; -), cũng được gọi là Yelisavet hay Elizabeth, là Nữ hoàng nước Nga từ năm 1741 đến khi qua đời năm 1762, tổng cộng 20 năm.

Mới!!: Joseph Goebbels và Elizaveta của Nga · Xem thêm »

Erich Maria Remarque

Erich Maria Remarque (22 tháng 6 năm 1898 – 25 tháng 9 năm 1970), tên khai sinh Erich Paul Remark, là nhà văn người Đức, được biết đến nhiều nhất với tác phẩm Phía Tây không có gì lạ.

Mới!!: Joseph Goebbels và Erich Maria Remarque · Xem thêm »

Eva Braun

Eva Anna Paula Braun, khi mất Anna Paula Hitler (6/2/1912 - 30/4/1945) là bạn gái lâu năm của Adolf Hitler.

Mới!!: Joseph Goebbels và Eva Braun · Xem thêm »

Führer

Führer là danh từ tiếng Đức nghĩa là "lãnh đạo" hay "hướng dẫn".

Mới!!: Joseph Goebbels và Führer · Xem thêm »

Franken

Huy hiệu của Franken Franken (hay Frankenland) là một vùng ở Đức.

Mới!!: Joseph Goebbels và Franken · Xem thêm »

Friedrich Engels

Friedrich Engels (thường được phiên âm tiếng Việt là Phriđrich Ăngghen, sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 mất ngày 5 tháng 8 năm 1895) nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người Đức thế kỷ 19, người cùng với Karl Marx đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I. trên Từ điển bách khoa Việt Nam Ông cùng với Karl Marx và là đồng tác giả của bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).

Mới!!: Joseph Goebbels và Friedrich Engels · Xem thêm »

Friedrich II của Phổ

Friedrich II (24 tháng 1 năm 1712 – 17 tháng 8 năm 1786) là vua nước Phổ, trị vì từ ngày 31 tháng 5 năm 1740 đến khi qua đời vào ngày 17 tháng 8 năm 1786.

Mới!!: Joseph Goebbels và Friedrich II của Phổ · Xem thêm »

Fyodor Mikhaylovich Dostoyevsky

Dostoevsky do Vasily Perov vẽ năm 1872 Fyodor Mikhailovich Dostoyevsky (tiếng Nga: Фёдор Миха́йлович Достое́вский, thường phiên âm là "Đốt-xtôi-ép-xki") là nhà văn nổi tiếng người Nga, sinh ngày 11 tháng 11 (lịch cũ: 30 tháng 10), 1821 và mất ngày 9 tháng 2 (lịch cũ: 28 tháng 1), 1881.

Mới!!: Joseph Goebbels và Fyodor Mikhaylovich Dostoyevsky · Xem thêm »

Giáo dục trung học

Giáo dục trung học (secondary education) là giai đoạn giáo dục diễn ra trong các trường trung học, theo sau giáo dục tiểu học.

Mới!!: Joseph Goebbels và Giáo dục trung học · Xem thêm »

Hòa ước Versailles

Trang đầu của Hòa ước Versailles, bản tiếng Anh ''The Signing of the Peace Treaty of Versailles'' Hòa ước Versailles năm 1919 là hòa ước chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) giữa nước Đức và các quốc gia thuộc phe Hiệp Ước.

Mới!!: Joseph Goebbels và Hòa ước Versailles · Xem thêm »

Heinrich Brüning

Heinrich Aloysius Maria Elisabeth Brüning (26 Tháng Mười Một năm 1885 - 30 tháng 3 năm 1970) là một chính trị gia và nhà hoạt động của Trung tâm Đảng Đức, từng là thủ tướng của Đức trong Cộng hòa Weimar từ năm 1930 đến năm 1932.

Mới!!: Joseph Goebbels và Heinrich Brüning · Xem thêm »

Heinrich Mann

Heinrich Mann năm 1906 Mộ tro hài cốt ở Ngjĩa trang Dorotheenstädtischer tại Berlin. Tem thư chân dung Heinrich Mann Luiz (Ludwig) Heinrich Mann (27.3.1871 – 11.3.1950) là nhà văn Đức, người đã viết các tác phẩm với các chủ đề phê phán xã hội mạnh m. Các công kích của ông về bản chất độc tài và quân phiệt ngày càng gia tăng của chính quyền Đức trước Chiến tranh thế giới thứ hai đã khiến ông phải sống lưu vong vào năm 1933.

Mới!!: Joseph Goebbels và Heinrich Mann · Xem thêm »

Helen Keller

Helen Adams Keller (27 tháng 6 năm 1880 – 1 tháng 6 năm 1968) là nữ văn sĩ, nhà hoạt động xã hội, diễn giả người Mỹ.

Mới!!: Joseph Goebbels và Helen Keller · Xem thêm »

Holocaust

Người Do Thái Hungary được lính Đức lựa chọn để đưa tới phòng hơi ngạt tại trại tập trung Auschwitz, tháng 5/6 năm 1944.http://www1.yadvashem.org/yv/en/exhibitions/album_auschwitz/index.asp "The Auschwitz Album". Yad Vashem. Truy cập ngày 24 tháng 9 năm 2012. Holocaust (từ tiếng Hy Lạp: ὁλόκαυστος holókaustos: hólos, "toàn bộ" và kaustós, "thiêu đốt"), còn được biết đến với tên gọi Shoah (tiếng Hebrew: השואה, HaShoah, "thảm họa lớn"), là một cuộc diệt chủng do Đức Quốc xã cùng bè phái tiến hành và nó đã dẫn tới cái chết của khoảng 6 triệu người Do Thái.

Mới!!: Joseph Goebbels và Holocaust · Xem thêm »

Horst Wessel

Horst Ludwig Wessel (9 tháng 10 năm 1907 – 23 tháng 2 năm 1930) là nhà hoạt động Đảng Quốc xã Đức, và là một đội trưởng của lực lượng Xung kích, đã trở thành một liệt sĩ của phong trào quốc xã sau khi bị phe Cộng sản giết chết vào năm 1930.

Mới!!: Joseph Goebbels và Horst Wessel · Xem thêm »

Horst-Wessel-Lied

Horst Wessel right Horst-Wessel-Lied ("Bài ca của Horst Wessel"), còn được gọi bằng lời mở đầu của nó, Die Fahne hoch ("Ngọn cờ tung bay trên cao"), đó là đảng ca của Đảng Quốc xã từ năm 1930 đến 1945.

Mới!!: Joseph Goebbels và Horst-Wessel-Lied · Xem thêm »

Internet Archive

Internet Archive là một thư viện số phi lợi nhuận có trụ sở San Francisco với sứ mệnh lưu trữ nội dung Web trên Internet.

Mới!!: Joseph Goebbels và Internet Archive · Xem thêm »

Jack London

Jack London (phiên âm: Giắc Lân-đơn; 12 tháng 1 năm 1876 - 22 tháng 11 năm 1916) là nhà văn nổi tiếng người Mỹ, tác giả Tiếng gọi nơi hoang dã (The Call of the Wild), Gót sắt (Iron Heel), Martin Eden, Tình yêu cuộc sống (Love of Life), Nanh trắng (White Fang) và hơn 50 tác phẩm khác.

Mới!!: Joseph Goebbels và Jack London · Xem thêm »

Karl Dönitz

Karl Dönitz (ngày 16 tháng 9 năm 1891 – ngày 24 tháng 12 năm 1980) là một đô đốc người Đức đóng vai trò quan trọng ở lích sử hải quân của chiến tranh thế giới thứ hai. Dönitz tiếp nối Adolf Hitler với tư cách người đứng đầu nhà nước Đức. Ông bắt đầu sự nghiệp ở hải quân Đế quốc Đức (Kaiserliche Marine) trước chiến tranh thế giới thứ nhất. Năm 1918, trong khi ông chỉ huy, tàu ngầm bị chìm bởi quân lực Anh và Dönitz bị bắt làm tù binh.

Mới!!: Joseph Goebbels và Karl Dönitz · Xem thêm »

Karl Marx

Karl Heinrich Marx (thường được phiên âm là Các Mác trong các tài liệu tiếng Việt hoặc Hán Việt là Mã Khắc Tư; sinh 5 tháng 5 năm 1818 tại Trier, Vương quốc Phổ – mất 14 tháng 3 năm 1883 tại Luân Đôn, Vương quốc Anh) là nhà tư tưởng người Đức gốc Do thái, và cũng là nhà kinh tế, nhà lãnh đạo cách mạng của Hiệp hội Người lao động Quốc tế.

Mới!!: Joseph Goebbels và Karl Marx · Xem thêm »

Köln

Trung tâm thành phố Köln Nhà thờ lớn Köln và khu vực lân cận về ban đêm Khu phố Chợ Cũ (''Alter Markt'') ở Köln Köln hay Koeln (phiên âm: Côn), còn được viết là Cologne (Phiên âm: Cô-lô-nhơ), cho đến năm 1919 là Cöln, dưới thời của người La Mã đầu tiên là oppidum ubiorum, rồi Colonia Claudia Ara Agrippinensium, là thành phố lớn thứ tư của Đức theo dân số và diện tích.

Mới!!: Joseph Goebbels và Köln · Xem thêm »

Lutz Graf Schwerin von Krosigk

Lutz Graf Schwerin von Krosigk năm 1947 Lutz Graf Schwerin von Krosigk (tháng 8 năm 1887-4 tháng 3 năm 1977) là bộ trưởng tài chính Đế quốc Đức từ 1932 tới 1945, thủ tướng Đức thời kỳ Đức Quốc xã trong tháng 5 năm 1945.

Mới!!: Joseph Goebbels và Lutz Graf Schwerin von Krosigk · Xem thêm »

Magda Goebbels

Johanna Maria Magdalena "Magda" Goebbels (11 tháng 11 năm 1901 – 1 tháng 5 năm 1945) là vợ của Bộ trưởng Bộ Thông tin Quần chúng và Tuyên truyền của Đức Quốc xã Joseph Goebbels.

Mới!!: Joseph Goebbels và Magda Goebbels · Xem thêm »

Mönchengladbach

Mönchengladbach là một thành phố trong bang Nordrhein-Westfalen của nước Đức.

Mới!!: Joseph Goebbels và Mönchengladbach · Xem thêm »

München

München hay Muenchen (phát âm), thủ phủ của tiểu bang Bayern, là thành phố lớn thứ ba của Đức sau Berlin và Hamburg và là một trong những trung tâm kinh tế, giao thông và văn hóa quan trọng nhất của Cộng hòa Liên bang Đức.

Mới!!: Joseph Goebbels và München · Xem thêm »

Người Do Thái

Người Do Thái (יְהוּדִים ISO 259-3, phát âm) là một sắc tộc tôn giáo là một dân tộc "The Jews are a nation and were so before there was a Jewish state of Israel" "That there is a Jewish nation can hardly be denied after the creation of the State of Israel" "Jews are a people, a nation (in the original sense of the word), an ethnos" có nguồn gốc từ người Israel, Israelite origins and kingdom: "The first act in the long drama of Jewish history is the age of the Israelites""The people of the Kingdom of Israel and the ethnic and religious group known as the Jewish people that descended from them have been subjected to a number of forced migrations in their history" còn gọi là người Hebrew, trong lịch sử vùng Cận Đông cổ đại.

Mới!!: Joseph Goebbels và Người Do Thái · Xem thêm »

Người Hà Lan

Người Hà Lan (tiếng Hà Lan: Nederlanders) là dân tộc chủ yếu ở Hà Lan Autochtone population at ngày 1 tháng 1 năm 2006, Central Statistics Bureau, Integratiekaart 2006, This includes the Frisians as well.

Mới!!: Joseph Goebbels và Người Hà Lan · Xem thêm »

Oswald Spengler

Oswald Arnold Gottfried Spengler (29 tháng 5 năm 1880 – 8 tháng 5 năm 1936) là một nhà sử học và triết gia lịch sử người Đức, đồng thời quan tâm tới toán học, khoa học và nghệ thuật.

Mới!!: Joseph Goebbels và Oswald Spengler · Xem thêm »

Paris

Paris là thành phố thủ đô của nước Pháp, cũng là một trong ba thành phố phát triển kinh tế nhanh nhất thế giới cùng Luân Đôn và New York và cũng là một trung tâm hành chính của vùng Île-de-France.

Mới!!: Joseph Goebbels và Paris · Xem thêm »

Paul von Hindenburg

Paul Ludwig Hans Anton von Beneckendorff und von Hindenburg, còn được biết đến ngắn gọn là Paul von Hindenburg (phiên âm: Pô vôn Hin-đen-bua) (2 tháng 10 năm 1847 - 2 tháng 8 năm 1934) là một Thống chế và chính khách người Đức.

Mới!!: Joseph Goebbels và Paul von Hindenburg · Xem thêm »

PBS

PBS (tiếng Anh Public Broadcasting Service, có nghĩa "Dịch vụ Truyền thông Công cộng") là mạng truyền thông công cộng bất vụ lợi có 349 đài truyền hình làm thành viên ở Hoa Kỳ, cũng có một số đài truyền hình cáp ở Canada.

Mới!!: Joseph Goebbels và PBS · Xem thêm »

Phép lạ của Nhà Brandenburg

Nữ hoàng Nga Elizaveta Petrovna đã tham gia Liên minh chống Phổ trong Bảy năm chinh chiến. Thành ngữ Phép lạ của Nhà Brandenburg (tiếng Đức: Mirakel des Hauses Brandenburg, tiếng Pháp: Miracle de la maison Brandenbourg, tiếng Nga: Чудо Бранденбургского дома), cũng gọi là Phép lạ của triều đại Hohenzollern, là cách nói, chỉ sự sống còn của nước Phổ sau khi phải chống chọi với liên quân các liệt cường châu Âu lục địa trong cuộc Chiến tranh Bảy nămRobert Cowley, Geoffrey Parker, The Reader's Companion to Military History, trang 263 - một thành quả mà họ đạt được nhờ vào cả những chiến công hiển hách của Quốc vương (điển hình như thắng lợi trong trận Leuthen hồi năm 1757 nhờ có đường lối chiến thuật và chiến lược đúng đắn), sự quyết đoán giành quyền chủ động của ông,John Nelson Rickard, Roger Cirillo, Advance and Destroy: Patton as Commander in the Bulge, trang 18 lẫn tình hình có lợi.

Mới!!: Joseph Goebbels và Phép lạ của Nhà Brandenburg · Xem thêm »

Phim câm

128px Phim câm là những bộ phim không có tiếng động hoặc lời thoại đồng bộ với hình ảnh, đó có thể là các bộ phim được chiếu hoàn toàn không có âm thanh hoặc những bộ phim được chiếu kèm với âm thanh tạo ra bên ngoài (từ dàn nhạc, người đọc thoại, bộ phận tạo tiếng động hoặc các phần thu âm tách rời).

Mới!!: Joseph Goebbels và Phim câm · Xem thêm »

Potsdam

Potsdam là thủ phủ của tiều bang Brandenburg (Đức) và là thành phố đông dân cư nhất của tiểu bang.

Mới!!: Joseph Goebbels và Potsdam · Xem thêm »

Sông Maas

Sông Mass (''Meuse'') tại Maastricht Sông Maas (tiếng Hà Lan và tiếng Đức: Maas, tiếng Pháp: Meuse, tiếng La tinh: Mosa, tiếng Wallon: Moûze) là một sông chính ở châu Âu.

Mới!!: Joseph Goebbels và Sông Maas · Xem thêm »

Schutzstaffel

Schutzstaffel (gọi tắt SS, có nghĩa "đội cận vệ") là tổ chức vũ trang của Đảng Quốc xã, mặc đồng phục màu đen nên còn được gọi là "Quân áo đen" để phân biệt với lực lượng SA là "Quân áo nâu".

Mới!!: Joseph Goebbels và Schutzstaffel · Xem thêm »

Scotland

Scotland (phiên âm tiếng Việt: Xcốt-len, phát âm tiếng Anh) là một quốc gia thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland.

Mới!!: Joseph Goebbels và Scotland · Xem thêm »

Stefan Zweig

Stefan Zweig (28 tháng 11 năm 1881 - 22 tháng 2 năm 1942) là một nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch và nhà viết tiểu sử người Áo nổi tiếng trên thế giới.

Mới!!: Joseph Goebbels và Stefan Zweig · Xem thêm »

Sturmabteilung

Sturmabteilung (nghĩa là Binh đoàn bão táp hay Lực lượng bão táp trong tiếng Đức), viết tắt là SA, là một tổ chức bán quân sự của Đảng Đức Quốc xã.

Mới!!: Joseph Goebbels và Sturmabteilung · Xem thêm »

Sudetenland

Những vùng mà tiếng mẹ đẻ là tiếng Đức, trong thời kỳ chiến tranh được gọi là Sudetenland. Sudetenland là tên tiếng Đức để gọi chung một số vùng đất ở miền Bắc, Tây nam và Tây của Tiệp Khắc nơi có đa số người Đức sinh sống.

Mới!!: Joseph Goebbels và Sudetenland · Xem thêm »

Tình trạng khẩn cấp

Tình trạng khẩn cấp là một tuyên bố của chính phủ mà theo đó có thể tạm ngưng một số chức năng bình thường của chính phủ và có thể cảnh báo công dân của mình thay đổi các hành vi bình thường hoặc có thể ra lệnh cho các cơ quan của chính phủ thi hành các kế hoạch sẵn sàng cho tình trạng khẩn cấp.

Mới!!: Joseph Goebbels và Tình trạng khẩn cấp · Xem thêm »

Tòa án Nürnberg

Tòa án Nürnberg là một loạt những phiên tòa quân sự do lực lượng Đồng minh tổ chức sau Thế chiến thứ Hai, họp ở Thành phố Nürnberg của Đức để xét xử cá nhân và tổ chức của chế độ Đức Quốc xã bị cáo buộc phạm tội ác chiến tranh.

Mới!!: Joseph Goebbels và Tòa án Nürnberg · Xem thêm »

Thế vận hội

Thế vận hội (hay Đại hội Thể thao Olympic) là cuộc tranh tài trong nhiều môn thể thao giữa các quốc gia trên toàn thế giới.

Mới!!: Joseph Goebbels và Thế vận hội · Xem thêm »

Thủ tướng Đức

Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức, hay còn gọi là Thủ tướng Đức, là người đứng đầu chính phủ của Cộng hòa Liên bang Đức.

Mới!!: Joseph Goebbels và Thủ tướng Đức · Xem thêm »

Thomas Carlyle

Thomas Carlyle (sinh ngày 04 tháng 12 năm 1795 – mất ngày 05 tháng 02 năm 1881) là một nhà triết học, nhà châm biếm, nhà văn, nhà sử học và giáo viên người Scotland.

Mới!!: Joseph Goebbels và Thomas Carlyle · Xem thêm »

Thomas Mann

Paul Thomas Mann (6 tháng 6 năm 1875 – 12 tháng 8 năm 1955) là nhà văn Đức đã đoạt giải Nobel Văn học năm 1929 và Giải Goethe năm 1949.

Mới!!: Joseph Goebbels và Thomas Mann · Xem thêm »

Tiệp Khắc

Tiệp Khắc (tiếng Séc: Československo, tiếng Slovak: Česko-Slovensko/trước 1990 Československo, tiếng Đức: Tschechoslowakei), còn gọi tắt là Tiệp (nhất là trong khẩu ngữ), là một nhà nước có chủ quyền tại Trung Âu tồn tại từ tháng 10 năm 1918, khi nó tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Áo-Hung, cho tới năm 1992.

Mới!!: Joseph Goebbels và Tiệp Khắc · Xem thêm »

Trung Cổ

''Thánh Giá Mathilde'', chiếc thánh giá nạm ngọc của Mathilde, Tu viện trưởng Essen (973-1011), bộc lộ nhiều đặc trưng trong nghệ thuật tạo hình Trung Cổ. Thời kỳ Trung Cổ (hay Trung Đại) là giai đoạn trong lịch sử châu Âu bắt đầu từ sự sụp đổ của Đế quốc Tây Rôma vào thế kỷ 5, kéo dài tới thế kỉ 15, hòa vào thời Phục hưng và Thời đại khám phá.

Mới!!: Joseph Goebbels và Trung Cổ · Xem thêm »

Tuyên truyền

Tuyên truyền là việc đưa ra các thông tin (vấn đề) với mục đích đẩy thái độ, suy nghĩ, tâm lý và ý kiến của quần chúng theo chiều hướng nào đấy mà người nêu thông tin mong muốn.

Mới!!: Joseph Goebbels và Tuyên truyền · Xem thêm »

Tuyến phòng thủ Maginot

Tuyến phòng thủ Maginot (IPA:, Ligne Maginot), lấy tên của bộ trưởng quốc phòng Pháp André Maginot, là một công trình quân sự xây dựng dọc biên giới Pháp-Đức và Pháp-Ý với mục đích bảo vệ lãnh thổ Pháp sau kinh nghiệm của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Mới!!: Joseph Goebbels và Tuyến phòng thủ Maginot · Xem thêm »

Viên

Viên (tiếng Đức: Wien, tiếng Anh: Vienna, tiếng Pháp: Vienne) là thủ đô và đồng thời cũng là một tiểu bang của nước Áo.

Mới!!: Joseph Goebbels và Viên · Xem thêm »

Vua

Vua (tiếng Anh: Monarch, tiếng Trung: 君主) là người đứng đầu tối cao, thực tế hoặc biểu tượng, của một chính quyền; trực tiếp hoặc gián tiếp có danh dự, quyền cai trị, cầm quyền ở một quốc gia Một quốc gia mà cấu trúc chính quyền có vua đứng đầu được gọi là nước quân chủ.

Mới!!: Joseph Goebbels và Vua · Xem thêm »

Vương quốc Phổ

Vương quốc Phổ (Königreich Preußen) là một vương quốc trong lịch sử Đức tồn tại từ năm 1701 đến 1918.

Mới!!: Joseph Goebbels và Vương quốc Phổ · Xem thêm »

Wehrmacht

Wehrmacht (viết bằng tiếng Đức, tạm dịch: Lực lượng Vệ quốcFrom wehren, "to defend" and Macht, "power, force". See the Wiktionary article for more information.) là tên thống nhất của các lực lượng vũ trang quân đội Đức Quốc xã từ năm 1935 đến năm 1945.

Mới!!: Joseph Goebbels và Wehrmacht · Xem thêm »

Westfalen

Westfalen ngày nay là vùng đông bắc của bang Nordrhein-Westfalen, chủ yếu bao gồm lãnh thổ của tỉnh Phổ cũ Westfalen.

Mới!!: Joseph Goebbels và Westfalen · Xem thêm »

Winston Churchill

Sir Winston Leonard Spencer-Churchill (30 tháng 11 năm 1874- 24 tháng 1 năm 1965) là một nhà chính trị người Anh, nổi tiếng nhất với cương vị Thủ tướng Anh trong thời Chiến tranh thế giới thứ hai.

Mới!!: Joseph Goebbels và Winston Churchill · Xem thêm »

10 tháng 5

Ngày 10 tháng 5 là ngày thứ 130 (131 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 10 tháng 5 · Xem thêm »

12 tháng 2

Ngày 12 tháng 2 là ngày thứ 43 trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 12 tháng 2 · Xem thêm »

12 tháng 4

Ngày 12 tháng 4 là ngày thứ 102 trong mỗi năm thường (ngày thứ 103 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Joseph Goebbels và 12 tháng 4 · Xem thêm »

13 tháng 3

Ngày 13 tháng 3 là ngày thứ 72 (73 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 13 tháng 3 · Xem thêm »

13 tháng 4

Ngày 13 tháng 4 là ngày thứ 103 trong mỗi năm thường (ngày thứ 104 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Joseph Goebbels và 13 tháng 4 · Xem thêm »

14 tháng 10

Ngày 14 tháng 10 là ngày thứ 287 (288 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 14 tháng 10 · Xem thêm »

15 tháng 1

Ngày 15 tháng 1 là ngày thứ 15 trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 15 tháng 1 · Xem thêm »

15 tháng 2

Ngày 15 tháng 2 là ngày thứ46 trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 15 tháng 2 · Xem thêm »

1918

1918 (số La Mã: MCMXVIII) là một năm thường bắt đầu vào thứ Ba trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 1918 · Xem thêm »

1933

1933 (số La Mã: MCMXXXIII) là một năm thường bắt đầu vào Chủ Nhật trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 1933 · Xem thêm »

1939

1939 (số La Mã: MCMXXXIX) là một năm thường bắt đầu vào Chủ Nhật trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 1939 · Xem thêm »

1944

1944 (số La Mã: MCMXLIV) là một năm nhuận bắt đầu vào thứ Bảy trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 1944 · Xem thêm »

1945

1945 là một năm bắt đầu vào ngày Thứ hai trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 1945 · Xem thêm »

20 tháng 7

Ngày 20 tháng 7 là ngày thứ 201 (202 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 20 tháng 7 · Xem thêm »

21 tháng 3

Ngày 21 tháng 3 là ngày thứ 80 trong mỗi năm thường (ngày thứ 81 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Joseph Goebbels và 21 tháng 3 · Xem thêm »

22 tháng 10

Ngày 22 tháng 10 là ngày thứ 295 (296 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 22 tháng 10 · Xem thêm »

22 tháng 4

Ngày 22 tháng 4 là ngày thứ 112 trong mỗi năm thường (ngày thứ 113 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Joseph Goebbels và 22 tháng 4 · Xem thêm »

22 tháng 9

Ngày 22 tháng 9 là ngày thứ 265 (266 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 22 tháng 9 · Xem thêm »

25 tháng 4

Ngày 25 tháng 4 là ngày thứ 115 trong mỗi năm dương lịch thường (ngày thứ 116 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Joseph Goebbels và 25 tháng 4 · Xem thêm »

29 tháng 4

Ngày 29 tháng 4 là ngày thứ 119 trong mỗi năm thường (ngày thứ 120 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Joseph Goebbels và 29 tháng 4 · Xem thêm »

3 tháng 9

Ngày 3 tháng 9 là ngày thứ 246 (247 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 3 tháng 9 · Xem thêm »

30 tháng 1

Ngày 30 tháng 1 là ngày thứ 30 trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 30 tháng 1 · Xem thêm »

30 tháng 4

Ngày 30 tháng 4 là ngày thứ 120 trong mỗi năm thường (thứ 121 trong mỗi năm nhuận).

Mới!!: Joseph Goebbels và 30 tháng 4 · Xem thêm »

4 tháng 10

Ngày 4 tháng 10 là ngày thứ 277 (278 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 4 tháng 10 · Xem thêm »

6 tháng 4

Ngày 6 tháng 4 là ngày thứ 96 (97 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 6 tháng 4 · Xem thêm »

7 tháng 8

Ngày 7 tháng 8 là ngày thứ 219 (220 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 7 tháng 8 · Xem thêm »

8 tháng 8

Ngày 8 tháng 8 là ngày thứ 220 (221 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 8 tháng 8 · Xem thêm »

9 tháng 11

Ngày 9 tháng 11 là ngày thứ 313 (314 trong năm nhuận) trong lịch Gregory.

Mới!!: Joseph Goebbels và 9 tháng 11 · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Goebbels, Joseph Göbbels, Paul Joseph Göbbels.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »