Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Ephesus

Mục lục Ephesus

Ephesus (Ἔφεσος Ephesos; Efes), còn được phiên âm tiếng Việt là Êphêsô hoặc Ê-phê-sô, là một thành phố của Hy Lạp cổ đại trên vùng duyên hải Ionia, cách huyện Selçuk, tỉnh İzmir, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay 3 km về phía tây nam.

104 quan hệ: Achaean, Ai Cập, Alaşehir, Alexandros Đại đế, Antiochos II Theos, Antiochos III Đại đế, Arcadius, Arsinoe II của Ai Cập, Artemis, Arzawa, Athens, Attalos III, Attiki, Augustus, Đế quốc Ottoman, Đền Artemis, Địa Trung Hải, İzmir, Ả Rập, Bayezid I, Bảo tàng Anh, Bảy kỳ quan thế giới cổ đại, Biển Aegea, Cambyses II, Caria, Công đồng Ephesus, Công Nguyên, Cộng hòa La Mã, Chôn cất, Chiến binh Amazon, Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư, Chiến tranh Peloponnesus, Constantinopolis, Constantinus Đại đế, Cyrus Đại đế, Darius I, Diana (thần thoại), Domitianus, Eumenes II, Gioan Kim Khẩu, Gioan Tông đồ, Goth, Hadrianus, Heraclitus, Herodotos, Homer, Hy Lạp cổ đại, Hy Lạp cổ điển, Ionia, Iran, ..., Istanbul, Jerusalem, Justinianus I, Khalip, Khios, Kitô giáo, Kroisos, Lira Thổ Nhĩ Kỳ, Luân Đôn, Lucius Cornelius Sulla, Lydia, Lysimachos, Lưỡng Hà, Muawiyah I, Nữ quyền, Nghệ sĩ, Người Hittite, Nhà Achaemenes, Nhà Attalos, Nhà Đức Trinh nữ Maria, Notre-Dame, Phúc Âm Gioan, Pontos, Ptolemaios III Euergetes, Qur’an, Roma, Sách Khải Huyền, Sân bay quốc tế Adnan Menderes, Sứ đồ Phaolô, Selçuk, Seleukos I Nikator, Sparta, Strabo, Syria, Thập tự chinh, Thập tự chinh thứ hai, Thời đại đồ đá mới, Thời đại đồ đồng, Thời kỳ Mycenae, Thổ Nhĩ Kỳ, Theodosius I, Thiếp Mộc Nhi, Thư gửi tín hữu Êphêsô, Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, Thư viện Celsus, Tiếng Hy Lạp, Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, Tiểu Á, Trận Corupedium, Trận Granicus, Trận Magnesia, Vienne, Vương quốc Seleukos, Will Durant. Mở rộng chỉ mục (54 hơn) »

Achaean

Achaean (tiếng Hy Lạp: Ἀχαιοί, Akhaioí) là một trong các tên gọi chung cho người Hy Lạp trong sử thi Iliad và Odyssey của Homer.

Mới!!: Ephesus và Achaean · Xem thêm »

Ai Cập

Ai Cập (مِصر, مَصر,http://masri.freehostia.com), tên chính thức là nước Cộng hòa Ả Rập Ai Cập, là một quốc gia liên lục địa có phần lớn lãnh thổ nằm tại Bắc Phi, cùng với bán đảo Sinai thuộc Tây Á. Ai Cập giáp Địa Trung Hải, có biên giới với Dải Gaza và Israel về phía đông bắc, giáp vịnh Aqaba về phía đông, biển Đỏ về phía đông và nam, Sudan về phía nam, và Libya về phía tây.

Mới!!: Ephesus và Ai Cập · Xem thêm »

Alaşehir

Alaşehir là một huyện thuộc tỉnh Manisa, Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Ephesus và Alaşehir · Xem thêm »

Alexandros Đại đế

Alexandros III của Macedonia, được biết rộng rãi với cái tên Alexandros Đại đế,Kh̉ảo cổ học - Viện kh̉ao cổ học, ̉Uy ban khoa học xã hội Việt Nam, 1984 - trang 69 (tiếng Hy Lạp: Megas Alexandros, tiếng Latinh: Alexander Magnus) (tháng 7 năm 356 TCN – 11 tháng 6 năm 323 TCN), là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia (336 – 323 TCN), nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia.

Mới!!: Ephesus và Alexandros Đại đế · Xem thêm »

Antiochos II Theos

Antiochos II Theos (tiếng Hy Lạp: Αντίοχος Β' Θεός, 286 TCN – 246 TCN) là vị vua thứ ba của vương quốc Seleukos thời Hy Lạp hóa, cai trị từ năm 261 dến năm 246 TCN.

Mới!!: Ephesus và Antiochos II Theos · Xem thêm »

Antiochos III Đại đế

Antiochos III Đại đế (Tiếng Hy Lạp:; 241 TCN – 187 TCN, trị vì từ năm 222 TCN đến năm 187 TCN) là hoàng đế (Megas Basileus) thứ sáu của Đế quốc Seleukos thời Hy Lạp hóa.

Mới!!: Ephesus và Antiochos III Đại đế · Xem thêm »

Arcadius

Arcadius (Flavius Arcadius Augustus; Ἀρκάδιος; 377/378 – 1 tháng 5, 408) là Hoàng đế Đông La Mã từ năm 395 đến 408.

Mới!!: Ephesus và Arcadius · Xem thêm »

Arsinoe II của Ai Cập

Arsinoe II. Greek inscription ''ΑΔΕΛΦΩΝ'' means "coin of the siblings". Arsinoe II (tiếng Hy Lạp: Ἀρσινόη, 316 BC - 270 TCN) là nữ hoàng của Thrace, Tiểu Á và Macedonia khi bà là vợ của vua Lysimachos (tiếng Hy Lạp: Λυσίμαχος), và sau đó bà đồng cai trị Ai Cập với em trai và chồng của bà Ptolemaios II Philadelphos (Hy Lạp: Πτολεμαῖος Φιλάδελφος).

Mới!!: Ephesus và Arsinoe II của Ai Cập · Xem thêm »

Artemis

Trong thần thoại Hy Lạp, nữ thần Artemis (tiếng Hy Lạp: Ἄρτεμις) là một trong mười hai vị thần trên đỉnh Olympus.

Mới!!: Ephesus và Artemis · Xem thêm »

Arzawa

Vua xứ Mira"'', một phần của Vương quốc Arzawa. Arzawa là tên của một vùng hay vương quốc ở phía tây Anatolia, sau này được biết đến với tên Lydia (tiếng Assyrian Luddu, tiếng Hy Lạp Λυδία) vào thời hậu Hittite.

Mới!!: Ephesus và Arzawa · Xem thêm »

Athens

Athens (Hy Lạp cổ:Ἀθῆναι, Athēnai; Hiện tại:Αθήνα, Athína) là thủ đô và là thành phố lớn nhất Hy Lạp, là một trong những thành phổ cổ nhất thế giới với lịch sử được ghi chép ít nhất là 3000 năm.

Mới!!: Ephesus và Athens · Xem thêm »

Attalos III

Attalos III(trong tiếng Hy Lạp: Attalos III) Philometor Euergetes (khoảng 170 TCN - 133 TCN) là vị vua cuối cùng của triều đại Attalos ở Pergamon, cầm quyền từ 138 TCN đến 133 TCN.

Mới!!: Ephesus và Attalos III · Xem thêm »

Attiki

Vùng Attica tại Hy Lạp Attiki (Αττική, Attikí) là một vùng lịch sử của Hy Lạp, bao gồm cả thủ đô Athenai.

Mới!!: Ephesus và Attiki · Xem thêm »

Augustus

Augustus (Imperator Gaius Julius Caesar Augustus; 23 tháng 9 năm 63 TCN – 19 tháng 8 năm 14, tên lúc khai sinh là Gaius Octavius và được biết đến với cái tên Gaius Julius Caesar Octavianus (tiếng Latinh cổ: GAIVS•IVLIVS•CAESAR•OCTAVIANVS) giai đoạn sau năm 27, là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã, trị vì La Mã từ 27 TCN đến khi qua đời năm 14. Octavian được người ông cậu của mình, Julius Caesar nhận làm con nuôi và thừa hưởng mọi di sản của Caesar sau khi ông bị ám sát năm 44 TCN. Những năm tiếp theo, Octavian tham gia Liên minh tam hùng lần thứ 2 cùng với Marcus Antonius và Marcus Aemilius Lepidus. Như là một thành viên của Tam đầu chế, Octavius cai trị La Mã và hầu như toàn bộ các vùng thuộc địa Châu Âu của nó một cách chuyên quyền, chiếm giữ cả quyền chấp chính tối cao sau khi hai chấp chính Aulus Hirtius và Gaius Vibius Pansa Caetronianus qua đời và đảm bảo khả năng tái cử bất biến của mình. Tam đầu chế tan rã sau khi hoàn thành mục tiêu của những kẻ lập ra nó: Lepidus bị buộc lưu vong và Antonius buộc phải tự sát sau khi bại trận tại Actium trước Octavian năm 31 TCN. Sau khi Tam đầu chế thứ Hai tan rã, Octavius vẻ bên ngoài là khôi phục lại Cộng hoà La Mã, với quyền lực tối cao là của Viện nguyên lão nhưng thực chất là vẫn nằm trong tay ông. Phải mất sáu hay bảy năm để tìm ra được một khuôn mẫu chính xác để một nước chính thức vẫn theo thể chế Cộng hòa nhưng bây giờ được lãnh đạo bởi một lãnh tụ duy nhất; kết quả là thể chế được biết đến như là Đế quốc La Mã. Chức vụ hoàng đế không bao giờ giống như độc tài La Mã mà Caesar và Sulla đã từng nắm giữ trước đó; thật vậy, ông đã khước từ khi đại đa số dân La Mã muốn "đưa ông lên chức vụ độc tài" CCAA, Erich S. Gruen, Augustus and the Making of the Principate, 35. Theo pháp luật, Augustus có một tập hợp các quyền lực ông có suốt đời do Viện nguyên lão giao cho ông, bao gồm cả quyền lên diễn đàn để diễn thuyết, quyền kiểm duyệt, và quyền lãnh đạo, mà không cần phải được bầu vào những cơ quan tương ứng với các chức vụ đó, gồm quan bảo dân, quan giám sát, và chấp chính tối cao. Quyền lực áp đảo của ông có được từ những thành công về tài chính và những nguồn lợi thu được từ các cuộc chinh phạt, sự xây dựng các mối quan hệ bảo trợ trong suốt toàn lãnh thổ Đế quốc, sự trung thành của binh sĩ và những cựu chiến binh, quyền lực từ những vinh dự được phong cho bởi Viện Nguyên lãoEck, 3., và sự kính trọng, ỵêu mến của dân chúng. Sự nắm giữ đa số các sư đoàn lê dương có thể tạo thành mối đe dọa quân sự đối với Viện Nguyên lão, cho phép ông áp đặt các quyết định mà không cần thông qua ý kiến của Viện Nguyên lão. Với khả năng loại bỏ những Nguyên lão đối lập với biện pháp quân sự, Viện Nguyên lão trở nên ngoan ngoãn dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của ông. Triều đại của Augustus đã mở ra một thời đại tương đối hòa bình được biết đến như là Pax Augusta, hay là hòa bình của Augustus. Mặc dù các cuộc chiến tranh liên tục nổ ra ở biên giới, và một năm nội chiến về việc nối ngôi Hoàng đế, vùng Địa Trung Hải là hòa bình trong hơn hai thế kỉ. Augustus mở rộng lãnh thổ của Đế quốc La Mã, bảo vệ được biên giới của Đế quốc với nhiều nước chư hầu, và thiết lập hòa bình với Parthia thông qua các biện pháp ngoại giao. Ông đã cải cách lại hệ thống thuế của La Mã, phát triển một mạng lưới đường sá với hệ thống liên lạc chính thức, thiết lập quân đội thường trực (và một lực lượng hải quân nhỏ), thiết lập lực lượng Cận vệ Praetorian, và tạo ra hệ thống bảo an và lính cứu hỏa cho thành Roma. Nhiều thành phố được xây dựng lại dưới thời của Augustus; và ông viết lại những thành tựu mà chính ông đã làm được, được biết đến như là Res Gestae Divi Augusti, tồn tại tới nay. Khi ông chết vào năm 14, Augustus được phong là một vị thần bởi Viện Nguyên lão, được thờ phụng bởi dân La Mã. Tên của ông Augustus và của Caesar được lấy làm đế hiệu của các hoàng đế sau này, và tháng Tám (August) được chính thức đặt tên theo tên ông. Sau khi ông mất, con riêng của vợ ông là Tiberius nối ngôi.

Mới!!: Ephesus và Augustus · Xem thêm »

Đế quốc Ottoman

Đế quốc Ottoman hay Đế quốc Osman (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: دولتِ عَليه عُثمانيه Devlet-i Âliye-i Osmâniyye, dịch nghĩa "Nhà nước Ottoman Tối cao"; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại: Osmanlı İmparatorluğu), cũng thỉnh thoảng được gọi là Đế quốc Thổ Nhĩ Kỳ, là một quốc hiệu Thổ Nhĩ Kỳ đã tồn tại từ năm 1299 đến 1923.

Mới!!: Ephesus và Đế quốc Ottoman · Xem thêm »

Đền Artemis

Đền thờ thần Artemis, tranh khắc gỗ của Martin Heemskerck năm 1572 Di tích đổ nát của ngôi đền ở Ephesus, phía sau Nhà thờ Hồi giáo Isabey, Nhà thờ Thánh Gioan Tông đồ và Thành Selçuk Mô hình thu nhỏ của đền Artemis, tại Công viên Miniatürk, Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, cố gắng thể hiện hình dáng có thể của ngôi đền đầu tiên. Đền Artemis là đền thờ nữ thần săn bắn Artemis, còn được gọi là đền thờ Diana được xây dựng từ đá cẩm thạch bởi kiến trúc sư Chersiphron và con là Metagenes, dài 377 feet (115 m), rộng 180 feet (55 m, bao gồm 127 cột đá, ở thành phố Ephesus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ), bờ biển Aegea.

Mới!!: Ephesus và Đền Artemis · Xem thêm »

Địa Trung Hải

Địa Trung Hải, ảnh chụp từ vệ tinh Địa Trung Hải là một phần của Đại Tây Dương được vây quanh bởi đất liền – phía bắc bởi châu Âu, phía nam bởi châu Phi và phía đông bởi châu Á. Địa Trung Hải có diện tích 2.509.000 km² (969.000 dặm vuông Anh) tới 2.510.000 km² (970.000 dặm vuông Anh).

Mới!!: Ephesus và Địa Trung Hải · Xem thêm »

İzmir

İzmir, còn được gọi là Smyrna, là thành phố đông dân thứ ba của Thổ Nhĩ Kỳ, là thành phố cảng lớn thứ nhì sau Istanbul.

Mới!!: Ephesus và İzmir · Xem thêm »

Ả Rập

Rập là tên gọi của.

Mới!!: Ephesus và Ả Rập · Xem thêm »

Bayezid I

Bayezid I Yildirim (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Ottoman: بايزيد الأول, I. (Ottoman: ییلدیرم); sinh 1354 – mất 1403) là sultan của Đế chế Ottoman, trị vì từ năm 1389 đến năm 1402.

Mới!!: Ephesus và Bayezid I · Xem thêm »

Bảo tàng Anh

Viện bảo tàng Anh (British Museum) là một viện bảo tàng văn hóa và lịch sử loài người ở Luân Đôn.

Mới!!: Ephesus và Bảo tàng Anh · Xem thêm »

Bảy kỳ quan thế giới cổ đại

Bảy kì quan thế giới cổ đại Bảy kì quan thế giới cổ đại là một danh sách được nhiều người biết đến liệt kê các công trình kiến trúc và điêu khắc trong thời kì cổ đại.

Mới!!: Ephesus và Bảy kỳ quan thế giới cổ đại · Xem thêm »

Biển Aegea

Biển Aegea là một vùng vịnh nối dài của Địa Trung Hải nằm giữa nam Balkan và bán đảo Anatolia, giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Ephesus và Biển Aegea · Xem thêm »

Cambyses II

Cambyses II (کمبوجيه دوم, 𐎣𐎲𐎢𐎪𐎡𐎹 Kɑmboujie) (mất năm 522 trước Công nguyên), con của Cyrus Đại đế (trị vì: 559–530 trước Công nguyên), là vua của các vua của Đế quốc Achaemenes.

Mới!!: Ephesus và Cambyses II · Xem thêm »

Caria

Caria (từ tiếng Luwian: Karuwa, "steep country"; tiếng Hy Lạp cổ: Καρία, Karia - nghĩa là "thác nước") là một khu vực ở tây nam Tiểu Á, kéo dài dọc theo bờ biển bắt đầu từ giữa Ionia (Mycale) phía nam đến Lycia và đông đến Phrygia.

Mới!!: Ephesus và Caria · Xem thêm »

Công đồng Ephesus

Công đồng Êphêsô là công đồng chung thứ ba của Kitô giáo.

Mới!!: Ephesus và Công đồng Ephesus · Xem thêm »

Công Nguyên

Công Nguyên là kỉ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Giêsu.

Mới!!: Ephesus và Công Nguyên · Xem thêm »

Cộng hòa La Mã

Cộng hòa La Mã (Res publica Romana) là giai đoạn trong nền văn minh La Mã cổ đại được phân biệt vì có chế độ cộng hòa.

Mới!!: Ephesus và Cộng hòa La Mã · Xem thêm »

Chôn cất

Hai vạn dặm dưới biển'' với phiên bản có tranh vẽ của Alphonse de Neuville và Édouard Riou Chôn cất hoặc mai táng là hành động mang tính nghi lễ của việc đưa xác người hoặc động vật chết, thường là có đồ chôn theo, xuống dưới đất.

Mới!!: Ephesus và Chôn cất · Xem thêm »

Chiến binh Amazon

Nữ chiến binh Amazon chuẩn bị cho một trận đánhTượng năm 1860 của Pierre Hébert đặt tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia Hoa Kỳ, Washington, D.C. Nữ chiến binh Amazon là những chiến binh gan dạ trong truyền thuyết Hy Lạp cổ đại.

Mới!!: Ephesus và Chiến binh Amazon · Xem thêm »

Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư

Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư (cũng thường được gọi là chiến tranh Ba Tư) là một loạt các cuộc xung đột giữa đế chế Achaemenid của Ba Tư (Iran ngày nay) và thành bang Hy Lạp bắt đầu từ năm 499 trước Công nguyên và kéo dài cho đến 449 trước Công nguyên.

Mới!!: Ephesus và Chiến tranh Hy Lạp-Ba Tư · Xem thêm »

Chiến tranh Peloponnesus

Chiến tranh Peloponnesus, 431 đến 404 TCN, là một cuộc chiến giữa các thành bang Hy Lạp cổ đại.

Mới!!: Ephesus và Chiến tranh Peloponnesus · Xem thêm »

Constantinopolis

Bản đồ Constantinopolis Constantinopolis vào thời Byzantine Constantinopolis (có nghĩa là thành phố của Constantinus, tiếng Hy Lạp: Κωνσταντινούπολις Konstantinoúpolis, hay Πόλις Polis, tiếng Latin: Constantinopolis, tiếng Thổ Ottoman: قسطنطينيه Kostantiniyye), còn được biết đến với tên Constantinople, là kinh đô của Đế quốc La Mã (330-395), của Đế quốc Byzantine/Đông La Mã (395-1204 và 1261-1453), của Đế quốc La Tinh (1204-1261) và của Đế quốc Ottoman (1453-1922).

Mới!!: Ephesus và Constantinopolis · Xem thêm »

Constantinus Đại đế

Flavius Valerius Aurelius Constantinus (s. vào ngày 27 tháng 2 khoảng năm 280Nhiều tư liệu viết năm sinh khác nhau những phần lớn tài liệu hiện nay dùng "khoảng năm 274" như trong, Encyclopædia Britannica, 2007 Online edition; and "Constantine", Dictionary of the Middle Ages, volume 3, 1983. – mất ngày 22 tháng 5 năm 337), thường được biết đến là Constantinus I, Constantinus Đại Đế hay Thánh Constantinus (đối với các tín hữu Chính thống giáo Đông phương), là hoàng đế La Mã từ năm 306 đến khi mất.

Mới!!: Ephesus và Constantinus Đại đế · Xem thêm »

Cyrus Đại đế

Cyrus Đại đế, cũng viết là Kourosh Đại đế, Kyros Đại đếPhilip De Souza, The Greek and Persian Wars, 499-386 BC, trang 19 hay Cyros Đại đế (Tiếng Ba Tư cổ đại: 𐎤𐎢𐎽𐎢𐏁,,, Ba Tư: کوروش بزرگ, Kūrosh-e-Bozorg) (Khoảng 600 TCN hoặc là 576 TCN – Tháng 12 năm 530 TCN), trong tiếng Việt cũng viết là Xyrut II Đại đế cũng được gọi là Cyrus II hoặc là Cyrus của Ba Tư, là vị Hoàng đế khai quốc của Đế quốc Ba Tư dưới Triều đại nhà Achaemenes.Schmitt Achaemenid dynasty (i. The clan and dynasty) Là một vị vua vĩ đại, sau cuộc chinh phạt Đế quốc Tân Babylon, ông xưng làm "Vua của các vị vua".Samuel Willard Crompton, Cyrus the Great, trang 78 Người ta không rõ ông có theo Hỏa giáo hay là không? Dưới Triều đại ông, Đế quốc Ba Tư chiếm được tất cả những nền văn minh trước đây của vùng Cận Đông cổ đại, bành trướng đáng kể và cuối cùng đã chinh phạt phần lớn vùng Tây Nam Á và nhiều phần đất của vùng Trung Á, thậm chí những phần đất của châu Âu và vùng Kavkaz. Từ bờ biển Địa Trung Hải và biển Hellespont ở phía Tây cho tới sông Ấn ở phía Đông, Cyrus đã gầy dựng nên một đế quốc rộng lớn nhất mà trước đây, không có đế quốc nào bì kịp trên thế giới. Ông cũng là vua Ba Tư đầu tiên có danh hiệu "Đại đế" (Bozorg theo tiếng Ba Tư hay the Great theo tiếng Anh). Có khi ông được đánh đồng với vua Kay Khosrow trong huyền sử Ba Tư. Triều đại của ông kéo dài khoảng 29 năm, hoặc là 31 năm. Thoạt đầu, ông khởi lập Đế quốc qua cuộc chinh phạt Đế quốc Media, sau đó chinh phạt người Saka (theo Ctesias), Đế quốc Lydia và cuối cùng, ông chinh phạt Đế quốc Tân Babylon. Có lẽ là trước hoặc là sau khi Đế quốc Babylon sụp đổ, ông tiến hành một cuộc chinh phạt miền Trung Á, và kết quả của những cuộc chinh phạt này là ông đã buộc "tất cả mọi dân tộc phải thần phục, mà không hề có ngoại lệ" - theo Herodotos. Cyrus hy sinh tại Trung Á khi giao chiến với một bộ tộc Scythia (theo Herodotos và Ctesias), hoặc qua đời bình yên tại Ba Tư theo Xenophon, vào khoảng tháng 12 năm 530 TCN.Cyrus's date of death can be deduced from the last two references to his own reign (a tablet from Borsippa dated to 12 August and the final from Babylon 12 September 530 BC) and the first reference to the reign of his son Cambyses (a tablet from Babylon dated to 31 August and or 4 September), but a undocumented tablet from the city of Kish dates the last official reign of Cyrus to 4 December 530 BC; see R.A. Parker and W.H. Dubberstein, Babylonian Chronology 626 B.C. - A.D. 75, 1971. Con ông là Cambyses II lên nối ngôi, theo sử cũ ngoài "Cyropaedia" của Xenophon, ông vua này tiến hành chinh phạt Ai Cập. Tuy là một nhà chinh phạt hùng cường, ông tôn trọng truyền thống văn hóa và tôn giáo của những vùng đất mà ông chiếm lĩnh.Dandamayev Cyrus (iii. Cyrus the Great) Cyrus’ religious policies. Người ta nói rằng, trong lịch sử nhân loại, Cyrus đã đưa Đế quốc Achaemenes trở thành một mẫu mực về việc thiết lập một bộ máy hành chính trung ương và một chính phủ làm việc vì lợi ích và hạnh phúc của trăm họ. Các chính sách dựng nước của ông đã được các vua kế tiếp của Vương triều Achaemenes - xa hơn nữa là các đế quốc Hy Lạp và La Mã cổ noi theo. Trên thực tế, bộ máy hành chính thông qua các quân Tổng trấn và nguyên tắc quan trọng của việc thành lập chính phủ tại kinh thành Pasargadae, đều là những công trạng của ông.The Cambridge Ancient History Vol. IV p. 42. See also: G. Buchaman Gray and D. Litt, The foundation and extension of the Persian empire, Chapter I in The Cambridge Ancient History Vol. IV, 2nd Edition, Published by The University Press, 1927. p. 15. Excerpt: The administration of the empire through satrap, and much more belonging to the form or spirit of the government, was the work of Cyrus... Bên ngoài quốc gia của chính ông ta, Đế quốc Ba Tư (nay là Iran), Cyrus còn để lại một di sản bền vững đối với tôn giáo của người Do Thái thông qua Sắc lệnh Khôi phục của ông; vì những chính sách công minh của ông tại thành Babylon, ông được gọi là Người được xức dầu thánh của Chúa Trời trong kinh Tanakh của người Do Thái. Cyrus cũng được công nhận rộng rãi về những thành tựu của ông về các vấn đề nhân quyền, chính trị, chiến lược quân sự, cũng như ảnh hưởng của ông ta lên cả hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây. Đối với nhiều người Iran sau này, Cyrus và danh tiếng lịch sử của ông đã thể hiện rõ bản chất của dân tộc họ. Trong thế giới cổ đại, danh tiếng của Cyrus và cả Vương triều Achaemenes vang xa, đến tận thành Athena, tại đây, nhiều người Athena xem những khía cạnh của Văn hóa Ba Tư triều Achaemenes là của văn hóa của chính họ.

Mới!!: Ephesus và Cyrus Đại đế · Xem thêm »

Darius I

Darius I (Tiếng Ba Tư cổ: Dārayava(h)uš, Tiếng Ba Tư mới: داریوش Dāriush; 550–486 TCN) là vị vua thứ ba của Đế quốc Achaemenes Ba Tư.

Mới!!: Ephesus và Darius I · Xem thêm »

Diana (thần thoại)

Họa phẩm về nữ thần săn bắn Diana và hai con chó săn Nữ thần Diana (trong tiếng La Mã có nghĩa là "trên trời" hoặc "thiên thần") là một thần nữ trong thần thoại La Mã, Diana là nữ thần săn bắn đồng thời là nữ thần Mặt Trăng và tượng trưng cho sự sinh sản.

Mới!!: Ephesus và Diana (thần thoại) · Xem thêm »

Domitianus

Titus Flavius Domitianus (Titus Flavius Caesar Domitianus Augustus;24 tháng 10 năm 51 – 18 tháng 9 năm 96), còn được gọi bằng cái tên Anh hoá là Domitian, là một hoàng đế La Mã trị vì từ ngày 14 tháng 9 năm 81 cho đến khi qua đời.

Mới!!: Ephesus và Domitianus · Xem thêm »

Eumenes II

Eumenes II của Pergamon (Εὐμένης Β' τῆς Περγάμου) (cai trị từ năm 197 TCN đến năm 159 TCN) là vua của xứ Pergamon, và là một thành viên của nhà Attalos.

Mới!!: Ephesus và Eumenes II · Xem thêm »

Gioan Kim Khẩu

Gioan Kim Khẩu (k. 347 – 407, Ἰωάννης ὁ Χρυσόστομος, Ioannes Chrysostomos) là Tổng giám mục thành Constantinopolis.

Mới!!: Ephesus và Gioan Kim Khẩu · Xem thêm »

Gioan Tông đồ

Gioan Tông đồ (tiếng Aramaic: ܝܘܚܢܢ ܫܠܝܚܐ Yohanan Shliha; tiếng Hebrew: יוחנן בן זבדי Yohanan ben Zavdi; tiếng Hy Lạp: Ἰωάννης; tiếng Latinh: Ioannes; sống vào khoảng 6-100 SCN) theo Tân Ước là một trong mười hai tông đồ của Chúa Giêsu.

Mới!!: Ephesus và Gioan Tông đồ · Xem thêm »

Goth

Bảo tàng Theodoric ở Ravenna. Goth là một bộ tộc Đông German, những người Goths đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử Đế quốc La Mã khi họ xuất hiện ở khu vực hạ sông Danube vào thế kỷ thứ 3.

Mới!!: Ephesus và Goth · Xem thêm »

Hadrianus

Hadrianus (Publius Aelius Trajanus Hadrianus Augustus 24 tháng 1 năm 76 – 10 tháng 7 năm 138) là vị Hoàng đế của Đế quốc La Mã, trị vì từ năm 117 cho đến khi qua đời vào năm 138. Ông là một vị minh quân và là nhà lãnh đạo quân sự tàn nhẫn, có đầu óc tham vọng và làm việc không biết ngừng nghỉ. Tính cách và con người của ông luôn luôn cuốn hút hậu thế. Là một trong những quốc trưởng lừng danh nhất của La Mã, ông ngự trị trên một Đế quốc lớn hơn cả Liên minh châu Âu ngày nay.Thorsten Opper, Hadrian: empire and conflict, trang Giới thiệu - trang 9. Ông trở nên nổi tiếng hơn cả về công cuộc gầy dựng Trường thành Hadrianus, đánh dấu biên giới phía Bắc của lãnh thổ La mã tại Anh. Tại kinh đô La Mã, ông tài gầy dựng đền Pantheon và xây cất Miếu thờ Vệ Nữ và La Mã. Hadrian có tên khai sinh là Publius Aelius Hadrianus, chào đời ở Italica hay có lẽ tại kinh kỳ La Mã, từ một gia đình nguồn gốc ở Picenum tại Ý và sau đó đã định cư ở Italica, Hispania Baetica, gần với vị trí ngày nay của Sevilla, Tây Ban Nha. Tiên hoàng Traianus của Hadrianus là một người anh họ của cha ông. Do Traianus không có người kế vị chính thức nhưng theo Hoàng hậu Pompeia Plotina, Traianus đã chọn Hadrianus làm người thừa kế chính thức trước khi mất. Trong suốt triều đại của ông, Hadrianus đã không ngừng đi thị sát, đến hầu như bất cứ tỉnh nào của đế quốc. Là một người ngưỡng mộ nồng nhiệt nền văn minh Hy Lạp, Hoàng đế Hadrianus đã nỗ lực đưa thành Athena trở thành kinh đô văn hóa của đế quốc và ra lệnh xây dựng đền miếu nguy nga trong khắp thành phố này. Một trong những nguyên nhân khiến cho ông hâm mộ văn minh Hy Lạp đến thế cũng là do ông yêu đương một mĩ nam người Hy Lạp là chàng Antinous. Sau khi Antinous chết đột ngột ở sông Nin, vị Hoàng đế đồng tính luyến ái đã phong thần cho chàng. Hadrianus đã dành nhiều thời gian với các chiến binh của mình, bản thân ông thường mặc chiến bào và thậm chí còn ăn tối và ngủ cùng với những người lính. Ông chú tâm huấn luyện quân sự và rèn luyện vô cùng nghiêm ngặt, thậm chí ông đã giả vờ đưa tin rằng "quân địch đang tấn công" để khiến cho ba quân luôn luôn cảnh giác. Sau khi ông lên ngôi, tân Hoàng đế Hadrianus từ bỏ đất đai mà tiên hoàng Traianus ở vùng Lưỡng Hà và Armenia, và thậm chí được coi là từ bỏ Dacia. Trong những năm tháng cuối của triều đại mình, ông đã thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của Bar ​​Kokhba ở Judaea, đổi tên thành tỉnh Syria Palaestina. Vào năm 136, thể lực của ông suy nhược, và ông chấp nhận Lucius Aelius sẽ là Hoàng đế kế tục của ông, nhưng ông này đột ngột qua đời hai năm sau đó. Vào năm 138, Hadrianus quyết định chấp nhận Antoninus Pius nếu ông ta ở sẽ lần lượt chấp nhận Marcus Aurelius và con trai của Aelius là Lucius Verus như là những người thừa kế riêng cuối cùng của mình. Antoninus đồng ý, và ngay sau đó Hadrianus đã mất tại Baiae.

Mới!!: Ephesus và Hadrianus · Xem thêm »

Heraclitus

Heraclitus (tiếng Hy Lạp: Ἡράκλειτος - Herákleitos, phiên âm tiếng Việt (từ tiếng Pháp): Hêraclit (Héraclite); khoảng 535 TCN – 475 TCN) xuất thân trong một gia đình quý tộc ở Ionia nhưng ông sống một cuộc đời rất nghèo khổ và cô độc.

Mới!!: Ephesus và Heraclitus · Xem thêm »

Herodotos

Herodotos xứ Halikarnasseus, còn gọi là Hérodote hay Hêrôđôt (tiếng Hy Lạp: Hρόδοτος Aλικαρνασσεύς Hēródotos Halikarnāsseús) là một nhà sử học người Hy Lạp sống ở thế kỷ 5 trước Công nguyên (khoảng 484 TCN - 425 TCN), ông được coi là "người cha của môn sử học" trong văn hóa phương Tây.

Mới!!: Ephesus và Herodotos · Xem thêm »

Homer

Hómēros (tiếng Hy Lạp: μηρος, tiếng Anh: Homer, là tác giả của các tác phẩm Iliad và Odyssey. Ông được coi là một trong những nhà thơ Hy lạp cổ đại xuất sắc nhất. Hai tác phẩm Iliad và Odyssey của ông đã có ảnh hưởng lớn đến văn chương hiện đại phương Tây. Theo truyền thuyết thì ông bị mù và là một người hát rong tài năng. Herodotus ước tính rằng Homer sống 400 năm trước thời đại của ông, điều này đặt Homer vào khoảng 850 trước Công nguyên. Trong khi nguồn khác cho rằng ông sống trong khoảng thời gian của cuộc chiến thành Troy, tức là vào những năm đầu thế kỷ XII trước Công nguyên. Hầu hết các học giả sau này đặt Homer vào giai đoạn lịch sử thế kỷ VIII hoặc VII trước Công nguyên. Ảnh hưởng cơ bản của các thiên anh hùng ca Homer trong việc hình thành văn hóa Hy Lạp đã được công nhận rộng rãi, và Homer đã được mô tả như là người thầy của Hy Lạp. Các tác phẩm của Homer, trong đó khoảng một nửa là các bài hùng biện, đã cung cấp các bài mẫu về văn nói và văn viết có sức thuyết phục trong suốt thế giới Hy Lạp cổ đại và trung cổ. Các đoạn rời rạc của các tác phẩm Homer được ghi lại trong gần một nửa của tất cả các tác phẩm văn chương Hy Lạp được phát hiện trên giấy cói. Hai tác phẩm nổi tiếng, Iliad và Odyssey, của ông được ghi chép lại chính thức vào thế kỷ thứ VI TCN theo lệnh của Bạo chúa (Tyrannos) Athena lúc bấy giờ là Peisistratos. Tác phẩm Iliad có nội dung dựa trên các thần thoại về Cuộc chiến thành Troia. Còn nội dung của Odyssey là trường ca kể về cuộc phiêu lưu của nhân vật chính Odyssey và hành trình trở về quê hương gian nan của người anh hùng này.

Mới!!: Ephesus và Homer · Xem thêm »

Hy Lạp cổ đại

Hy Lạp cổ đại là một nền văn minh thuộc về một thời kỳ lịch sử của Hy Lạp khởi đầu từ thời kỳ Tăm tối của Hy Lạp khoảng từ thế kỷ XII cho tới thế kỷ thứ IX TCN và kéo dài đến cuối thời kỳ cổ đại (khoảng năm 600 Công Nguyên).

Mới!!: Ephesus và Hy Lạp cổ đại · Xem thêm »

Hy Lạp cổ điển

Hy Lạp cổ điển là một nền văn hóa có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa La Mã cổ đại và vẫn còn tác dụng trên các nền văn minh phương Tây.

Mới!!: Ephesus và Hy Lạp cổ điển · Xem thêm »

Ionia

Ionia (tiếng Hy Lạp cổ đại: Ἰωνία hoặc Ἰωνίη; tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: İyonya) là một vùng cổ xưa của trung bộ ven biển Anatolia ở Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay, khu vực gần Izmir, trong lịch sử là Smyrna.

Mới!!: Ephesus và Ionia · Xem thêm »

Iran

Iran (ایران), gọi chính thức là nước Cộng hoà Hồi giáo Iran (جمهوری اسلامی ایران), là một quốc gia có chủ quyền tại Tây Á. Iran có biên giới về phía tây bắc với Armenia, Azerbaijan, và Cộng hoà Artsakh tự xưng; phía bắc giáp biển Caspi; phía đông bắc giáp Turkmenistan; phía đông giáp Afghanistan và Pakistan; phía nam giáp vịnh Ba Tư và vịnh Oman; còn phía tây giáp Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq. Iran có dân số trên 79,92 triệu người tính đến năm 2017, là quốc gia đông dân thứ 18 trên thế giới. Lãnh thổ Iran rộng 1.648.195 km², là quốc gia rộng thứ nhì tại Trung Đông và đứng thứ 17 thế giới. Iran có vị thế địa chính trị quan trọng do nằm tại phần trung tâm của đại lục Á-Âu và gần với eo biển Hormuz. Tehran là thủ đô và thành phố lớn nhất của Iran, cũng như là trung tâm dẫn đầu về kinh tế và văn hoá. Iran sở hữu một trong các nền văn minh cổ nhất thế giới, bắt đầu là các vương quốc Elam vào thiên niên kỷ 4 TCN. Người Media thống nhất Iran vào thế kỷ VII TCN, lãnh thổ Iran được mở rộng cực độ dưới thời Cyrus Đại đế của Đế quốc Achaemenes vào thế kỷ VI TCN, là đế quốc lớn nhất thế giới cho đến lúc đó. Quốc gia Iran thất thủ trước Alexandros Đại đế vào thế kỷ IV TCN, song Đế quốc Parthia nhanh chóng tái lập độc lập. Năm 224, Parthia bị thay thế bằng Đế quốc Sasanid, Sasanid trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới trong bốn thế kỷ sau đó. Người Hồi giáo Ả Rập chinh phục Sasanid vào thế kỷ VII, kết quả là Hồi giáo thay thế các tín ngưỡng bản địa Hoả giáo và Minh giáo. Iran có đóng góp lớn vào thời kỳ hoàng kim Hồi giáo (thế kỷ VIII-XIII), sản sinh nhiều nhân vật có ảnh hưởng về nghệ thuật và khoa học. Sau hai thế kỷ dưới quyền người Ả Rập là một giai đoạn các vương triều Hồi giáo bản địa, song tiếp đó Iran lại bị người Thổ và người Mông Cổ chinh phục. Người Safavid nổi lên vào thế kỷ XV, rồi tái lập một nhà nước và bản sắc dân tộc Iran thống nhất. Iran sau đó cải sang Hồi giáo Shia, đánh dấu một bước ngoặt của quốc gia cũng như lịch sử Hồi giáo. Đến thế kỷ XVIII, dưới quyền Nader Shah, Iran trong một thời gian ngắn từng được cho là đế quốc hùng mạnh nhất đương thời. Xung đột với Đế quốc Nga trong thế kỷ XIX khiến Iran mất đi nhiều lãnh thổ. Cách mạng Hiến pháp năm 1906 lập ra một chế độ quân chủ lập hiến. Sau một cuộc đảo chính vào năm 1953, Iran dần liên kết mật thiết với phương Tây và ngày càng chuyên quyền. Bất mãn trước ảnh hưởng của nước ngoài và đàn áp chính trị dẫn đến Cách mạng Hồi giáo năm 1979, lập ra chế độ cộng hoà Hồi giáo. Trong thập niên 1980, Iran có chiến tranh với Iraq, cuộc chiến gây thương vong cao và tổn thất tài chính lớn cho hai nước. Từ thập niên 2000, chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran khiến quốc tế lo ngại, dẫn đến nhiều chế tài quốc tế. Iran là một thành viên sáng lập của Liên Hiệp Quốc, Tổ chức Hợp tác Kinh tế, Phong trào không liên kết, Tổ chức Hợp tác Hồi giáo và Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa. Iran là một cường quốc khu vực và một cường quốc bậc trung. Iran có trữ lượng lớn về nhiên liệu hoá thạch, là nước cung cấp khí đốt lớn nhất và có trữ lượng dầu mỏ được chứng minh lớn thứ tư thế giới do đó có ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng quốc tế và kinh tế thế giới. Iran có di sản văn hoá phong phú, sở hữu 22 di sản thế giới UNESCO tính đến năm 2017, đứng thứ ba tại châu Á. Iran là một quốc gia đa văn hoá, có nhiều nhóm dân tộc và ngôn ngữ, trong đó các nhóm lớn nhất là người Ba Tư (61%), người Azeri (16%), người Kurd (10%) và người Lur (6%).

Mới!!: Ephesus và Iran · Xem thêm »

Istanbul

Istanbul (hoặc; İstanbul), là thành phố lớn nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa và lịch sử của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Ephesus và Istanbul · Xem thêm »

Jerusalem

Jerusalem (phiên âm tiếng Việt: Giê-ru-sa-lem,; tiếng Do Thái: ירושׁלים Yerushalayim; tiếng Ả Rập: al-Quds, tiếng Hy Lạp: Ιεροσόλυμα) hoặc Gia Liêm là một thành phố Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết ở phía đông của Tel Aviv, phía nam của Ramallah, phía tây của Jericho và phía bắc của Bethlehem.

Mới!!: Ephesus và Jerusalem · Xem thêm »

Justinianus I

Justinian I (Flavius Petrus Sabbatius Iustinianus Augustus; Φλάβιος Πέτρος Σαββάτιος Ἰουστινιανός Flávios Pétros Sabbátios Ioustinianós) (482 13 tháng 11 hay 14 tháng 11 năm 565), còn được biết đến trong tiếng Việt với tên gọi Justinianô trong các bản dịch của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam.

Mới!!: Ephesus và Justinianus I · Xem thêm »

Khalip

Khalip (tiếng Ả Rập, tiếng Anh: caliph, tiếng Pháp: calife) là vị chức sắc cao nhất đối với tín đồ Hồi giáo trên thế giới.

Mới!!: Ephesus và Khalip · Xem thêm »

Khios

Khios (Χίος,; có thể chuyển tự thành Khíos và Híos) là hòn đảo lớn thứ năm của Hy Lạp, đảo nằm tại biển Aegea, cách bờ biển Tiểu Á 7 km (5 mi).

Mới!!: Ephesus và Khios · Xem thêm »

Kitô giáo

Kitô giáo (thuật ngữ phiên âm) hay Cơ Đốc giáo (thuật ngữ Hán-Việt) là một trong các tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, Abraham là tổ phụ của người Do Thái và người Ả Rập (hai tôn giáo còn lại là Do Thái giáo và Hồi giáo), đặt nền tảng trên giáo huấn, sự chết trên thập tự giá và sự sống lại của Chúa Giêsu Kitô như được ký thuật trong Kinh thánh Tân Ước.

Mới!!: Ephesus và Kitô giáo · Xem thêm »

Kroisos

''Kroisos nhận cống vật của một lão nông dân Lydia'', qua nét vẽ của Claude Vignon. Kroisos (Κροῖσος, còn gọi là Croesus; 595 trước Công nguyên – khoảng 547? trước Công nguyên) làm vua nước Lydia từ năm 560 trước Công nguyên, cho đến khi bị quân Ba Tư đánh đại bại.

Mới!!: Ephesus và Kroisos · Xem thêm »

Lira Thổ Nhĩ Kỳ

Lira Thổ Nhĩ Kỳ (ký hiệu tiền tệ: TL; ISO 4217: TRY) là tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ và của quốc gia độc lập trên thực tế Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ Bắc Síp.

Mới!!: Ephesus và Lira Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Luân Đôn

Luân Đôn (âm Hán Việt của 倫敦, London) là thủ đô của Anh và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, đồng thời là vùng đô thị lớn nhất Vương quốc Liên hiệp Anh và cũng là khu vực đô thị rộng thứ hai về diện tích trong Liên minh châu Âu (EU).

Mới!!: Ephesus và Luân Đôn · Xem thêm »

Lucius Cornelius Sulla

Lucius Cornelius Sulla Felix (khoảng 138 TCN - 78 TCN), được gọi chung là Sulla, là một vị tướng và chính khách La Mã.

Mới!!: Ephesus và Lucius Cornelius Sulla · Xem thêm »

Lydia

Lydia (Assyria: Luddu; Λυδία, Lidya) là vương quốc thời kì đồ sắt ở phía tây Tiểu Á. Địa bàn của vương quốc này hiện nay thuộc các tỉnh phía đông của Thổ Nhĩ Kỳ, gồm các tỉnh Uşak, Manisa và İzmir.

Mới!!: Ephesus và Lydia · Xem thêm »

Lysimachos

Lysimachos (tiếng Hy Lạp: Λυσίμαχος, tiếng Anh: Lysimachus; 360 TCN – 281 TCN) là một vị tướng Macedonia và là một Diadochi (người kế thừa) của Alexandros Đại đế, người mà đã trở thành vua năm 306 TCN thống trị Thrace, Tiểu Á và Macedonia.

Mới!!: Ephesus và Lysimachos · Xem thêm »

Lưỡng Hà

Bản đồ địa lý của khu vực của vương quốc Lưỡng Hà cổ đại Lưỡng Hà hay Mesopotamia (trong Μεσοποταμία " giữa các con sông"; بلاد الرافدين (bilād al-rāfidayn); ܒ(Beth Nahrain, giữa hai con sông) là tên gọi của một vùng địa lý và của một nền văn minh hệ thống sông Tigris và Euphrates, bây giờ bao gồm lãnh thổ Iraq, Kuwait, đông Syria, đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, và tây nam Iran hiện đại. Vùng địa lý được cung cấp nước từ hai con sông đó thường được gọi là "Cái nôi của Văn minh", bởi chính tại đây những xã hội tri thức đầu tiên đã phát triển từ cuối thiên niên kỷ thứ 4 trước Công Nguyên. Từ Lưỡng Hà (mesopotamia) đã được tạo ra trong giai đoạn Hy Lạp và không hề có biên giới rõ ràng xác định vùng này, để chỉ một vùng địa lý rộng lớn và có lẽ đã được người Seleucid sử dụng. Vùng này đã từng trở thành một tỉnh của Đế chế La Mã trong một thời gian ngắn ở thời Trajan, với tên gọi Provincia Mesopotamia. Các nhà văn học đã cho rằng thuật ngữ biritum/birit narim trong tiếng Akkad tương ứng với một khái niệm địa lý và phú đã xuất hiện ở thời vùng này đang trải qua giai đoạn Aramaic hoá. Tuy nhiên, một điều cũng được nhiều người chấp nhận rằng những xã hội Lưỡng Hà sớm đơn giản chỉ phản ánh toàn bộ những vùng bồi tích, kalam trong tiếng Sumer (dịch nghĩa "đất đai"). Những thuật ngữ gần đây hơn như "Đại Lưỡng Hà" hay "Lưỡng Hà Syria" đã được chấp nhận với nghĩa chỉ một vùng địa lý rộng hơn tương đương vùng Cận Đông hay Trung Đông. Những tên khác sau này đều là các thuật ngữ do người châu Âu đặt cho nó khi họ tới xâm chiếm vùng đất này vào giữa thế kỷ 19. Sách chữ Nôm của người Việt thế kỷ 17 gọi khu vực này là Mạch Tam.

Mới!!: Ephesus và Lưỡng Hà · Xem thêm »

Muawiyah I

Region controlled by Amr ibn al-As during the First Fitna. Muawiyah I (Muʿāwiyah ibn ʾAbī Ṣufyān; 602 – 29 tháng 4 hoặc 1 tháng 5 năm 680) là người đã xây dựng đế chế Umayyad, và là caliph thứ hai của nhà Umayyad, sau người thứ nhất là Uthman ibn Affan.

Mới!!: Ephesus và Muawiyah I · Xem thêm »

Nữ quyền

Nữ quyền, tức quyền nữ giới hay quyền phụ nữ, là các quyền lợi bình đẳng giới được khẳng định là dành cho phụ nữ và trẻ em gái trong nhiều xã hội trên thế giới.

Mới!!: Ephesus và Nữ quyền · Xem thêm »

Nghệ sĩ

Nghệ sĩ là người chuyên hoạt động (sáng tác hoặc biểu diễn) trong một bộ môn nghệ thuật.

Mới!!: Ephesus và Nghệ sĩ · Xem thêm »

Người Hittite

Người Hittite (/ hɪtaɪts /) là một người Anatolian cổ đại đã thành lập một đế chế tập trung vào Hattusa ở Anatolia Bắc Trung Đông khoảng năm 1600 TCN.

Mới!!: Ephesus và Người Hittite · Xem thêm »

Nhà Achaemenes

Đế quốc Achaemenes (tiếng Ba Tư: Hakhamanishian) (690 TCN – 328 TCN), hay Đế quốc Ba Tư thứ nhất, là triều đại đầu tiên của người Ba Tư (nay là Iran) được biết đến trong lịch s. Vương triều này còn được biết với cái tên là Nhà Achaemenid.

Mới!!: Ephesus và Nhà Achaemenes · Xem thêm »

Nhà Attalos

Triều đại Attalos là một triều đại Hy Lạp cai trị thành phố Pergamon sau cái chết của Lysimachos, một vị tướng của Alexandros Đại đế.

Mới!!: Ephesus và Nhà Attalos · Xem thêm »

Nhà Đức Trinh nữ Maria

Ngôi nhà được phục hồi, nay dùng làm nhà nguyện Nhà Đức Trinh nữ Maria (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Meryem ana hoặc Meryem Ana Evi) là một nơi linh thiêng của Công giáo và Hồi giáo trên núi Koressos (tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Bülbüldağı, "núi Chim Họa Mi") trong vùng lân cận Ephesus, cách huyện Selçuk của Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Ephesus và Nhà Đức Trinh nữ Maria · Xem thêm »

Notre-Dame

Notre Dame (có nghĩa là "Đức bà" trong tiếng Pháp) là tên của nhiều nhà thờ Kitô giáo, bao gồm.

Mới!!: Ephesus và Notre-Dame · Xem thêm »

Phúc Âm Gioan

Phúc âm Gioan (tiếng Hy Lạp: Κατά Ιωαννην Kata Iōannēn, nghĩa là "Theo Thánh John" (Giăng)) là sách phúc âm thứ tư trong Tân Ước và truyền thống cho rằng, sách được viết bởi tông đồ Gioan.

Mới!!: Ephesus và Phúc Âm Gioan · Xem thêm »

Pontos

Pontos (Πόντος Pontos, Latin hóa: Pontus, "Biển") có thể chỉ.

Mới!!: Ephesus và Pontos · Xem thêm »

Ptolemaios III Euergetes

Ptolemaios III Euergetes (cai trị 246 TCN–222 TCN) là vị vua thứ ba của vương triều Ptolemaios của Ai Cập.

Mới!!: Ephesus và Ptolemaios III Euergetes · Xem thêm »

Qur’an

''Al-Fatiha'' (سُّورَةُ الفَاتِحَة‎‎), chương đầu của Thiên kinh Qur'an với 7 câu Qur’an (phát âm; القرآن có nghĩa là "sự xướng đọc") là văn bản tôn giáo quan trọng nhất của đạo Hồi.

Mới!!: Ephesus và Qur’an · Xem thêm »

Roma

Roma (Roma; Rōma; còn gọi Rôma hay La Mã trong tiếng Việt) là thủ đô của nước Ý. Roma là thành phố và là cộng đồng lớn nhất và đông dân nhất ở Ý với hơn 2,7 triệu cư dân trong phạm vi 1.285,3 km2, nếu tính cả khu vực đô thị xung quanh là 3,8 triệu.

Mới!!: Ephesus và Roma · Xem thêm »

Sách Khải Huyền

Khải Huyền (hoặc Khải Thị) là cuốn sách cuối cùng của Tân Ước, được viết theo thể văn Khải Huyền.

Mới!!: Ephesus và Sách Khải Huyền · Xem thêm »

Sân bay quốc tế Adnan Menderes

Sân bay quốc tế İzmir Adnan Menderes là một sân bay phục vụ İzmir, được đặt tên theo nhà chính trị Thổ Nhĩ Kỳ, cựu thủ tướng Adnan Menderes. Sân bay này năm cách thành phố 18 km về phía nam, trên đường đi Selçuk, Ephesus và Pamukkale. Nhà ga quốc tế mới được khai trương tháng 9 năm 2006.

Mới!!: Ephesus và Sân bay quốc tế Adnan Menderes · Xem thêm »

Sứ đồ Phaolô

Phaolô thành Tarsus (còn gọi là Saolô theo chữ Saul, Paulus, Thánh Phaolô Tông đồ, Thánh Phaolồ hoặc Sứ đồ Phaolô, Thánh Bảo-lộc hay Sao-lộc theo lối cũ(שאול התרסי Šaʾul HaTarsi, nghĩa là "Saul thành Tarsus", Σαούλ Saul và Σαῦλος Saulos và Παῦλος Paulos), là "Sứ đồ của dân ngoại." Cùng các sứ đồ Phêrô, Gioan, và Giacôbê, ông được xem một trong những cột trụ của Hội Thánh Kitô giáo tiên khởi, và là một nhân tố quan trọng đóng góp cho sự phát triển Kitô giáo thời kỳ sơ khai. (sinh 3–14 TCN; mất 62–69 CN). Không giống Mười hai Sứ đồ, không có chỉ dấu nào cho thấy Phaolô từng gặp Giêsu trước khi ông bị đóng đinh trên thập tự giá. Theo ký thuật của Tân Ước, Phaolô là người Do Thái chịu ảnh hưởng văn minh Hy Lạp, và là công dân của Đế quốc La Mã, đến từ thành Tarsus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Phaolô là người kiên trì săn đuổi những Kitô hữu ban đầu (hầu hết là người Do Thái) để bách hại họ, cho đến khi chính ông trải qua kinh nghiệm lạ lùng trên đường đến thành Damascus. Trong một khải tượng, ông gặp Chúa Giêsu và mắt ông bị mù trong một thời gian ngắn. Trải nghiệm này đã đem ông đến với đức tin Kitô giáo, chấp nhận Chúa Giêsu là Đấng Messiah và là Con Thiên Chúa. Phaolô khẳng định rằng ông nhận lãnh Phúc âm không phải từ con người, nhưng từ chính "sự mặc khải của Chúa Giêsu." Sau khi chịu lễ Thanh Tẩy, Phaolô đến ngụ cư ở xứ Arabia (có lẽ là Nabataea) cho đến khi ông gia nhập cộng đồng Kitô hữu còn non trẻ ở Jerusalem, và ở lại với Phêrô (hoặc Phi-e-rơ) trong mười lăm ngày. Qua những thư tín gởi các cộng đồng Kitô giáo, Phaolô trình bày mạch lạc quan điểm của ông về mối quan hệ giữa tín hữu Kitô giáo người Do Thái với tín hữu Kitô giáo không phải người Do Thái, và giữa Luật pháp Moses (Mô-sê hoặc Môi-se) với giáo huấn của Chúa Giêsu. Phaolô được sùng kính như một vị Thánh bởi các nhóm khác nhau như Công giáo Rôma, Chính Thống giáo Đông phương, Anh giáo, và một số người thuộc Giáo hội Luther. Ông được xem là thánh quan thầy của Malta và Thành Luân Đôn, một vài thành phố khác được đặt tên để vinh danh ông như São Paulo, Brasil và Saint Paul, Minnesota, Hoa Kỳ. Đạo Mormon xem ông là nhà tiên tri. Các thư tín của Phaolô hình thành phần nền tảng của Tân Ước (được xem là nguồn quan trọng cho nền thần học của Hội Thánh ban đầu) cùng những nỗ lực của ông nhằm truyền bá Kitô giáo trong vòng các dân tộc, là mục tiêu của nhiều khuynh hướng luận giải khác nhau. Kitô giáo truyền thống xem các thư tín của Phaolô là một phần của kinh điển Tân Ước và xác định rõ ràng rằng tư tưởng của Phaolô là hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Giêsu và các sứ đồ khác. Những người ủng hộ thần học giao ước tin rằng Hội Thánh đã thay thế dân tộc Do Thái trong vị trí Tuyển dân của Thiên Chúa, khơi mở những tranh luận hiện vẫn tiếp diễn xem xác định rõ ràng này có phải bắt nguồn từ ý tưởng của Phaolô khi ông giải thích Jeremiah 31: 31 và Ezekiel 36: 27, sau đó xác định rõ ràng này được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Kitô giáo. Ảnh hưởng của Phaolô trong tư tưởng Kitô giáo được xem là quan trọng hơn bất cứ tác giả Tân Ước nào, xuyên suốt hệ tư tưởng Kitô giáo cho đến ngày nay: từ Augustine thành Hippo đến những bất đồng giữa Gottschalk và Hincmar thành Reims; giữa tư tưởng Thomas Aquinas và học thuyết của Molina; giữa Martin Luther, John Calvin và Arminius; giữa học thuyết của Jansen và các nhà thần học Dòng Tên, đến các tác phẩm của nhà thần học Karl Barth, đặc biệt là luận giải của Barth về một trong những thư tín của Phaolô,Thư gởi tín hữu ở Rôma, đã tạo ra những dấu ấn về chính trị và thần học trên giáo hội Đức thế kỷ 21.

Mới!!: Ephesus và Sứ đồ Phaolô · Xem thêm »

Selçuk

Selçuk là một huyện thuộc tỉnh İzmir, Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Ephesus và Selçuk · Xem thêm »

Seleukos I Nikator

Seleukos I Nikator (tên hiệu là Nikator, tiếng Hy Lạp: Σέλευκος Νικάτωρ; सेल्यूकस, tức Seleukos Vạn thắng vương) (khoảng 358 TCN – 281 TCN), là một danh tướng Macedonia thời Alexandros Đại đế, và là một trong những sứ quân diadochi sau khi Alexandros Đại Đế mất.

Mới!!: Ephesus và Seleukos I Nikator · Xem thêm »

Sparta

Sparta nằm trong vùng đồng bằng Laconia là thành bang Hy Lạp nổi tiếng nhất bán đảo Peloponnesus, người Dorian đến định cư ở đây vào khoảng năm 110 trước công nguyên.

Mới!!: Ephesus và Sparta · Xem thêm »

Strabo

Greek Hình Strabo trên bản khắc thế kỷ 16 Một trang của sách ''Geographica'' do Isaac Casaubon xuất bản năm 1620 Strabo (Στράβων; sinh khoảng năm 63/64 trước Công nguyên – chết khoảng năm 24 sau Công nguyên) là một sử gia, nhà địa lý và triết gia Hy Lạp cổ đại.

Mới!!: Ephesus và Strabo · Xem thêm »

Syria

Syria (tiếng Pháp: Syrie, سورية hoặc سوريا; phiên âm tiếng Việt: Xi-ri), tên chính thức là Cộng hòa Ả Rập Syria (الجمهورية العربية السورية), là một quốc gia ở Tây Á, giáp biên giới với Liban và Biển Địa Trung Hải ở phía tây, Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc, Iraq ở phía đông, Jordan ở phía nam, và Israel ở phía tây nam.

Mới!!: Ephesus và Syria · Xem thêm »

Thập tự chinh

Jerusalem năm 1099 Thập tự chinh là một loạt các cuộc chiến tranh tôn giáo, được kêu gọi bởi Giáo hoàng và tiến hành bởi các vị vua và quý tộc là những người tình nguyện cầm lấy cây thập giá với mục tiêu chính là phục hồi sự kiểm soát của Kitô giáo với vùng Đất Thánh.

Mới!!: Ephesus và Thập tự chinh · Xem thêm »

Thập tự chinh thứ hai

Chiến thắng quyết định của Thập tự quân ở Iberia và vùng Baltic.

Mới!!: Ephesus và Thập tự chinh thứ hai · Xem thêm »

Thời đại đồ đá mới

Thời đại đồ đá mới là một giai đoạn của thời đại đồ đá trong lịch sử phát triển công nghệ của loài người, bắt đầu từ khoảng năm 10.200 TCN theo bảng niên đại ASPRO ở một vài nơi thuộc Trung Đông, và sau đó ở các nơi khác trên thế giới và kết thúc giữa 4500 và 2000 BC.

Mới!!: Ephesus và Thời đại đồ đá mới · Xem thêm »

Thời đại đồ đồng

Thời đại đồ đồng là một thời kỳ trong sự phát triển của nền văn minh khi phần lớn công việc luyện kim tiên tiến (ít nhất là trong sử dụng có hệ thống và rộng rãi) bao gồm các kỹ thuật để nấu chảy đồng và thiếc từ các loại quặng lộ thiên sẵn có trong tự nhiên, và sau đó phối trộn các kim loại này với nhau để tạo ra đồng đỏ (đồng thiếc).

Mới!!: Ephesus và Thời đại đồ đồng · Xem thêm »

Thời kỳ Mycenae

Thời kỳ Mycenae là một thời kỳ văn hóa của Hy Lạp cổ đại được lấy tên từ di chỉ khảo cổ Mycenae phía Đông Bắc Argolis, nằm ở Peloponnese phía nam Hy Lạp.

Mới!!: Ephesus và Thời kỳ Mycenae · Xem thêm »

Thổ Nhĩ Kỳ

Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye), tên chính thức là nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ (Türkiye Cumhuriyeti), là một quốc gia xuyên lục địa, phần lớn nằm tại Tây Á và một phần nằm tại Đông Nam Âu.

Mới!!: Ephesus và Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Theodosius I

Flavius Theodosius Augustus (11 tháng 1 năm 347 – 17 tháng 1 năm 395), cũng được gọi là Theodosius I hay Theodosius Đại đế, là hoàng đế đầu tiên của Vương triều Theodosius (La Mã), trị vì từ năm 379 đến khi chết năm 395.

Mới!!: Ephesus và Theodosius I · Xem thêm »

Thiếp Mộc Nhi

Thiếp Mộc Nhi (تیمور Timūr, Chagatai: Temür, Temur, chữ Hán: 帖木儿; 8 tháng 4 năm 1336— 18 tháng 2 năm 1405), còn được biết đến trong sử sách với tên gọi Tamerlane (تيمور لنگ Timūr(-e) Lang, "Timur Què"), là nhà vua, nhà cầm quân người Đột Quyết-Mông Cổ và là người sáng lập ra triều đại Thiếp Mộc Nhi ở Ba Tư và Trung Á. Tượng Thiếp Mộc Nhi trưng bày tại Istanbul Sapphire, İstanbul, Thổ Nhĩ KỳĐược sinh ra trong liên minh Ba Lỗ ở vùng Transoxiana vào ngày 8 tháng 4 năm 1336, Thiếp Mộc Nhi giành lấy quyền kiểm soát ở miền tây Hãn quốc Sát Hợp Đài vào năm 1370.

Mới!!: Ephesus và Thiếp Mộc Nhi · Xem thêm »

Thư gửi tín hữu Êphêsô

Thư gởi các tín hữu tại Ê-phê-sô được William Barclay mô tả là "Nữ hoàng của các Thư Tín".

Mới!!: Ephesus và Thư gửi tín hữu Êphêsô · Xem thêm »

Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô

Thư thứ nhất gởi cho các tín hữu tại Côrintô là một sách trong Tân Ước.

Mới!!: Ephesus và Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô · Xem thêm »

Thư viện Celsus

Mặt tiền của di tích Thư viện Celsus Thư viện Celsus vào năm 1905 sau khi khai quật hoàn thành. Bên trong thư viện với các hốc đá dùng cho các kệ sách Thư Viện Celsus là một công trình kiến trúc La Mã cổ đại ở Ephesus, Tiểu Á, bây giờ là một phần của Selçuk, Thổ Nhĩ Kỳ.

Mới!!: Ephesus và Thư viện Celsus · Xem thêm »

Tiếng Hy Lạp

Tiếng Hy Lạp (Tiếng Hy Lạp hiện đại: ελληνικά, elliniká, hoặc ελληνική γλώσσα, ellinikí glóssa) là một ngôn ngữ Ấn-Âu, bản địa tại Hy Lạp, tây và đông bắc Tiểu Á, nam Ý, Albania và Síp.

Mới!!: Ephesus và Tiếng Hy Lạp · Xem thêm »

Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ

Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ (Türkçe, IPA), cũng được gọi là tiếng Thổ Nhĩ Kỳ Istanbul, là một ngôn ngữ được 65-73 triệu người nói trên khắp thế giới, khiến nó là ngôn ngữ được nói phổ biến nhất trong ngữ hệ Turk.

Mới!!: Ephesus và Tiếng Thổ Nhĩ Kỳ · Xem thêm »

Tiểu Á

Tiểu Á (tiếng Hy Lạp: Μικρά Ασία Mikra Asia), hay Anatolia (Ανατολία, có nghĩa là "mặt trời mọc", "phía đông") là một bán đảo của châu Á mà ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ, giáp với Biển Đen ở phía bắc, Địa Trung Hải ở phía nam, cách châu Âu bằng biển Aegea và biển Marmara (cùng thuộc Địa Trung Hải) ở phía tây, và giáp với phần rộng lớn còn lại của châu Á ở phía đông.

Mới!!: Ephesus và Tiểu Á · Xem thêm »

Trận Corupedium

Trận Corupedium (còn được gọi là Corupedion hoặc Curupedion) là tên của trận chiến cuối cùng giữa các Diadochi, những người thừa kế của Alexander Đại đế.

Mới!!: Ephesus và Trận Corupedium · Xem thêm »

Trận Granicus

(334 trước công nguyên) là trận đánh đầu tiên trong số ba trận chiến quan trọng giữa quân đội của Alexandros Đại đế và Đế quốc Ba Tư.

Mới!!: Ephesus và Trận Granicus · Xem thêm »

Trận Magnesia

Trận Magnesia nổ ra năm 190 TCN gần Magnesia ad Sipylum, trên vùng đất của Lydia (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ) giữa người La Mã do chấp chính quan Lucius Cornelius Scipio và người anh trai nổi tiếng là tướng Scipio Africanus, cùng với đồng minh Eumenes II của Pergamon chống lại quân đội của Antiochos III Đại đế của vương quốc Seleukos.

Mới!!: Ephesus và Trận Magnesia · Xem thêm »

Vienne

Vienne là một tỉnh của Pháp, thuộc vùng hành chính Nouvelle-Aquitaine, tỉnh lỵ Poitiers, bao gồm 3 quận với các quận lỵ còn lại là: Châtellerault, Montmorillon.

Mới!!: Ephesus và Vienne · Xem thêm »

Vương quốc Seleukos

Vương quốc Seleukos (312 – 63 TCN) là một vương quốc thời Hy Lạp hóa, kế tục đế quốc của Alexandros Đại đế.

Mới!!: Ephesus và Vương quốc Seleukos · Xem thêm »

Will Durant

William James Durant (5 tháng 11 năm 1885 – 7 tháng 11 năm 1981) là một nhà sử học, triết gia và tác giả người Hoa Kỳ.

Mới!!: Ephesus và Will Durant · Xem thêm »

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »