Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Trận Prokhorovka

Phím tắt: Sự khác biệt, Điểm tương đồng, Jaccard Similarity Hệ số, Tài liệu tham khảo.

Sự khác biệt giữa Chiến dịch Sao Thiên Vương và Trận Prokhorovka

Chiến dịch Sao Thiên Vương vs. Trận Prokhorovka

Chiến dịch Sao Thiên Vương (Uranus) (tiếng Nga: Операция «Уран», phiên âm La Tinh: Operatsiya Uran; tiếng Đức: Operation Uranus) là mật danh của chiến dịch có tính chiến lược của Liên Xô thời gian cuối năm 1942 trong Thế chiến thứ hai tại khu vực phía Nam mặt trận Xô-Đức, trên hai khúc ngoặt giáp nhau của sông Đông và sông Volga với trung tâm là thành phố Stalingrad. Kết quả của chiến dịch này là việc ba phương diện quân Liên Xô đã bao vây Tập đoàn quân 6 và một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 của quân đội Đức Quốc xã, đánh thiệt hại nặng các Tập đoàn quân 3 và 4 của Romania, tập đoàn quân 8 của Ý và bộ phận bên ngoài vòng vây của Tập đoàn quân xe tăng 4 của Đức. Chiến dịch này là giai đoạn đầu của toàn bộ Chiến dịch Stalingrad với mục đích tiêu diệt các lực lượng Đức ở bên trong và xung quanh Stalingrad, đánh lùi các cuộc tấn công mở vây của Quân đội Đức Quốc xã trong chiến dịch Bão Mùa đông. Việc hoạch định chiến dịch Sao Thiên Vương được khởi xướng vào thượng tuần tháng 9 năm 1942, được triển khai đồng thời với các kế hoạch bao vây và tiêu diệt một bộ phận của Cụm tập đoàn quân Trung tâm (Đức) tại khu vực Rzhev - Vyazma (Chiến dịch Sao Hoả) và các chiến dịch kiềm chế Cụm tập đoàn quân A của Đức tại Kavkaz. Sau hơn 4 tháng triển khai Chiến dịch Blau trên toàn bộ cánh Nam của Mặt trận Xô-Đức, quân đội Đức Quốc xã đã tiến sâu thêm từ 150 km (trên hướng Voronezh) đến hơn 250 km (trên hướng Stalingrad). Đặc biệt, đòn đánh vào Bắc Kavkaz do Cụm tập đoàn quân A (Đức) thực hiện không triệt để, không chiếm được các dải đất liền ven Biển Đen phía Nam Novorossissk đã làm cho toàn bộ chiến tuyến cánh Nam của mặt trận Xô-Đức kéo dài hơn gấp 2 lần, lên đến trên 1000 km. Đến cuối tháng 5 năm 1942, mặc dù có trong tay tổng cộng 102 sư đoàn nhưng hai Cụm tập đoàn quân A và B vẫn không đủ quân để gây áp lực với quân đội Liên Xô. Điều này buộc Bộ Tổng tư lệnh quân Đội Đức Quốc xã phải điều thêm quân từ Trung Âu và Tây Âu để bảo đảm tính liên tục của trận tuyến. Ngoài 28 sư đoàn Đức được điều động từ Tây Âu đang hoàn toàn yên tĩnh, Bộ Tổng tư lệnh quân đội Đức còn điều động cho cụm tập đoàn quân B hai tập đoàn quân 3 và 4 của Romania, tập đoàn quân 8 của Ý. Các đơn vị này cùng với tập đoàn quân 6 và tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) phụ trách hướng Stalingrad (hướng chủ yếu). Cụm tác chiến Weichs thuộc Cụm tập đoàn quân B gồm tập đoàn quân 2 (Đức) và tập đoàn quân 2 Hungary có nhiệm vụ giữ tuyến mặt trận Voronezh - Liski - Kantemirovka. Cụm tập đoàn quân A gồm tập đoàn quân xe tăng 1 và tập đoàn quân 17 (Đức) hoạt động tại Bắc Kavkaz với mục tiêu đánh chiếm các mỏ dầu ở Baku hay ít nhất cũng cắt đứt các đường ống dẫn dầu từ Baku về Nga. Tại hướng Stalingrad đã hình thành một thế trận bất lợi cho quân đội Đức. Từ ngày 23 tháng 8, chủ lực cụm tập đoàn quân B gồm Tập đoàn quân 6 và Tập đoàn quân xe tăng 4 tấn công vây bọc Stalingrad từ hai hướng Bắc và bị hút vào các trận đánh trong thành phố để cố chiếm lấy Stalingrad từ tay các tập đoàn quân 62, 63, 64 của Liên Xô. Các tập đoàn quân 3 và 4 (Romania) và tập đoàn quân 8 (Ý) yểm hộ hai bên sườn có binh lực yếu hơn. Các lực lượng Đức tại mặt trận phía Đông đã bị căng ra đến mức tối đa. Quân Đức thiếu các lực lượng dự bị mạnh và rảnh rỗi để điều động đến các địa đoạn xung yếu. Qua phân tích các tin tức tình báo, nghiên cứu hình thế chiến trường và căn cứ vào thực lực các tập đoàn quân dự bị mới được xây dựng, số lượng vũ khí và các phương tiện chiến tranh do nền công nghiệp quốc phòng cung cấp, trung tuần tháng 9 năm 1942, Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô vạch kế hoạch bao vây và tiêu diệt cánh Nam (cánh chủ yếu) của Cụm tập đoàn quân B (Đức) tại khu vực Stalingrad. Cuối tháng 9, những nét cơ bản nhất của kế hoạch này đã được hoàn thành với mật danh "Sao Thiên Vương". Mở màn lúc 7 giờ 20 phút (giờ Moskva) vào ngày 19 tháng 11, Phương diện quân Tây Nam ở sườn phía bắc của các lực lượng phe Trục tại Stalingrad bắt đầu mở cuộc tấn công các tập đoàn quân 3 Romania. Sau một ngày, Phương diện quân Stalingrad tấn công ở phía Nam vào tập đoàn quân 4 Romania và tập đoàn quân 8 Ý. Sau 4 ngày tiến công liên tục, các đơn vị đi đầu của Tập đoàn quân xe tăng 5 (Phương diện quân Tây Nam) và Quân đoàn cơ giới cận vệ 4 (Phương diện quân Stalingrad) đã gặp nhau tại Kalach trên sông Đông, đánh bại các tập đoàn quân 3, 4 Romania và đẩy lùi tập đoàn quân 8 Ý; hoàn thành việc bao vây tập đoàn quân 6 và một phần tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) trong khu vực Stalingrad. Thay vì tìm cách tháo lui, Führer nước Đức Adolf Hitler quyết định giữ nguyên các lực lượng phe Trục ở Stalingrad và tổ chức tiếp tế bằng đường hàng không và hy vọng giải vây cho lực lượng này bằng Chiến dịch Bão Mùa đông do Cụm tập đoàn quân Sông Đông (mới được tổ chức) thực hiện. Trận Prokhorovka là một trận đánh diễn ra giữa Tập đoàn quân xe tăng 4 của Đức Quốc xã với Tập đoàn quân xe tăng cận vệ 5, Quân đoàn xe tăng 2, Quân đoàn cơ giới cận vệ 2 của Quân đội Liên Xô, diễn ra tại làng Prokhorovka cách Moskva 450 kilomet về phía nam như một phần của Trận Vòng cung Kursk trong mặt trận Xô-Đức của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó là một trong những trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự thế giới. Tổng cộng hai bên đã đưa vào trận 1.464 xe tăng và pháo tự hành. Ngày 5 tháng 7 năm 1943 Bộ tư lệnh Tối cao các lực lượng vũ trang Đức Quốc xã đã phát động Chiến dịch Thành trì (Untrenchmen Zitadelle) với mục tiêu hủy diệt khối quân Liên Xô đang đóng tại "chỗ lồi" Kursk. Nếu thành công, phát xít Đức hy vọng sẽ lấy lại được quyền chủ động chiến lược, vốn đã bị mất sau thảm họa Stalingrad. Tham gia chiến dịch Thành trì là 5 tập đoàn quân Đức có nhiệm vụ chọc thủng trận tuyến Hồng quân ở hai cánh Nam và Bắc của Vòng cung Kursk nhằm thực hiện hai đòn vu hồi bao vây Hồng quân tại "chỗ lồi" Kursk. Bộ Tổng tư lệnh Tối cao Liên bang Xô viết Stavka, đã đoán biết trước kế hoạch tấn công của phát xít Đức, vì vậy họ tích cực chuẩn bị các phòng tuyến dày đặc nhằm ngăn quân Đức theo nguyên tắc chiến tranh chiều sâu. Lúc này, Nguyên soái G. K. Zhukov thuyết phục I. V. Stalin rằng Hồng quân Xô Viết không nên tấn công mà cần phải tổ chức phòng ngự và tiêu hao lực lượng Đức tiến công vào Vòng cung Kursk. Khi phát xít Đức đã thấm mệt sau các đợt tiến công vất vả thì Hồng quân sẽ tung những lực lượng dự bị chiến lược ra đập tan các mũi tấn công đã mỏi mệt của phát xít Đức. Trong Trận Kursk, cánh bắc của quân Đức tại khu vực gần Orel đã nhanh chóng bị chặn đứng và ngay sau đó, Hồng quân mở Chiến dịch Kutuzov đẩy lui mũi phía Bắc của phát xít Đức. Ở cánh nam, mọi việc diễn ra thuận lợi hơn cho quân Đức khi các lực lượng thiết giáp Đức và các đơn vị SS đã chọc thủng trận tuyến Hồng quân và tiến gần tới làng Prokhorovka. Lúc này, Hồng quân Xô Viết quyết định phải tung một phần lực lượng dự bị - sớm hơn so với dự kiến - ra để chặn mũi tiến công của phát xít Đức. Và trận đấu xe tăng với quy mô lớn nhất trong lịch sử quân sự đã diễn ra vào ngày 12 tháng 7 năm 1943 tại làng Prokhorovka. Trận đánh này là một giai đoạn mấu chốt trong toàn bộ quá trình thực hiện kế hoạch hợp vây Hồng quân tại "chỗ lồi" Kursk. Đỉnh điểm và kết quả của trận đánh có thể được xem là hệ quả của một sự ganh đua quyết liệt giữa hai phe tham chiến. Phát xít Đức đã giành được một vài mục tiêu chiến thuật, nhưng thất bại hoàn toàn trong việc đạt được mục tiêu chiến lược của họ. Còn Hồng quân Xô Viết thất bại trong quá trình phản công đẩy lui mũi tấn công của phát xít Đức, nhưng đã thành công trong việc bảo vệ trận địa và ngăn không cho quân Đức chọc thủng phòng tuyến. Cuối trận, cả hai phe đều chịu tổn thất nặng; mặc dù tổn thất của Hồng quân cao hơn nhưng nền công nghiệp quốc phòng cũng như nguồn nhân lực và vật lực dự trữ chiến lược to lớn của Liên Xô dư sức bù đắp những thiệt hại đó; trong khi đó phát xít Đức đã mệt lả và không còn lực lượng dự bị để có thể phát triển tiến công được nữa. Thất bại tại vòng cung Kursk đã đặt dấu chấm hết cho mọi cơ hội giúp phát xít Đức giành lại thế chủ động chiến lược tại Mặt trận Xô-Đức: quân Đức càng lúc càng lún sâu vào thế phòng ngự bị động cho đến hết chiến tranh.

Những điểm tương đồng giữa Chiến dịch Sao Thiên Vương và Trận Prokhorovka

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Trận Prokhorovka có 22 điểm chung (trong Unionpedia): Adolf Hitler, Đức Quốc Xã, Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya, Chiến dịch Bão Mùa đông, Chiến dịch Sao Thổ, Chiến tranh thế giới thứ hai, Chiến tranh Xô-Đức, Erich von Manstein, Georgi Konstantinovich Zhukov, Hồng Quân, Hermann Hoth, Iosif Vissarionovich Stalin, Kavkaz, Không quân Đức, Không quân Xô viết, Liên Xô, Moskva, Nikolai Fyodorovich Vatutin, Rostov trên sông Đông, Sông Đông (Nga), Tập đoàn quân, Trận Stalingrad.

Adolf Hitler

Adolf Hitler ((phiên âm: A-đôn-phơ Hít-le)(20 tháng 4 năm 1889 – 30 tháng 4 năm 1945) là người Đức gốc Áo, Chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Nationalsozialistische Deutsche Arbeiterpartei, viết tắt NSDAP) từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là "Lãnh tụ và Thủ tướng đế quốc" (Führer und Reichskanzler) kiêm nguyên thủ quốc gia nắm quyền Đế quốc Đức kể từ năm 1934. Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ Tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và giết hại các đối thủ. Hitler đã gây ra Chiến tranh thế giới thứ hai, thúc đẩy một cách có hệ thống quá trình tước đoạt quyền lợi và sát hại khoảng sáu triệu người Do Thái châu Âu cùng một số nhóm chủng tộc, tôn giáo, chính trị khác, được gọi là cuộc Đại đồ sát dân Do Thái (Holocaust). Thời trẻ, khi còn ở Áo, Hitler muốn trở thành một họa sĩ, nhưng chưa từng được thành công. Về sau, Hitler trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc Đức cấp tiến. Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Hitler phục vụ trong Quân đội Đế quốc Đức, từng bị thương, và được nhận hai tấm huân chương do chiến đấu anh dũng. Thất bại của Đế chế Đức làm cho ông cảm thấy kinh ngạc và vô cùng phẫn nộ. Năm 1919, khi 30 tuổi, Hitler đã tham gia vào một nhóm cánh hữu nhỏ ở München. Không lâu sau, nhóm này đổi tên thành Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Hai năm sau, Hitler trở thành người lãnh đạo của Đảng này. Dưới sự lãnh đạo của Hitler, lực lượng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa lớn mạnh rất nhanh. Vào năm 1923, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa phát động một đợt chính biến được sử sách gọi là "Đảo chính nhà hàng bia". Sau khi thất bại, Hitler bị bắt và bị xét xử, nhưng trên thực tế ngồi tù chưa được một tháng thì Hitler được phóng thích. Năm 1928, Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa vẫn chưa đủ mạnh; nhưng do công chúng cực kỳ bất mãn đối với các chính đảng đang tồn tại, thì chính đảng này thừa cơ phát triển lên. Ngày 30 tháng 1 năm 1933, Hitler được bầu làm Thủ tướng và sau khi lên nắm quyền, Hitler đã đàn áp các phe phản đối và xây dựng một nền thống trị độc tài. Nhiều nhân vật của phe chống đối bị xử tử mà không cần xét xử. Trong vài năm trước Chiến tranh thế giới thứ hai, sự thống trị của Hitler đã được đại đa số người Đức ủng hộ nhiệt tình, vì đã giảm bớt thất nghiệp, nền kinh tế được phục hồi và họ tin rằng ông ta sẽ thay đổi cả nước Đức. Sau đó, Hitler đã đưa nước Đức vào con đường xâm lược bên ngoài, dẫn đến Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ vào tháng 9 năm 1939. Trên thực tế, Hitler không cần dùng vũ lực đã đạt được tham vọng lãnh thổ đầu tiên của mình. Khi đó, Anh và Pháp đang bị khốn đốn bởi các vấn đề kinh tế, một mực xin hòa. Hitler hủy bỏ Hòa ước Versailles, tổ chức, chỉnh đốn lại quân đội Đức. Năm 1936, quân Đức chiếm đánh khu vực Rheiland và thiết lập phòng thủ trong ba tháng; năm 1938, Hitler dùng vũ lực xâm lược nước Áo. Hai nước Anh và Pháp không có sự can thiệp nào đối với hành động đó của Hitler, thậm chí khi ông chỉ đạo quân đội tiến hành thôn tính khu vực phòng thủ trọng điểm của Tiệp Khắc tháng 9 năm 1938, Anh và Pháp cũng ngầm thừa nhận. Năm 1940 là thời kỷ đỉnh cao của Hitler; quân đội Đức đánh chiếm Đan Mạch và Na Uy vào tháng 4, tháng 5 đánh chiếm Hà Lan, Bỉ và Luxembourg. Tháng 6 năm ấy, Pháp đầu hàng. Tháng 6 năm 1941, Hitler tự ý bãi bỏ điều ước không xâm phạm Liên Xô, bắt đầu tấn công Liên Xô và chiếm được một vùng rộng lớn của họ; nhưng không tiêu diệt được quân đội của Liên Xô. Theo tác giả Panphilov (Giáo viên lịch sử Liên Xô của trường MGIMO Maxcva - Liên Xô) viết trong một cuốn sách của mình như là một sử gia đã từng tham gia cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai thì trước khi quyết định xâm lược Liên Bang Xô Viết thì Hitler đã viết một bức thư cho trùm phát xít Ý là Benito Mussolini, qua đó cho rằng quyết định tấn công Liên Bang Xô Viết là quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời của ông vì Liên Xô là một quốc gia khổng lồ. Vì lẽ đó nếu như năm 1941 khi tấn công Liên Xô theo kế hoạch của chiến dịch Barbarosa, kể cả khi Hitler đồng ý với ý kiến của các tướng lĩnh dưới quyền tấn công thẳng đến Moskva thì cũng không nhanh chóng đánh gục được Liên Xô bởi vì Ban Lãnh đạo Liên Xô lúc đó sẽ nhanh chóng sơ tán về miền Đông dãy Uran để tiếp tục chỉ đạo cuộc kháng chiến chống quân Đức. Sự sai lầm dẫn tới thất bại của Hitler khi tấn công Liên Xô là hắn đã quá tự cao tự đại, coi thường người đồng minh trong phe của mình là Đế quốc Nhật Bản. Vì thế Nhật Bản đã không đưa quân lên phía Bắc, hiệp đồng với Quân đội Đức để tấn công Liên Xô ở mặt trận phía Đông mà dồn quân xuống phía Nam chiếm vùng Đông Á, để mặc một mình Hitler cố gắng xâm chiếm Liên Xô rộng lớn. Những nhà tình báo vĩ đại đã nắm được ý đồ đơn phương tiến hành chiến tranh của Hitler và giúp cho Ban Lãnh đạo Liên Xô có những phương án thích ứng để đối phó với Hitler. Hitler và Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản, Yōsuke Matsuoka, tại một cuộc họp ở Berlin tháng 3 năm 1941. Trong bối cảnh là Joachim von Ribbentrop. Cuối năm 1942, Hitler đã thất bại trong 2 chiến dịch ở Ai Cập và Stalingrad, đây là bước ngoặt của đại chiến thế giới lần thứ 2. Lực lượng quân đội Đức bắt đầu suy yếu; mặc dù thất bại là không tránh khỏi, nhưng Hitler kiên quyết không đầu hàng. Sau trận đánh tại Stalingrad, Hitler hạ lệnh cho làm lễ quốc tang 4 ngày. Nhưng ông còn kéo dài cuộc chiến hơn hai năm nữa. Ngày 30 tháng 4 năm 1945, quân Liên Xô đánh vào Berlin, Adolf Hitler tự tử ở boong-ke của mình. Sau đó, quân đội Đức Quốc xã và Nhật đều tuyên bố đầu hàng, Thế chiến thứ 2 kết thúc. Hầu như tất cả các nhà viết tiểu sử Hitler đều nhấn mạnh sự khác nhau rất rõ giữa hai phần đời của ông. Đoạn đời trước tuổi 30 của ông, nếu so với mức bình dân thời đó chỉ được xem là khoảng đời không thành đạt, bởi Adolf Hitler không được đào tạo nghề nghiệp, không có mối quan hệ nào đáng kể, sau thất bại của nước Đức trong chiến tranh thế giới thứ nhất ông là một người lính không có triển vọng và hơn hết là ông không có những cá tính đặc thù để có thể giải thích một cách thuyết phục được sự thăng tiến sau đó của mình. Mặc dù vậy, nhân vật này chỉ trong vòng vài năm đã bước lên ngôi Thủ tướng Đức và cuối cùng, đã trở thành người cầm quyền độc tài, cai trị phần lớn châu Âu. Adolf Hitler là một trong số ít các nhân vật trong lịch sử nhân loại đã phát huy một năng lực hiếm thấy. Từng có truyền đơn nổi tiếng của Đức Quốc xã coi Adolf Hitler là chính khách mới nhất trong chuỗi một loạt các chính khác tài năng của nước Đức kể từ thời vua Friedrich II Đại Đế, tới Thủ tướng Otto von Bismarck, rồi lại đến Tổng thống Hindenburg. Bản thân ông cũng luôn ví mình với vua Friedrich II Đại Đế (trị vì: 1740 - 1786), nhân dân Phổ có truyền thống lịch sử hào hùng gắn liền với chủ nghĩa anh hùng của vị vua này. Adolf Hitler cũng rất vui khi ông ta nghe nói rằng vua Friedrich II Đại Đế cứng rắn với các võ quan, từ đó ông có lý lẽ để biện minh cho những hành vi của chính mình. Thực chất, chế độ Đức Quốc xã không hề là sự nối tiếp của truyền thống Phổ. Những người lên nắm quyền thường phải tự bảo mình là "con cháu người xưa" để có được quyền thống trị hợp pháp. Đảng Quốc xã đọc về lịch sử vinh quang của nước Phổ, của vị vua - chiến binh Friedrich II Đại Đế cũng thường không đến nơi đến chốn, móp méo. Vị vua này bị những người Quốc xã phóng đại.

Adolf Hitler và Chiến dịch Sao Thiên Vương · Adolf Hitler và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Đức Quốc Xã

Đức Quốc Xã, còn gọi là Đệ Tam Đế chế hay Đế chế Thứ ba (Drittes Reich), là nước Đức trong thời kỳ 1933-1945 đặt dưới một chế độ độc tài chịu sự kiểm soát của Adolf Hitler và Đảng Quốc xã (NSDAP).

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Đức Quốc Xã · Trận Prokhorovka và Đức Quốc Xã · Xem thêm »

Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya

Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya (Lozova) (được Thống chế Đức Wilhelm Bodewin Gustav Keitel gọi là Trận Kharkov lần thứ hai) là một hoạt động quân sự lớn của quân đội Liên Xô và quân đội Đức Quốc xã tại sườn phía Nam mặt trận Xô-Đức, chiến trường chính của chiến dịch là khu vực tam giác Barvenkovo-Vovchansk-Krasnograd ở phía Đông Kharkov, trên khu vực nằm giữa hai con sông Bắc Donets và Oskol. Dựa vào ưu thế tương đối về binh lực tại khu vực mặt trận Tây Nam, Phương diện quân Tây Nam đã đệ trình kế hoạch chiến dịch từ cuối tháng 2 năm 1942 với ý đồ chiếm lại Kharkov bằng hai đòn vu hồi từ phía Bắc và phía Nam. Kế hoạch này bị Bộ Tổng tham mưu quân đội Liên Xô phản đối vì khi tính toán tại thì thấy không được bảo đảm về nhân lực và vật chất. Tuy nhiên, I. V. Stalin lại ủng hộ kế hoạch này và lệnh cho Bộ Tổng tham mưu phải tuân thủ do Tư lệnh Phương diện quân Tây Nam S. K. Timoshenko cam đoan sẽ thành công. Khởi đầu ngày 12 tháng 5, sau ba ngày tấn công, bốn tập đoàn quân bộ binh và hai quân đoàn xe tăng Liên Xô đã tiến công đến cách phía Bắc và phía Nam Kharkov khoảng 40 đến 60 km. Ngày 14 tháng 5, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) bắt đầu giai đoạn đệm của Chiến dịch Blau với mục đích chiếm một số bàn đạp chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công lớn vào mùa hè tại phía Nam mặt trận Xô-Đức. Sự cố tình trì hoãn việc dừng chiến dịch khi hậu cứ các cánh quân tấn công bị uy hiếp của nguyên soái S. K. Timoshenko đã khiến Phương diện quân Tây Nam (Liên Xô) đã phải trả giá đắt. Hai tập đoàn quân và hai quân đoàn xe tăng bị bốn tập đoàn quân Đức và Tập đoàn quân 2 Hungary bao vây tiêu diệt và bị bắt làm tù binh. Hai tập đoàn quân và hai quân đoàn xe tăng khác bị thiệt hại nặng. Phương diện quân Tây Nam và Phương diện quân Nam (Liên Xô) phải rút lui về sông Oskol. Một tháng sau, với binh lực lên đến 102 sư đoàn, Cụm tập đoàn quân Nam (Đức) được tăng cường Tập đoàn quân xe tăng 4 từ Cụm tập đoàn quân Trung tâm tiếp tục tấn công, đánh chiếm tuyến đường sắt bên hữu ngạn sông Đông, chiếm một loạt các vị trí quan trọng trên bờ Tây sông Đông và mở các chiến dịch Braunschweig tấn công trực diện vào Stalingrad, chiến dịch Edelweiss tràn vào Bắc Kavkaz. Thất bại của quân đội Liên Xô trong Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya vô hình trung đã tạo đà cho quân Đức phát huy thế mạnh các lực lượng tăng - thiết giáp của họ còn đang sung sức để hoàn thành bước đầu Kế hoạch Xanh, bổ đôi mặt trận của Liên Xô, tiến ra sông Volga và tràn đến Bắc Kavkaz, uy hiếp vùng dầu mỏ Baku - Grozny cực kỳ quan trọng đối với Liên Xô. Sau thất bại này, Nguyên soái S. K. Timoshenko phải rời khỏi vị trí tư lệnh Phương diện quân Tây Nam và chỉ còn vài lần được cử ra mặt trận với tư cách đại diện của Đại bản doanh. Kết quả tai hại của chiến dịch này còn làm cho Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô phải đưa đến Phương diện quân Tây Nam một phần lực lượng dự bị mà khó khăn lắm, họ mới dành dụm được trong mùa đông 1941-1942. Tất cả cũng chỉ đủ để cứu vãn cho bốn tập đoàn quân còn lại của Phương diện quân này khỏi bị hợp vây và lập được trận tuyến phòng ngự mới trên tả ngạn sông Đông.

Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya và Chiến dịch Sao Thiên Vương · Chiến dịch Barvenkovo-Lozovaya và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Chiến dịch Bão Mùa đông

Chiến dịch Bão Mùa đông (Tiếng Đức: Unternehmen Wintergewitter) là tên gọi của cuộc hành quân lớn tại phía Nam Mặt trận Xô-Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai do Cụm Tập đoàn quân Sông Đông (Đức) dưới quyền chỉ huy của Thống chế Erich von Manstein tiến hành từ ngày 12 đến ngày 29 tháng 12 năm 1942.

Chiến dịch Bão Mùa đông và Chiến dịch Sao Thiên Vương · Chiến dịch Bão Mùa đông và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Chiến dịch Sao Thổ

Chiến dịch Sao Thổ (tiếng Nga: Операция Сатурн) là mật danh do Bộ Tổng tư lệnh tối cao Quân đội Liên Xô đặt cho cuộc tấn công quy mô lớn thứ hai của Chiến cục mùa đông 1942-1943 tại khu vực phía nam của Mặt trận Xô-Đức và là một phần của chiến dịch Stalingrad trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến dịch này được chuẩn bị như một sự tiếp nối Chiến dịch Sao Thiên Vương, hình thành sau các cuộc trao đổi ý kiến giữa I.V. Stalin, G.K. Zhukov và A.M.Vasilevsky trong tháng 11 năm 1942 và được Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô (Stavka) thông qua ngày 2 tháng 12 năm 1942.A. M. Vasilevsky. Sự nghiệp cả cuộc đời (bản tiếng Việt). Nhà xuất bản Tiến Bộ. Moskva. 1984. trang 182-183 Theo kế hoạch Chiến cục mùa đông 1942-1943 của Liên Xô, sau khi thực hiện xong Chiến dịch Sao Thiên Vương, đánh bại hai tập đoàn quân 3 và 4 của Romania, hoàn thành việc bao vây Tập đoàn quân 6 và một phần Tập đoàn quân xe tăng 4 (Đức) tại khu vực Stalingrad; Phương diện quân Sông Đông và các đơn vị phía trong của hai Phương diện quân Tây Nam và Stalingrad sẽ tiếp tục thực hiện Chiến dịch Cái Vòng để thủ tiêu các lực lượng Đức và Romania trong vòng vây. Chủ lực các Phương diện quân Tây Nam và Stalingrad sẽ tiếp tục tấn công trên hướng Tây Nam, tiến về phía Rostov-na-Donu nhằm cô lập các Cụm tập đoàn quân A và Sông Đông (Đức) trong một vòng vây lớn hơn. Đồng thời, các tập đoàn quân tại sườn phía nam của Phương diện quân Voronezh phải đánh bại Tập đoàn quân 8 (Ý), chủ lực Phương diện quân Voronezh và cánh trái của Phương diện quân Bryansk phải kiềm chế Cụm tập đoàn quân B gồm Tập đoàn quân 2 (Đức) và Tập đoàn quân 2 (Hungary), che chở sườn phải cho Phương diện quân Tây Nam. Đó là toàn bộ ý đồ của Chiến dịch Sao Thổ. Nếu thành công, cuộc tấn công này sẽ khiến phần còn lại của Cụm tập đoàn quân Đức ở phía Nam, một phần ba tổng số quân Đức ở Liên Xô, mắc kẹt tại vùng Kavkaz. Tuy nhiên, do việc chậm thanh toán cụm quân Đức đang bị vây tại Stalingrad đã thu hút vào đây 7 tập đoàn quân Liên Xô và do cuộc phản công của Cụm tập đoàn quân Sông Đông (Đức) được triển khai sớm, trước khả năng quân Đức có thể giải vây cụm quân của Friedrich Paulus. Bộ Tổng tư lệnh tối cao quân đội Liên Xô đã nhanh chóng chuyển hướng Chiến dịch Sao Thổ thành "Chiến dịch Sao Thổ nhỏ". Mục tiêu tấn công của chiến dịch này không nhằm thẳng về hướng Nam đến Rostov như cũ mà nhằm về hướng Đông Nam, đánh vào sau lưng Cụm tác chiến Hollidt của Đức, đánh bại Tập đoàn quân 8 Ý, buộc Quân đoàn xe tăng 48 Đức phải quay lại đối phó và sau đó, tiêu diệt nốt quân đoàn này, làm sụp đổ toàn bộ cánh Bắc của Cụm tập đoàn quân Sông Đông. Cuối cùng, mới có thể tính đến việc thanh toán Tập đoàn quân 6 (Đức) trong vòng vây và tiếp tục cô lập Cụm tập đoàn quân A (Đức) ở Bắc Kavkaz và Kuban. Chiến dịch được dự kiến bắt đầu ngày 10 tháng 12 nhưng đã phải lùi lại 6 ngày để Bộ Tổng tư lệnh quân đội Liên Xô có thể xác định chắn chắn ý đồ chiến dịch của quân đội Đức và tập trung thêm lực lượng dự bị tại tuyến đầu.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Chiến dịch Sao Thổ · Chiến dịch Sao Thổ và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Chiến tranh thế giới thứ hai

Chiến tranh thế giới thứ hai (cũng được nhắc đến với tên gọi Đệ nhị thế chiến, Thế chiến II hay Đại chiến thế giới lần thứ hai,...) là cuộc chiến tranh thế giới thảm khốc bắt đầu từ năm 1939 và chấm dứt vào năm 1945 giữa các lực lượng Đồng Minh và phe Trục theo chủ nghĩa phát xít.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Chiến tranh thế giới thứ hai · Chiến tranh thế giới thứ hai và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Chiến tranh Xô-Đức

Chiến tranh Xô–Đức 1941–1945 là cuộc chiến giữa Liên Xô và Đức Quốc xã trong Chiến tranh thế giới thứ hai, trải dài khắp Bắc, Nam và Đông Âu từ ngày 22 tháng 6 năm 1941 khi Quân đội Đức Quốc xã (Wehrmacht) theo lệnh Adolf Hitler xoá bỏ hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau Liên Xô- Đức và bất ngờ tấn công Liên bang Xô Viết tới ngày 9 tháng 5 năm 1945 khi đại diện Đức Quốc xã ký kết biên bản đầu hàng không điều kiện Quân đội Xô Viết và các lực lượng của Liên minh chống Phát xít sau khi Quân đội Xô Viết đánh chiếm thủ đô Đức Berlin.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Chiến tranh Xô-Đức · Chiến tranh Xô-Đức và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Erich von Manstein

Erich von Manstein (24 tháng 11 năm 1887 – 10 tháng 7 năm 1973) là một chỉ huy cấp cao của quân đội Đức thời Đệ tam Đế chế.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Erich von Manstein · Erich von Manstein và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Georgi Konstantinovich Zhukov

Georgi Konstantinovich Zhukov (tiếng Nga: Георгий Константинович Жуков, đọc là Ghê-oóc-ghi Can-xtan-chi-nô-vích Giu-cốp; 1 tháng 12 năm 1896 – 18 tháng 6 năm 1974) là danh tướng trong quân đội Liên Xô.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Georgi Konstantinovich Zhukov · Georgi Konstantinovich Zhukov và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Hồng Quân

Hồng Quân là cách gọi vắn tắt của Hồng quân Công Nông (tiếng Nga: Рабоче-крестьянская Красная армия; dạng ký tự Latin: Raboche-krest'yanskaya Krasnaya armiya, viết tất: RKKA), tên gọi chính thức của Lục quân và Không quân Liên Xô.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Hồng Quân · Hồng Quân và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Hermann Hoth

Hermann Hoth (1885-1971) là một Đại tướng Lục quân Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Hermann Hoth · Hermann Hoth và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Iosif Vissarionovich Stalin

Iosif Vissarionovich Stalin (thường gọi tắt là Stalin) (21/12/1879 – 5/3/1953) là lãnh đạo tối cao của Liên bang Xô viết từ giữa thập niên 1920 cho đến khi qua đời năm 1953.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Iosif Vissarionovich Stalin · Iosif Vissarionovich Stalin và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Kavkaz

khí tự nhiên, và than đá. Kavkaz (phiên âm tiếng Việt: Cáp-ca hay Cáp-ca-dơ, tiếng Anh: Caucasus, tiếng Adygea: Къэфкъас, tiếng Armenia: Կովկաս, tiếng Azerbaijan: Qafqaz, tiếng Gruzia: კავკასია (K'avk'asia), tiếng Nga: Кавка́з, tiếng Ossetia: Кавказ, tiếng Chechnya: Кавказ, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ: Kafkasya) là một khu vực địa lý nằm ở biên giới giữa châu Âu và châu Á. Nơi đây có dãy núi Kavkaz, bao gồm ngọn núi cao nhất châu Âu là núi Elbrus.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Kavkaz · Kavkaz và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Không quân Đức

(tiếng Đức) là tên gọi lực lượng không quân của Đức qua nhiều thời kỳ, trong đó nổi bật nhất là lực lượng dưới chế độ Quốc xã Đức trong Chiến tranh thế giới thứ hai từ năm 1933 đến năm 1945.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Không quân Đức · Không quân Đức và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Không quân Xô viết

Không quân Xô viết, cũng còn được biết đến dưới tên gọi tắt là VVS, chuyển tự từ tiếng Nga là: ВВС, Военно-воздушные силы (Voenno-Vozdushnye Sily), đây là tên gọi chỉ định của quân chủng không quân trong Liên bang Xô viết trước đây.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Không quân Xô viết · Không quân Xô viết và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Liên Xô

Liên Xô, tên đầy đủ là Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết (r, viết tắt: СССР; Union of Soviet Socialist Republics, viết tắt: USSR) là một cựu quốc gia có lãnh thổ chiếm phần lớn châu Âu và châu Á, tồn tại từ 30 tháng 12 năm 1922 cho đến khi chính thức giải thể vào ngày 25 tháng 12 năm 1991.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Liên Xô · Liên Xô và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Moskva

Quang cảnh Moskva, với Nhà thờ Chúa Cứu thế ở bên trái, điện Kremli ở bên phải Nhà thờ hình củ tỏi Thánh Basel Nhà hát Lớn (Bolshoi), ''trái'', và Nhà hát Nhỏ (Malyi), ''phải'' Moskva là trung tâm của ba lê (ballet) và các nghệ thuật múa Nga.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Moskva · Moskva và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Nikolai Fyodorovich Vatutin

Nikolai Fyodorovich Vatutin (tiếng Nga: Николай Федорович Ватутин) (sinh ngày 16 tháng 12 năm 1901, mất ngày 14 tháng 4 năm 1944) là một chỉ huy Hồng quân nổi tiếng trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Nikolai Fyodorovich Vatutin · Nikolai Fyodorovich Vatutin và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Rostov trên sông Đông

Rostov trên sông Đông (tiếng Nga: Росто́в-на-Дону́ Rostov-na-Donu, tiếng Anh: Rostov-on-Don) là một thành phố, thủ phủ tỉnh Rostov và Vùng liên bang Phía Nam của Nga, nằm trên sông Don, cách biển Azov 46 km.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Rostov trên sông Đông · Rostov trên sông Đông và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Sông Đông (Nga)

Sông Đông đoạn gần Yelets thuộc tỉnh Lipetsk, Nga. Sông Đông (tiếng Nga: Река Дон) là một con sông chính thuộc phần châu Âu của Nga.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Sông Đông (Nga) · Sông Đông (Nga) và Trận Prokhorovka · Xem thêm »

Tập đoàn quân

Tập đoàn quân là thuật ngữ chỉ một đại đơn vị cấp chiến dịch – chiến lược trong tổ chức quân đội chính quy tại một số nước có quân đội rất lớn như Liên Xô, Đức Quốc xã, Anh, Mỹ..., hợp thành từ các quân đoàn hoặc các nhóm sư đoàn hỗn hợp, được sử dụng chủ yếu trong hai cuộc thế chiến.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Tập đoàn quân · Trận Prokhorovka và Tập đoàn quân · Xem thêm »

Trận Stalingrad

Trận Stalingrad là một trận đánh lớn diễn ra trong Chiến tranh Xô-Đức giữa một phe là quân đội phát xít Đức cùng với các chư hầu và phe kia là Hồng quân Liên Xô tại thành phố Stalingrad (nay là Volgograd) ở miền Tây Nam nước Nga.

Chiến dịch Sao Thiên Vương và Trận Stalingrad · Trận Prokhorovka và Trận Stalingrad · Xem thêm »

Danh sách trên trả lời các câu hỏi sau

So sánh giữa Chiến dịch Sao Thiên Vương và Trận Prokhorovka

Chiến dịch Sao Thiên Vương có 63 mối quan hệ, trong khi Trận Prokhorovka có 51. Khi họ có chung 22, chỉ số Jaccard là 19.30% = 22 / (63 + 51).

Tài liệu tham khảo

Bài viết này cho thấy mối quan hệ giữa Chiến dịch Sao Thiên Vương và Trận Prokhorovka. Để truy cập mỗi bài viết mà từ đó các thông tin được trích xuất, vui lòng truy cập:

Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »