Augustus và Publius Quinctilius Varus
Phím tắt: Sự khác biệt, Điểm tương đồng, Jaccard Similarity Hệ số, Tài liệu tham khảo.
Sự khác biệt giữa Augustus và Publius Quinctilius Varus
Augustus vs. Publius Quinctilius Varus
Augustus (Imperator Gaius Julius Caesar Augustus; 23 tháng 9 năm 63 TCN – 19 tháng 8 năm 14, tên lúc khai sinh là Gaius Octavius và được biết đến với cái tên Gaius Julius Caesar Octavianus (tiếng Latinh cổ: GAIVS•IVLIVS•CAESAR•OCTAVIANVS) giai đoạn sau năm 27, là Hoàng đế đầu tiên của Đế quốc La Mã, trị vì La Mã từ 27 TCN đến khi qua đời năm 14. Octavian được người ông cậu của mình, Julius Caesar nhận làm con nuôi và thừa hưởng mọi di sản của Caesar sau khi ông bị ám sát năm 44 TCN. Những năm tiếp theo, Octavian tham gia Liên minh tam hùng lần thứ 2 cùng với Marcus Antonius và Marcus Aemilius Lepidus. Như là một thành viên của Tam đầu chế, Octavius cai trị La Mã và hầu như toàn bộ các vùng thuộc địa Châu Âu của nó một cách chuyên quyền, chiếm giữ cả quyền chấp chính tối cao sau khi hai chấp chính Aulus Hirtius và Gaius Vibius Pansa Caetronianus qua đời và đảm bảo khả năng tái cử bất biến của mình. Tam đầu chế tan rã sau khi hoàn thành mục tiêu của những kẻ lập ra nó: Lepidus bị buộc lưu vong và Antonius buộc phải tự sát sau khi bại trận tại Actium trước Octavian năm 31 TCN. Sau khi Tam đầu chế thứ Hai tan rã, Octavius vẻ bên ngoài là khôi phục lại Cộng hoà La Mã, với quyền lực tối cao là của Viện nguyên lão nhưng thực chất là vẫn nằm trong tay ông. Phải mất sáu hay bảy năm để tìm ra được một khuôn mẫu chính xác để một nước chính thức vẫn theo thể chế Cộng hòa nhưng bây giờ được lãnh đạo bởi một lãnh tụ duy nhất; kết quả là thể chế được biết đến như là Đế quốc La Mã. Chức vụ hoàng đế không bao giờ giống như độc tài La Mã mà Caesar và Sulla đã từng nắm giữ trước đó; thật vậy, ông đã khước từ khi đại đa số dân La Mã muốn "đưa ông lên chức vụ độc tài" CCAA, Erich S. Gruen, Augustus and the Making of the Principate, 35. Theo pháp luật, Augustus có một tập hợp các quyền lực ông có suốt đời do Viện nguyên lão giao cho ông, bao gồm cả quyền lên diễn đàn để diễn thuyết, quyền kiểm duyệt, và quyền lãnh đạo, mà không cần phải được bầu vào những cơ quan tương ứng với các chức vụ đó, gồm quan bảo dân, quan giám sát, và chấp chính tối cao. Quyền lực áp đảo của ông có được từ những thành công về tài chính và những nguồn lợi thu được từ các cuộc chinh phạt, sự xây dựng các mối quan hệ bảo trợ trong suốt toàn lãnh thổ Đế quốc, sự trung thành của binh sĩ và những cựu chiến binh, quyền lực từ những vinh dự được phong cho bởi Viện Nguyên lãoEck, 3., và sự kính trọng, ỵêu mến của dân chúng. Sự nắm giữ đa số các sư đoàn lê dương có thể tạo thành mối đe dọa quân sự đối với Viện Nguyên lão, cho phép ông áp đặt các quyết định mà không cần thông qua ý kiến của Viện Nguyên lão. Với khả năng loại bỏ những Nguyên lão đối lập với biện pháp quân sự, Viện Nguyên lão trở nên ngoan ngoãn dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của ông. Triều đại của Augustus đã mở ra một thời đại tương đối hòa bình được biết đến như là Pax Augusta, hay là hòa bình của Augustus. Mặc dù các cuộc chiến tranh liên tục nổ ra ở biên giới, và một năm nội chiến về việc nối ngôi Hoàng đế, vùng Địa Trung Hải là hòa bình trong hơn hai thế kỉ. Augustus mở rộng lãnh thổ của Đế quốc La Mã, bảo vệ được biên giới của Đế quốc với nhiều nước chư hầu, và thiết lập hòa bình với Parthia thông qua các biện pháp ngoại giao. Ông đã cải cách lại hệ thống thuế của La Mã, phát triển một mạng lưới đường sá với hệ thống liên lạc chính thức, thiết lập quân đội thường trực (và một lực lượng hải quân nhỏ), thiết lập lực lượng Cận vệ Praetorian, và tạo ra hệ thống bảo an và lính cứu hỏa cho thành Roma. Nhiều thành phố được xây dựng lại dưới thời của Augustus; và ông viết lại những thành tựu mà chính ông đã làm được, được biết đến như là Res Gestae Divi Augusti, tồn tại tới nay. Khi ông chết vào năm 14, Augustus được phong là một vị thần bởi Viện Nguyên lão, được thờ phụng bởi dân La Mã. Tên của ông Augustus và của Caesar được lấy làm đế hiệu của các hoàng đế sau này, và tháng Tám (August) được chính thức đặt tên theo tên ông. Sau khi ông mất, con riêng của vợ ông là Tiberius nối ngôi. ''Kẻ bại trận Varus'' (2003), một tác phẩm điêu khắc của Wilfried Koch tại Haltern am See, Đức. Publius Quinctilius Varus (46 TCN ở Cremona, Cộng hòa La Mã - 9 SCN tại Germania) là một chính trị gia La Mã, tướng và chấp chính quan dưới thời Hoàng đế Augustus, ông được biết đển chủ yếu vì đã mất ba quân đoàn La Mã và chính mạng sống của mình khi bị quân đội Người German dưới sự chỉ huy của Arminius phục kích trong Trận chiến rừng Teutoburg.
Những điểm tương đồng giữa Augustus và Publius Quinctilius Varus
Augustus và Publius Quinctilius Varus có 11 điểm chung (trong Unionpedia): Arminius, Đế quốc La Mã, Cassius Dio, Cộng hòa La Mã, Danh sách chấp chính quan La Mã, Germania, Marcus Aemilius Lepidus, Rhein, Tiberius, Trận rừng Teutoburg, Viện nguyên lão.
Đài tưởng niệm Hermannsdenkmal. Arminius (18/17 trước Công nguyên – 21), còn gọi là Armin hay Hermann (Arminius là tên Latinh hóa, cũng giống như Brennus) là tù trưởng bộ lạc Cherusci người German.
Arminius và Augustus · Arminius và Publius Quinctilius Varus · Xem thêm »
Đế quốc La Mã, hay còn gọi là Đế quốc Roma (IMPERIVM ROMANVM) là thời kỳ hậu Cộng hòa của nền văn minh La Mã cổ đại.
Augustus và Đế quốc La Mã · Publius Quinctilius Varus và Đế quốc La Mã · Xem thêm »
Cassius Dio hay Dio Cassius là chính khách và nhà sử học La Mã gốc Hy Lạp.
Augustus và Cassius Dio · Cassius Dio và Publius Quinctilius Varus · Xem thêm »
Cộng hòa La Mã (Res publica Romana) là giai đoạn trong nền văn minh La Mã cổ đại được phân biệt vì có chế độ cộng hòa.
Augustus và Cộng hòa La Mã · Cộng hòa La Mã và Publius Quinctilius Varus · Xem thêm »
Không có mô tả.
Augustus và Danh sách chấp chính quan La Mã · Danh sách chấp chính quan La Mã và Publius Quinctilius Varus · Xem thêm »
Bản đồ Đế quốc La Mã và Germania (Magna Germania), đầu thế kỷ II Germania là tên La-tinh This work speaks of the Germani, the ancient people after who Germania was named, but it doesn't speak of Germania itself.
Augustus và Germania · Germania và Publius Quinctilius Varus · Xem thêm »
Marcus Aemilius Lepidus. Marcus Aemilius Lepidus (M·AEMILIVS·M·F·Q·N·LEPIDVS), (sinh khoảng 89 hoặc 88 TCN, mất cuối 13 hoặc đầu 12 TCN) là một quý tộc La Mã, là người đã vươn lên trở thành một thành viên của Liên minh tam hùng lần thứ 2 và ông cũng là một đại giáo chủ (Pontifex Maximus).
Augustus và Marcus Aemilius Lepidus · Marcus Aemilius Lepidus và Publius Quinctilius Varus · Xem thêm »
Sông Rhein là một trong những con sông quan trọng nhất châu Âu. Thượng lưu sông Rhein và các phụ lưu của nó ở đấy. Sông Rhine hay Sông Rhein (tiếng Anh: Rhine; tiếng Đức: Rhein; tiếng Hà Lan: Rijn; tiếng Pháp: Rhin; tiếng Ý: Reno; tiếng Romansh: Rain) thường được phiên âm trong tiếng Việt với tên sông Ranh là một trong những con sông lớn và quan trọng nhất châu Âu, dài 1.233 km có lưu lượng trung bình hơn 2.000 mét khối trên một giây.
Augustus và Rhein · Publius Quinctilius Varus và Rhein · Xem thêm »
Tiberius (Tiberius Caesar Divi Augusti filius Augustus; 16 tháng 11 năm 42 trước Công nguyên – 16 tháng 3 năm 37 sau Công nguyên), là vị Hoàng đế La Mã thứ hai, sau cái chết của Augustus vào năm 14 sau Công nguyên đến khi qua đời vào năm 37 sau CN.
Augustus và Tiberius · Publius Quinctilius Varus và Tiberius · Xem thêm »
Trận rừng Teutoburg (tiếng Đức: Schlacht im Wald Teutoburger, Hermannsschlacht hoặc Varusschlacht), còn gọi là Trận Kalkriese, đã diễn ra vào năm 9, khi một liên minh các bộ lạc người German dưới sự chỉ huy của tù trưởng Arminius (tiếng Đức: Armin) (còn được gọi là: "Hermann"), con trai của Segimerus (tiếng Đức: Segimer hoặc Sigimer) của bộ tộc Kerusk, phục kích và đại phá 3 Binh đoàn Lê dương La Mã.
Augustus và Trận rừng Teutoburg · Publius Quinctilius Varus và Trận rừng Teutoburg · Xem thêm »
Viện nguyên lão là một hội đồng tham nghị, thường là thượng viện của một nghị viện hay cơ quan lập pháp lưỡng viện.
Augustus và Viện nguyên lão · Publius Quinctilius Varus và Viện nguyên lão · Xem thêm »
Danh sách trên trả lời các câu hỏi sau
- Trong những gì dường như Augustus và Publius Quinctilius Varus
- Những gì họ có trong Augustus và Publius Quinctilius Varus chung
- Những điểm tương đồng giữa Augustus và Publius Quinctilius Varus
So sánh giữa Augustus và Publius Quinctilius Varus
Augustus có 130 mối quan hệ, trong khi Publius Quinctilius Varus có 26. Khi họ có chung 11, chỉ số Jaccard là 7.05% = 11 / (130 + 26).
Tài liệu tham khảo
Bài viết này cho thấy mối quan hệ giữa Augustus và Publius Quinctilius Varus. Để truy cập mỗi bài viết mà từ đó các thông tin được trích xuất, vui lòng truy cập: