Chúng tôi đang làm việc để khôi phục ứng dụng Unionpedia trên Google Play Store
Lối raIncoming
🌟Chúng tôi đã đơn giản hóa thiết kế của mình để điều hướng tốt hơn!
Instagram Facebook X LinkedIn

Tiếng Phúc Kiến Đài Loan

Mục lục Tiếng Phúc Kiến Đài Loan

Tiếng Phúc Kiến Đài Loan hay tiếng Mân Nam Đài Loan, thường được gọi phổ biến là tiếng Đài Loan (Tâi-oân-oē hay Tâi-gí 台語), là Phương ngữ Phúc Kiến của tiếng Mân Nam được 70% dân cư Đài Loan sử dụng.

Mục lục

  1. 10 quan hệ: Đài Loan, Chữ Hán, Chương Châu, Hệ chữ viết Latinh, Phiên âm Bạch thoại, Tiếng Mân, Tiếng Mân Nam, Tiếng Mân Tuyền Chương, Tiếng Trung Quốc, Tuyền Châu.

  2. Ngôn ngữ tại Đài Loan
  3. Văn hóa Đài Loan

Đài Loan

Trung Hoa Dân Quốc là một chính thể quốc gia cộng hòa lập hiến tại Đông Á, ngày nay do ảnh hưởng từ lãnh thổ thống trị và nhân tố chính trị nên trong nhiều trường hợp được gọi là Đài Loan hay Trung Hoa Đài Bắc.

Xem Tiếng Phúc Kiến Đài Loan và Đài Loan

Chữ Hán

Từ "Hán tự" được viết bằng chữ Hán phồn thể và chữ Hán giản thể Chữ Hán, hay Hán tự (chữ Hán phồn thể: 漢字, giản thể: 汉字), Hán văn (漢文/汉文), chữ Trung Quốc là một dạng chữ viết biểu ý của tiếng Trung Quốc.

Xem Tiếng Phúc Kiến Đài Loan và Chữ Hán

Chương Châu

Chương Châu (tiếng Trung: 漳州市 bính âm: Zhāngzhōu Shì, Hán-Việt: Chương Châu thị) là một địa cấp thị của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Xem Tiếng Phúc Kiến Đài Loan và Chương Châu

Hệ chữ viết Latinh

Bảng chữ cái Latinh (tiếng Latinh: Abecedarium Latinum) là hệ thống chữ viết dùng bảng chữ cái được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới hiện nay.

Xem Tiếng Phúc Kiến Đài Loan và Hệ chữ viết Latinh

Phiên âm Bạch thoại

Phiên âm Bạch thoại hay Bạch thoại tự (Pe̍h-ōe-jī, viết tắt là POJ, có nghĩa là văn bản tiếng địa phương, còn được gọi là Church Romanization) là một hệ thống chữ viết dùng để chú âm các biến thể của tiếng Mân Nam, một dạng của tiếng Hoa hay phương ngữ Trung Quốc, đặc biệt là tiếng Đài Loan và phương ngữ Hạ Môn.

Xem Tiếng Phúc Kiến Đài Loan và Phiên âm Bạch thoại

Tiếng Mân

Mân (Bình thoại tự: Mìng ngṳ̄) là tên gọi của một nhóm lớn các dạng tiếng Trung Quốc với hơn 70 triệu người nói ở các tỉnh miền nam Trung Quốc gồm Phúc Kiến, Quảng Đông (Triều Châu-Sán Đầu, bán đảo Lôi Châu, và một phần Trung Sơn), Hải Nam, ba huyện miền nam Chiết Giang, quần đảo Chu San ngoài khơi Ninh Ba, vài nơi tại Lật Dương và Giang Âm của tỉnh Giang Tô, và Đài Loan.

Xem Tiếng Phúc Kiến Đài Loan và Tiếng Mân

Tiếng Mân Nam

Tiếng Mân Nam là một ngôn ngữ thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng được nói như tiếng mẹ đẻ ở miền nam của Phúc Kiến, một tỉnh thuộc miền đông nam của Trung Quốc.

Xem Tiếng Phúc Kiến Đài Loan và Tiếng Mân Nam

Tiếng Mân Tuyền Chương

Tiếng Mân Tuyền Chương, còn gọi là "tiếng Phúc Kiến" (Hokkien), là một nhóm các phương ngôn có thể hiểu lẫn nhau của tiếng Trung Quốc Mân Nam, được sử dụng tại Đông Nam Trung Quốc, Đài Loan, Đông Nam Á, và bởi nhiều người Hoa hải ngoại.

Xem Tiếng Phúc Kiến Đài Loan và Tiếng Mân Tuyền Chương

Tiếng Trung Quốc

Tiếng Trung Quốc, tiếng Hán, hay tiếng Hoa (hay) là tập hợp những dạng ngôn ngữ có liên quan đến nhau, nhưng trong rất nhiều trường hợp không thông hiểu lẫn nhau, hợp thành một nhánh trong ngữ hệ Hán-Tạng.

Xem Tiếng Phúc Kiến Đài Loan và Tiếng Trung Quốc

Tuyền Châu

Tuyền Châu hay Toàn Châu là một thành phố trực thuộc tỉnh (địa cấp thị) của tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc.

Xem Tiếng Phúc Kiến Đài Loan và Tuyền Châu

Xem thêm

Ngôn ngữ tại Đài Loan

Văn hóa Đài Loan

Còn được gọi là Tiếng Mân Nam Đài Loan, Tiếng Đài Loan.