Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Cài đặt
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Thuật ngữ lý thuyết đồ thị

Mục lục Thuật ngữ lý thuyết đồ thị

Lưu ý: Danh sách thuật ngữ lý thuyết đồ thị này chỉ là điểm khởi đầu cho những người mới nhập môn làm quen với một số thuật ngữ và khái niệm cơ bản.

24 quan hệ: Đồ thị (lý thuyết đồ thị), Đồ thị đầy đủ, Đồ thị chính quy, Đồ thị hai phía, Đồ thị phẳng, Đường đi Euler, Đường đi Hamilton, Cây (lý thuyết đồ thị), Cây bao trùm, Chuỗi bậc, Deadlock, Lý thuyết đồ thị, Ma trận (toán học), Ma trận kề, Phép đẳng cấu đồ thị, Phép đồng cấu đồ thị, Số, Số hữu tỉ, Số nguyên, Số thực, Tô màu đồ thị, Tổ hợp độc lập, Thuật toán Dijkstra, Vô tận.

Đồ thị (lý thuyết đồ thị)

Một đồ thị vô hướng với 6 đỉnh (nút) và 7 cạnh. Trong toán học và tin học, đồ thị là đối tượng nghiên cứu cơ bản của lý thuyết đồ thị.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Đồ thị (lý thuyết đồ thị) · Xem thêm »

Đồ thị đầy đủ

Đồ thị đầy đủ n đỉnh (tiếng Anh: complete graph), ký hiệu là K_n (chữ K lấy từ tiếng Đức komplett), là đồ thị đơn vô hướng mà giữa hai đỉnh bất kì của nó luôn có cạnh nối.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Đồ thị đầy đủ · Xem thêm »

Đồ thị chính quy

Trong lý thuyết đồ thị, một đồ thị chính quy, còn gọi là đồ thị đều (tiếng Anh: regular graph) là một đồ thị trong đó mỗi đỉnh có số láng giềng bằng nhau, nghĩa là các đỉnh có bậc bằng nhau.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Đồ thị chính quy · Xem thêm »

Đồ thị hai phía

Ví dụ về đồ thị hai phía không có chu trình Trong Lý thuyết đồ thị, đồ thị hai phía (đồ thị lưỡng phân hay đồ thị hai phần) (tiếng Anh: bipartite graph) là một đồ thị đặc biệt, trong đó tập các đỉnh có thể được chia thành hai tập không giao nhau thỏa mãn điều kiện không có cạnh nối hai đỉnh bất kỳ thuộc cùng một tập.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Đồ thị hai phía · Xem thêm »

Đồ thị phẳng

Trong Lý thuyết đồ thị, một đồ thị phẳng là một đồ thị có thể được nhúng vào mặt phẳng, tức là có thể được vẽ trên mặt phẳng sao cho các cạnh chỉ gặp nhau ở các đỉnh.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Đồ thị phẳng · Xem thêm »

Đường đi Euler

Hỏi: Các hình này có vẽ được một nét không? Trả lời: Được! Nhưng điểm cuối không trùng điểm xuất phát Trả lời: Được! Và điểm cuối trùng điểm xuất phát Trong lý thuyết đồ thị, một đường đi trong đồ thị G.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Đường đi Euler · Xem thêm »

Đường đi Hamilton

Đường đi Hamilton có nguồn gốc từ bài toán: "Xuất phát từ một đỉnh của khối thập nhị diện đều hãy đi dọc theo các cạnh của khối đó sao cho đi qua tất cả các đỉnh khác, mỗi đỉnh đúng một lần sau đó quay về đỉnh xuất phát." là gọi theo tên của William Rowan Hamilton phát biểu vào năm 1859.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Đường đi Hamilton · Xem thêm »

Cây (lý thuyết đồ thị)

Một cây có dán nhãn với 6 đỉnh và 5 cạnh Cây là khái niệm quan trọng trong lý thuyết đồ thị, cấu trúc dữ liệu và giải thuật.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Cây (lý thuyết đồ thị) · Xem thêm »

Cây bao trùm

Một cây bao trùm (các cạnh màu xanh) của một đồ thị lưới Cây bao trùm (tiếng Anh: spanning tree), còn được gọi là cây khung, của đồ thị G là cây con của đồ thị G, chứa tất cả các đỉnh của G. Nói cách khác, cây bao trùm của một đồ thị G là một đồ thị con của G, chứa tất cả các đỉnh của G, liên thông và không có chu trình.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Cây bao trùm · Xem thêm »

Chuỗi bậc

Chuỗi bậc trong lý thuyết đồ thị là danh sách bậc của các đỉnh thuộc đồ thị.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Chuỗi bậc · Xem thêm »

Deadlock

Deadlock (Khóa chết) là trạng thái xảy ra trong môi trường đa nhiệm (muti-threading) khi hai hoặc nhiều tiến trình đi vào vòng lặp chờ tài nguyên mãi mãi.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Deadlock · Xem thêm »

Lý thuyết đồ thị

Hình vẽ một đồ thị có 6 đỉnh và 7 cạnh Trong toán học và tin học, lý thuyết đồ thị nghiên cứu các tính chất của đồ thị.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Lý thuyết đồ thị · Xem thêm »

Ma trận (toán học)

Mỗi phần tử của một ma trận thường được ký hiệu bằng một biến với hai chỉ số ở dưới. Ví dụ, a2,1 biểu diễn phần tử ở hàng thứ hai và cột thứ nhất của ma trận '''A'''. Trong toán học, ma trận là một mảng chữ nhật—các số, ký hiệu, hoặc biểu thức, sắp xếp theo hàng và cột—mà mỗi ma trận tuân theo những quy tắc định trước.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Ma trận (toán học) · Xem thêm »

Ma trận kề

Trong Toán học và Khoa học máy tính, ma trận kề (tiếng Anh: adjacency matrix) cho một đồ thị hữu hạn G gồm n đỉnh là một ma trận n × n, trong đó, các ô không nằm trên đường chéo chính aij là số cạnh nối hai đỉnh i và j, còn ô nằm trên đường chéo chính aii là hai lần số khuyên tại đỉnh i, hoặc chỉ là số khuyên tại đỉnh đó (bài này chọn cách thứ nhất, các đồ thị có hướng luôn theo cách thứ hai).

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Ma trận kề · Xem thêm »

Phép đẳng cấu đồ thị

Phép đẳng cấu đồ thị (tiếng Anh: graph isomorphism) là một song ánh giữa các tập đỉnh của hai đồ thị G và H: với tính chất rằng cặp đỉnh u và v bất kỳ của G kề nhau khi và chỉ khi hai đỉnh f(u) và f(v) kề nhau trong đồ thị H. Nếu có thể xây dựng một phép đẳng cấu giữa hai đồ thị, ta nói rằng hai đồ thị này đẳng cấu với nhau.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Phép đẳng cấu đồ thị · Xem thêm »

Phép đồng cấu đồ thị

Trong Lý thuyết đồ thị, phép đồng cấu đồ thị (tiếng Anh: graph homomorphism) là ánh xạ giữa hai đồ thị trong khi tôn trọng cấu trúc của chúng.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Phép đồng cấu đồ thị · Xem thêm »

Số

Số hay con số là một khái niệm trong toán học sơ cấp, đã trở thành một khái niệm phổ cập, khởi đầu trong lịch sử toán học của loài người.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Số · Xem thêm »

Số hữu tỉ

Một phần tư Trong toán học, số hữu tỉ là các số x có thể biểu diễn dưới dạng phân số (thương) a/b, trong đó a và b là các số nguyên với b \ne 0.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Số hữu tỉ · Xem thêm »

Số nguyên

Trong toán học, số nguyên bao gồm các số nguyên dương (1, 2, 3,…), các số nguyên âm (−1, −2, −3,...) và số 0.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Số nguyên · Xem thêm »

Số thực

Trong toán học, các số thực có thể được mô tả một cách không chính thức theo nhiều cách.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Số thực · Xem thêm »

Tô màu đồ thị

Đồ thị Petersen có sắc số bằng 3. Trong Lý thuyết đồ thị, tô màu đồ thị (tiếng Anh: graph coloring) là trường hợp đặc biệt của gán nhãn đồ thị, mà trong đó mỗi đỉnh hay mỗi cạnh hay mỗi miền của đồ thị có thể được gán bởi một màu hay một tập hợp các màu nào đó.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Tô màu đồ thị · Xem thêm »

Tổ hợp độc lập

Trong lý thuyết đồ thị, tổ hợp độc lập là tập hợp các đỉnh của một đồ thị, sao cho không có đỉnh nào trong đó liên kết với nhau.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Tổ hợp độc lập · Xem thêm »

Thuật toán Dijkstra

Thuật toán Dijkstra, mang tên của nhà khoa học máy tính người Hà Lan Edsger Dijkstra vào năm 1956 và ấn bản năm 1959, là một thuật toán giải quyết bài toán đường đi ngắn nhất nguồn đơn trong một đồ thị có hướng không có cạnh mang trọng số âm.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Thuật toán Dijkstra · Xem thêm »

Vô tận

Biểu tượng '''vô tận''' Vô tận hay vô cực là thuật ngữ dùng trong thần học, triết học, toán học cũng như trong cuộc sống hàng ngày.

Mới!!: Thuật ngữ lý thuyết đồ thị và Vô tận · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Đồ thị con.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »