Logo
Unionpedia
Giao tiếp
Tải nội dung trên Google Play
Mới! Tải Unionpedia trên thiết bị Android™ của bạn!
Miễn phí
truy cập nhanh hơn trình duyệt!
 

Sông Gianh

Mục lục Sông Gianh

Sông Gianh là một con sông chảy trên địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ khu vực ven núi Cô Pi cao 2.017 m thuộc dãy Trường Sơn, chảy qua địa phận các huyện Minh Hóa, Tuyên Hoá, Quảng Trạch, Bố Trạch để đổ ra biển Đông ở Cửa Gianh.

31 quan hệ: Đàng Ngoài, Đàng Trong, Đào Duy Từ, Đèo Ngang, Ba Đồn, Bố Trạch, Biển Đông, Dãy Trường Sơn, Hoành Sơn, Lũy Thầy, Minh Hóa, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Hoàng, Nguyễn Kim, Nhà Lê trung hưng, Nhà Nguyễn, Quảng Bình, Quảng Trạch, Quốc lộ 1, Sông, Sông Nhật Lệ, Sông Son, Tên chữ (địa danh), Tháng chín, Tháng mười một, Thuận Hóa, Trịnh Kiểm, Trịnh-Nguyễn phân tranh, Tuyên Hóa, Việt Nam, Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng.

Đàng Ngoài

Đàng Ngoài và Đàng Trong (1757) Bản đồ lãnh thổ Đàng Ngoài (Ton Kin), cùng Đàng Trong (Cochin Chin) và Lào, năm 1771. Bản đồ vẽ Vân Nam, Ai Lao (phía dưới) và Miền Bắc Việt Nam (góc phải phía dưới) năm 1866 Đàng Ngoài (chữ Hán: 塘外), hay Bắc Hà (chữ Hán: 北河), An Nam (chữ Hán: 安南國 / An Nam quốc), Vương quốc Đông Kinh (Tunquin, Tonqueen, Tonquin, Tonkin, Ton Kin...) là tên gọi vùng lãnh thổ Đại Việt kiểm soát bởi Chúa Trịnh, xác định từ sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở ra Bắc.

Mới!!: Sông Gianh và Đàng Ngoài · Xem thêm »

Đàng Trong

Đàng Trong và Đàng Ngoài (1757) Đàng Trong (Sử liệu chữ Hán: 南河 Nam Hà), (Sử liệu Trung Quốc: 塘中 hay 廣南國 Quảng Nam quốc), (Sử liệu phương Tây: Cochinchina, Cochinchine, Cochin Chin, Caupchy, Canglan...) là tên gọi vùng lãnh thổ Đại Việt kiểm soát bởi Chúa Nguyễn, xác định từ phía Nam sông Gianh (tỉnh Quảng Bình) trở vào Nam.

Mới!!: Sông Gianh và Đàng Trong · Xem thêm »

Đào Duy Từ

Đào Duy Từ (chữ Hán: 陶維慈, 1572-1634) là nhà quân sự, nhà thơ và nhà văn hóa, danh thần thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên, ông chỉ làm quan với Chúa Nguyễn có tám năm, nhưng trong tám năm đó, ông đã xây dựng cho họ Nguyễn một cơ sở xã hội vững chắc, và một quân đội hùng mạnh.

Mới!!: Sông Gianh và Đào Duy Từ · Xem thêm »

Đèo Ngang

Đèo Ngang (Ngang Pass) là tên một con đèo nằm ở ranh giới của hai tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình.

Mới!!: Sông Gianh và Đèo Ngang · Xem thêm »

Ba Đồn

Ba Đồn là một thị xã thuộc tỉnh Quảng Bình, Việt Nam được thành lập theo nghị quyết số 125/NQ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 12 năm 2013 tách ra từ huyện Quảng Trạch.

Mới!!: Sông Gianh và Ba Đồn · Xem thêm »

Bố Trạch

Bố Trạch là một huyện của tỉnh Quảng Bình, huyện lỵ là thị trấn Hoàn Lão.

Mới!!: Sông Gianh và Bố Trạch · Xem thêm »

Biển Đông

Biển Đông là tên gọi riêng của Việt Nam để nói đến vùng biển có tên quốc tế là South China Sea (tiếng Anh) hay Mer de Chine méridionale (tiếng Pháp), là một biển rìa lục địa và là một phần của Thái Bình Dương, trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng 3.447.000 km².

Mới!!: Sông Gianh và Biển Đông · Xem thêm »

Dãy Trường Sơn

Dãy Trường Sơn Nam, đoạn Mang Yang, Gia Lai Dãy núi Trường Sơn là dãy núi dài nhất Việt Nam và Lào, dài khoảng 1.100 km.

Mới!!: Sông Gianh và Dãy Trường Sơn · Xem thêm »

Hoành Sơn

Hoành Sơn có thể chỉ.

Mới!!: Sông Gianh và Hoành Sơn · Xem thêm »

Lũy Thầy

300px Lũy Thầy (còn có tên khác là lũy Đào Duy Từ) là một công trình lũy quân sự được Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng bắt đầu từ năm 1630 theo lệnh chúa Nguyễn Phúc Nguyên nhằm mục đích bảo vệ Đàng Trong trước các cuộc tấn công của chúa Trịnh Đàng Ngoài.

Mới!!: Sông Gianh và Lũy Thầy · Xem thêm »

Minh Hóa

Núi rừng Minh Hóa Minh Hóa là một huyện biên giới nằm ở phía Tây Quảng Bình, với địa hình đồi núi bao quanh.

Mới!!: Sông Gianh và Minh Hóa · Xem thêm »

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt (阮文達), tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân am cư sĩ (白雲庵居士), được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử (雪江夫子), là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16.

Mới!!: Sông Gianh và Nguyễn Bỉnh Khiêm · Xem thêm »

Nguyễn Hoàng

Nguyễn Hoàng (chữ Hán: 阮潢; 28 tháng 8, 1525 – 20 tháng 7 năm 1613) hay Nguyễn Thái Tổ, Chúa Tiên, là vị chúa Nguyễn đầu tiên, người đặt nền móng cho vương triều Nguyễn (1558 - 1945). Ông quê ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, xứ Thanh Hoa, ngày nay là Gia Miêu Ngoại Trang, thôn Gia Miêu, xã Hà Long, huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa. Ông nội (Nguyễn Hoằng Dụ) và cha ông (Nguyễn Kim) là những trọng thần của triều đình nhà Hậu Lê. Sau cái chết của Nguyễn Kim, người anh rể Trịnh Kiểm nắm giữ quyền hành đã giết chết anh trai ông là Nguyễn Uông, Nguyễn Hoàng nhờ chị gái xin Trịnh Kiểm cho mình vào trấn thủ Thuận Hóa, Trịnh Kiểm chấp thuận. Vào năm 1558, ông cùng với con em Thanh Nghệ tiến vào đất Thuận Hóa đóng ở xã Ái Tử (sau gọi là kho Cây khế), thuộc huyện Đăng-xương, tỉnh Quảng Trị. Năm 1559, ông được vua Lê cho trấn thủ đất Thuận Hóa, Quảng Nam. Năm 1593, Nguyễn Hoàng đem quân ra Bắc giúp họ Trịnh đánh dẹp, lập nhiều công lao. Trịnh Tùng vẫn ngầm ghen ghét, tìm cách giữ Nguyễn Hoàng lại, không cho về Thuận Hóa. Năm 1600, Nguyễn Hoàng giả cách nói đi dẹp loạn, rồi tự dẫn binh về Thuận Hóa. Từ đấy Nam Bắc phân biệt, bề ngoài thì làm ra bộ hòa hiếu, nhưng bề trong thì vẫn lo việc phòng bị để chống cự với nhau. Nguyễn Hoàng đã có những chính sách hiệu quả để phát triển vùng đất của mình và mở rộng lãnh thổ hơn nữa về phía Nam. Các vị Đế, Vương hậu duệ của ông tiếp tục chính sách mở mang này và đã chống nhau với họ Trịnh bất phân thắng bại trong nhiều năm, cuối cùng họ Nguyễn cũng đã hoàn thành việc thống nhất đất nước từ Nam đến Bắc ở đất liền, cùng với chủ quyền biển đảo ở biển Đông, khởi đầu từ niên hiệu Gia Long (cháu đời thứ 10 của ông).

Mới!!: Sông Gianh và Nguyễn Hoàng · Xem thêm »

Nguyễn Kim

Nguyễn Kim (chữ Hán: 阮淦, 1468-1545), là người chỉ huy quân đội nhà Lê trung hưng, đã tích cực đối kháng nhà Mạc sau khi nhà Lê sơ sụp đổ.

Mới!!: Sông Gianh và Nguyễn Kim · Xem thêm »

Nhà Lê trung hưng

Nhà Lê trung hưng (chữ Hán: 中興黎朝, 1533–1789) là giai đoạn tiếp theo của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê (tiếp nối nhà Lê Sơ) trong lịch sử phong kiến Việt Nam, được thành lập sau khi Lê Trang Tông với sự phò tá của cựu thần nhà Lê sơ là Nguyễn Kim được đưa lên ngôi báu.

Mới!!: Sông Gianh và Nhà Lê trung hưng · Xem thêm »

Nhà Nguyễn

Nhà Nguyễn (Chữ Nôm: 家阮, Chữ Hán: 阮朝; Hán Việt: Nguyễn triều) là triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam, năm 1802 đến năm 1804 sử dụng quốc hiệu Nam Việt (Gia Long khi triều cống nhà Thanh tự xưng "Nam Việt Quốc trưởng"), năm 1804 đến năm 1820 sử dụng quốc hiệu Việt Nam, từ năm 1820 đến năm 1839, vua Minh Mạng Nguyễn Phúc Đảm đổi quốc hiệu là Đại Nam.

Mới!!: Sông Gianh và Nhà Nguyễn · Xem thêm »

Quảng Bình

Quảng Bình (các tên gọi cũ khu vực này gồm: Bố Chính, Tân Bình, Lâm Bình, Tiên Bình, Tây Bình) là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Mới!!: Sông Gianh và Quảng Bình · Xem thêm »

Quảng Trạch

Quảng Trạch là một huyện thuộc phía Bắc tỉnh Quảng Bình.

Mới!!: Sông Gianh và Quảng Trạch · Xem thêm »

Quốc lộ 1

Quốc lộ 1 có thể chỉ đến.

Mới!!: Sông Gianh và Quốc lộ 1 · Xem thêm »

Sông

Sông Murray tại Úc Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn cung chủ yếu là từ hồ nước, từ các con suối hay từ các con sông nhỏ hơn nơi có độ cao hơn.

Mới!!: Sông Gianh và Sông · Xem thêm »

Sông Nhật Lệ

Sông Nhật Lệ chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình, bắt nguồn từ núi U Bò, Co Roi (Trường Sơn) chảy ra Biển Đông tại cửa Nhật Lệ.

Mới!!: Sông Gianh và Sông Nhật Lệ · Xem thêm »

Sông Son

Sông Son, còn gọi là Nguồn Son, Rào Son, sông Troóc hay sông Tróc, là một chi lưu của sông Gianh ở Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Mới!!: Sông Gianh và Sông Son · Xem thêm »

Tên chữ (địa danh)

Tên chữ là tên văn vẻ trong tiếng Việt của một thực thể địa lý ở Việt Nam, thường là làng, xóm, chùa, đền nhưng cũng có khi là thực thể thiên nhiên như sông, núi, đèo.

Mới!!: Sông Gianh và Tên chữ (địa danh) · Xem thêm »

Tháng chín

Tháng chín là tháng thứ chín theo lịch Gregorius, với 30 ngày.

Mới!!: Sông Gianh và Tháng chín · Xem thêm »

Tháng mười một

Tháng mười một là tháng thứ mười một theo lịch Gregorius, với 30 ngày.

Mới!!: Sông Gianh và Tháng mười một · Xem thêm »

Thuận Hóa

Thuận Hóa (順化) là địa danh hành chính cũ của vùng đất bao gồm Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế.

Mới!!: Sông Gianh và Thuận Hóa · Xem thêm »

Trịnh Kiểm

Trịnh Kiểm (chữ Hán: 鄭檢, 1503 – 1570), tên thụy Thế Tổ Minh Khang Thái vương (世祖明康太王), là người mở đầu sự nghiệp nắm quyền của họ Trịnh sau khi Nguyễn Kim mất.

Mới!!: Sông Gianh và Trịnh Kiểm · Xem thêm »

Trịnh-Nguyễn phân tranh

Trịnh-Nguyễn phân tranh là thời kỳ phân chia giữa chế độ "vua Lê chúa Trịnh" ở phía Bắc sông Gianh (sử gọi là Đàng Ngoài) và chúa Nguyễn cai trị ở miền Nam (Đàng Trong), mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627 và kết thúc vào cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn đánh đổ cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh.

Mới!!: Sông Gianh và Trịnh-Nguyễn phân tranh · Xem thêm »

Tuyên Hóa

Tuyên Hóa là một huyện phía tây của tỉnh Quảng Bình.

Mới!!: Sông Gianh và Tuyên Hóa · Xem thêm »

Việt Nam

Việt Nam (tên chính thức: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là quốc gia nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương thuộc khu vực Đông Nam Á. Phía bắc Việt Nam giáp Trung Quốc, phía tây giáp Lào và Campuchia, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông và phía nam giáp biển Đông và có hơn 4.000 hòn đảo, bãi đá ngầm lớn nhỏ, gần và xa bờ, có vùng nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa được Chính phủ Việt Nam xác định gần gấp ba lần diện tích đất liền (khoảng trên 1 triệu km²).

Mới!!: Sông Gianh và Việt Nam · Xem thêm »

Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng

Đường sông Son dẫn tới cửa hang, tấp nập thuyền chở khách du lịch. Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng là một vườn quốc gia tại huyện Bố Trạch, và Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, cách thành phố Đồng Hới khoảng 50 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 500 km về phía nam.

Mới!!: Sông Gianh và Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng · Xem thêm »

Chuyển hướng tại đây:

Linh giang, Rào Nậy, Sông Rào Nậy.

Lối raIncoming
Chào! Chúng tôi đang ở trên Facebook bây giờ! »